Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2010

Con chúng ta

Cháu Lê Minh sinh 1986 là con trai của Lê Công (K3)-Thuý Hòa ,tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh tp.HCM 2007 , Đại học Kinh tế tp.HCM 2008. Bài viết đã đăng trên báo 'THANH NIÊN',04/10/2008.
Ảnh thờ của ông
Đó là quãng thời gian ông tôi sắp mất. Khi vừa đón cái Tết cuối cùng trong cuộc đời mình, sức khỏe của ông trượt dốc không phanh. Cả nhà tôi dù cố hết sức, dù luôn mang niềm tin ông sẽ khỏe lại, như cách ông đã đi bệnh viện rồi lại quay về, nhưng vẫn phải chấp nhận rằng có lẽ lần này ông sẽ không thể về nhà như mọi lần nữa.
Tôi không ở cùng ông từ bé, không lớn lên trong sự chăm sóc của ông. Tôi sống với ông vào quãng thời gian khi sức khỏe của ông bà không đủ để ông bà sống độc lập như trước nữa. Đôi lúc, tôi cũng tự cảm thấy những tình cảm mình dành cho ông bà cứ nhàn nhạt, không sâu đậm.
Rồi sức khỏe của ông ngày một đi xuống. Mọi người trong gia đình bắt đầu chuẩn bị hậu sự: mẹ gọi dì từ nước ngoài về, đặt may áo dài đen cho tất cả con cháu gái, cậu lo nơi an táng, dì lo giấu bà trước cú sốc phải mất ông... Tôi được giao nhiệm vụ làm ảnh thờ cho ông.
Không biết bao lần tôi đã tìm cách né tránh nhiệm vụ của mình. Khi ông vẫn đang khỏe mạnh, tôi đã lấy máy hình ngắm ảnh chân dung của ông với bộ áo trắng, chống gậy ba-ton. Nghĩ thế nào, tôi lại không bấm pô ảnh ấy. Khi ông nằm trong bệnh viện, tôi cầm hình thẻ của ông và mỗi khi đi ngang qua tiệm ảnh, tôi lại chạy qua thật nhanh. Trong sự lo sợ có niềm tin vô cớ rằng ông sẽ khỏe lại...
Rồi ông mất. Đúng sau cái ngày ông dường như tươi tỉnh lại mà tôi đã lấy nó làm điểm tựa để quên ngay ý định làm ảnh thờ. Tôi bối rối, hối hận. Ảnh thờ không có, gia đình sẽ nói thế nào với họ hàng, thân hữu? Tôi chạy đến tiệm ảnh trong tất cả sự ân hận. Thế rồi tấm ảnh thờ cũng có trong thời gian ngắn nhất. Cô thợ hình vừa tận tâm, vừa nhân ái đã khiến tôi an lòng.
Sau này, khi ngẫm nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi vẫn không khỏi hối hận. Đâu là trách nhiệm, đâu là tình cảm của một người cháu dành cho ông mình? Giữa lý trí của tình cảm và tình cảm đơn thuần, tôi đã phân vân, đắn đo và tưởng chừng bế tắc. Mãi sau này, khi nhìn lên ảnh ông đang mỉm cười, tôi mới tìm ra một lời giải đáp cho mình: Có lẽ, trong mọi hoàn cảnh, tôi đã dành cho ông mình những tình cảm dù nhỏ bé và ẩn sâu nhất nhưng có thực. Đó phải chăng là mẫu số chung của những hành động, những suy nghĩ, niềm tin và cả sự đắn đo? Tình cảm, trong mọi hoàn cảnh, có lẽ là điều đúng đắn duy nhất để ta nương tựa và hành động.
Lê Minh

13 nhận xét:

  1. Lê Minh: Câu cuối cùng rất đúng,nhưng chú thấy nó hơi "già". Có lẽ "đặc điểm thể loại" nó đòi thế? Chú thích "và cả sự đắn đo" lắm, vì tuổi chú hơi ít cái ấy, tuy chú ko hề hối tiếc cái gì

    Ông cháu luôn giữ thái độ lạc quan, cởi mở với bạn của con. Ông mất ít lâu thì cây đa trước nhà chết. Thỉnh thoảng chú gặp vài ông điện ảnh độ 70 tuổi, họ giữ những kỉ niệm đẹp về ông. Hẳn là họ được ông cháu san xẻ nhiều chuyện hơn là con cái
    Bài tốt nghiệp của cháu là gì, cho chú biết được ko?

