Nhân đọc bài ‘Ga Hưu’ của VCK3 ( 23/07/09)
Chuyện hưu đúng là ‘.. chẳng đơị đã đến rồi’, quá quen mà sao vẫn lạ; nó ‘xưa như trái đất’ mà vẫn có thể là bất ngờ với bất cứ ai đang tới. Vâng, những người viên chức làm công ăn lương - ai ,nào có thể không bước qua cửa này. Vậy mà lúc con tầu hành trình công chức từ từ vào ga, liệu Ta có chợt còn thấy vui buồn lẫn lộn hay nuối tiếc gì nữa không..?.. Không thể biết được! Chẳng ai giống ai.
Khóa 3 mình tính đến giờ, hầu hết đã trở về đời thường (theo cách nói của AMK3), nhiều người đã có thâm niên hàng chục năm về hưu, quá xứng đáng được gọi là ‘đại ca hưu’ và chắc chắn nhiều kiểu xuống ga đặc sắc vẫn còn chưa được họ kể ra.
‘..chần chừ chi nữa bước xuống thôi’.
Ai chần chừ cứ việc chần chừ, chứ còn lính Trỗi K3 ta thì... ào ào bước xuống, coi là ‘muỗi’ , là ‘i-run-đa’, phẩy tay một cái là xong – kết thúc một hành trình, xốc lại ba-lô , ai biết huýt sáo thì huýt,ai hát được thì hát…(cũng phải lấy lại tâm trạng chứ, là người đâu phải thần thánh gì ), và lại sải chân bước tiếp trên con đường phía trước mặt…
Lão huynh ĐĐB (B ‘ngọn..’nhà mình ấy) hai mươi năm trước, đang ‘có chớn’ trên đoàn tầu quân đội, hành trình tới hưu cũng còn gần hai chục năm nữa, đột nhiên tuyên bố ‘ga hưu’ tao đây rồi! Nói xong là ‘nàm’: nhảy tầu khóac ba-lô về nhà làm doanh nghiệp bán tã thấm và chè túi lọc đi-mat. Một lần, AE nhận xét : Ô. bán hai thứ chẳng giống ai. Đã bán tã thì bán với thứ cùng sử dụng cho em bé như quần áo, phấn, dầu thoa..còn bán trà thì bán kèm với cà phê hoặc đồ ly tách pha trà…đằng này…? Tức tối nhưng vẫn đủ nhẫn nại chờ mọi người chê xong, B mới phát biểu : chúng mày tư biện hòan thiện theo kiểu bao cấp!...Ngu! Tao bán trà cũng để bán tã, trà trước tã sau, hiểu chưa.Chúng mày vẫn đương ăn theo nhà nước nên cũng chỉ quen nghĩ theo một kiểu mô hình, làm sao mà thấy được cáí mối liên hệ ràng buộc trong đời thực. Này nhé: tao bán trà cho người ta dùng, hà hà…tới lúc nào đó muốn t., thì đây : có tã thấm sẵn sàng phục vụ bạn không cần đi đâu cả xin cứ tự tiện.. tại chỗ…đã nhìn ra sự liên hòan ‘mua cái này tất cần mua cáí kia’ chưa hử ? …Ngay lúc đó, có lẽ vì quá bất ngờ trước lý lẽ kiểu không giống ai này, nên không có một lời nào bác lại, còn AE có ai nhìn ra cái gì không? Không biết.
..Nhưng mãi sau này, càng lâu ngày ngẫm nghĩ mới thấy ‘chiết ní ‘bán hàng của đaị ca B có ý của nó đấy. Té ra, năm này sang năm khác làm việc riết trong một guồng máy vận hành tuần tự theo sắp đặt của kế hoạch, người ta ai cũng bị ảnh hưởng, nên suy nghĩ, phán xét và tưởng tượng, sáng tạo chỉ quanh một vài mô hình kiểu mẫu và thành tâm cho rằng đương nhiên đó tất cả, không có gì khác được thế, không có gì hơn được thế : cãi lộn nhau hay đồng tình a dua về cái này cái nọ, quanh đi quanh lại rốt cuộc rồi cũng vẫn nằm trong cái vòng kế hoạch ấy.
Về hưu, có khi trở thành một cơ hội?
Để nhìn lại mình, nhìn lại sự vật dưới góc độ mới!
‘Vui buồn sướng khổ xin để lại
Sống trọn chữ nhân hết cuộc đời’
Vậy chắc là ‘kẻ hưu’ này khai tâm đi tu chữ ‘người’ rồi đó.
- Tu thì tu, sợ gì,chỉ cần đừng bỏ lại ‘Vui buồn sướng khổ’. Sống bằng ấy năm đến giờ kết lại cuộc đời Ta có được bi nhiêu đổi bằng tâm trí, máu, nước mắt, sao lại bỏ?
Chữ ‘nhân’ liệu có thể hiện lên ở đâu,nếu không phải ở giữa vui buồn,sướng khổ, giữa yêu thương và thù hận, giữa hèn nhát và lòng quả cảm….
- Hì hì, xin bác ‘Ta’ bớt bớt.. giận, hạ hoả cho mát. Mà em hỏi khí không phải : vậy ‘tu’ là thế nào ạ?
- ‘Tu’ là tu.. Ờ.ờ... muốn được giảng giải cho có ngọn ngành mày phài hỏi thầy K.NGH khoá 3 may ra mới biết được.
Vâng ,’Tu’ thì trừu tượng quá mà kết quả được cái gì , hoạ có đến tết tây đen mới thấy được, ấy là lại chỉ vơí người ‘có căn’ thôi nhé.
