Trích bài nói về ngư lôi siêu khoang (để đáp lại a.Tuanlinh, vì đã gửi bài nói về lý thuyết siêu khoang cho lanbien-scuba).
Cuối những năm 1970, Hải quân Liên xô được trang bị một loại vũ khí, mà nếu so sánh về kỹ thuật tác chiến của nó với ngư lôi thông thường, sẽ khập khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động Reminton lắp ống kính quang học.
Đặc trưng của ngư lôi siêu khoang “Shkval (cơn bão giật)” là tốc độ. Tốc độ của nó và của các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T. Thông thường các loại ngư lôi có tốc độ khoảng 60 - 70 knot, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 knot (370km/giờ), đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển. Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với chân vịt, do đó, động cơ của Ngư lôi được sử dụng động cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó đẩy Ngư lôi sau khi phóng khoảng 4s, và sẽ tách ra khỏi Ngư lôi, sau đó là động cơ hành trình của Ngư lôi, cũng là động cơ phản lực, sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, ma giê, li ti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển.
Ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy. Điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt: nó hoàn toàn không bơi trong nước, mà bay trong đám bọt không khí do Ngư lôi tự tạo ra.
Siêu khoang hoạt động thế nào.
Phần đầu của Ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho Ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của Ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và "quả bong bóng" này bao trùm toàn bộ thân của Ngư lôi, suốt từ mũi đến động cơ phản lực ở đuôi Ngư lôi.
Điểm yếu của ngư lôi siêu khoang.
Ngư lôi không có mối liên lạc hai chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang. Ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn, đương nhiên là tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu. Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định buộc Ngư lôi phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí: nếu có sự thay đổi hơn thì Ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí. Nó không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ.
Sát thủ trên đại dương.
Hoa kỳ gọi Shkval là sát thủ tầu sân bay và tuần dương. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval là hoàn toàn không thể. Trong vòng 100s, Ngư lôi bay đến mục tiêu, không một tầu tuần dương hoặc tầu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn. Trường hợp có độ lệch thì sai số của Ngư lôi là 15 - 20 mét, nhưng với lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, chiến hạm được coi là kết thúc.