II.KHÍ CÔNG LÀ GÌ
Hiện nay chúng ta đã quen thuộc với các thuật ngữ Khí công và Các phương pháp khí công khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu đúng đắn khí công là gì thì hoàn toàn không đơn giản.
Vậy khí công là gi?
Khí công là phương pháp luyện tập để làm chủ khí trong cơ thể. Tức là luyện làm chủ quá trình phát sinh, vận hành và biến đổi khí thành một dạng tinh vi hữu ích hơn ( biến vi hoạt dụng khí ). Việc đó được diễn ra theo một trình tự hợp lý, thuận tự nhiên, thông qua đó mà phục hồi, ổn định và nâng khả năng hoạt động của các cơ quan và hệ thống tâm sinh lý trong cơ thể, để có thể tự chữa bệnh, dưỡng sinh và nâng cao khả năng tồn tại của con người. Nói tóm lại, khí công là một hệ thống các bài luyện để làm chủ khí trong cơ thể.
- Dạng hơi, còn gọi là khí hậu thiên, đây chính là khí hô hấp.
- Dạng thứ hai là bức xạ vật chất, còn gọi là khí tiên thiên, đây chính là chân khí hay nguyên khí trong con người.
Trong con người chúng ta quý nhất là Tam bảo (Tinh - Khí - Thần). Quá trình luyện khí là " Luyện tinh sinh khí, luyện khí hóa thần". Như vậy, cơ sở của khí là tinh - dạng vật chất đồn trú tại tuyến thượng thận.
Vậy tinh làm sao mà sinh được thành khí ?
Tinh sinh ra do quá trình sinh học mà các nhà khí công gọi là : hạ tâm hỏa, góp tốn phong. Nhờ hơi thở đưa hỏa từ tim xuống để đốt tinh thành khí. Tâm hỏa là nhiệt tâm hỏa, nhờ hô hấp (tốn phong) đưa xuống Đan điền (vùng bụng dưới) để đốt (kích chủng) tinh thành khí. Khí mới này được sinh ra từ Đan điền được vận hành theo mạch Nhâm ( âm giáng xuống) và mạch Đốc ( dương thăng lên) để trở thành Chân khí.
Chân khí đi vào ngũ tạng để phát sinh ra Ngũ khí, bao gồm: Tâm (tim) - Hỏa khí; Can (gan) - Phong khí; Tì ( lá lách) - Thấp khí; Phế (phổi) - Táo khí; Thận - Hàn khí, để tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống trong cơ thể. Chân khí và Ngũ khí phát sinh, vận hành theo hệ kinh lạc và nội tạng, thoát ra ngoài qua da, lông thông qua các huyệt đạo để thực hiện các cơ năng và chức năng của khí.
Vậy chức năng của khí trong cơ thể là gì?
Trong Tam bảo: Tinh - Khí - Thần, thì "Khí" chính là "Cơ sở vật chất" (có thật) của "Thần". Thần là thần thái tri giác ở con người, được tạo ra nhờ khí đã biến hóa thành vô cùng nhỏ bé (biến vi) xâm nhập trong tủy sống, não bộ và hệ thần kinh. Nếu Huyết (máu) là vật chất nuôi dưỡng cơ thể thì "Khí" chính là năng lượng của cơ thể.
Khí được chia thành hai cấp độ là : Năng lượng vật chất (ở dạng khí) và năng lượng thông tin (ở dạng thần). Ngoài ra còn có một cấp độ trung gian trong quá trình chuyển hóa từ năng lượng "vật chất" sang "thông tin" mà thường được gọi là dạng "thực" và "thanh" của khí. Khí còn có chức năng hóa dịch, phục vụ cho các hoạt động sinh học của cơ thể.
