@TL: là chữ 'thọ',mình tải trên google, có vẻ hơi giống chữ 'phúc'. Vì gấp quá nên chưa thẩm định cho chắc chắn! Nếu sai sửa lại nền vậy.Thực ra với các cụ viếng chữ 'thọ' hay chữ 'phúc' cũng không trái đạo. Phải vậy không?
TL: chắc ko phải chữ Phúc. Còn trái phải mình cũng ko biết. hôm trước báo mình tiếp ND Nhật báo Bắc Kinh, đưa đi Văn Miếu nó bảo sướng lắm vì đọc được chữ. Bên đoàn mình bảo (thầm) nhau còn chúng tớ nỏ thèm biết. Thế là "đứt" văn hoá truyền thống, dù cái truyền thống ấy vô số yếu tố nhập vào
TL:Thế thì tớ lại mạn phép tán một đề tài rất "xái": ga hưu rồi, sống tươi roi rói, đến độ thì đứt phựt, "thọ" làm gì nhỉ. Nói thế vì "chi bộ" hưu gần nhà mình có vài ông xuất huyết não lần thứ nhất, sáng ra sinh hoạt cứ muốn góp ý với trung ương. Họ muốn tớ tham gia, góp một cân chè Thái là được. Nên vào ko? Chắc chữ này chỉ phúng những cụ thọ thật, ko phải cho những ông chưa lên lão? 4SG: tớ thấy ông Ngô Tất Tố tả trong "Lều chõng" "chữ thảo loằng ngoằng như xích chó", cứ tưởng "thảo" là ko nhấc ngọn bút lên chứ? Thế phồn thể là thế nào, "lệ" là thế nào?
@TC: Hì hì,theo mình cậu cứ tham gia qua cân chè Thái,trước hết cũng là để bầy tỏ sự kính với nhời mời của các cụ.Phát biểu mà có chè Thái nhấp giọng thì còn gì bằng!Thế là mình hưởng ứng với các cụ rồi còn gì. Mình đoán là nếu thi thoảng cậu xuất hiện chắc các cụ mừng lắm,vì họp hành với nhau bao nhiêu năm như thế,quanh quẩn lại mấy chuyện tiêu cực,mặc sức phê phán,kêu gào mãi kết cục cũng chỉ như đông ki sốt đánh nhau với cối xay gió,sao có thể không chán được! Thấy cậu, các cụ như được nối với đời sống hiện tại của XH mà.Chẳng gì nó đang là nhà báo,nó đang là nhà văn mà cũng dự thì chúng ta vẫn còn giá trị đấy chứ,cũng chưa hẳn đã ngồi bên lề cuộc sống? đại loại tâm lý có thể là như vậy. Trong này, lão B.'ngọn' làm BT CB hưu kể đã có lần chơi các cụ 'một búa': Các bác nói tiêu cực như thể nó mới nảy nòi ra ý,mầm mống cuả nó có từ khi các bác còn chưa về hưu kia,vậy các bác có vô can không.Giờ nói mồm như thế sao lúc đương chức đương quyền các bác không diệt trừ đi...vv..kể từ lần đó các cụ dón dén hẳn ra.Chẳng biết các cụ có bực mình không nhưng nhiệm kỳ sau vẫn... tí nhiệm bầu B.'ngọng' làm bí thơ! - Chuyện 'thọ',có thể bàn rộng theo nhiều hướng, dài lắm TC à,ví dụ thảo luận theo quan điểm 'nhân mãn' chẳng hạn.Còn ý nghĩa chữ 'thọ', mình nghĩ chỉ là một ước lệ.Viếng (phúng) chữ 'thọ' là hàm ý như một lời tiễn biệt người đã khuất là đã có một cuộc đời trần thế mãn nguyện.
@TC: Theo wikipedia chữ 'phồn thể' (chính thể) là chữ từ đời Hán-đủ nét,phân biệt với chữ 'giản thể' có từ 1950-đơn giản nét. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n_ph%E1%BB%93n_th%E1%BB%83 Vấn đề ở chỗ: Khi kính tặng chữ gì, người ta phải tặng chữ phồn thể, nếu không biết,dùng chữ giản thể thì phản nghĩa !
Phúng chữ phồn thể phức tạp thế a? Trên mạng, nhắn tin điện thoại..., bọn trẻ toàn "giản thể" cả, kiểu bb là tạm biệt... Chúng nó thấy mình nói kiểu cách đúng như thời cụ Nguyễn Du chắc đứng xa vái lắm
@TC: ấy,đúng thế đấy! Chữ 'giản tiện' hữu dụng cho dùng thường nhật.Nhưng mang cái 'giản tiện''thường dùng' mà thể hiện 'kính cẩn' thì...có 'kính' được không? Đã có sự cố mừng thọ như vậy.Đó cũng bởi tại người tặng 'hời hợt' mà lại muốn bày đặt học đòi chơi 'sâu'! Lại nữa,chữ Hán là chữ tượng hình, đôi khi còn mang tính 'triết lý' (chẳng hạn chữ 'nhẫn' gồm chữ 'đao' đè trên chữ 'tâm',ý là : dù cho đao cứa vào tim vẫn chịu được thì là 'nhẫn'..?);thành ra tặng chữ Hán tức là tặng 'tranh',tặng 'lý'. Còn tặng chữ 'nhẫn' viết bằng chữ quốc ngữ kí âm phát ra thành một tiếng, còn hay nỗi gì! Vì ví chữ Hán như 'tranh' nên viết chữ cũng như vẽ chữ.Cùng một chữ, người 'vẽ' khác nhau cho người xem chữ cảm nhận khác nhau.Bằng cách phân bố nét đậm nhạt,chấm phá,sổ thẳng... người 'vẽ' có thể thổi vào chữ cái 'thần',như họa sỹ thổi cái 'thần' vào tranh vậy.Lại lấy chữ 'nhẫn' làm ví dụ : nếu nét chữ 'đao' thanh sắc đè ngậm vào chữ 'tâm' đầy đặn nhưng ứ máu thì 'thần' hơn nét chữ 'đao' thô ráp(như dao mổ trâu) đè lên chữ 'tâm' nét mỏng mảnh (như tim của người yếu tim)...hì hì...Ấy là cảm nhận riêng tư tùy theo từng người. Chữ ký âm nói chung,chữ quốc ngữ nói riêng chỉ để 'đọc'làm sao mang lại cảm hứng 'xem chữ' như vậy được. Để thổi 'thần' vào chữ,người viết đôi khi phải 'thoát ra' mà 'vẽ', từ ấy mà ra kiểu viết 'thảo'.Như cậu đã nhận xét, viết 'thảo' cứ phải là 'liền một mạch' và cực nhanh,đặt bút xuống..nhấc tay lên là 'vẽ' xong chữ.Chữ có nhiều chấm gạch trên-dưới rời nhau là bỏ mẹ.Khó lắm!Tư duy duy lý kiểu đố vui 'tìm một đường thẳng tối ưu đi qua tất cả các điểm'..vv..ở đây không xài được.Thế mà người ta vẫn 'thảo' được mới hay chứ.Người vẽ chỉ còn cách 'thoát thần' mà vẽ thôi:vô thức sẽ dẫn ra 'đường liền mạch'. Cùng vẽ một chữ,mười vị 'thoát' thì mười đường múa khác nhau.Xong chữ rồi,một trong các cái thú của người xem chữ là đoán ra 'đường liền mạch' của chữ. Chữ ký âm của tiếng Việt mình - cấu tạo chủ yếu là trải liền theo chiều ngang, cũng 'thảo' thì xét về mọi mặt so với chữ hán sẽ dễ hơn và chỉ cho ra 'chữ đẹp',vui mắt hoàn toàn ở mặt hình thức.Thế nhưng,chớ có dzỡn,vẫn được gọi là 'thư pháp' đó! Nãy giờ,hầu chuyện TC một lúc là cũng mong sao để cậu thư giãn dành sức cho việc góp phần vào nỗ lực chung tổ chức lễ 1000 năm Thăng Long thật hoành tráng. Suýt nữa quên! Mình vừa làm một việc kiểu 'cọp dê' của người ta đem về 'dâng hiến' cho bạn! hì hì...
