Hội thảo khoa học-“Thực trạng- giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy - học"
Lê Công
Nếu chỉ căn cứ vào kết quả của một kỳ thi cho dù là tuyển sinh Đại học để xem xét, đánh giá và phê phán việc dạy và học lịch sử trong tường phổ thông hiện nay,e rằng không thể tránh khỏi có phần chủ quan, phiến diện.Tuy nhiên cũng phải thừa nhận dư luận xã hội thông kênh báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã gióng lên một hồi chuông báo độngvề một hiện tượng có nhiều dấu hiệu bất bình thường.Trong lúc này hơn bao giờ hết cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo nhìn nhận, xem xét lại toàn bộ quy trình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông từ nội dung chương trình,sách giáo khoa(SGK),cho đến việc dạy và học, ngõ hầu chỉ ra được nguyên nhân đích thực, cũng như bản chất của một vấn đề đã không còn chỉ dừng lại như những hiện tượng
Trong phạm vi của một tham luận của một cuộc Hội thảo, chúng tôi không dám có tham vọng làm một cuộc “cách mạng” để thay đổi về cơ bản hiện trạng của vấn đề trong tình hình hiện nay, nhưng cũng thử đề xuất một vài kiến giải với hy vọng góp một tiếng nói ngõ hầu góp phần cải thiện tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử trong trường PTTH hiện nay
Có thể nói toàn bộ hệ thống chương trình cũng như những cấu trúc chủ yếu của SGK phổ thông hiện nay về cơ bản đã được xây dựng cách ngày nay trên dưới 40 năm, dù đã trải qua bao thăng trầm của các cuộc cải cách giáo dục, thay sách,v.vv...
Trong hệ thống giáo dục 10 năm, những nội dung thuộc khóa trình Lịch sử dân tộc từ 1858 cho đến ngày nay, được giảng dạy ở cấp III, bắt đầu từ lớp 9(Học kỳ II) và tiếp tục ở lớp 10,cho đến khi học sinh hoàn thành chương trình phổ thông.Những nội dung Lịch sử chủ yếu được trình bầy trong SGK và được truyền tải đến người học, thuộc phạm vi Lịch sử Cận đại (1858-1945) và Hiện đại VN(1945-Đến ngày nay),có thể nói đã được định hướng với những mục đích phục vụ cho những nhu cầu chính trị trước mắt(Chúng tôi không có ý phê phán, bởi vì điều đó là cần thiết và đó chính là lịch sử), tuy nhiên cho đến ngày hôm nay,vơi những yêu cầu cũng như những nhiệm vụ chính trị mới, có thể nói toàn bộ hệ thống,chương trình, nội dung cùng với những cấu trúc cấu thành SGK phổ thông hiện nay đã trở nên lạc hậu, không thể tương thích ,do đó không thể đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi đối với sự phát triển của xã hội và con người VN.
Tình trạng đó càng trầm trọng hơn với những quy định bất thành văn về tính pháp lệnh của SGK,trong cái “vòng kim cô” đó những người trực tiếp đứng lớp truyền tải kiến thức tới học sinh, vói danh phận chỉ là những công chức giáo dục không có thể làm gì hơn ngoài những nỗ lực do lòng tự trọng, để không tự biến mình thành nhữngcái loa, lịch sử vốn mang trong mình những giá trị tự thân, giờ đây bỗng trở thành một thứ công cụ minh họa cho chủ trương, đường lối, chính sách v.vv...và như thế thử hỏi làm sao lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng,với đày đủ sự sinh động và những mầu sắc của sự luân hồi của nhân tình thế thái,lại có thể đến được với những học sinh ở lứa tuổi 16,17đang ở những năm cuối của bậc PTTH.
