Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

HỒI ẤY

Đầu năm 1969 khóa 3 NVT đã trở thành khóa 3 của Trường ĐHKTQS với phiên hiệu mới là Đại đội 135 và đóng quân tại Thậm Thình-Vĩnh Phúc. Đó là thời kỳ toàn khóa đang ôn thi tập trung để chuẩn bị vào năm thứ nhất. Giữa đêm ngày 3/9 có lệnh báo động và được thông báo tin A1 (mật danh của Bác qua điện báo) bệnh nặng, đêm đó qua đi trong linh cảm chẳng lành. Ngày hôm sau là tin đến, tất cả rơi vào hụt hẫng..., rồi thì lúc tập trung thành đám đông, khi tụ lại thành nhóm nhỏ...Rạng sáng ngày hôm sau nữa, toàn khóa còn khoảng 70% quân số, lại một ngày nặng nề trôi qua. Rồi rạng sáng của ngày kế tiếp, toàn khóa còn khoảng 30% quân số...Ngày tiếp theo, số còn lại nhận được lệnh "cho về nghỉ phép tới ngày N có mặt tại đơn vị".
Thế là từ trước ngày 9/9, toàn khóa đã có mặt tại Hà Nội để viếng Bác và tham dự Lễ truy điệu tại Quảng trường Ba Đình.
Ngày N, toàn khóa có mặt tại đơn vị không thiếu một người. Hôm sau, tất cả số quân "đã về Hà Nội khi chưa được phép" đều tự viết đơn xin nhận kỷ luật của nhà trường...
Rồi cũng qua một kỳ thi vào đại học trong năm ấy, toàn khóa không còn là một đại đội 135 nữa mà tách ra theo các ngành chuyên môn như cơ điện, xây dựng, điện tử...
Một năm sau, vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19,5/1970), tôi có làm một bài thơ "Bác về" và xin chép lại :

"Tám mươi tuổi vẫn còn xuân",
Bác cười, Bác nói với nhân dân mình.
Trời cao lồng lộng bóng hình
Bạc phơ mái tóc nghĩa tình, Bác ơi!
Vạn bồn mây đã ngừng trôi
Kết Bông Sen giữa đất trời quê hương
Bác về, với vạn tình thương.


XN.K3

120 Năm Ngày sinh Bác Hồ



Hồ Chí Minh
Nhật ký trong tù

折字

Chơi chữ


囚人出去或為國
患過頭時始見忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long.


Người thoát khỏi tù ra dựng nước,


Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù () bỏ chữ nhân (), cho chữ hoặc () vào, thành chữ quốc (). Chữ hoạn () bớt phần trên đi thành chữ trung (). Thêm bộ nhân () đứng vào chữ ưu () trong “ưu sầu” thành chữ ưu () trong “ưu điểm”. Chữ lung () bỏ bộ trúc đầu () thành chữ long ().
Nguồn : Thái Nhi