@tuanlinh: Đồng ý phần lớn bài comment. Riêng câu này thì xem xét khi gặp nhau "Còn tặng chữ 'nhẫn' viết bằng chữ quốc ngữ kí âm phát ra thành một tiếng, còn hay nỗi gì!"
TL, 4SG: tôi đồng ý với hai ông. Chơi cho đến nơi đến chốn mới kỹ mới sang, mới ko là dở ông dở thằng. Thế nhưng mọi văn hoá đều có quy luật tiếp biến rất oái oăm. "Hoa hậu X. đến từ Thái Nguyên" nhiều khi ko chính xác, có khi em đã luyện thi ở HN nửa năm rồi nên ko phải mới "đến từ TN". Nhưng nói thế "sang trọng" hơn, tỏ ra biết tiếng Anh, nó là phờ rom kia đấy, nên bất chấp có chính xác hay ko, người ta ko nói "X., hoa hậu TN". Các cụ xưa biết tiếng tây khi nghe "xa vông" thành "xà phòng" hẳn cười lăn, dị ứng là quê kệch, rồi "xà phòng" vẫn thắng Ông hoạ sĩ vẽ quốc ngữ theo cái gọi là thư pháp, cầm bút lông múa trên giấy dó, ý thức hoàn toàn là vẽ tranh. Nhưng các ông ấy cứ gọi là thư pháp, nhà báo gọi theo, cả thiên hạ phải nghe, dần dần thư pháp phải "kiêm" cả quốc ngữ. Ai làm gì được các ông ấy nào?
Xin chia buồn với anh Thái Chi. (Áy náy vì hơi muộn một chút)
Về chữ Hán: phồn thể và giản thể là hai dòng chữ của Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc cải cách chữ Hán, giản lược bớt đi, gọi là giản thể. Đài Loan chủ trương bảo tồn vốn cổ, vẫn là chữ cũ không thay đổi nhưng phải gọi là phồn thể cho nó phân biệt với giản thể. Bởi vậy trên mạng có hai loại trang tin chữ Hán. Trang tin chữ phồn thể thì được gọi là "chữ TQ truyền thống" (traditional chinese). Trang tin chữ giản thể được gọi là "chữ TQ đơn giản hóa" (simplified chinese).
Hữu Thành: bên TQ đang hai chế độ, đến lúc hợp nhất (?) lại mà có hai loại chữ thì phức tạp nhỉ. Chắc ở đại lục khi dùng giản thể cũng cãi nhau dữ dội? Ta hồi bà Nhất vợ ông Nguyễn Khắc Viện thử bộ chữ cái giản tiện, ko được thừa nhận dù bao nhiêu lý lẽ hay. Có những chuyện tưởng đơn giản như phiên âm tên riêng nước ngoài, các nhà ngôn ngữ cái nhau mãi. Đôi lúc thấy trong văn hoá cần một anh độc tài, nhưng phải anh minh. "Đôi lúc" thôi TL: cái chữ "tiếp biến" nói hôm trước có thể hiểu là tiếp nhận xong rồi biến đổi đi cho hợp với phủ tạng văn hoá bản địa. Các bác nhà mình giỏi vụ này lắm, "Việt Nam hoá" tất tật
Xin chia buồn với gia đình Thái Chi, xin lỗi vì biết muộn. To:TC, TL về việc sinh hoạt khu phố sau hưu, tham gia một tý cho đỡ chống chếnh thì tạm được, kinh nghiệm của tôi hơi bi quan tý, thứ nhất lại phải huy động nơ ron thần kinh chuẩn bị quán triệt chủ trương chính sách, nghị quyết các cấp, bầu bán đấu đá không khác gì các vị đương chức, phải biết làm thơ nữa, để đọc khi sang phần hai. Hai là trong nhà nhớ bảo ban vợ con quét rác nhẹ tay, nhỡ ăn thịt chó có thêm lá mơ buồn "ấy" thì cũng "ấy" nhè nhẹ, đừng làm cái bùm không bị phê bình gia đình không văn hoá. Nếu có con trai trong tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự thì dù đang học đại học hay gia đình có bốn năm người đã từng tham gia quân ngũ cũng cứ nên đi bộ đội làm gương cho nhân dân học tập. tạm mấy cái đó để a.TC thấy nên tham gia hay không. (Ý kiến cá nhân thôi nhé). :-)
Ông Q.Trung k mấy, hóm ghê. Và đã có kinh nghiệm rồi. Tôi bổ sung thêm, hôm nào đi với Phi Hùng TRung "lột" nhớ mang khăn ăn Thái, nó cho ăn cái gì thời chùi cho sạch. Và khi họp hành giữ thái độ lờ đờ, nhạt như nước ốc để có sự ổn định đoàn kết, sau này có người đi đám mình. Và Tết đến người ta sang thì phải đáp lễ, chúc lại đúng tưng nấy câu, kẻo bị oán mãi. Và... Tóm lại là gấu như Đ Đ Bình hãy phá cái ao tù nước hến ấy
to:"nhà báo" TC . tôi là Trung thụt k4.bạn nối khố với Nghĩa kì đà k3,thấy các anh nói chuyện sau hưu vui vui nên có tý góp ý, kinh nghiệm cá nhân ấy mà,có về nghỉ cứ vào blog, đọc từ k3 đến út Trỗi, vui với các chú khoá dưới bằmg mấy họp với các ông "tai biến lần một" đấy, hế hế...