Xem xét một cách cụ thể toàn bộ hệ thống cũng như các cấu trúc của chươngtrình,nội dung cũng như cách trình bầy lịch sử trong SGK lịch sử phổ thông hiện nay rất dễ nhận thấy những bất cập(Chúng tôi sẽ không nói tới dự án thay SGK đang triển khai), những nội dung lịch sử chủ yếu được truyền tải tới người học trong chương trình cấp III (Nay là THPT) thuộc phạm vi lịch sử Cận đại VN từ 1858 đến 1945 và lịch sử Hiện đại VN từ 1945 đến ngày nay,hơn thế nữa với một định hướng đã được xác định về măt nguyên tắc, vai trò mang tính quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng VN là phải thuộc về ĐCSVN và nội dung lịch sử này đương nhiên sẽ phải có một vị trí thích đáng trong toàn bộ khoá trình lịch sử dân tộc của bậc phổ thông, học sinh năm cuối cấp để có thể vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp TH và tuyển sinh ĐH khối C buộc phải nắm được những nội dung lịch sử từ 1919 cho đến nay. Chúng ta cũng được biết các yêu cầu có tính nguyên tắc đối với những người xây dựng chương trình đồng thời cũng là các tác giả của SGK, đó là việc phải luôn luôn nắm vững tính Đảng và tính Giai cấp và đương nhiên sau đó mới là tính khoa học,phải chăng đã có đã có một bước lùi trong việc xác định các nguyên tắc để xây dựng một nền Văn hóa VN-năm 1943 trong bản “Đề cương Văn hóa VN” tác giả Trường Chinh nguyên là
Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương đã đưa ra các nguyên tắc “Khoa học-Dân tộc-Đại chúng”-Và cũng để triển khai thực hiện các mục đích , yêu cầu đã dược định hướng trên,nguyên tắc đồng tâm cũng đã được xác định như một nguyên tắc chủ đạo trong việc xây dựng chương trình(Tham khảo sách “Hướng dẫn giảng dạy lịch sử cấp III
phổ thông”-NXBGD),theo đó lịch sử dân tộc từ nguồn gốc cho đến 1858 sẽ được dạy chủ yếu ở cấp II( Nay là THCS),sự khác biệt chủ yếu trong các nội dung sẽ được
trình bầy trong SGK cấp II và câp III cũng như các kiến thức cơ bản được truyền tải tới người học cũng đã được xác định không phải ở số lượng và nội dung các sự kiện đã được cung cấp, để từ đó đi đến hy vọng có thể hình thành các khái niệm lịch sử,rút ra những kết luận mang tính khái quát và những bài học lịch sử.Hướng dẫn mang tính chỉ đạo trên dù với mục đích như thế nào đi nữa cũng đã phạm phải một số sai lầm cơ bản, trước hêt là về nhận thức luận nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng,
trước hết cần phải khẳng định về mặt phương pháp luận: số lượng và nội dung các sự kiện lịch sử mà người học cũng như các nhà nghiên cứu tiếp thu được sẽ là một cơ sở
quan trọng nếu không muốn nói quyết định, để nhận thức lịch sử. Chủ trương nguyên
tắc đồng tâm dù vô tình hay cố ý các tác giả SGK có thể nói đã phủ nhận các quy luật cơ bản của nhận thức.Thử hỏi với một số lượng cũng như nội dung các sự kiện lịch sử rất hạn chế được tiếp thu cấp II hoặc THCS với năng lực nhận thức cũng rất hạn chế tâm, sinh lý lứa tuổi, có thể hy vọng gì ở bậc học cao hơn,người học sẽ có những nhận thức đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn về lịch sử,ngõ hầu có thể hình thành khái niệm, để có những kết luận khái quát và cả những bài học kinh nghiệm,phủ nhận cảc
phạm trù lịch sử,vội vã khái quát, coi đó là quy luật, là logic, hậu quả để cho ngày lại
cho ngày hôm nay đối việc dạy và họclịch sử ở bậc học phổ thông quả là đã quá rõ ràng.Có thể nói không còn quá sớm nhưng cũng chưa phải là muộn, để bắt đầu cho những đổi mới mang tính cách mạng cho việc dạy và học lịch sử ở bậc phổ thông trung học.
Từ một vài nhận xét về nội dung, chương trình,SGK lịch sử như trên, chúng tôi mạnh dạn thử đưa ra một vài đề xuất như sau ,mong được sự đóng góp của các quý vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, cần thiết phải có sự đổi mới trong tư duy về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử.Lịch sử trước hết là một khoa học,những giá trị mang tính khoa học của lịch sử sẽ là một đảm bảo có quyết định cho hiệu quả của giáo dục lịch sử, vì vậy có thể nói, bộ môn lịch sử chỉ có chức năng giáo dục một cách gián tiếp, đây cũng chính điểm mạnh của khoa học nói chung và khoa học lịch sử nói riêng, có lẽ cũng không cần phải gì nhiều hơn khi chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế trí thức,khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,rất tiếc cho đến nay người ta vẫn chưa chịu hiểu đúng về một điều tưởng như đã là hiển nhiên.Sai lầm trong quan niệm về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử, áp đặt một cách khiên cưỡng việc giáo dục tư tưởng chính trị một cách trực tiếp đã phá hỏng thế mạnh vốn có của khoa học lịch sử.Người ta thường hay nói “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống” cần phải hiểu như thế nào cho đúng về quan niệm trên, trước hết là những bài học đã được rút ra từ chính lịch sử, người xưa có nói “Thất bại là mẹ thành công” thế thì tại sao chỉ có thắng lợi,cũng như chỉ có chiến thắng, dù chỉ là của một trận đánh nhỏ mới được coi là những bài học lịch sử, phải chăng bên cạnh những thành công hơn thế nữa để có những vinh quang còn có vô vàn những hy sinh mất mát và cả nhũng bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị cho hậu thế.Chúng ta đều biết vào đầu thế kỷ XX,nhận xét về thực trạng xã hội và dân trí của nước ta,các sĩ phu có tư tưởng tiến bộ và yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều nói tới cái“ngu” và cái “hèn”, thậm chí Phan Bội Châu còn chỉ ra tới “năm cái ngu”,bài học lịch sử đó đã được hậu thế tiếp thu như thế nào? Nếu khuôn khổ của SGK phổ thông có hạn chế thì hãy để cho bản thân sự kiện lịch sử nói lên những điều cần nói chứ đừng gò ép một cách khiên cưỡng các bài học lịch sử,mọi sự áp đặt một cách chủ quan,duy ý chí chắc chắn sẽ phải trả một giá đắt
Chúng ta không phủ nhận việc xây dựng một nền giáo dục có định hướng,cũng như phải có những mục tiêu cụ thể trong thời điểm lịch sử cụ thể, vấn đề là ở chỗ những yêu cầu và mục tiêu trước mắt đó có được xác định trong một tổng thể mang tính chiến lược và được coi như một bước đi ban đầu có giá trị của sự đột phá,mở đường, hay vẫn chỉ coi như một “giải pháp tình thế”thực chất chỉ là để chữa cháy.
