Tôi đi TN nửa tháng, trời khô khốc, lúc nào cũng như uống không đủ nước. Đề tài báo giao cho làm thì hay: những di sản đang “bay” mất, tiếp theo cái phần chữ Thái nhà Mông hôm trước đã kể với anh em. Nhưng viết cho báo chính thống thì vừa đéo vừa run. Tiếc của giời, đổ ra đây anh em sài tạm…
- TN được giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, văn hóa đánh giá rất cao. Ở chỗ là cái bảo tàng sống. Một xã hội còn nhiều dấu vết thị tộc, gần như không có ảnh hưởng Trung Hoa như phía Bắc, Ấn Độ như phía Nam, còn Pháp để lại có nhưng ko đáng kể lắm. Nó được ví như một văn hóa tương đương Đông Sơn với người Việt. Còn chế độ mẫu hệ. Ê đê – chủ yếu ở Đắc Lắc - được người Pháp đánh giá là tộc thông minh, hùng mạnh nhất. Có thuyết bảo họ từ Nam Ấn xuống đường sông Mê Kông, vượt biển sang Mã Lai, In đô, rồi lại vượt biển về duyên hải ta, đụng người Chăm bật lên TN, đứng chân lại. Tất cả đều là do chiến tranh giành nơi cư trú giữa các thị tộc. Đàn ông Ê đê có miếng đỏ rực trước ngực, tượng trưng cánh buồm vượt biển năm xưa của tổ tiên. Ê đê tiếp tục chèn ép M’nông “bản địa hơn”, đẩy họ từ ĐẮc Lắc xuống Đắc Nông hiện nay, và sang Lâm Đồng thành K’ho.
Người TN quan niệm dòng sông, bến nước, khu rừng, nương rẫy đều có linh hồn, tức họ theo Đa thần giáo.
- TK 19, đây là vùng “Hoàng Triều Cương thổ” của nhà Nguyễn. Sự cai quản rất lỏng lẻo, phó cho hai thủ lĩnh địa phương là chính, gọi “Vua Lửa” và “Vua Nước”, có triều cống sừng tê, ngà voi… Tổ Tây Sơn ở giáp An Khê, là tù binh bị bắt từ Nghệ vào, anh em ông Nhạc, Huệ chuyên đi buôn trầu không, cồng chiêng, quen biết các tù trưởng, nhờ đó, và nhờ những cánh đồng rộng, có lương thực và đội tượng binh hùng mạnh.
Nguyễn Ánh dựa vào Tây lấy giang sơn. Nhưng ông con, Minh Mạng, bình Tây sát Tả, làm đám cha cố miền Trung dạt lên TN, đem theo mấy gia đình Bình Định, lập các làng người Việt đầu tiên. Sau An Khê, thì Kon Tum (làng gò đồi) là chỗ đỗ lại nhiều, nên tòa giám mục địa phận TN lập ở đây, tức cái nhà thờ gỗ nổi tiếng ngày nay.
- Theo tạp chí Ngok Linh của nhà văn Nguyên Ngọc, gần 10 năm trước, người bản địa (Ba na, Ê đê, Gia Rai, Xê đăng, K’ho…) có 1 triệu, còn 3 triệu là Việt, Tày, Nùng, Quảng, Nghệ, Thừa Thiên… Giờ thì đã đứng chân đủ 54 dân tộc.
Đất đai quá tốt, nó thành đất hứa cho nông dân những vùng vừa ít ruộng vừa cằn cỗi. Người ta đi theo quy hoạch, kiểu kinh tế mới, rồi đi tự do, từng làng từng họ kéo nhau vào. Trên răng dưới dái chả thằng đéo nào nghĩ chuyện về, vì làm ăn quá dễ. Dân mới căn cơ, chăm chỉ, táo tợn, nhiều anh đi kiểu trong nghị quyết tỉnh ghi là để “làm trong sạch địa bàn” – tức rách giời rơi xuống.