@QT : Lâu nay có liên lạc với Kỳ Nghĩa không? ’con kỳ đà’ ấy giờ có nhiều cái ‘lạ’,‘hay’ và ‘bí hiểm’ lắm đó. @TC,4SG : Theo chuyện a.,TC xương sườn tôi đau hết cả ,vì vừa mới ‘vặn’ bên nầy chưa xong đã lại phải vội ‘vẹo’ sang bên kỉa …cho kịp với cái ‘tứ’ của ‘toa’! Cuộc sống bản địa hóa ‘cái từ (phờ rom) nước ngoài’ là đề cho mọi người hữu dụng, phải không ta? Vì nhờ nói ‘xà phòng’ ai cũng hiểu,mà nay mới có nơi nơi làm làm, bán bán,mua mua và dùng dùng dùng.Vậy là tốt quá đi rồi. Bây giờ, e rằng nếu người Pháp kia sang ta mà phát ngôn giọng pháp ‘xa vông’ ở chợ thì chỉ nhận được cái ‘cười lăn’ của bà bán hàng!Còn nếu đỏ mặt lên mà cứ cố cãi cho bằng được là ‘xa vông’ mới đúng gốc thì .. đích thị cũng đã bị ‘bản địa hoá’ tâm tính thành…người ta rồi còn gì! Hì hì , đằng nào cũng không thoát được …đằng mình. Chuyện ‘phiên âm tên riêng nước ngoài, các nhà ngôn ngữ cãi nhau mãi’ thì quả thật không hiểu nổi : cãi vì cái gỉ cái gì? Gọi là ‘phiên âm’ thì cứ việc ghép chữ ta ký âm thành gần với âm gốc của tiếng nước người là ngon rồi. Nếu có phụ âm gió ‘sùy’, ‘suỵt’,’phờ’… nào nữa, cần thì thêm chữ cái Việt tương ứng vào đúng vị trí..càng làm chữ phiên âm ‘điệu’ hơn. Ấy là khi ta biết tiếng họ,trong trường hợp ta ko biết thì sao? thì…đành phiên âm ‘bắc cầu’ qua phiên âm của tiếng nước khác. Có điều là phiên âm theo âm nước ‘bắc cầu’ chớ đừng có phiên âm theo nghĩa chữ phiên âm của nước ‘bắc cầu’, ko thì chữ ‘Xít –ta-lin’ lại thành ‘Sư đại lâm‘ đấy,chẳng giống ai! Hà hà..ếch tôi từ đáy nhìn lên, nói : dễ chưa,thế mà cứ cãi cãi cãi.. miết vẫn chưa cho ra được,có khổ thân không? Động đến chuyện ‘chữ-nghĩa’ lại liên tưởng đến cách đây khoảng chục năm có cuộc tranh luận trên báo của các nhà ngữ học đòi cải cách sắp xếp lại thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt đặng giúp cho con nít học vỡ lòng tiếp thu nhanh hơn! Một đề xuất của người khởi xướng là đưa chữ ‘E’ lên đầu thay chữ ‘A’ với lý lẽ rằng âm bập bẹ đầu tiên của trẻ tập nói thường là vần ‘ MẸ’,vậy nguyên âm ‘E’ quen và gần bé nhất,để lên đầu ắt giúp bé tiếp thu nhanh hơn?Đấu nhau một chập rồi chìm xuồng. ..Ôi thôi,các nhà nghiên cứu chất cho lắm chữ vào bụng để rồi sa vào cái rối rắm của con ma học thuật,bị nó hành, cãi cọ,cào cấu, dẫm đạp tứ tung mà gỡ mãi chẳng thoát. Thiện taí! Thiện tai! ..Nam mô A di đà phââật…
‘Các bác nhà mình giỏi vụ này lắm, "Việt Nam hoá" tất tật’,đúng thế ! Hồi ở trường МЭИС Liên xô,mấy đứa sinh viên kể , khi bọn em vừa vào học năm thứ nhất,’sứ’ (quán) gọi lên, quan tâm tụi nhóc mới sang, đương còn ngơ ngác nên hỏi han đủ thứ : khí hậu,đồ ăn,quần áo ấm,nhớ nhà,bạn mới…và nhắc nhở luôn phải cố gắng hoà nhập hoàn cảnh để học cho giỏi vì mình tự hào là người Việt nam,ở đây nổi tiếng là thông minh, …vv..,cuối cùng ‘sứ’,người phụ trách lưu học sinh , hỏi : các cháu còn có khó khăn nào nhất?mạnh dạn nói xem, các chú sẽ giúp !..Im lặng một lúc..Thưa: tiếng Nga ạ,nghe chưa được,cứ bùng bục trong tai, thành ra trong sinh hoạt chệch choạc lắm ạ. Đớ người,rồi ‘sứ’ cũng trả lời : có cách.Các cháu phát huy tinh thần dân tộc lên,mình ’Việt nam hoá’ trong giao tiếp với bạn. Lũ trẻ lại im lặng không hiểu ‘Việt nam hóa’ là gì,nó giúp mình thế nào.’Sứ’ động viên : ‘Việt nam hóa’ không khó đâu,ví dụ một cháu vào cửa hàng thực phẩm,muốn mua chân giò lợn nhưng quên mất tiếng Nga nói thế nào,thì cháu ấy cứ tay chỉ vào cái chân giò bầy trong tủ kính rồi miệng nói tiếng Việt kèm theo ‘chân giò-chân giò-chân giò !’,cứ thế ,thế nào rồi người ta cũng hiểu tiếng mình,ko ngay hôm nay thì ngày mai…các cháu thấy chưa,’Việt nam hoá’ dễ không?...Vừa nghe xong, tôi và mấy đứa cùng phá lên cười đau cả bụng. Chuyện cách đây gần ba chục năm rồi,mà sao trong chỗ bụng ấy bên trong vẫn còn nguyên một nụ cười méo xệu hà-mỗi khi nhớ lại.
Hì hì,từ nãy tới đây 8 mấy chuyện tuyền ở khoản ‘định vật đặt tên’ thuộc ‘phạm trù xã hội’,hay là giờ mình đổi món chuyển sang ‘thưởng thức nghệ thuật’ thuộc ‘phạm trù cá nhưn’ nhé? …Dưng mà thôi,để khi khác…! Thư giãn cái đã. Tôi 1 , Chúng tôi >1, Anh 2, Các anh >2 ,Nó 3 , Chúng nó >3 , Nam :- , Nữ : (*), Yêu :-(*) … Trò ghép kí hiệu thành chữ ‘tượng hình’ ngộ đấy chứ?