Sự gắn bó về khí giữa con người và không gian xung quanh: Lớp khí quyển chúng ta đang thở là sự giao hòa giữa "Hậu thiên khí" (dạng hơi) của Trời và Đất tạo thành môi trường khí hậu, thời tiết. Còn khí "Tiên thiên"(bức xạ vật chất) bao bọc quanh con người lại chia ra thành "Bức xạ không gian" (bầu trời) và "Bức xạ Trái đất". Các bức xạ này tương tác mật thiết với "Tiên thiên Chân khí"trong con người . Ngoài ra bao quanh mỗi ngừơi còn có một quả cầu khí do chính con người phát ra được gọi là "Hào quang của con người"
Nội khí trong con người do khiếm khuyết bẩm sinh, do hoàn cảnh sống và do cách sống của mình mà luôn ở dạng suy loạn, nghịch ( suy yếu, vận hành lộn xộn, thậm chí chạy ngược đường), từ đó dẫn đến bệnh tật và chết trước sự kết thúc tự nhiên. Do đó con người phải có một cách sống, một cách suy nghĩ đúng đắn thì mới phục hồi và ổn định được nội khí. Bằng phương pháp luyện khí công, chúng ta thu được ngoại khí rồi biến thành nội khí từ đó chúng ta có khả năng tự dưỡng sinh chữa bệnh và khai mở khả năng kỳ diệu của chính bản thân mình còn tiềm ẩn lâu nay.
Như trên đã nói, quá trình luyện khí phải đi theo sự tuần tự: Nhập - Khai - Thu - Tụ - Hành - Xả - Phát.
Nhập là phân bố nền hào quang khí xung quanh xung quanh để từ đó phân bố lại nội khí và hòa nhập vào không gian ngoại khí bên ngoài.
Khai là khai mở, tức là vận hành các vị trí đặc biệt có khả năng hoạt động khí cao ( tức là các điểm có thể thu ngoại khí và phát nội khí tốt nhất )
Thu là nhờ hô hấp thu ngoại khí cố hạ chân hỏa xuống Đan điền.
Tụ là cố thu ngoại khí trợ chân hỏa để kích thích chưng tinh thành khí ở Đan điền ( ngoại khí có thu vào được mà không tụ lại ở Đan điền để biến thành chân khí thì không có ý nghĩa ).
Hành là vận hành khí đã sinh ra đi theo các con đường (kinh mạch) mà dẫn tới các khu vực cần thanh hóa, phục hồi để đẩy các hư khí bệnh lý ra ngoài.
Xả là xả các hư khí trong cơ thể ra ngoài.
Phát là trạng thái phát khí thực hành công phu khí công ( chữa bệnh cho người khác ). Tức là thu ngoại khí vào, biến sinh thành chân khí rồi phát ra ngoài bởi các môn công phu khí công là "Chỉ công" ( thu phát khí qua đầu ngón tay ), "Chưởng công" ( thu phát khí từ lòng bàn tay ), "Miêu công" ( thu phát khí từ ấn đường và nhãn thần ) và "Thần công" ( thu phát khí từ Bách hội ).
Quá trình luyện khí công là quá trình làm chủ khí, mà bắt đầu bằng sự "Khí cảm" (tức là cảm giác khí). Cảm giác này được thể hiện bằng bốn hiệu ứng khí là "Nhiệt"- cảm giác nóng, lạnh; "Áp suất" - cảm giác căng, tức, nặng, nhẹ; "Lan truyền" - cảm giác tê, chạy như điện; "Nhu động" - cảm giác có sự chuyển động bên trong nội tạng, cấu trúc các cơ quan, tế bào. Thoạt đầu là cảm giác khí ở đâu đó, sau đó là các đường kinh mạch hệ thống theo đường vận, cuối cùng là làm chủ hòan toàn trong quá trình khí hóa : Nhập - Khai - Thu - Tụ - Hành - Xả - Phát.
Ta có lợi ích và khả năng gì khi luyện khí công?
Trước hết, nhờ biết làm chủ khí, con người có thể sử dụng khí công để phục hồi, ổn định, thanh hóa khí trong cơ thể. Đây là con đường thực hành tự chữa bệnh, giải tỏa các triệu chứng rối loạn gây bệnh, do vậy mà tự dưỡng sinh kéo dài được tuổi thọ, nâng cao khả năng sống cho bản thân.
Ngoài ra, nhờ có khí công, ta có khả năng phát khí để chữa bệnh cho người khác, thậm chí qua các bài luyện chuyên biệt, nhà khí công có khả năng tự nội soi ( nhìn vào bên trong cơ thể mình ) và ngoại soi ( nhìn vào trong cơ thể người khác ), các nội tạng có thể hiện rõ trước mắt nhà khí công vì vậy có thể chẩn đoán bệnh và trị bệnh chính xác và hoàn hảo với các công phu tương ứng.
Ngoài ra, khí công còn giúp cho con người khai mở những khả năng kỳ diệu của bản thân.
Vậy khí công là gi?
