ĐĂNG KÝ THAM DỰ HÔI THẢO QUỐC GIA
“ĐIÊN
BIÊN PHỦ VÀ HIÊP ĐỊNH GENÈVE-NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ”
Họ Và Tên:
TRỊNH THÀNH CÔNG
Nơi công tác: KHOA LỊCH SỬ- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ cư trú :
40/17/11 NGUYỄN VĂN ĐẬU P.6 Q. BÌNH THẠNH
Điện thoai liên lạc :
DĐ 0918333920- ĐT Cố định (08) 66831867
Email : lecong1951@gmail.com
ĐỀ TỰA THAM LUẬN:
MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIÊN BIÊN PHỦ VÀ SỰ HOẠCH
ĐỊNH KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN TRONG ĐÔNG-XUÂN 1953-1954 CỦA BÔ TỔNG TƯ LÊNH QĐNDVN
& KẾ HOẠCH NAVARE
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, độ dàicủa thời
gian có lẽ cũng đã đủ để nhìn lại và xem xét một cách khách quan và toàn diện
hơn về một sự kiện đã từng làm “chấn động toàn cầu”, “tại sao Điện Biên Phủ” và
“ tại sao dấu chấm hết của cuộc chiến
tranh Đông Dương lần thứ hai kéo dài 9 năm lại được đặt ở một vùng rừng Tây Bắc
cách Hà Nội hơn 200 km đường chim bay, chứ không phải là Sài Gòn, Hà Nội vốn là
những trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của chế độ thuộc
địa từ đương thời ? Tại sao Điện Biên Phủ vốn không nằm trong “kế hoạch
Navare”, cũng như chưa bao giờ được coi là “ chủ trương chiến lược” của ta
trong chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1953 ( như cách nói của một số các tác giả
trong một số các tài liệu giáo khoa), có chăng theo Đại tướng Tổng tư lệnh
QĐNDVN Võ Nguyên Giáp lúc đó chỉ là “ kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954”,lại
trở thành một trận chiến lịch sử mang tầm vóc chiến lược, nhưng rồi từ những kết
quả với nhiều hạn chế của Hiệp định Genève về Đông Dương 1954 cả hai bên tham
chiến chủ yếu là Việt Minh và Pháp đều không thỏa mãn nhưng vẫn phải ngậm ngùi
chấp nhận.
Tác
giả tham luận không hy vọng có thể giải mã một cách trọn vẹn những vấn đề đã đặt
ra, chỉ mong nhận được nhiều những phản hồi trong sự trao đổi dưới góc độ mang
tính khoa học, để có góp phần làm sáng tỏ phần nào những trăn trở xung quanh một
vấn đề lịch sử còn nhiều ẩn số khá lý thú và hấp dẫn.
HỘI
THẢO QUỐC GIA :
.
ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HIỆP ĐỊNH GENÈVE –NHỮNG VẤN
ĐỀ LỊCH SỬ
.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ SỰ HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN
CỦA BỘ TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG ĐÔNG-XUÂN 1953-1954 &
KẾ HOẠCH NAVARRE.
. Trịnh Thành Công Khoa Lịch Sử- Đại
học Sư pham Tp Hồ Chí Minh
60 năm đã qua kể từ thời điểm lá cờ mang dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam phất cao trên nóc hầm của tướng De Castries tại Điện Biên