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là sự giằng co giữa lý trí và tình cảm! Thật tiếc, lý trí lại là khoa học. Mà khoa học thì thường là đúng (dù ko phải luôn luôn).
    Tôi cũng đã từng trải qua tâm trạng giống cháu. Thật đáng buồn!
    Bài viết rất hay, rất tình cảm! Hoàn toàn ko có gì là "hơi già".

    HMK6

    Trả lờiXóa
  3. Cháu chào các chú,

    To chú Chiến: cháu viết bài này về ông ngoại của cháu. Còn ông nội thì cháu chưa có lần nào được gặp mặt ông vì cháu ra đời sau khi ông qua đời một năm.

    Đề tài tốt nghiệp của cháu là về sự trưởng thành của một câu thanh niên 18 tuổi, đang chưa tìm được ý nghĩa thật sự của "trong sáng" và "đen tối".

    Cháu cảm ơn các chú đã đọc bài viết nhỏ nhắn của cháu.

    Trả lờiXóa
  4. Chú vô duyên quá. Phải "bập bập" và tự nhủ ko mau miệng quá nữa

    trong sáng và đen tối..., nói trên này khó quá nhỉ. Tức là có một câu chuyện à? Cháu tự chọn hay ai "ra" đề? Chú thấy mênh mông thật.

    Trả lờiXóa
  5. @Lê Minh: Hì hì,chuyện 'cảm ơn' thì còn phải xem đã chứ!
    Ông nội chú mất khi chú còn là hạt bụi, còn ông ngoại thì...lúc chú mới 4 tuổi,không còn nhớ gì cả.Đọc bài viết của cháu,chú cảm nhận như thêm được một trải nghiệm tình cảm ở tuổi ...15,16...của chú? Thật là tuyệt. Vậy, giờ chú cảm ơn ai đây?
    **
    @TC: Những đoạn văn đầu của bài viết là lời tự sự rất chi là 'thơ trẻ'.
    Đoạn cuối vụt trở lại con người thực tại.Tác giả là cậu cử nhân kia mà.Thế cũng logic chứ?
    Tôi thấy ở đây một chàng trai trẻ đang trong qúa trình tự hoàn thiện trí tuệ khá mạnh mẽ.
    Hì hì, liều mạng 'múa rìu qua mắt thợ' cái chơi. Ai đánh thuế tôi nào?

    Trả lờiXóa
  6. @TC:Vừa 'xuất bản' xong, thì lời còm của cậu xuất hiện! Tớ 'bập bập' trước cậu đây.
    Dưng mà cậu làm thế cũng phải.Hè hè, vì thoạt đầu tớ cũng nghĩ thế,như cậu.Chậm hơn mà may.
    Tự vấn mình mới té ngửa ra là: thực lòng ta rất muốn lắng nghe để học hỏi.Thế nhưng đầu ta lại luôn có đáp án sẵn trong vô tức-dù cho không cố ý,khi tiếp nhận thông tin chưa rõ, thì không cần hỏi lại,lập tức nó sẽ được đưa vào cái khuôn đáp án kia và cho ra ngay một đáp số theo ý của mình,nhưng... trật lấc. Cái đó là gì nhỉ? Tự tin? kinh nghiệm?chủ quan? hay là bệnh của người 'già'?..
    Tớ tự vả vào mồm 3 cái nếu cậu nghĩ xéo!
    - Có bài báo ở 'An ninh thế giới' kể chuyện đi Tây bắc uống rượu với bà con người Thái,nhắc tới nhà văn,nhà báo Trần Chiến 'chiến' lắm.Có phải là cậu không? Uống kiểu 'Qua miền Tây bắc' hay quá! nghe tả thôi mà thèm rỏ nhãi.Nọng hết cả người!