@ TL,Tôi vẫn nói chuyện với KN ,tuần vài lần,hôm nọ thấy ảnh ông ngồi cạnh nó mà, động viên cậu vào blog nhưng cứ ờ ờ, chắc xài máy tính không thích bằng đọc bùa chú, cũng sắp nghỉ việc rồi. Chuyện chữ nghĩa ở ta nói ra buồn nhỉ, không khéo có ngày quay trở lại chữ Nôm cho nó dân tộc và hợp với anh Ba thì giải quyết được khối vấn đề. bổ sung kí hiệu nhé: không yêu :((
Người này nói "mục đích", kẻ kia lại dùng từ "mục tiêu". Họ sử dụng như nhau cả, không lựa chọn. Vậy chúng là 2 thứ hay 1 thứ? Mỗi bác giải thích mỗi kiểu nhưng nghe xong thấy nó ... lại như nhau. Tôi nghĩ mục tiêu là cái "tiêu ngắm", ví dụ anh kĩ sư làm đường muốn phóng đường; anh bèn ngắm vô máy ngắm và hô anh công nhân cầm cái cọc (cái tiêu) dịch qua xích lại, khi nào thẳng hướng ngắm thì xong một cọc. Còn "mục đích" là cái "đích ngắm", ví dụ chú bộ đội tập bắn súng CKC bài 1, nhăm nhăm bắm vào bia (cái đích). Tức cả 2 cái đều dùng để ngắm (bằng mắt) thôi, nhưng một cái là một điểm chuẩn để mà hướng tới, một cái là một diện tích để làm chuẩn mà hướng tới (và với mong muốn là co dần về tâm diện tích đó). Nói chung xài được cả nhưng mà phải xài kĩ thêm chút nữa.
Lại nghe báo chí nói "còn tồn tại vấn đề..." hoặc "còn tồn đọng vấn đề..." và họ dùng với một ý định như nhau. Nhưng thực ra "tồn đọng" và "tồn tại" có khác nhau. Tồn tại là cái vốn có, đang có, mà thường là sự việc cần thiết. Còn tồn đọng là cái đang tồn tại nhưng cần phải dọn dẹp.
Nói linh tinh một chập để các bác mất công đọc. HCQuang
TL: cách phiên âm của cậu gần với nguyên tắc ông Cao Xuân Hạo đưa ra, mình cũng tán thành lắm. Nhưng vừa rồi đọc Trần Hữu Dũng có ba bốn bài nói lại, lại hoang mang
TL: ông vào google, rồi Vietstudies hay Trần Hữu Dũng, tiếp "Văn hoá phát triển", mỗi ngày một lần xuất bản. Loạt bài này hình như in cả SGGP, lấy lên trước độ 10 ngày là có. THD là con bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người Tiền Giang thì phải, đang dậy ĐH bên Mỹ. Trang này được cái ko chính trị lắm, tất nhiên có xu hướng "nào đó"
@TC: mình vô 'Trần Hữu Dũng' tìm thấy 2 bài ở 'trang bạn đọc',báo 'Pháp luật', than phiền sự lộn xộn trong phiên âm tiếng nước ngoài. http://phapluattp.vn/20100125103128848p0c1027/tuy-tien-viet-hoa-la-khong-nen.htm http://phapluattp.vn/20100124115124801p0c1027/kieu-viet-hoa-chong-mat.htm Mẹ kiếp,càng đọc càng thấy 'rối' thêm,một tác giả còn đề nghị bỏ quách 'phiên âm' cứ nguyên văn mà dùng để tránh những phiền toái nảy sinh. Kiểu bài đăng đàn như thế này chắc có nhiều lắm phải ko TC? Ý kiến bạn đọc thì vô chừng,chẳng qua là ko tìm hiểu kỹ mà đã vội vã bức xúc lên tiếng mà thôi! Tìm tiếp mình mới thấy : té ra chính phủ đã có thông tư hướng dẫn về việc này rồi ,từ 03/2006. http://my.opera.com/にしかわいちろ/ blog/show.dml/3043956
Trong Thông tư qui định về các nguyên tắc phiên âm tiếng nước ngoài ,dễ hiểu và đầy đủ các trường hợp có thể xẩy ra. Không đọc cái này thì cãi nhau là phải thôi. Nếu đọc thêm hướng dẫn ở đây nữa http://khoaanh.net/index.php?name=PNphpBB2&file=viewtopic&t=3435 là có thể rút ra kết luận : từ nay ai mà còn cãi thì đúng là ‘chập cheng’!
Mình không biết nên đọc các bài ấy cũng hơi bị chập cheng. Còn các bài ấy là "chủ nghĩa xét lại". Có lẽ vì họ giỏi tiếng Tây tiếng U, họ thấy phiên kiểu đó nó quê quê? Giống như nhiều người thạo vi tính bảo "tiếng Việt trên máy tính" không xài được. Họ không nhìn ra hàng triệu cháu nhỏ hiện tại và hàng nhiều triệu cháu các thế hệ sẽ tiếp xúc lần đầu với máy tính như thế nào? Đấy là cái hại của bệnh "cuồng chữ".
TL: Lại phải bập bập nữa. Thông tư CP mình nói trên là quy định về viết hoa. Viết hoa tưởng đơn giản, chỉ cho danh từ riêng thôi, nhưng trên báo giờ cũng "đa dạng" chả kém chuyện phiên âm
Cái (?) này đã được đến 34 còm. Đáng mừng. Nhưng tôi thấy phải xin lỗi anh chị Thái Chi, "ngồi" nhờ chiếu nhà đám tán vui và lâu quá, đã đến lúc đứng dậy. Nhưng "dời" đi đâu? Tớ nhờ Xuân Nam. Cậu cũng là thằng đa sự hay đọc hay nghĩ, đưa một cái gì lên "kiểu Xuân Lăng" hay kiểu gì đó cho cả bọn có cái sân mới. Cảm ơn trước nha
Chữ nho này là gì đấy TL?
Trả lờiXóaSáng nay mình bận ko đưa được...
@TL: là chữ 'thọ',mình tải trên google, có vẻ hơi giống chữ 'phúc'. Vì gấp quá nên chưa thẩm định cho chắc chắn! Nếu sai sửa lại nền vậy.Thực ra với các cụ viếng chữ 'thọ' hay chữ 'phúc' cũng không trái đạo. Phải vậy không?
Trả lờiXóa@TC : mình 'thấy' rồi.Lời trước gửi cậu đấy.Vội là có sơ suất!
Trả lờiXóaTL: chắc ko phải chữ Phúc. Còn trái phải mình cũng ko biết.
Trả lờiXóahôm trước báo mình tiếp ND Nhật báo Bắc Kinh, đưa đi Văn Miếu nó bảo sướng lắm vì đọc được chữ. Bên đoàn mình bảo (thầm) nhau còn chúng tớ nỏ thèm biết.
Thế là "đứt" văn hoá truyền thống, dù cái truyền thống ấy vô số yếu tố nhập vào
Kính các pác K3!
Trả lờiXóaMạn phép xác định với các pác, là chử Thọ phồn thể, viết thảo.