- Nảy sinh vấn đề sở hữu. Đất đồng bào thành đất công, nhà nước, quay đi quay lại thành đất nông trường, dự án, quay phát nữa thành của riêng ông nào đó. Muốn vào rừng lấy mật trên cái cây mình đã đánh dấu không được. Rẫy cũ không còn. Nhiều khi bán cho dân mới rồi đi làm thuê trên chính đất ấy.
Tất nhiên đồng bào học được cách làm ăn của người mới, cũng cà phê, cao su, có điện đường trường trạm. Nhưng có tiền cho con đi học Sài Gòn thì rất hiếm. Người nông dân Bắc Bộ, nếu cứ ở quê, hay đi công nhân ở Bình Dương, Biên Hòa, chả bao giờ dám mơ đi máy bay về thăm quê như đám TN.
- Về văn hóa là thàm họa rồi. Người Kinh cho nhiều thứ, nhưng muốn đồng bào nghĩ, sống giống mình, cho thế mới là ko lạc hậu. Làm nhà rông bê tông họ không đến, vừa nóng vừa không có linh hồn. Nhiều khu định cư mới họ bỏ, ra nhà ngoài rẫy ở. Mà có ở thì bên nhà bê tông xây sẵn nhất định làm nhà sàn. Nhà sàn sàn tre mái tranh dầy, đỡ nóng, rượu cần rớt ra, rác rưởi rơi xuống dưới cả, hút tẩu thuốc nhổ dễ. Nhổ rất mả, vèo phát đúng khe sàn. Và đống lửa trên nhà sàn ấm áp hơn.
Một điều làm mình bất ngờ: Tin lành là một yếu tố phá văn hóa ác liệt. Cấm cồng chiêng, uống rượu, hút thuốc, cúng lễ, họ làm những sử thi kể nguồn gốc tổ tiên, những cuộc nhảy múa… không còn đất sống. Một già làng ở Lâm Đồng, người K’ ho, giải thích theo TL “vì giảm được nhiều lễ, bớt tốn kém lắm”.
- Không tìm hiểu về các tôn giáo cùng ảnh hưởng, tôi thấy vùng theo Công Giáo còn nhiều di sản văn hóa hơn. Không cấm đoán cúng lễ. Mấy anh đàn ông chỉ vài thanh tre đã lắc lư “lên đồng” được. May mắn vào một làng Ba na nguyên bản, nhà sàn quây quanh nhà rông như đàn gà con quây về mẹ. Còn năm ông già ở lại, trong khi con cái ra khu định cư cả, thỉnh thoảng quay về trông họ, đám gà lợn, và… đưa ma. Đi lại trong cái làng hoang thấy như hồi chiến tranh, làng chạy càn, vài ngày sẽ về. Nghe quả xoài non rụng cái bộp, vắng ơi là vắng.
- Tác giả “Đất nước đứng lên” luôn xót xa cho TN: “Không có không gian văn hóa thì không còn văn hóa”. Một nhà báo khác: “Ngôi bảo tàng sống đang chết lâm sàng”.
Tôi không nghĩ tất cả nên quay về như cũ. Nhưng nắm tay đồng bào lôi xềnh xệch đến văn minh sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Hai không gian văn hóa cơ bản là rừng ở TN, và làng ở Bắc Bộ, nó đang tan ra từng mảnh, mà cái thay thế rất chi nhiều bất ổn.
Vài dòng ghi vội, “đăm chiêu” có khí nhiều?
Trường Chiến
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Cảm là gì (Đông y)
(BS.LÊ QUYÊN)
Thuật ngữ "Cảm" theo Ðông y để chỉ những tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường vào cơ thể. Yếu tố thường gặp nhất là lạnh, và những rối loạn cơ thể do nhiễm lạnh được gọi là cảm lạnh. Ðông y gọi cảm lạnh là "Thương hàn" – nó khác với bệnh Thương hàn (Typhoid) của Tây y.