Nhưng việc này thì có thể làm được ngay: chỉnh trang ,thanh lọc lại bản thân con người mình.Mấy mươi năm - từ khi mới 17 ‘ăn không no, lo chưa tới’ (lời B ‘ngọn’) lăn lộn,tả xung hữu đột kiếm sống trong trường đời- tới nay, ai mà dám chắc hình hài Ta còn nguyên vẹn như thuở nào.Giờ mới thấy : xương khớp, dáng vẻ xiêu vẹo méo mó hết cả, thương tích tích tụ đầy mình…thậm chí có chỗ còn bốc mùi nữa, ngay cả giọng nói cũng thành ngai ngái, mắt nhìn mở to hết cỡ cũng quên mất rồi..., cái nguyên thuỷ của mình đâu mất cả ,quay đi quay lại tuyền thấy cái vay mượn ở đời… vv..và vv.. (trộm nghĩ : K3 ở tp.HCM có 2 sư huynh vẫn còn nhiều chất na-tu-re trong người là: số 1: TR.D, số 2: Đ.Đ.B?)
Vậy thì còn chờ chi nữa: chấn chỉnh, uốn nắn đi thôi! Thời gian có, lại không còn phải chịu bất cứ sức ép nào, thì không có lý gì Ta lại không tìm về được. Và biết đâu biết đâu đấy điều kỳ diệu sẽ xẩy ra : Ta lại về tinh khôi !
- Ôi! Bác ‘Ta’ tỉnh dậy đi! Khổ thân, lại nằm mê giữa ban ngày, bệnh thành mãn tính mất rùi,tội nghiệp quá! Dậy đi, rừa mặt là tỉnh ngay thôi.
- Ơ..ơ..cái thằng này, để yên nào, tao mơ thì có làm sao, việc gì đến mày? Ông nói cho mà biết: đời này cũng là mơ đấy..!Vì sao à..?Vì đời có còn mãi đâu, tới lúc rồi cũng tan biến mất tiêu.
Về hưu cho điều kiện để chấn chỉnh sức khoẻ và tìm lại những bản tính tốt đẹp tự thân cuả ta mà vô tình đã bị lãng quyên.
Ngay sau khi hưu, người có khí chất kẻ sỹ thường suy ngẫm, tỉ mỉ tổng kết đánh giá cuộc đời trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì khác. Thành đạt là khó nói lắm, dù cho cũng có thể qui nó về một số gạch đầu dòng và một vài dãy số.
Không cần phải suy nghĩ về cái sự thành đạt người ta vẫn sống tốt, sống khoẻ, nhưng nếu có nghĩ về nó chút ít cũng ích lợi lắm chứ : bởi đôi khi ta cứ phải thành tâm tự hỏi rằng : mình đang đứng ở đâu giữa cái nhân quần này?
Nhà tâm lý học người Mỹ gốc do thái Maslow (1908-1970) đưa ra bẩy bậc thang từ thấp lên cao về nhu cầu cần thoả mãn của con người để làm tiêu chuẩn đánh giá sự viên mãn của đời người tuỳ theo mức độ đạt được đến đâu:
Bậc dưới cùng là các nhu cầu sinh lý như đói,khát.nóng,lạnh.
Bậc thứ hai là các nhu cầu về an toàn và an ninh .
Bậc thứ ba là các nhu cầu của cải, tình yêu và được thừa nhận.
Bậc thứ tư là nhu cầu được kính trọng.
Bậc thứ năm là nhu cầu nhận thức : muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
Bậc thứ sáu là nhu cầu thẩm mỹ: muốn thấu hiểu lẽ huyền vi của tính đối xứng, sự trật tự và vẻ đẹp lộ thiên cũng như ẩn dấu và khát vọng sáng tạo cái đẹp.
Bậc thứ bẩy là nhu cầu khám phá đến tận cùng cái đơn nhất của bản thân,cái nó khác biệt với tất cả các cá nhân còn lại.
Nội dung bẩy bậc viên mãn rất là hàm súc, dễ hiểu và cũng mở, khi liên hệ ai cũng có thể tìm thấy sự thành công của đời mình thấp thoáng ở đâu đó trong các nấc thang này mà không hề phát sinh cảm giác ức chế bởi sự ‘cao-thấp’,’trên-dưới’. Hơn nữa bẩy bậc này còn cho một cách lý giải nguyên nhân xẩy ra bi kịch của những số phận: khi mà ta đạt được mức độ cao ở một trong các bậc thang từ thứ tư trở lên, nhưng chỉ ở mức thấp ở các bậc từ thứ ba trở xuống.
Tuy nhiên vẫn khó khẳng định được là nó đầy đủ và đúng cho phần lớn các trường hợp. Ít nhất có hai thất vọng khi đọc các tiêu chuẩn của Maslow trong bối cảnh hiện nay ở xã hội Việt nam :
Thất vọng thứ nhất : tiêu chí thành đạt cao nhất mà dư luận xã hội ta thường đề cao một con người là ‘cuả cải’ và ‘được thừa nhận’ lại chỉ nằm trong hai nội dung của bậc viên mãn thứ ba / bẩy.Như vậy các bậc thang từ bốn tới bẩy thì sao, nó ở đâu trong thang bậc đo giá trị con người của xã hội chúng ta?
Muốn hiểu rõ thêm để trả lời các thắc mắc này, họa chăng phải nghe được ý kiến từ Đ.Kh, Ch.Th – là những bạn K3 từ lâu đã có cốt cách suy nghĩ như những bậc trượng phu.
Thất vọng thứ hai : Quyền lực không được kể tới trong tiêu chuẩn của Maslow.
Liệu có thành kiến của người trí thức ở đây không? chuyện này nhất quyết phải thỉnh giaó thầy Th.C mới được.