4 SG
TL:Thế thì tớ lại mạn phép tán một đề tài rất "xái": ga hưu rồi, sống tươi roi rói, đến độ thì đứt phựt, "thọ" làm gì nhỉ. Nói thế vì "chi bộ" hưu gần nhà mình có vài ông xuất huyết não lần thứ nhất, sáng ra sinh hoạt cứ muốn góp ý với trung ương. Họ muốn tớ tham gia, góp một cân chè Thái là được. Nên vào ko?
Trả lờiXóaChắc chữ này chỉ phúng những cụ thọ thật, ko phải cho những ông chưa lên lão?
4SG: tớ thấy ông Ngô Tất Tố tả trong "Lều chõng" "chữ thảo loằng ngoằng như xích chó", cứ tưởng "thảo" là ko nhấc ngọn bút lên chứ? Thế phồn thể là thế nào, "lệ" là thế nào?
@TC: Hì hì,theo mình cậu cứ tham gia qua cân chè Thái,trước hết cũng là để bầy tỏ sự kính với nhời mời của các cụ.Phát biểu mà có chè Thái nhấp giọng thì còn gì bằng!Thế là mình hưởng ứng với các cụ rồi còn gì. Mình đoán là nếu thi thoảng cậu xuất hiện chắc các cụ mừng lắm,vì họp hành với nhau bao nhiêu năm như thế,quanh quẩn lại mấy chuyện tiêu cực,mặc sức phê phán,kêu gào mãi kết cục cũng chỉ như đông ki sốt đánh nhau với cối xay gió,sao có thể không chán được! Thấy cậu, các cụ như được nối với đời sống hiện tại của XH mà.Chẳng gì nó đang là nhà báo,nó đang là nhà văn mà cũng dự thì chúng ta vẫn còn giá trị đấy chứ,cũng chưa hẳn đã ngồi bên lề cuộc sống? đại loại tâm lý có thể là như vậy.
Trả lờiXóaTrong này, lão B.'ngọn' làm BT CB hưu kể đã có lần chơi các cụ 'một búa': Các bác nói tiêu cực như thể nó mới nảy nòi ra ý,mầm mống cuả nó có từ khi các bác còn chưa về hưu kia,vậy các bác có vô can không.Giờ nói mồm như thế sao lúc đương chức đương quyền các bác không diệt trừ đi...vv..kể từ lần đó các cụ dón dén hẳn ra.Chẳng biết các cụ có bực mình không nhưng nhiệm kỳ sau vẫn... tí nhiệm bầu B.'ngọng' làm bí thơ!
- Chuyện 'thọ',có thể bàn rộng theo nhiều hướng, dài lắm TC à,ví dụ thảo luận theo quan điểm 'nhân mãn' chẳng hạn.Còn ý nghĩa chữ 'thọ', mình nghĩ chỉ là một ước lệ.Viếng (phúng) chữ 'thọ' là hàm ý như một lời tiễn biệt người đã khuất là đã có một cuộc đời trần thế mãn nguyện.
Chân thành chia buồn cùng Thái Chi và gia đình
Trả lờiXóa@ChienTran: Pác muốn biết thì lên google 2 chử Hán Nôm là ra cả đống!
Trả lờiXóa4 SG
@TC: Theo wikipedia chữ 'phồn thể' (chính thể) là chữ từ đời Hán-đủ nét,phân biệt với chữ 'giản thể' có từ 1950-đơn giản nét.
Trả lờiXóahttp://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n_ph%E1%BB%93n_th%E1%BB%83
Vấn đề ở chỗ: Khi kính tặng chữ gì, người ta phải tặng chữ phồn thể, nếu không biết,dùng chữ giản thể thì phản nghĩa !
TL: Bình "ngọn" hay nhỉ
Trả lờiXóaPhúng chữ phồn thể phức tạp thế a? Trên mạng, nhắn tin điện thoại..., bọn trẻ toàn "giản thể" cả, kiểu bb là tạm biệt... Chúng nó thấy mình nói kiểu cách đúng như thời cụ Nguyễn Du chắc đứng xa vái lắm
@TC: ấy,đúng thế đấy! Chữ 'giản tiện' hữu dụng cho dùng thường nhật.Nhưng mang cái 'giản tiện''thường dùng' mà thể hiện 'kính cẩn' thì...có 'kính' được không? Đã có sự cố mừng thọ như vậy.Đó cũng bởi tại người tặng 'hời hợt' mà lại muốn bày đặt học đòi chơi 'sâu'!
Trả lờiXóaLại nữa,chữ Hán là chữ tượng hình, đôi khi còn mang tính 'triết lý' (chẳng hạn chữ 'nhẫn' gồm chữ 'đao' đè trên chữ 'tâm',ý là : dù cho đao cứa vào tim vẫn chịu được thì là 'nhẫn'..?);thành ra tặng chữ Hán tức là tặng 'tranh',tặng 'lý'. Còn tặng chữ 'nhẫn' viết bằng chữ quốc ngữ kí âm phát ra thành một tiếng, còn hay nỗi gì!
Vì ví chữ Hán như 'tranh' nên viết chữ cũng như vẽ chữ.Cùng một chữ, người 'vẽ' khác nhau cho người xem chữ cảm nhận khác nhau.Bằng cách phân bố nét đậm nhạt,chấm phá,sổ thẳng... người 'vẽ' có thể thổi vào chữ cái 'thần',như họa sỹ thổi cái 'thần' vào tranh vậy.Lại lấy chữ 'nhẫn' làm ví dụ : nếu nét chữ 'đao' thanh sắc đè ngậm vào chữ 'tâm' đầy đặn nhưng ứ máu thì 'thần' hơn nét chữ 'đao' thô ráp(như dao mổ trâu) đè lên chữ 'tâm' nét mỏng mảnh (như tim của người yếu tim)...hì hì...Ấy là cảm nhận riêng tư tùy theo từng người. Chữ ký âm nói chung,chữ quốc ngữ nói riêng chỉ để 'đọc'làm sao mang lại cảm hứng 'xem chữ' như vậy được.
Để thổi 'thần' vào chữ,người viết đôi khi phải 'thoát ra' mà 'vẽ', từ ấy mà ra kiểu viết 'thảo'.Như cậu đã nhận xét, viết 'thảo' cứ phải là 'liền một mạch' và cực nhanh,đặt bút xuống..nhấc tay lên là 'vẽ' xong chữ.Chữ có nhiều chấm gạch trên-dưới rời nhau là bỏ mẹ.Khó lắm!Tư duy duy lý kiểu đố vui 'tìm một đường thẳng tối ưu đi qua tất cả các điểm'..vv..ở đây không xài được.Thế mà người ta vẫn 'thảo' được mới hay chứ.Người vẽ chỉ còn cách 'thoát thần' mà vẽ thôi:vô thức sẽ dẫn ra 'đường liền mạch'. Cùng vẽ một chữ,mười vị 'thoát' thì mười đường múa khác nhau.Xong chữ rồi,một trong các cái thú của người xem chữ là đoán ra 'đường liền mạch' của chữ.