Khi hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn tà, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Chính khí, tức khí dương (hay còn gọi là khí thái dương), là năng lực tự vệ của cơ thể con người chống lại tất cả mọi sự tấn công của những biến chuyển khí hậu, thời tiết bên ngoài (gió, mưa, lạnh, nóng, khô...). Khí dương này ở trên bề mặt da vào ban ngày và lui vào trong tạng phủ vào ban đêm. Do đó, người ta dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, nơi có gió lùa hoặc trong môi trường quá lạnh.
Khí dương (hay khí thái dương) trong cơ thể do 2 kinh mạch thống lĩnh là kinh Túc thái dương bàng quang và Thủ thái dương tiểu trường. Sự phân bố của 2 kinh này chi phối toàn bộ phần sau cơ thể, được xem như hàng rào ngoài cùng để bảo vệ cơ thể. Khi khí lạnh phá vỡ được hàng rào này và xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân.
Vì sao bị cảm?
Dĩ nhiên thủ phạm chính là khí lạnh, nhưng như đã nói trên, khí lạnh chỉ xâm nhập cơ thể và gây bệnh được khi khí dương của cơ thể suy yếu hoặc khi khí dương "chìm" vào trong. Một số yếu tố thuận lợi làm giảm sức chống đỡ của cơ thể là:
- Lao lực hoặc lao tâm: Làm việc quá sức mà không để ý đến sức khỏe hoặc không có điều kiện bồi dưỡng cơ thể đúng mức sẽ làm khí dương bị phân tán, suy yếu.
- Ăn uống lạnh: Ăn uống quá nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong, do đó khi gặp khí lạnh bên ngoài thì không đủ sức chống đỡ.
- Lo buồn thái quá: Lo nghĩ, buồn bực quá nhiều làm ăn uống kém nên cơ thể suy mòn, khí dương suy giảm.
- Ban đêm khí dương lui vào sâu trong cơ thể (đã nói ở phần trên). Thời gian dễ bị cảm lạnh nhất là từ 11 giờ khuya đến khoảng 3 giờ sáng.
Ðánh gió
Mục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương để cho thấm qua da.
Vật liệu gồm 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại) cạnh tròn, không bén và 1 chai dầu (cù là, dầu nóng...). Có thể dùng 1 củ gừng tươi thay thế cho dầu.
Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng đánh vào vùng đó theo chiều hướng lên hay xuống cũng được. Gọi là "đánh" nhưng thật ra là cạo nhẹ nhiều lần cho mặt da nóng lên. Như đã nói, đây là vùng chi phối của 2 kinh Thái dương trong cơ thể.
"Ðánh" gió đến lúc nào thì ngưng? Thường đánh cho đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh, đau nhức cổ gáy. Ða số người dân hiện nay thích đánh gió cho đến khi lưng bầm tím vì cho như thế là "có gió", bầm tím bao nhiêu càng hiệu quả vì "gió" bị trục ra ngoài càng nhiều(!). Ðây là quan niệm sai lầm vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể chúng ta sẽ đáp lại bằng một loạt các chuỗi phản ứng làm những Mastocyte (dưỡng bào) bị vỡ, phóng thích ra một số chất hóa học, trong đó có chất Histamin. Chất này gây ra một số triệu chứng của sự dị ứng và làm tăng tính thấm của các mao mạch dưới da. Do đó, khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu. Vết bầm "có gió" chính là sự xuất huyết dưới da.
Nếu dùng củ gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.
Khi nào không nên đánh gió? Vì mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phương pháp này không thể dùng trong trường hợp cảm nắng, trúng nắng. Nếu làm có thể gây nguy hiểm.
Cháo giải cảm: Tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi. Có khi chỉ cần xắt vài lát hành ta, thêm ít hạt tiêu là đã thành một tô cháo giải cảm.
Thuật ngữ "Cảm" theo Ðông y để chỉ những tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường vào cơ thể. Yếu tố thường gặp nhất là lạnh, và những rối loạn cơ thể do nhiễm lạnh được gọi là cảm lạnh. Ðông y gọi cảm lạnh là "Thương hàn" – nó khác với bệnh Thương hàn (Typhoid) của Tây y.