Về hưu rồi cũng nên chuẩn bị cho mình cách nhìn nhận thông thái những giá trị của con người và xã hội. Biết mình là ai, đang ở đâu sẽ giúp cho tâm lý ta khoẻ mạnh vui vẻ được với đời.
Chuyện về hưu với nhiều bạn K3 còn đơn giản hơn nhiều : nó như cái vạch trắng phân biệt người đi bộ với xe cộ khi sang đường, bước vài bước là qua. Và một cuộc sống nữa mở ra bất kể đoạn đường trước thành công đến đâu, được mất những gì. Tr.M.Đ làm chế bản, VCK3 làm bê-tông tươi, Ch.Nh làm nghề in,V.Tr lại ngồi sau vô-lăng, H.Đ làm nghề dạy học,Th.K làm văn phòng…vv và vv.. Bạn về hưu trước luôn là tấm gương cho bạn về hưu sau học tập làm theo.
Như Ch.Nh nói : dù hoàn cảnh thế nào AE ta cũng sống ‘OAI HÙNG’.
Vậy đấy! Đến đây chuyện về hưu này không còn gì để nói nữa!
Chuyện hưu đúng là ‘.. chẳng đơị đã đến rồi’, quá quen mà sao vẫn lạ; nó ‘xưa như trái đất’ mà vẫn có thể là bất ngờ với bất cứ ai đang tới. Vâng, những người viên chức làm công ăn lương - ai ,nào có thể không bước qua cửa này. Vậy mà lúc con tầu hành trình công chức từ từ vào ga, liệu Ta có chợt còn thấy vui buồn lẫn lộn hay nuối tiếc gì nữa không..?.. Không thể biết được! Chẳng ai giống ai.
Khóa 3 mình tính đến giờ, hầu hết đã trở về đời thường (theo cách nói của AMK3), nhiều người đã có thâm niên hàng chục năm về hưu, quá xứng đáng được gọi là ‘đại ca hưu’ và chắc chắn nhiều kiểu xuống ga đặc sắc vẫn còn chưa được họ kể ra.
‘..chần chừ chi nữa bước xuống thôi’.
Ai chần chừ cứ việc chần chừ, chứ còn lính Trỗi K3 ta thì... ào ào bước xuống, coi là ‘muỗi’ , là ‘i-run-đa’, phẩy tay một cái là xong – kết thúc một hành trình, xốc lại ba-lô , ai biết huýt sáo thì huýt,ai hát được thì hát…(cũng phải lấy lại tâm trạng chứ, là người đâu phải thần thánh gì ), và lại sải chân bước tiếp trên con đường phía trước mặt…
Lão huynh ĐĐB (B ‘ngọn..’nhà mình ấy) hai mươi năm trước, đang ‘có chớn’ trên đoàn tầu quân đội, hành trình tới hưu cũng còn gần hai chục năm nữa, đột nhiên tuyên bố ‘ga hưu’ tao đây rồi! Nói xong là ‘nàm’: nhảy tầu khóac ba-lô về nhà làm doanh nghiệp bán tã thấm và chè túi lọc đi-mat. Một lần, AE nhận xét : Ô. bán hai thứ chẳng giống ai. Đã bán tã thì bán với thứ cùng sử dụng cho em bé như quần áo, phấn, dầu thoa..còn bán trà thì bán kèm với cà phê hoặc đồ ly tách pha trà…đằng này…? Tức tối nhưng vẫn đủ nhẫn nại chờ mọi người chê xong, B mới phát biểu : chúng mày tư biện hòan thiện theo kiểu bao cấp!...Ngu! Tao bán trà cũng để bán tã, trà trước tã sau, hiểu chưa.Chúng mày vẫn đương ăn theo nhà nước nên cũng chỉ quen nghĩ theo một kiểu mô hình, làm sao mà thấy được cáí mối liên hệ ràng buộc trong đời thực. Này nhé: tao bán trà cho người ta dùng, hà hà…tới lúc nào đó muốn t., thì đây : có tã thấm sẵn sàng phục vụ bạn không cần đi đâu cả xin cứ tự tiện.. tại chỗ…đã nhìn ra sự liên hòan ‘mua cái này tất cần mua cáí kia’ chưa hử ? …Ngay lúc đó, có lẽ vì quá bất ngờ trước lý lẽ kiểu không giống ai này, nên không có một lời nào bác lại, còn AE có ai nhìn ra cái gì không? Không biết.
..Nhưng mãi sau này, càng lâu ngày ngẫm nghĩ mới thấy ‘chiết ní ‘bán hàng của đaị ca B có ý của nó đấy. Té ra, năm này sang năm khác làm việc riết trong một guồng máy vận hành tuần tự theo sắp đặt của kế hoạch, người ta ai cũng bị ảnh hưởng, nên suy nghĩ, phán xét và tưởng tượng, sáng tạo chỉ quanh một vài mô hình kiểu mẫu và thành tâm cho rằng đương nhiên đó tất cả, không có gì khác được thế, không có gì hơn được thế : cãi lộn nhau hay đồng tình a dua về cái này cái nọ, quanh đi quanh lại rốt cuộc rồi cũng vẫn nằm trong cái vòng kế hoạch ấy.
Về hưu, có khi trở thành một cơ hội?
Để nhìn lại mình, nhìn lại sự vật dưới góc độ mới!
‘Vui buồn sướng khổ xin để lại
Sống trọn chữ nhân hết cuộc đời’
Vậy chắc là ‘kẻ hưu’ này khai tâm đi tu chữ ‘người’ rồi đó.