Chữ ký âm của tiếng Việt mình - cấu tạo chủ yếu là trải liền theo chiều ngang, cũng 'thảo' thì xét về mọi mặt so với chữ hán sẽ dễ hơn và chỉ cho ra 'chữ đẹp',vui mắt hoàn toàn ở mặt hình thức.Thế nhưng,chớ có dzỡn,vẫn được gọi là 'thư pháp' đó!
Nãy giờ,hầu chuyện TC một lúc là cũng mong sao để cậu thư giãn dành sức cho việc góp phần vào nỗ lực chung tổ chức lễ 1000 năm Thăng Long thật hoành tráng.
Suýt nữa quên! Mình vừa làm một việc kiểu 'cọp dê' của người ta đem về 'dâng hiến' cho bạn! hì hì...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0_ph%C3%A1p_Trung_Hoa
@tuanlinh: Đồng ý phần lớn bài comment.
Trả lờiXóaRiêng câu này thì xem xét khi gặp nhau "Còn tặng chữ 'nhẫn' viết bằng chữ quốc ngữ kí âm phát ra thành một tiếng, còn hay nỗi gì!"
4 SG
TL, 4SG: tôi đồng ý với hai ông. Chơi cho đến nơi đến chốn mới kỹ mới sang, mới ko là dở ông dở thằng.
Trả lờiXóaThế nhưng mọi văn hoá đều có quy luật tiếp biến rất oái oăm. "Hoa hậu X. đến từ Thái Nguyên" nhiều khi ko chính xác, có khi em đã luyện thi ở HN nửa năm rồi nên ko phải mới "đến từ TN". Nhưng nói thế "sang trọng" hơn, tỏ ra biết tiếng Anh, nó là phờ rom kia đấy, nên bất chấp có chính xác hay ko, người ta ko nói "X., hoa hậu TN". Các cụ xưa biết tiếng tây khi nghe "xa vông" thành "xà phòng" hẳn cười lăn, dị ứng là quê kệch, rồi "xà phòng" vẫn thắng
Ông hoạ sĩ vẽ quốc ngữ theo cái gọi là thư pháp, cầm bút lông múa trên giấy dó, ý thức hoàn toàn là vẽ tranh. Nhưng các ông ấy cứ gọi là thư pháp, nhà báo gọi theo, cả thiên hạ phải nghe, dần dần thư pháp phải "kiêm" cả quốc ngữ. Ai làm gì được các ông ấy nào?
- Hà hà, a.4SG cho ý kiến đi!
Trả lờiXóaXin chia buồn với anh Thái Chi.
Trả lờiXóa(Áy náy vì hơi muộn một chút)
Về chữ Hán: phồn thể và giản thể là hai dòng chữ của Trung Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc cải cách chữ Hán, giản lược bớt đi, gọi là giản thể.
Đài Loan chủ trương bảo tồn vốn cổ, vẫn là chữ cũ không thay đổi nhưng phải gọi là phồn thể cho nó phân biệt với giản thể.
Bởi vậy trên mạng có hai loại trang tin chữ Hán. Trang tin chữ phồn thể thì được gọi là "chữ TQ truyền thống" (traditional chinese). Trang tin chữ giản thể được gọi là "chữ TQ đơn giản hóa" (simplified chinese).
Hữu Thành: bên TQ đang hai chế độ, đến lúc hợp nhất (?) lại mà có hai loại chữ thì phức tạp nhỉ. Chắc ở đại lục khi dùng giản thể cũng cãi nhau dữ dội?
Trả lờiXóaTa hồi bà Nhất vợ ông Nguyễn Khắc Viện thử bộ chữ cái giản tiện, ko được thừa nhận dù bao nhiêu lý lẽ hay. Có những chuyện tưởng đơn giản như phiên âm tên riêng nước ngoài, các nhà ngôn ngữ cái nhau mãi. Đôi lúc thấy trong văn hoá cần một anh độc tài, nhưng phải anh minh. "Đôi lúc" thôi
TL: cái chữ "tiếp biến" nói hôm trước có thể hiểu là tiếp nhận xong rồi biến đổi đi cho hợp với phủ tạng văn hoá bản địa. Các bác nhà mình giỏi vụ này lắm, "Việt Nam hoá" tất tật
Xin chia buồn với gia đình Thái Chi, xin lỗi vì biết muộn.
Trả lờiXóaTo:TC, TL về việc sinh hoạt khu phố sau hưu, tham gia một tý cho đỡ chống chếnh thì tạm được, kinh nghiệm của tôi hơi bi quan tý, thứ nhất lại phải huy động nơ ron thần kinh chuẩn bị quán triệt chủ trương chính sách, nghị quyết các cấp, bầu bán đấu đá không khác gì các vị đương chức, phải biết làm thơ nữa, để đọc khi sang phần hai.
Hai là trong nhà nhớ bảo ban vợ con quét rác nhẹ tay, nhỡ ăn thịt chó có thêm lá mơ buồn "ấy" thì cũng "ấy" nhè nhẹ, đừng làm cái bùm không bị phê bình gia đình không văn hoá.
Nếu có con trai trong tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự thì dù đang học đại học hay gia đình có bốn năm người đã từng tham gia quân ngũ cũng cứ nên đi bộ đội làm gương cho nhân dân học tập. tạm mấy cái đó để a.TC thấy nên tham gia hay không. (Ý kiến cá nhân thôi nhé). :-)
Ông Q.Trung k mấy, hóm ghê. Và đã có kinh nghiệm rồi. Tôi bổ sung thêm, hôm nào đi với Phi Hùng TRung "lột" nhớ mang khăn ăn Thái, nó cho ăn cái gì thời chùi cho sạch. Và khi họp hành giữ thái độ lờ đờ, nhạt như nước ốc để có sự ổn định đoàn kết, sau này có người đi đám mình. Và Tết đến người ta sang thì phải đáp lễ, chúc lại đúng tưng nấy câu, kẻo bị oán mãi. Và... Tóm lại là gấu như Đ Đ Bình hãy phá cái ao tù nước hến ấy
Trả lờiXóato:"nhà báo" TC . tôi là Trung thụt k4.bạn nối khố với Nghĩa kì đà k3,thấy các anh nói chuyện sau hưu vui vui nên có tý góp ý, kinh nghiệm cá nhân ấy mà,có về nghỉ cứ vào blog, đọc từ k3 đến út Trỗi, vui với các chú khoá dưới bằmg mấy họp với các ông "tai biến lần một" đấy, hế hế...
