Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014
khóa 3 gặp gỡ ngày 10/10
ngày 10/10 khóa 3 Hà Nội gặp nhau tại nhafd hàng 181 nguyễn Lương Bằng có cả các bạn khóa khác .Cương làm môt clip gửi các bạn mọi miền gui kem luôn bai Hà Nội và tôi mà Dương Thanh yêu thích
cũng là gửi các bạn nhớ HN.Có lẽ các bạn chúng ta ai cũng có kỷ niệm về HN
Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014
Thu này vắng bạn
NHỚ BẠN
Thế là người bạn tâm giao chí cốt K3 – Chí Nhân đã qua 100 ngày bay vê phía bên kia bầu trời.
Sinh thời, anh là một con người tài hoa,với trí tuệ sắc sào mà rộng mở,.với tình cảm chân thành mà ân cần ,với bản lĩnh kiên cường mà hài ước trước những nghịch cảnh cuộc đời.
Một người có thể gọi là ‘Văn võ toàn tài’ .
Dẫu chưa một lần tới nước Nga nhưng anh đã sớm yêu tâm hồn Nga.văn học Nga ,và anh đã kỳ công tranh thủ thời gian tự học tiếng Nga để có thể đọc được các tác phẩm của Pautopski trong nguyên bản.
Cách đây mấy năm, trong một lần gặp gỡ anh gợi ý tôi dịch bài thơ “Утёс “ (Ghềnh đá) của M.Лермонтов. Lúc đó chúng tôi đều đã vào tuổi 60.
Biết bạn vốn rất tinh tế, nên khi đã nói ra như vậy chắc phải có ‘cái gì đây’ đáng ‘đồng tiền bát gạo’- bụng nhủ dạ thế nhưng do bận chuyện này chuyện nọ rồi tôi… quên bẵng mất.
Bây giờ.mời hiểu ra rằng : bài thơ này của Lecmontop vốn đã có nhiều bản dịch tiếng Việt. nhưng Chí Nhân vẫn bảo mình dịch ,đó là vì muốn thằng bạn thấm cái ý tứ sâu xa trong đấy để cùng chia sẻ với nhau cái cảm nhận 'oái ăm' thầm kín của người đàn ông khi ở tuổi bắt đầu bước sang già này.
Với tôi,Chí Nhân-là một trong những người bạn mà mỗi khi thương nhớ lại văng vẳng 2 câu thơ của Nguyễn Đình Thi :
“ Người ra đi,đầu không ngoảnh lại,
Sau lưng thềm nắng là rơi đầy.”.
Biết bạn vốn rất tinh tế, nên khi đã nói ra như vậy chắc phải có ‘cái gì đây’ đáng ‘đồng tiền bát gạo’- bụng nhủ dạ thế nhưng do bận chuyện này chuyện nọ rồi tôi… quên bẵng mất.
Bây giờ.mời hiểu ra rằng : bài thơ này của Lecmontop vốn đã có nhiều bản dịch tiếng Việt. nhưng Chí Nhân vẫn bảo mình dịch ,đó là vì muốn thằng bạn thấm cái ý tứ sâu xa trong đấy để cùng chia sẻ với nhau cái cảm nhận 'oái ăm' thầm kín của người đàn ông khi ở tuổi bắt đầu bước sang già này.
Với tôi,Chí Nhân-là một trong những người bạn mà mỗi khi thương nhớ lại văng vẳng 2 câu thơ của Nguyễn Đình Thi :
“ Người ra đi,đầu không ngoảnh lại,
Sau lưng thềm nắng là rơi đầy.”.
Vâng ,nhớ thương như những chiếc là rơi xuống thềm nắng,rơi mãi,rơi mãi…da diết khôn nguôi.
P.S : Gần đây đọc được truyện ngắn " Dâm thần " trong tập truyện " gót THỊ MẦU đầu CHÂU LONG " của Trường Chiến ( NXB TRẺ,03/2014 ), có một chi tiết tuyệt kỹ của nhân vật chính giống hệt như chi tiết 'chốt' làm nên bài thơ " Ghềnh đá" của M.Lecmontop sáng tác từ năm 1841- cách đây gần 173 năm. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này thật thú vị.,thêm thôi thúc tôi dịch bài thơ . Hy vọng ở trên cao ấy,Chi Nhân đọc bản dịch và mỉm cười.
.
Утёс
Ночевала тучка золотая
На груди утёса-великана;
Утром в путь она умчалась рано, ,
По лазури весело играя;
На груди утёса-великана;
Утром в путь она умчалась рано, ,
По лазури весело играя;
Но остался влажный след в морщине
Старого утеса. Одиноко
Он стоит, задумался глубоко
И тихонько плачет он в пустыне
Старого утеса. Одиноко
Он стоит, задумался глубоко
И тихонько плачет он в пустыне
M.Лермонтов. 1841
Ghềnh đá
Nhẹ êm mây vàng qua đêm
Trên ngực tảng- đá khổng lồ;
Sớm tinh mơ đã vội bay đi,
Lên trời xanh lơ đùa vui nhởn nhơ;
Trên ngực tảng- đá khổng lồ;
Sớm tinh mơ đã vội bay đi,
Lên trời xanh lơ đùa vui nhởn nhơ;
Nhưng vẫn còn vương chút ẩm
nơi vết nhăn Ghềnh đá .Cô đơn,
Đá già chôn chân nghĩ suy dữ dội,
Và khóc thầm trong hoang vắng mênh mông.
nơi vết nhăn Ghềnh đá .Cô đơn,
Đá già chôn chân nghĩ suy dữ dội,
Và khóc thầm trong hoang vắng mênh mông.
Tuấn Linh dịch 10/10/2014
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
KHOẢNH KHẮC THU HÀ NỘI- Kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô.
Tròn 60 năm, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Mùa thu Hà Nội dịu dàng tha thiết. Nhớ về ngày giải phóng thủ đô, Văn Trung chộp được mấy hình ảnh "trưng " lên đây cho các bạn xa gần thấy Hà Nội thật là gần...