- Tu thì tu, sợ gì,chỉ cần đừng bỏ lại ‘Vui buồn sướng khổ’. Sống bằng ấy năm đến giờ kết lại cuộc đời Ta có được bi nhiêu đổi bằng tâm trí, máu, nước mắt, sao lại bỏ?
Chữ ‘nhân’ liệu có thể hiện lên ở đâu,nếu không phải ở giữa vui buồn,sướng khổ, giữa yêu thương và thù hận, giữa hèn nhát và lòng quả cảm….
- Hì hì, xin bác ‘Ta’ bớt bớt.. giận, hạ hoả cho mát. Mà em hỏi khí không phải : vậy ‘tu’ là thế nào ạ?
- ‘Tu’ là tu.. Ờ.ờ... muốn được giảng giải cho có ngọn ngành mày phài hỏi thầy K.NGH khoá 3 may ra mới biết được.
Vâng ,’Tu’ thì trừu tượng quá mà kết quả được cái gì , hoạ có đến tết tây đen mới thấy được, ấy là lại chỉ vơí người ‘có căn’ thôi nhé.
Nhưng việc này thì có thể làm được ngay: chỉnh trang ,thanh lọc lại bản thân con người mình.Mấy mươi năm - từ khi mới 17 ‘ăn không no, lo chưa tới’ (lời B ‘ngọn’) lăn lộn,tả xung hữu đột kiếm sống trong trường đời- tới nay, ai mà dám chắc hình hài Ta còn nguyên vẹn như thuở nào.Giờ mới thấy : xương khớp, dáng vẻ xiêu vẹo méo mó hết cả, thương tích tích tụ đầy mình…thậm chí có chỗ còn bốc mùi nữa, ngay cả giọng nói cũng thành ngai ngái, mắt nhìn mở to hết cỡ cũng quên mất rồi..., cái nguyên thuỷ của mình đâu mất cả ,quay đi quay lại tuyền thấy cái vay mượn ở đời… vv..và vv.. (trộm nghĩ : K3 ở tp.HCM có 2 sư huynh vẫn còn nhiều chất na-tu-re trong người là: số 1: TR.D, số 2: Đ.Đ.B?)
Vậy thì còn chờ chi nữa: chấn chỉnh, uốn nắn đi thôi! Thời gian có, lại không còn phải chịu bất cứ sức ép nào, thì không có lý gì Ta lại không tìm về được. Và biết đâu biết đâu đấy điều kỳ diệu sẽ xẩy ra : Ta lại về tinh khôi !
- Ôi! Bác ‘Ta’ tỉnh dậy đi! Khổ thân, lại nằm mê giữa ban ngày, bệnh thành mãn tính mất rùi,tội nghiệp quá! Dậy đi, rừa mặt là tỉnh ngay thôi.
- Ơ..ơ..cái thằng này, để yên nào, tao mơ thì có làm sao, việc gì đến mày? Ông nói cho mà biết: đời này cũng là mơ đấy..!Vì sao à..?Vì đời có còn mãi đâu, tới lúc rồi cũng tan biến mất tiêu.
Về hưu cho điều kiện để chấn chỉnh sức khoẻ và tìm lại những bản tính tốt đẹp tự thân cuả ta mà vô tình đã bị lãng quyên.
Ngay sau khi hưu, người có khí chất kẻ sỹ thường suy ngẫm, tỉ mỉ tổng kết đánh giá cuộc đời trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì khác. Thành đạt là khó nói lắm, dù cho cũng có thể qui nó về một số gạch đầu dòng và một vài dãy số.
Không cần phải suy nghĩ về cái sự thành đạt người ta vẫn sống tốt, sống khoẻ, nhưng nếu có nghĩ về nó chút ít cũng ích lợi lắm chứ : bởi đôi khi ta cứ phải thành tâm tự hỏi rằng : mình đang đứng ở đâu giữa cái nhân quần này?
Nhà tâm lý học người Mỹ gốc do thái Maslow (1908-1970) đưa ra bẩy bậc thang từ thấp lên cao về nhu cầu cần thoả mãn của con người để làm tiêu chuẩn đánh giá sự viên mãn của đời người tuỳ theo mức độ đạt được đến đâu:
Bậc dưới cùng là các nhu cầu sinh lý như đói,khát.nóng,lạnh.
Bậc thứ hai là các nhu cầu về an toàn và an ninh .
Bậc thứ ba là các nhu cầu của cải, tình yêu và được thừa nhận.
Bậc thứ tư là nhu cầu được kính trọng.
Bậc thứ năm là nhu cầu nhận thức : muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
Bậc thứ sáu là nhu cầu thẩm mỹ: muốn thấu hiểu lẽ huyền vi của tính đối xứng, sự trật tự và vẻ đẹp lộ thiên cũng như ẩn dấu và khát vọng sáng tạo cái đẹp.
Bậc thứ bẩy là nhu cầu khám phá đến tận cùng cái đơn nhất của bản thân,cái nó khác biệt với tất cả các cá nhân còn lại.
Nội dung bẩy bậc viên mãn rất là hàm súc, dễ hiểu và cũng mở, khi liên hệ ai cũng có thể tìm thấy sự thành công của đời mình thấp thoáng ở đâu đó trong các nấc thang này mà không hề phát sinh cảm giác ức chế bởi sự ‘cao-thấp’,’trên-dưới’. Hơn nữa bẩy bậc này còn cho một cách lý giải nguyên nhân xẩy ra bi kịch của những số phận: khi mà ta đạt được mức độ cao ở một trong các bậc thang từ thứ tư trở lên, nhưng chỉ ở mức thấp ở các bậc từ thứ ba trở xuống.