Nếu đã xác định mục đích “xây dựng một nước VN giầu mạnh, công bằng,dân chủ và văn minh” và coi đó như là một mục tiêu mang tính chiến lược, thì trước hết cần phải xây dựng “ một xã hội công dân và một nhà nước pháp quyền”,chủ thể của xã hội hiện đại đó, phải là những con người mang đầy đủ ý thức và trách nhiệm công dân,cũng có thể khẳng định trong xã hội công dân, ý thức chính trị cao nhất chính là ý thức công dân.
Như vậy việc xây dựng lại toàn bộ hệ thống cũng như các cấu trúc chủ yếu của chương trình, nội dung SGK lịch sử phổ thông hiện hành đang được đặt ra một cách cấp bách.Trong phạm vi của một cuộc Hội thảo, chúng tôi thử đưa ra một vài đề xuất có tính tham khảo, mong được các quí vị đại biểu và các bạn đồng nghiệpcó quan tâm cùng trao đổi, thảo luận, ngõ hầu tìm ra hướng đi cho một vấn đề đang được đòi hỏi phải được giải quyết để đáp ứng nhu cầu phát triến của giáo dục phổ thông cũng như của đất nước hiện nay
Trước hết để có thể thay đổi một cách toàn diện, cơ bản hệ thống ,chương trình,nội dung SGK lịch sử,cần phải loại bỏ một nguyên tắc có tính truyền thống nhưng đã trở nên lạc hậu, đó là nguyên tắc đồng tâm,những hạn chế của nguyên tắc này,như đã trình bầy ở trên xin phép không nhắc lại.
Toàn bộ hệ thống cũng như những cấu trúc của SGK lịch sử phổ thông,sẽ phải được hình thành từ việc xác định quá trình hình thành và phát triển của đất nước và con người VN bao gồm cả hai hoạt động dựng nước và giữ nước,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở “Các vua Hùng dã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”,như vậy lịch sử dân tộc VN đâu phải lúc nào cũng chỉ có chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc, tất nhiên đó là một đặc điểm nổi bật của lịch sử dân tộc,bên cạnh đó những hoạt động trong lao động và sản xuất mang tính sáng tạo của quá trình dựng nước để hình thành “một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”
cũng là một đặc trưng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử.Như vậy những hiểu biêt tối thiểu về nền văn hóa và văn minh mang tính truyền thống cũng như đương đại của dân tộc không thể thiếu được trong hành trang kiến thức của học sinh trung học sẽ là những người chủ tương lai của đất nước.
Với quan niệm như trên, chúng tôi đề nghị hệ thống và những cấu trúc chủ yếu của SGK lịch sử phổ thông(phần lịch sử VN) sẽ được chia làm hai phần, tương ứng với hai nội dung: lịch sử dân tộc và lịch sử văn hóa, văn minh, trong đó ở PTCS, học sinh sẽ được học toàn bộ lịch sử dân tộc,những kiến thức cơ bản mà các em đã tiếp thu được ở bậc học này sẽ là những cơ sở quan trọng để tiếp cận với những nội dung lịch sử thuộc phạm trù văn hóa và văn minh ở bậc PTTH( lịch sử văn minh TG được học song song với lịch sử văn hóa,văn minhVN ở PTTH)
Chúng tôi nghĩ rằng hệ thống và cấu trúc trên, phù hợp với các quy luật về nhận thức,
kiến thức lịch sử của học sinh được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao một cách vững chắc, đồng thời cũng phù hợp các quy luật về tâm, sinh lý lứa tuổi Trên đây là một vài đề xuất mang tính định hướng, chủ yếu là để tham khảo, mong có được sự phản hồi từ quý vị đại biểu, các bạn đồng nghiệp và những người có quan tâm.
29.10.2005