Trả lờiXóa@QT : Lâu nay có liên lạc với Kỳ Nghĩa không? ’con kỳ đà’ ấy giờ có nhiều cái ‘lạ’,‘hay’ và ‘bí hiểm’ lắm đó.
Trả lờiXóa@TC,4SG : Theo chuyện a.,TC xương sườn tôi đau hết cả ,vì vừa mới ‘vặn’ bên nầy chưa xong đã lại phải vội ‘vẹo’ sang bên kỉa …cho kịp với cái ‘tứ’ của ‘toa’!
Cuộc sống bản địa hóa ‘cái từ (phờ rom) nước ngoài’ là đề cho mọi người hữu dụng, phải không ta? Vì nhờ nói ‘xà phòng’ ai cũng hiểu,mà nay mới có nơi nơi làm làm, bán bán,mua mua và dùng dùng dùng.Vậy là tốt quá đi rồi. Bây giờ, e rằng nếu người Pháp kia sang ta mà phát ngôn giọng pháp ‘xa vông’ ở chợ thì chỉ nhận được cái ‘cười lăn’ của bà bán hàng!Còn nếu đỏ mặt lên mà cứ cố cãi cho bằng được là ‘xa vông’ mới đúng gốc thì .. đích thị cũng đã bị ‘bản địa hoá’ tâm tính thành…người ta rồi còn gì! Hì hì , đằng nào cũng không thoát được …đằng mình.
Chuyện ‘phiên âm tên riêng nước ngoài, các nhà ngôn ngữ cãi nhau mãi’ thì quả thật không hiểu nổi : cãi vì cái gỉ cái gì? Gọi là ‘phiên âm’ thì cứ việc ghép chữ ta ký âm thành gần với âm gốc của tiếng nước người là ngon rồi. Nếu có phụ âm gió ‘sùy’, ‘suỵt’,’phờ’… nào nữa, cần thì thêm chữ cái Việt tương ứng vào đúng vị trí..càng làm chữ phiên âm ‘điệu’ hơn. Ấy là khi ta biết tiếng họ,trong trường hợp ta ko biết thì sao? thì…đành phiên âm ‘bắc cầu’ qua phiên âm của tiếng nước khác. Có điều là phiên âm theo âm nước ‘bắc cầu’ chớ đừng có phiên âm theo nghĩa chữ phiên âm của nước ‘bắc cầu’, ko thì chữ ‘Xít –ta-lin’ lại thành ‘Sư đại lâm‘ đấy,chẳng giống ai!
Hà hà..ếch tôi từ đáy nhìn lên, nói : dễ chưa,thế mà cứ cãi cãi cãi.. miết vẫn chưa cho ra được,có khổ thân không?
Động đến chuyện ‘chữ-nghĩa’ lại liên tưởng đến cách đây khoảng chục năm có cuộc tranh luận trên báo của các nhà ngữ học đòi cải cách sắp xếp lại thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt đặng giúp cho con nít học vỡ lòng tiếp thu nhanh hơn! Một đề xuất của người khởi xướng là đưa chữ ‘E’ lên đầu thay chữ ‘A’ với lý lẽ rằng âm bập bẹ đầu tiên của trẻ tập nói thường là vần ‘ MẸ’,vậy nguyên âm ‘E’ quen và gần bé nhất,để lên đầu ắt giúp bé tiếp thu nhanh hơn?Đấu nhau một chập rồi chìm xuồng.
..Ôi thôi,các nhà nghiên cứu chất cho lắm chữ vào bụng để rồi sa vào cái rối rắm của con ma học thuật,bị nó hành, cãi cọ,cào cấu, dẫm đạp tứ tung mà gỡ mãi chẳng thoát. Thiện taí! Thiện tai! ..Nam mô A di đà phââật…
‘Các bác nhà mình giỏi vụ này lắm, "Việt Nam hoá" tất tật’,đúng thế !
Trả lờiXóaHồi ở trường МЭИС Liên xô,mấy đứa sinh viên kể , khi bọn em vừa vào học năm thứ nhất,’sứ’ (quán) gọi lên, quan tâm tụi nhóc mới sang, đương còn ngơ ngác nên hỏi han đủ thứ : khí hậu,đồ ăn,quần áo ấm,nhớ nhà,bạn mới…và nhắc nhở luôn phải cố gắng hoà nhập hoàn cảnh để học cho giỏi vì mình tự hào là người Việt nam,ở đây nổi tiếng là thông minh, …vv..,cuối cùng ‘sứ’,người phụ trách lưu học sinh , hỏi : các cháu còn có khó khăn nào nhất?mạnh dạn nói xem, các chú sẽ giúp !..Im lặng một lúc..Thưa: tiếng Nga ạ,nghe chưa được,cứ bùng bục trong tai, thành ra trong sinh hoạt chệch choạc lắm ạ. Đớ người,rồi ‘sứ’ cũng trả lời : có cách.Các cháu phát huy tinh thần dân tộc lên,mình ’Việt nam hoá’ trong giao tiếp với bạn. Lũ trẻ lại im lặng không hiểu ‘Việt nam hóa’ là gì,nó giúp mình thế nào.’Sứ’ động viên : ‘Việt nam hóa’ không khó đâu,ví dụ một cháu vào cửa hàng thực phẩm,muốn mua chân giò lợn nhưng quên mất tiếng Nga nói thế nào,thì cháu ấy cứ tay chỉ vào cái chân giò bầy trong tủ kính rồi miệng nói tiếng Việt kèm theo ‘chân giò-chân giò-chân giò !’,cứ thế ,thế nào rồi người ta cũng hiểu tiếng mình,ko ngay hôm nay thì ngày mai…các cháu thấy chưa,’Việt nam hoá’ dễ không?...Vừa nghe xong, tôi và mấy đứa cùng phá lên cười đau cả bụng. Chuyện cách đây gần ba chục năm rồi,mà sao trong chỗ bụng ấy bên trong vẫn còn nguyên một nụ cười méo xệu hà-mỗi khi nhớ lại.
Hì hì,từ nãy tới đây 8 mấy chuyện tuyền ở khoản ‘định vật đặt tên’ thuộc ‘phạm trù xã hội’,hay là giờ mình đổi món chuyển sang ‘thưởng thức nghệ thuật’ thuộc ‘phạm trù cá nhưn’ nhé?
…Dưng mà thôi,để khi khác…!
Thư giãn cái đã.
Tôi 1 , Chúng tôi >1, Anh 2, Các anh >2 ,Nó 3 , Chúng nó >3 , Nam :- , Nữ : (*), Yêu :-(*) …
Trò ghép kí hiệu thành chữ ‘tượng hình’ ngộ đấy chứ?
@ TL,Tôi vẫn nói chuyện với KN ,tuần vài lần,hôm nọ thấy ảnh ông ngồi cạnh nó mà, động viên cậu vào blog nhưng cứ ờ ờ, chắc xài máy tính không thích bằng đọc bùa chú, cũng sắp nghỉ việc rồi.