Tuy nhiên vẫn khó khẳng định được là nó đầy đủ và đúng cho phần lớn các trường hợp. Ít nhất có hai thất vọng khi đọc các tiêu chuẩn của Maslow trong bối cảnh hiện nay ở xã hội Việt nam :
Thất vọng thứ nhất : tiêu chí thành đạt cao nhất mà dư luận xã hội ta thường đề cao một con người là ‘cuả cải’ và ‘được thừa nhận’ lại chỉ nằm trong hai nội dung của bậc viên mãn thứ ba / bẩy.Như vậy các bậc thang từ bốn tới bẩy thì sao, nó ở đâu trong thang bậc đo giá trị con người của xã hội chúng ta?
Muốn hiểu rõ thêm để trả lời các thắc mắc này, họa chăng phải nghe được ý kiến từ Đ.Kh, Ch.Th – là những bạn K3 từ lâu đã có cốt cách suy nghĩ như những bậc trượng phu.
Thất vọng thứ hai : Quyền lực không được kể tới trong tiêu chuẩn của Maslow.
Liệu có thành kiến của người trí thức ở đây không? chuyện này nhất quyết phải thỉnh giaó thầy Th.C mới được.
Về hưu rồi cũng nên chuẩn bị cho mình cách nhìn nhận thông thái những giá trị của con người và xã hội. Biết mình là ai, đang ở đâu sẽ giúp cho tâm lý ta khoẻ mạnh vui vẻ được với đời.
Chuyện về hưu với nhiều bạn K3 còn đơn giản hơn nhiều : nó như cái vạch trắng phân biệt người đi bộ với xe cộ khi sang đường, bước vài bước là qua. Và một cuộc sống nữa mở ra bất kể đoạn đường trước thành công đến đâu, được mất những gì. Tr.M.Đ làm chế bản, VCK3 làm bê-tông tươi, Ch.Nh làm nghề in,V.Tr lại ngồi sau vô-lăng, H.Đ làm nghề dạy học,Th.K làm văn phòng…vv và vv.. Bạn về hưu trước luôn là tấm gương cho bạn về hưu sau học tập làm theo.
Như Ch.Nh nói : dù hoàn cảnh thế nào AE ta cũng sống ‘OAI HÙNG’.
Vậy đấy! Đến đây chuyện về hưu này không còn gì để nói nữa!
Chào mừng TuaLinh tham gia viết bài cho BT K3. Thêm một "quái nhân" góp mặt tại một diển đàn vốn trầm lắng nhất này.
Trả lờiXóaBài viết thật sâu sắc tuy có hơi trễ do phần lớn AE ta đã hoặc nhảy tàu cách nay cả 20 năm hoặc xuống ga khi tàu dừng hẳn...nhưng ý nghĩa của nó vẫn luôn thời sự bởi thà trễ còn hơn ...không bao giờ!.
Hay, hay.
Trả lờiXóaĐ/c Tuấn Linh hồi xưa cứ vỗ ngực tui không biết viết lách chi cả. Dấu nghề nhé.
HCQuang
Nhà bác Tuấn Linh nói "...anh em ta sống OAI HÙNG...". Dĩ nhiên là đúng rồi, nhưng cho tui sửa cho nó xéo xéo đi một chút: anh em ta sống oanh liệt, dưng mà mình chia làm hai phần tươi đỏ, xưa thì Oanh, nay thì Liệt.
Trả lờiXóaNhà bác xem xem bác AMK3 ra sao, thấy đường được thì theo giã đi lặn (scuba diving) cho nó khỏe người, mà lại dzui nữa.
HCQuang
Có đoạn này trong bài viết của Chu Dung Cơ - quá hợp với bài của bác này
Trả lờiXóa"Tại sao khi về già người ta hay hoài cổ "hay nhớ lại chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già..."
Bình thường đang làm việc không thấy gì bây giờ chuẩn bị xuống ga cũng nhiều tâm sự đấy chứ. Không biết chuẩn bị kỹ có vượt qua được ải này không. Mình cũng đang chuẩn bị mà thấy cũng run. Không phải ham muốn gì đâu, nhưng để làm quen với những nếp nghĩ mới của người tự do chắc phải mất thời gian.
Trả lờiXóaChuẩn bị xuống tàu thôi!
Một quan niệm mới về Ga Hưu! Xuống Ga ở đây không phải kết thúc mà chính là bắt đầu ở một vùng đất mới! Ông bạn TuaLinh đã dự định sẽ làm một nhạc công! Sẽ cùng B Ngọn ra biểu diễn cho các bạn HN thưởng thức... Tại sao lại không nhỉ. Bản thân tui tự thấy mình viên mãn level 3 khi xuống Ga hưu! Vậy nay phải phấn đấu để có thể lên các level tiếp ;)
Trả lờiXóa"Biết mình là ai, đang ở đâu sẽ giúp cho tâm lý ta khoẻ mạnh vui vẻ được với đời."
Trả lờiXóaVề điều này đúng cả khi đang trên 'Tầu' và đến 'Ga Hưu', nhưng khó lắm Anh Linh ạ.
Hehe, so theo 'bẩy bậc' thì bác AMk3 vấy bác HCQ đương viên mãn ở bậc thứ 5 đấy: nào là nhẩy dù này,nào là lặn biển này. Sướng thật! Thế chẳng phải '..muốn biết,muốn tìm hiểu và khám phá' là gì.Tuổi như các bác mà ham như thế thì quá thanh niên!...em khiếp quá!