    Trả lờiXóa
  7. Lê Minh: chú xin lỗi cháu và bố mẹ nhé. Cũng là đọc ko kỹ, tuy chỗ "mẹ gọi dì về" có phân vân, nhưng thói áp đặt vẫn còn
    TL: Đúng là mình. Nhưng thằng viết bịa đặt nhiều. Làm gì luyện được bổn lãnh đến mức ấy. Trách thì nó nhăn răng ra cười chả bập bập. Dưng mà giang hồ bỗng dưng nể mình...

    Trả lờiXóa
  8. @TC : Nhưng thằng bạn già này càng nể ông hơn đấy!Hì hì.

    Trả lờiXóa
  9. TC,TL:Nhắc dên ông của LM,tức là phụ huynh ThC,mình dễ nghĩ tới ông LL vì đó là kí ức tuổi thơ.Mình cũng định viết 1 com. dài dài một tí về cụ nhưng ngại v/đ nhạy cảm nên lại thôi.Cũng may ko lai lạc đề.Dẫu sao nhắc tới các vị lão thành như ông già TC, ThC, CNh...minh nghĩ rằng sẽ có lúc lịch sử đánh giá lại cho công minh hơn va hy vọng ngày đó ko xa !
    Những v/đ như LMT... đối với 1 số người là đau đầu giảm tho v..v..nhưng theo minh vẫn nên đua len đẻ cung suy nghĩ và thảo luận, như vậy blog của chúng ta mới có chiều sâu ,sức nặng va ý nghĩa còn lên đay chỉ toàn chuyện "vui vẻ "ko thôi thì cũng nhạt- vậy nên ai ko thích thì đi chỗ khác "chơi"!
    À TULY cho tui đường link xem TC cao thủ thế nào!

    Trả lờiXóa
  10. @HĐ: bài 'Uống rượu ở Tây Bắc', 20/12/2009,
    http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhandam/2009/12/53377.cand
    Xem xong đừng thèm đấy!

    Trả lờiXóa
  11. Chuyện HĐ nêu rất đáng nói. Một chú nhỏ kể Kiến Quốc làm một loạt mươi bài về những vị tướng ban đầu. Và nhận xét "viết hồn nhiên, ko có "tầng thứ hai" sau câu chữ". Kể chuyện này vì mình mong cậu chuẩn bị tư liệu sớm. Quá trình này rất lâu công, người chứng kiến nhiều khi ko đợi được. Còn bao giờ nó hết "nhạy cảm" xuất hiện ko vội. Mình có ý này tình nọ nhưng thuyết phục ai đó trước hết là tư liệu
    Chắc KQ cũng còn nhiều điều chưa tung ra...

    Cái quá trình đối thoại với con cái có cái hay là ta nhiều cái chung để bàn, có khi ta phải tự điều chỉnh, hoặc phát hiện lại mình. Nhưng làm thế nào những người bạn nhỏ ấy cảm thấy được bình đẳng để nói ra với ta, không dễ

    Trả lờiXóa
  12. - TC nói đúng quá!

    Trả lờiXóa
  13. @TL: Mình vừa dự đám cưới con Cường "dâu " về.
    1)Gặp Tài Chí hỏi thăm sao mãi ko thấy TL ra? Chắc cha nội có "đặc sản" gì gì đây muốn chiêu đãi thằng bạn già?
    2)Gặp ĐK và tui đã chuyển lời nhắn của ông và CNh cho hắn.
    Tui đã đoc bài "uống rươu"-ghê quá, vị chi thằng ban "tẩn" 28 li-nếu trừ bì thằng nhà báo nói phét thì cũng 10 "choác".Kể luc nào đẹp trời mà mấy thằng đi dc 1 chuyến thì cũng hay .Nhưng nhơ kiếm loại thuốc chống say tốt tốt 1 tí .Ke ke

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.