Trả lờiXóaChuyện chữ nghĩa ở ta nói ra buồn nhỉ, không khéo có ngày quay trở lại chữ Nôm cho nó dân tộc và hợp với anh Ba thì giải quyết được khối vấn đề.
bổ sung kí hiệu nhé: không yêu :((
@QT : Ồ,ra thế! tôi quí KN lắm!
Trả lờiXóaXin chia buồn với a.Thái Chi.
Trả lờiXóa(xin lỗi vì một tuần nay tôi ở nơi không thuận lợi cho "công tác" lên mạng).
HCQuang
Bàn thêm về một cái chữ khác.
Trả lờiXóaNgười này nói "mục đích", kẻ kia lại dùng từ "mục tiêu". Họ sử dụng như nhau cả, không lựa chọn.
Vậy chúng là 2 thứ hay 1 thứ?
Mỗi bác giải thích mỗi kiểu nhưng nghe xong thấy nó ... lại như nhau.
Tôi nghĩ mục tiêu là cái "tiêu ngắm", ví dụ anh kĩ sư làm đường muốn phóng đường; anh bèn ngắm vô máy ngắm và hô anh công nhân cầm cái cọc (cái tiêu) dịch qua xích lại, khi nào thẳng hướng ngắm thì xong một cọc.
Còn "mục đích" là cái "đích ngắm", ví dụ chú bộ đội tập bắn súng CKC bài 1, nhăm nhăm bắm vào bia (cái đích).
Tức cả 2 cái đều dùng để ngắm (bằng mắt) thôi,
nhưng một cái là một điểm chuẩn để mà hướng tới,
một cái là một diện tích để làm chuẩn mà hướng tới (và với mong muốn là co dần về tâm diện tích đó).
Nói chung xài được cả nhưng mà phải xài kĩ thêm chút nữa.
Lại nghe báo chí nói "còn tồn tại vấn đề..." hoặc "còn tồn đọng vấn đề..." và họ dùng với một ý định như nhau.
Nhưng thực ra "tồn đọng" và "tồn tại" có khác nhau.
Tồn tại là cái vốn có, đang có, mà thường là sự việc cần thiết.
Còn tồn đọng là cái đang tồn tại nhưng cần phải dọn dẹp.
Nói linh tinh một chập để các bác mất công đọc.
HCQuang
TL: cách phiên âm của cậu gần với nguyên tắc ông Cao Xuân Hạo đưa ra, mình cũng tán thành lắm. Nhưng vừa rồi đọc Trần Hữu Dũng có ba bốn bài nói lại, lại hoang mang
Trả lờiXóa@TC: Hì hì...a.cho tui cái địa chỉ để đọc mấy bài ấy đi,a.nói 'hoang mang' làm tui tò mò quá!
Trả lờiXóaTL: ông vào google, rồi Vietstudies hay Trần Hữu Dũng, tiếp "Văn hoá phát triển", mỗi ngày một lần xuất bản. Loạt bài này hình như in cả SGGP, lấy lên trước độ 10 ngày là có.
Trả lờiXóaTHD là con bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người Tiền Giang thì phải, đang dậy ĐH bên Mỹ. Trang này được cái ko chính trị lắm, tất nhiên có xu hướng "nào đó"
TL: Bập bập. Mấy bài ấy trên Thời báo Kinh tế SG 21-11, 18,24,27-12 năm 09
Trả lờiXóaTrang của Trần Hữu Dũng là Viet - studies
@TC: mình vô 'Trần Hữu Dũng' tìm thấy 2 bài ở 'trang bạn đọc',báo 'Pháp luật', than phiền sự lộn xộn trong phiên âm tiếng nước ngoài. http://phapluattp.vn/20100125103128848p0c1027/tuy-tien-viet-hoa-la-khong-nen.htm http://phapluattp.vn/20100124115124801p0c1027/kieu-viet-hoa-chong-mat.htm
Trả lờiXóaMẹ kiếp,càng đọc càng thấy 'rối' thêm,một tác giả còn đề nghị bỏ quách 'phiên âm' cứ nguyên văn mà dùng để tránh những phiền toái nảy sinh.
Kiểu bài đăng đàn như thế này chắc có nhiều lắm phải ko TC? Ý kiến bạn đọc thì vô chừng,chẳng qua là ko tìm hiểu kỹ mà đã vội vã bức xúc lên tiếng mà thôi!
Tìm tiếp mình mới thấy : té ra chính phủ đã có thông tư hướng dẫn về việc này rồi ,từ 03/2006.
http://my.opera.com/にしかわいちろ/ blog/show.dml/3043956
Trong Thông tư qui định về các nguyên tắc phiên âm tiếng nước ngoài ,dễ hiểu và đầy đủ các trường hợp có thể xẩy ra. Không đọc cái này thì cãi nhau là phải thôi.
Nếu đọc thêm hướng dẫn ở đây nữa
http://khoaanh.net/index.php?name=PNphpBB2&file=viewtopic&t=3435
là có thể rút ra kết luận : từ nay ai mà còn cãi thì đúng là ‘chập cheng’!
Mình không biết nên đọc các bài ấy cũng hơi bị chập cheng. Còn các bài ấy là "chủ nghĩa xét lại". Có lẽ vì họ giỏi tiếng Tây tiếng U, họ thấy phiên kiểu đó nó quê quê?
Trả lờiXóaGiống như nhiều người thạo vi tính bảo "tiếng Việt trên máy tính" không xài được. Họ không nhìn ra hàng triệu cháu nhỏ hiện tại và hàng nhiều triệu cháu các thế hệ sẽ tiếp xúc lần đầu với máy tính như thế nào?
Đấy là cái hại của bệnh "cuồng chữ".
TL: cái thông tư CP ấy toà soạn mình đọc mỗi thằng hiểu một cách, cãi nhau ù tai. Rất buồn cười
Trả lờiXóaCòn báo khác sách khác mỗi anh chơi một kiểu
TL: Lại phải bập bập nữa. Thông tư CP mình nói trên là quy định về viết hoa. Viết hoa tưởng đơn giản, chỉ cho danh từ riêng thôi, nhưng trên báo giờ cũng "đa dạng" chả kém chuyện phiên âm
Trả lờiXóaCái (?) này đã được đến 34 còm. Đáng mừng. Nhưng tôi thấy phải xin lỗi anh chị Thái Chi, "ngồi" nhờ chiếu nhà đám tán vui và lâu quá, đã đến lúc đứng dậy.
Trả lờiXóaNhưng "dời" đi đâu? Tớ nhờ Xuân Nam. Cậu cũng là thằng đa sự hay đọc hay nghĩ, đưa một cái gì lên "kiểu Xuân Lăng" hay kiểu gì đó cho cả bọn có cái sân mới. Cảm ơn trước nha