Trả lờiXóakeke;chao TL chao ae
Trả lờiXóaAMnoi dung dang ra vd nay nen thao luan som hon vai nam , nhung ko sao
Noi ve 7 bac vien man ke cung thu vi day.Bac7 la cua nhung bac chan tu nhung ng khai sang nen nhung giao ly co tam "vimo"nhu THICHCA GIESU,...hoac nhung nhan vat vi dai khai sang nen 1 trieu dai nhu HOCHMINH chang han .Do cung la mien cua nhung bac vi nhan nhu Anhstanh hay Ghotte...
Con thap hon mot chut level6 theo toi do la mien cua nhung nghe sy sang tao dinh cao nhu Nguyendu Trinhcongson Van cao (2 ong sau nay con la mhung bac "Tientuu "nua ).Co le ho tham thia den vo cung cai hay cai dep cung nhu cai dau cua moi kiep nhan sinh va chinh vi vay ma ta nguong mo ho biet nhuong nao.Con 5 cai bac sau nay ta thay thap thoang bong dang cua anh em minh luc nay kuc khac o dau do ma luc nao do toi cung cac bab se cung luan tiep nhe .bb
Trả lờiXóaTôi tin rằng nếu không quá máu mê với địa vị , thì trong thời buổi này , bất kỳ ai khi về hưu cũng ân hận vì tại sao mình không hưu sớm hơn ?!
Trả lờiXóaHà Đông nói đến Nguyễn Du, làm mình phải thêm một chút. Lão này rất khôn, ko về hưu nhưng chả đóng góp ý kiến xây dựng với TƯ bao giờ, nên Gia Long mắng sao khanh lúc nào cũng nhất trí ngay thế. Được cái lúc hấp hối, hỏi người nhà lạnh đến chân chưa, "Được!" một cái rồi đi. AE ta bao giờ bàn đến đoạn này đây? Bàn hay ko bàn?
Trả lờiXóaCòn cụ Nguyễn Trãi dại vô cùng. Thứ nhất, trót đời rồi còn rước vào bà Thị Lộ mơn mởn đêm đêm nó hiếp cho đầu gối thành củ lạc. Thứ nhì, còn góp ý phê bình ở phường quận, rồi tử tế đón rước vua, cho vợ đi theo tiễn, rồi nó chém cho ba họ. Ta có nên đợi 600 năm sau mới thành danh nhân như cụ ko?
keke chao TC chao ae.xem ra "xomtu" day.fat bieu theo chi dao va nghi quyet mai chan rui nay la luc co the it nhieu noi ra dc nhung dieu "gan ruot".xin moi ae vao google/batkhuatho/nhungdieutrantrotulau,do la cau chuyen ve 100 hat giong do (ma trong do co khoi anh chi em cua nhung "hatgionglep" chung ta.suy ngam va lai "luan anh hung" tiep nha
Trả lờiXóaChào hai bác TC+HĐ,
Trả lờiXóaĐọc được mấy lời của các bác em mừmh trong bụng lắm. Em cũng thích bàn luận nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Xin hai bác trước,em theo sau-cứ thế mà làm. Kính.
Moi chung hon thang ko gap ko hieu sao dao nay g/s TC cua chung ta "nong" the.Neu nhu Troi cho,Dat chova Nguoita cho,xin loi bac TC chu em cung xin lam "cai rup".Nghe thay 2 chu "mon mon " cua bac ma em thay "ham".Con cai fan 2 thi em nhat tri voi bac la noi voi bon fuong xa lam gie.ban be noi voi nhau thui,suong hon nhieu.noi 1/4 cau da hieu ma lai ko mac hoa truzi.... Bac nao co cao kien thi xin moinhe.hon nua ai gioi
Trả lờiXóamay tinh thi lap 1 topic ve chuyen nay di, cu 300 chu /lan uc che bo me .
Trả lờiXóaHĐ viết không bỏ dấu thì chỉ nên giới hạn 300 chữ thui, viết dài ae vừa đọc vừa luận mệt thấy m! Triết lý thì sâu sắc...mà muốn hiểu trước tiên phải đoán xem ông viết gì.
Trả lờiXóaDù sao cũng phải bái phục TL đã "kích động" được "con quỉ" lên tiếng :))
PS: Ông cho tui địa chỉ mail của ông, tui xin mời ông tham gia viết bài, khỏi lo bị ức chế.
Trình tớ quá non,gửi mấy lần ko được, giờ làm lại."Cái nguyên thuỷ của mình đâu rồi",TL rất hay.Có thể ko đúng ý cậu,nhưng câu ấy làm tớ nghĩ đến chủ nghĩa hiện sinh.trước ta chửi nó hạ thấp con người,khơi gợi bản năng.giờ mới thấy nó bảo ta sống đúng mình,ko trượng phu quá cũng ko ăn tục nói phét qúa sức mà tẩu hoả nhập ma.HĐ nói đến Hồ Bất Khuất, rất nên nghe theo (cho tớ luôn địa chỉ mail của cậu đi),để biết một thế hệ anh chị hơi hơi giống mình,giờ yên tâm sống đẹp
Trả lờiXóaNặc danh(HCQ)bảo ko biết bắt đầu từ đâu,tớ nghĩ chả cần từ đâu,chả cần mục đích yêu cầu với thể loại gì.nói cho vui thôi,và ý khác nhau chả sao.đa dâm chứ có đa nguyên đâu mà cân nhắc
Và hãy thử nghĩ đến một vài "chủ đề" khác để góp mồm.Con cái chẳng hạn. Vợ cũng là đề tài vô tận nhưng bàn đến thì vừa đéo vừa run,ko sướng
tớ chả hiểu tô pích tô piếc của HĐ nói thế nào.nhưng Tuấn Linh quá 300 từ vẫn được là sao?