Khi hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn tà, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Chính khí, tức khí dương (hay còn gọi là khí thái dương), là năng lực tự vệ của cơ thể con người chống lại tất cả mọi sự tấn công của những biến chuyển khí hậu, thời tiết bên ngoài (gió, mưa, lạnh, nóng, khô...). Khí dương này ở trên bề mặt da vào ban ngày và lui vào trong tạng phủ vào ban đêm. Do đó, người ta dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, nơi có gió lùa hoặc trong môi trường quá lạnh.
Khí dương (hay khí thái dương) trong cơ thể do 2 kinh mạch thống lĩnh là kinh Túc thái dương bàng quang và Thủ thái dương tiểu trường. Sự phân bố của 2 kinh này chi phối toàn bộ phần sau cơ thể, được xem như hàng rào ngoài cùng để bảo vệ cơ thể. Khi khí lạnh phá vỡ được hàng rào này và xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân.
Vì sao bị cảm?
Dĩ nhiên thủ phạm chính là khí lạnh, nhưng như đã nói trên, khí lạnh chỉ xâm nhập cơ thể và gây bệnh được khi khí dương của cơ thể suy yếu hoặc khi khí dương "chìm" vào trong. Một số yếu tố thuận lợi làm giảm sức chống đỡ của cơ thể là:
- Lao lực hoặc lao tâm: Làm việc quá sức mà không để ý đến sức khỏe hoặc không có điều kiện bồi dưỡng cơ thể đúng mức sẽ làm khí dương bị phân tán, suy yếu.
- Ăn uống lạnh: Ăn uống quá nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong, do đó khi gặp khí lạnh bên ngoài thì không đủ sức chống đỡ.
- Lo buồn thái quá: Lo nghĩ, buồn bực quá nhiều làm ăn uống kém nên cơ thể suy mòn, khí dương suy giảm.
- Ban đêm khí dương lui vào sâu trong cơ thể (đã nói ở phần trên). Thời gian dễ bị cảm lạnh nhất là từ 11 giờ khuya đến khoảng 3 giờ sáng.
Ðánh gió
Mục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương để cho thấm qua da.
Vật liệu gồm 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại) cạnh tròn, không bén và 1 chai dầu (cù là, dầu nóng...). Có thể dùng 1 củ gừng tươi thay thế cho dầu.
Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng đánh vào vùng đó theo chiều hướng lên hay xuống cũng được. Gọi là "đánh" nhưng thật ra là cạo nhẹ nhiều lần cho mặt da nóng lên. Như đã nói, đây là vùng chi phối của 2 kinh Thái dương trong cơ thể.
"Ðánh" gió đến lúc nào thì ngưng? Thường đánh cho đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh, đau nhức cổ gáy. Ða số người dân hiện nay thích đánh gió cho đến khi lưng bầm tím vì cho như thế là "có gió", bầm tím bao nhiêu càng hiệu quả vì "gió" bị trục ra ngoài càng nhiều(!). Ðây là quan niệm sai lầm vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể chúng ta sẽ đáp lại bằng một loạt các chuỗi phản ứng làm những Mastocyte (dưỡng bào) bị vỡ, phóng thích ra một số chất hóa học, trong đó có chất Histamin. Chất này gây ra một số triệu chứng của sự dị ứng và làm tăng tính thấm của các mao mạch dưới da. Do đó, khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu. Vết bầm "có gió" chính là sự xuất huyết dưới da.
Nếu dùng củ gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.
Khi nào không nên đánh gió? Vì mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phương pháp này không thể dùng trong trường hợp cảm nắng, trúng nắng. Nếu làm có thể gây nguy hiểm.
Cháo giải cảm: Tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi. Có khi chỉ cần xắt vài lát hành ta, thêm ít hạt tiêu là đã thành một tô cháo giải cảm.