Khí công là phương pháp luyện tập để làm chủ khí trong cơ thể. Tức là luyện làm chủ quá trình phát sinh, vận hành và biến đổi khí thành một dạng tinh vi hữu ích hơn ( biến vi hoạt dụng khí ). Việc đó được diễn ra theo một trình tự hợp lý, thuận tự nhiên, thông qua đó mà phục hồi, ổn định và nâng khả năng hoạt động của các cơ quan và hệ thống tâm sinh lý trong cơ thể, để có thể tự chữa bệnh, dưỡng sinh và nâng cao khả năng tồn tại của con người. Nói tóm lại, khí công là một hệ thống các bài luyện để làm chủ khí trong cơ thể.
Khí trong cơ thể là gì?
Khí trong cơ thể không thuần túy là khí của sự hô hấp mà còn là một dạng vật chất vi tế, tức là vô cùng nhỏ bé và tinh tế, hoạt động trong nội tạng và kinh mạch của cơ thể người. Theo vật lý hiện đại, khí có thể chia làm hai loại:- Dạng hơi, còn gọi là khí hậu thiên, đây chính là khí hô hấp.
- Dạng thứ hai là bức xạ vật chất, còn gọi là khí tiên thiên, đây chính là chân khí hay nguyên khí trong con người.
Trong con người chúng ta quý nhất là Tam bảo (Tinh - Khí - Thần). Quá trình luyện khí là " Luyện tinh sinh khí, luyện khí hóa thần". Như vậy, cơ sở của khí là tinh - dạng vật chất đồn trú tại tuyến thượng thận.
Vậy tinh làm sao mà sinh được thành khí ?
Tinh sinh ra do quá trình sinh học mà các nhà khí công gọi là : hạ tâm hỏa, góp tốn phong. Nhờ hơi thở đưa hỏa từ tim xuống để đốt tinh thành khí. Tâm hỏa là nhiệt tâm hỏa, nhờ hô hấp (tốn phong) đưa xuống Đan điền (vùng bụng dưới) để đốt (kích chủng) tinh thành khí. Khí mới này được sinh ra từ Đan điền được vận hành theo mạch Nhâm ( âm giáng xuống) và mạch Đốc ( dương thăng lên) để trở thành Chân khí.
Chân khí đi vào ngũ tạng để phát sinh ra Ngũ khí, bao gồm: Tâm (tim) - Hỏa khí; Can (gan) - Phong khí; Tì ( lá lách) - Thấp khí; Phế (phổi) - Táo khí; Thận - Hàn khí, để tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống trong cơ thể. Chân khí và Ngũ khí phát sinh, vận hành theo hệ kinh lạc và nội tạng, thoát ra ngoài qua da, lông thông qua các huyệt đạo để thực hiện các cơ năng và chức năng của khí.
Vậy chức năng của khí trong cơ thể là gì?
Trong Tam bảo: Tinh - Khí - Thần, thì "Khí" chính là "Cơ sở vật chất" (có thật) của "Thần". Thần là thần thái tri giác ở con người, được tạo ra nhờ khí đã biến hóa thành vô cùng nhỏ bé (biến vi) xâm nhập trong tủy sống, não bộ và hệ thần kinh. Nếu Huyết (máu) là vật chất nuôi dưỡng cơ thể thì "Khí" chính là năng lượng của cơ thể.
Khí được chia thành hai cấp độ là : Năng lượng vật chất (ở dạng khí) và năng lượng thông tin (ở dạng thần). Ngoài ra còn có một cấp độ trung gian trong quá trình chuyển hóa từ năng lượng "vật chất" sang "thông tin" mà thường được gọi là dạng "thực" và "thanh" của khí. Khí còn có chức năng hóa dịch, phục vụ cho các hoạt động sinh học của cơ thể.