Trả lờiXóaGiới hạn 300 chữ ý nói là: những bài viết bằng chữ Việt nhưng không có dấu rất khó luận (chữ Việt nó rắc rối rứa) nên bác nớ viết nhiều chữ quá thời bá tánh coi không nổi, chứ chữ có dấu "đàng hoàng" thì "vô tư".
Trả lờiXóaMột ví dụ không liên quan: cô gái nhắn tin cho bạn trai (cũng chữ Việt không dấu) "em dang o truong, anh den ngay".
Anh bạn trai tóa hỏa khi đọc là "em đang ở truồng, (mời) anh đến (xơi) ngay".
Khổ thân cô gái, vì cô chỉ có ý định nhắn là "em đang đứng ở (cổng) trường, anh đến (đón) em ngay (nhé)".
HCQuang
Em chào các bác,
Trả lờiXóaĐọc thấy bác TC bạo mồm quá,toàn dùng động từ mạnh.Dưng mà em..thích, cứ muốn đọc mãi, thế mới chết em chứ?
Em xin lĩnh ý bác TC về Cụ Nguyễn Trãi và Cụ Nguyễn Du,lĩnh ý bác HĐ luận 'anh hùng',em sẽ xin góp mồm. Các cụ dạy là kính thầy đắc thọ..hai bác đã mở đầu rùi,thuận đà rước hai bác đi trước,em theo sau.
Còn bác TC nói về con cái ư? ố làlà! kinh nghiệm riêng của em thì nó là mình mà cũng là kẻ luôn bướng bỉnh đối nghịch với mình,nó là sự tự mâu thuẫn của Ta mà không tài nào hoá giải được!!..Chết em rồi! lại quá nhời! hai bác thể tất cho em nhé. Kính.
TC à ,cái khai niêm CNHS này lần dầu tiên toi nghe la tư miêng ông,lâu lắm rui,tư hồi năm 2 ở Dịch -dồng ...Cung fai thôi,nếu công nhận nó sớm quá ,thi xin lỗi,dánh nhau thế d.. nào dc .Con bây giờ nghĩ mà thương thê hệ cha chu minh ngay xưa, sống "ép xác" quá , chả mây ng dc biết "văn nghệ ngoài luồng" la thê nào.Nói dến dây lai trơ vê chủ dề cua TL, vê cái dộ viên mãn khi ta dã di dc quá 2/3cuộc dời.Thưc ra nó rât tương dối fu thuôc tâm trạng ta tưng lúc va theo tôi no cũng chả mây quan trọng miên là biêt vui với nhưng gi mình có .Sống sâu sắc một chut nữa thi cũng tốt , nhưng cứ trăn trở như thầy Phạm -dinh -Trọng cua chung ta thì cũng "mệt" lắm.ÂU là mỗi ng có 1 xư mênh của minh trong cuôc dơi nay...
Trả lờiXóaTC . a tui quên mail của tui:vankieptran@yahoo.com .Nói dến HOBATKHUAT tui rât thich cha này .Có gi hay ong cho tui biêt với (nêu chuyện "lê bên trái" thì qua mail.ông kiêm dc quyên hôi kí cua bon INTENAT (100 hat giông do ki niem 50 năm truong INTENAT)thi ong cho tôi mươn nhe (chăc la chị ong co)vây thôi bb
Trả lờiXóa"trăn trở như thầy Phạm Đình Trọng", là ông TRọng xưởng phim qđ cũ đã về hưu ấy à?mới đây ký trong đơn bô xít? Đúng thật thì là vì cha ấy bị táo bón kinh niên, dân văn nghệ quý nhưng chả thấy viết được cái gì để nhớ mấy
Trả lờiXóavề con cái, mình nghĩ cái có thể bàn chung, thoải mái nhất là giáo dục - của ta của tây gì đó. chẳng hạn mấy cha trí thức giầu có gửi con đi Âu Mỹ gọi đó là "tị nạn giáo dục". Ko trốn đi đâu được thì phải chịu, con sẽ bị nhồi như con vịt suốt 12 năm, đến lúc vào ĐH rồi thì kiểu gì cũng ra được
Chuyện dã lâu tư dầu những năm 80 của thê ki trước . nhân vat chính cua chung ta khi do dã la thương hay dai uy gi do rui.Môt hôm anh ta(theo như Toan "mit" kể)rui khâu rulo vao bung, sùng suc dên rủ Toan "mit" di noi chuyên "fai quấy"vơi môt dam thanh niên nao dó.Va cai dăc biêt la ơ chô CO LIÊN QUAN dên 1 "bóng hồng" nào dó ..Chuyên cu thẻ thê nao ,lâu qua tui quên mất rui.Cai ân tuong con lai mãi trong tôi cho dên giơ la cai "hào khí "cua no .Nêu ko co gi bi mât thi xin fep anh HCQ (fai ,nhân vât chinh la HCQ) quay châm lai nhưng thươc fim do.Nêu ko co những "xen" dây hôi hôp va gay cấn dây chất lãng mạn kiêu "viễn tây nươc Mỹ " dó cua "thơi hoa dỏ" thi faỉ chăng chung ta chỉ còn là nhưng cai bong lướt qua cuôc dời này?
Trả lờiXóaBây giờ mới biết vì sao Hà Đông gọi "thầy Trọng". Giở "Sinh ra trong khói lửa 2" xem, thầy viết về Ngô Minh Kính bàn về Kinh Dịch, bèn rất là tò mò
Trả lờiXóaliên quan một chút: trường Bé có Cao Tự Thanh, chân có tật, học Hán Nôm giờ là nhà nghiên cứu văn hoá Nam Bộ được vì nể. Dịch Kim Dung như điên
-Các bố viết tên tắt đánh đố nhau ghê quá
@HĐ : Tôi đã gửi thư mời ông tham gia viết bài cho BLK3. Ông cứ làm theo chỉ dẫn của email là được. Hy vọng sớm được đọc các topic rất hot của ông.
Trả lờiXóaLai noi về chuyện "hưu ".Theo mình cứ về vào cái khoảng thương dại tá như các huynh ChiNhân FiHung là vừa dẹp ," vừa chín tới " .Này nhé
Trả lờiXóa1-Về như tớ cach nay dã hơn 20 niên khi mơi chỉ là "dại uy công huân" thi nghe hơi sớm .Tuy dc tư do tư tại nhưng dôi lúc chợt thấy mình "thẹn với núi sông"
2-Còn nêu lai di xa hơn , xa nữa,không khéo chẳng giữ nổi mình ,lai dính vào những trò c/t bẩn thỉu hay chỉ lo dục khoét,chửa kip về dã thành bia miệng kiểu như "....5 nhà 3 vợ cũng là t/ư "...phỏng có dep gì?. Hoăc giả có ham vui 1 tí , nhưng làm to chăc hay fai chương mặt lên tivi .Thê rồi môt ngày nào dó,trong quán ka-ra-o-ke cac em mắt xanh mỏ dỏ chỉ tay lên man hình " chung mày ơi ra xem anh H kìa !" .Thì ra ông tướng nhà ta dang oai vệ giáo huân cho câp dươi về dạo dức.Dúng là cươi ra nước nắt
@TC,HĐ: nguồn gốc CNHS có từ đâu nhỉ?
Trả lờiXóaNhà phật từ lâu lắm rồi đã luôn căn dặn phật tử nhớ câu 'Thực tại hiện tiền' để giải thoát khoỉ khổ đau đi đến an lạc. Triết lý này nói : cuộc sống của bản thân ta là chỉ ngay tại khoảnh khắc này,trước hay sau đều không phải! Hà hà sống trong khoảnh khắc thì chỉ có bản năng mới sống nổi,lý chí xen vô thì đã chậm mất rồi! Không biết đây có phải tổ sư của CNHS không đây?
Lại còn lối sống 'thuận theo duyên' nữa chứ (cũng của nhà phật)
"Đói đến thì ăn mệt ngủ liền" có HS không ta?
Chuyện bác Hà Đông nói ở trên, tui cũng không nhớ ra sao nữa, lâu quá rồi. Mà hồi xưa, chuyện tui cài rulô, K59 vào đai bên trong bụng rồi đi xử chỗ nọ chỗ kia thì ... hơi nhiều, thậm chí có vài lần súng đã nổ.
Trả lờiXóaCám ơn bác vì đã giúp tui ôn lại quá khứ (mà đã là quá khứ thì nó luôn luôn đẹp).
HCQuang
Hiện sinh, tớ mạo muội nhé,existentialisme, từ động từ exister tiếng Pháp - tồn tại,từ điển chép là từ Heidegger và J. P. Sartre mà ra. Tớ chả quen hai cha này,nhưng biết là phải sau Phật và Nho. Khởi thuỷ phải là Kant, mọi chuyện chả biết đâu là chính xác, cái đang tồn tại mới quan trọng. Phật thì TL đã dẫn, Nho muộn hơn, có câu "Tri túc", biết đủ thì sung sướng, đòi quá không còn được trạng thái tự tại nên ko còn ung dung được, giống ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin. Nhưng cũng phải có lý trí mới đạt được điều ấy.
Trả lờiXóaTa ko được lựa chọn. Giờ mới được lựa chọn. Lựa chọn để biết thôi, chả hành động được nữa. Cái phúc nhận thức để lại cho thanh niên
- Nói thêm: hôm rồi tớ xem phim Việt "Chơi vơi", thấy xung quanh toàn khán giả trẻ chả hiểu gì cả. Nghĩ bụng chúng nó ngu quá. Nhưng xem phanxine trong google thấy nhiều lời bình hay kinh khủng khiếp (chỗ này mượn Phi Hùng đoạn ve - li - kỳ),ngoài những chỗ ngớ ngẩn thì thấy mình phải học chúng nó dài dài
@AMK3 va HCQ : Các cậu có thể làm ơn cho mình dường link tới 4SG và danh sách "thanh niên cách mạng DCH " dc ko?.Mình dã vào Ut trỗi rùi.Như lạc vào rừng rậm Amazon ấy ko tìm dc .Xin cảm ơn trước nha !
Trả lờiXóa@HĐ: Tớ cũng chẳng biết là nó (4SG) có Blog riêng hay không nữa, cần thì alo thôi.
Trả lờiXóa@AMK3,chào và tiên sư mày!Nghe mày nói tao tò mò quá suốt hôm qua tao mất ko biết bao nhiêu thời gian xáo tung Ut trỗi va blog k7 lên bụng bảo dạ faỉ tìm cho ra mây bài viêt của thằng 4SG .Có lẽ nào môt dòng họ lớn như thế (của Trung Quôc, tao nghĩ vây) lai bàn về nhưng diều thâm sâu như vây mà mình lai ko hề biêt 1 tẹo nào!
Trả lờiXóaTrời!hôm nay dọc dên dây mới biết hóa ra lả dòng họ của mình, à ko ,của anh em mình!
Mày thấy cái ngô nghê của tao thế nào? có dáng yêu ko ?
@HĐ: Chào, nếu nói ngô nghê thì phải là tao đây! đọc lời bình của mấy bậc cao nhân thấy sướng mà chả thể góp được ý nào. Nếu muốn tìm "thanh niên cách mạng DCH " thì hình như là bài của Hà Mèo K6. Cứ hỏi trực tiếp nó hoặc có thể thông qua ông bạn HCQ.
Trả lờiXóa