Sự gắn bó về khí giữa con người và không gian xung quanh: Lớp khí quyển chúng ta đang thở là sự giao hòa giữa "Hậu thiên khí" (dạng hơi) của Trời và Đất tạo thành môi trường khí hậu, thời tiết. Còn khí "Tiên thiên"(bức xạ vật chất) bao bọc quanh con người lại chia ra thành "Bức xạ không gian" (bầu trời) và "Bức xạ Trái đất". Các bức xạ này tương tác mật thiết với "Tiên thiên Chân khí"trong con người . Ngoài ra bao quanh mỗi ngừơi còn có một quả cầu khí do chính con người phát ra được gọi là "Hào quang của con người"
Nội khí trong con người do khiếm khuyết bẩm sinh, do hoàn cảnh sống và do cách sống của mình mà luôn ở dạng suy loạn, nghịch ( suy yếu, vận hành lộn xộn, thậm chí chạy ngược đường), từ đó dẫn đến bệnh tật và chết trước sự kết thúc tự nhiên. Do đó con người phải có một cách sống, một cách suy nghĩ đúng đắn thì mới phục hồi và ổn định được nội khí. Bằng phương pháp luyện khí công, chúng ta thu được ngoại khí rồi biến thành nội khí từ đó chúng ta có khả năng tự dưỡng sinh chữa bệnh và khai mở khả năng kỳ diệu của chính bản thân mình còn tiềm ẩn lâu nay.
Như trên đã nói, quá trình luyện khí phải đi theo sự tuần tự: Nhập - Khai - Thu - Tụ - Hành - Xả - Phát.
Nhập là phân bố nền hào quang khí xung quanh xung quanh để từ đó phân bố lại nội khí và hòa nhập vào không gian ngoại khí bên ngoài.
Khai là khai mở, tức là vận hành các vị trí đặc biệt có khả năng hoạt động khí cao ( tức là các điểm có thể thu ngoại khí và phát nội khí tốt nhất )
Thu là nhờ hô hấp thu ngoại khí cố hạ chân hỏa xuống Đan điền.
Tụ là cố thu ngoại khí trợ chân hỏa để kích thích chưng tinh thành khí ở Đan điền ( ngoại khí có thu vào được mà không tụ lại ở Đan điền để biến thành chân khí thì không có ý nghĩa ).
Hành là vận hành khí đã sinh ra đi theo các con đường (kinh mạch) mà dẫn tới các khu vực cần thanh hóa, phục hồi để đẩy các hư khí bệnh lý ra ngoài.
Xả là xả các hư khí trong cơ thể ra ngoài.
Phát là trạng thái phát khí thực hành công phu khí công ( chữa bệnh cho người khác ). Tức là thu ngoại khí vào, biến sinh thành chân khí rồi phát ra ngoài bởi các môn công phu khí công là "Chỉ công" ( thu phát khí qua đầu ngón tay ), "Chưởng công" ( thu phát khí từ lòng bàn tay ), "Miêu công" ( thu phát khí từ ấn đường và nhãn thần ) và "Thần công" ( thu phát khí từ Bách hội ).
Quá trình luyện khí công là quá trình làm chủ khí, mà bắt đầu bằng sự "Khí cảm" (tức là cảm giác khí). Cảm giác này được thể hiện bằng bốn hiệu ứng khí là "Nhiệt"- cảm giác nóng, lạnh; "Áp suất" - cảm giác căng, tức, nặng, nhẹ; "Lan truyền" - cảm giác tê, chạy như điện; "Nhu động" - cảm giác có sự chuyển động bên trong nội tạng, cấu trúc các cơ quan, tế bào. Thoạt đầu là cảm giác khí ở đâu đó, sau đó là các đường kinh mạch hệ thống theo đường vận, cuối cùng là làm chủ hòan toàn trong quá trình khí hóa : Nhập - Khai - Thu - Tụ - Hành - Xả - Phát.
Ta có lợi ích và khả năng gì khi luyện khí công?
Trước hết, nhờ biết làm chủ khí, con người có thể sử dụng khí công để phục hồi, ổn định, thanh hóa khí trong cơ thể. Đây là con đường thực hành tự chữa bệnh, giải tỏa các triệu chứng rối loạn gây bệnh, do vậy mà tự dưỡng sinh kéo dài được tuổi thọ, nâng cao khả năng sống cho bản thân.
Ngoài ra, nhờ có khí công, ta có khả năng phát khí để chữa bệnh cho người khác, thậm chí qua các bài luyện chuyên biệt, nhà khí công có khả năng tự nội soi ( nhìn vào bên trong cơ thể mình ) và ngoại soi ( nhìn vào trong cơ thể người khác ), các nội tạng có thể hiện rõ trước mắt nhà khí công vì vậy có thể chẩn đoán bệnh và trị bệnh chính xác và hoàn hảo với các công phu tương ứng.
Ngoài ra, khí công còn giúp cho con người khai mở những khả năng kỳ diệu của bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.