Mưa rồi nắng, đào HN nở tung từ 23,24 tết!
Hoa lốc....luôn xua về những ký ức HN xưa, khi còn trẻ...lúc trẻ thơ
Tranh cổ động và Hà Nội! may mắn là hôm nay vẫn còn thấy được, dù chỉ còn tại vị trí này.
Các chậu hoa đang được sắp xếp, bày quanh bờ Hồ.
Chỉ những bông hoa tươi mới hàm ý xuân trong cảnh này.
1000 năm Tháp Rùa!
Ông vua khai sinh Thăng Long - Hà Nội
Sắc xuân sớm.
Những cây đỗ quyên này có nhập từ Trung Quốc?
Các thùng các tông in tuyền chữ tàu và bên trong gói báo Tàu.
Cúc vàng gợi nhớ tết phương Nam.
Họa sỹ đường phố và người mẫu (khách hàng)
Đền Ngọc Sơn.
Cầu Thê Húc
Và các Teen thủ đô đang dự đoán tương lai qua những lá bài.....
Ngay dưới chân Tháp Bút!
Màn hình ở Bờ Hồ thông báo còn 245 ngày nữa là đến Đại Lễ hội Ngàn năm Thăng Long.
Do máy bay bị trễ nên chẳng kịp tham gia tất niên vui vẻ tại Vườn Treo cùng các bạn trỗi (xấu, tốt, cũ mới....), tôi góp phóng sự ảnh này như một món quà xuân nhỏ tặng cộng đồng.
Năm nay HN chắc ăn Tết mà ko có mưa phùn!
Trả lờiXóaBuồn chút chút!!
4 SG
Có thể coi là đã có quà xuân mang từ thủ đô vào cho anh em trong này rồi. Làm sớm thêm một phóng sự ảnh nữa về đường hoa thành phố thì càng hay nữa.
Trả lờiXóaXN.K3
AMk3 nhìn những thứ mà mình còn chưa thấy. Nói thật là phố phường ngày Tết bây giờ không còn càm hứng, nhất là tiết trời không thuận. Mỗi lần vào "phố" là không còn thấy gì ngoài xe cộ đông chật, không còn ngửi thấy gì ngoài mùi xăng và bụi.
Trả lờiXóaCứ loanh quanh vành đai hai lại lành.
"Đỗ Quyên nở giữa lòng Hà Nội.
Trả lờiXóaXinh thì cũng xinh, sao nghe chối trong tim."
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaQT nhạy cảm quá. Đã thế phải lên án dân mình; người trồng không chịu trồng hoa cho đẹp, người chơi không chịu mua hoa nội để bảo vệ thị trường,...
Trả lờiXóaĐảng mình còn cử các đoàn sang học tập Đảng bạn; nào báo Nhân Dân sang học tập mô hình Hoàn Cầu để làm Thời Nay, ngành tuyên huấn sang học về lý luận Mác trong thời đại mới,...
Hôm nọ nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cùng với hơn 20 người nữa trong Đảng bộ nhận từ 30 đến 60 năm, nhân lễ kỷ niệm năm Đảng tuổi 80, chúng tôi được nghe đ/c trưởng ban Tuyên huấn ĐU khối xuống thuyết trình say sưa về Đảng 80 năm xây dựng và phát triển như thế nào. Kinh nghiệm và các nhận thức mới lĩnh hội được sau 2 tháng học tập bên Đảng bạn thế nào,...
Thấy hơi tội nghiệp cho mấy bác cao tuổi Đảng còn phải ngồi nghe.
Nhạy cảm như ô. QT sao không chuyển sang dùng Ubuntu đi, ha ha...
HN làm đường hoa quanh Hồ Gươm sẽ rộng rãi, đẹp hơn đường hoa Ng. Huệ SG nhiều. Chỉ còn v/đ sao giữ để chơi được nhiều ngày.
Trả lờiXóaĐỗ Nghĩa: "Đường hoa quanh hồ Gươm" của ông khéo mà lãng mạn quá. Đất vàng đất kim cương, con hồ cổ kính ngày ngày bị hoả lực của "khát vọng phồn vinh" pằng pằng vào, chực hiện đại hoá. Những năm 80 toà bưu điện vừa nặng vừa dài mọc lên. Rồi toà uỷ ban TP nghiêm khắc, may làm sao có người thuê KTS Hoàng Phúc Thắng làm thêm cái dẻo hoa đằng trước cho mềm lại. Rồi khách sạn HN vàng, nhà Hàm cá mập, báo chí hơn trăm bài "đánh" mới khỏi một kích thước quá cỡ.
Trả lờiXóaCó một quy định từ thời Pháp, nhà quanh hồ ko được chòi quá đường 30 độ so với mặt nước. Nhưng khi báo Nhân dân muốn lên toà mới, quy định được sửa lại, cấp phép, xây xong thì "đóng" lại như quy định cũ. May mà cây đa đẹp nhất HN bên trong còn giữ được.
Gần nhất ngành Điện lực vẫn muốn làm nhà cao chỗ Cung Thiếu nhi nhìn sang, rồi phải bỏ, vì báo chí to mồm. Nghĩa là "lẵng hoa giữa lòng thành phố" luôn bị đe doạ
Trước đây đồ án lấy hồ Gươm làm đường đi bộ của KTS Kim Dung được một giải kiến trúc quốc tế. Vừa rồi cái nữa của Hoàng Thúc Hào, muốn mở khu vực đi bộ rộng nữa, lại được giải như thế. Nhưng tôi chắc cả hai vị ấy chả bao giờ nghĩ ý tưởng của mình lại được thực hiện cả
HN luôn luôn "mót" chiều cao, độ rộng. Như cái cổng tổ bố đang làm vào chùa Trấn Quốc hồ Tây, nhà sử học Lê VĂn Lan bình là bệnh "hiếu đại". Nhìn vào thủ đô nhiều nước họ có cái tinh thần ung dung, đủng đỉnh hơn nhiều. Bắc Kinh so với Thượng Hải, Oa sinh tơn so với Niu Oóc đều bé hơn mà nó có tự ty đâu.
Tôi vừa qua Huế, thấy sông Hương lại bị ba bốn toà mới lên nhốt chặt, đi bên đường Lê Lợi chả thấy mặt nước đâu. Mà đó là cái hồn cố đô...
Tôi dông dài và hơi đanh đá vì ông chạm đến một cái "góc" nhạy cảm quá. Hôm rồi ngắm lại tượng Lý Công Uẩn, giá cụ nhỏ nhắn đi chút ít sẽ hoà vào thiên nhiên xung quanh hơn. Bên kia hồ cụ Lê Lợi bé tý mà vẫn đáng vì nể biết bao.
Đúng là xác to hay nhỏ không quan trọng, "ăn nhau" là cái đầu.
Trả lờiXóaTượng cụ Lý Thái Tổ còn bé đấy, các bác chịu khó ghé quảng trường Tp.Vinh mới thấy "các choa" dựng tượng bác Hồ to, cao vút như ... tòa tháp đôi bên Mỹ, du khách tới gần tự dưng thấy ... hai hãi. Thật sai lầm, chả đúng với ý của ông cụ là gần dân. Chắc "các choa" muốn cạnh tranh với lăng Bác ở Hanoi.
HCQuang
Bác ơi, đường hoa là như trong mấy ảnh này đấy, để mọi người đi bộ dạo chơi trong mấy ngày Tết thôi.
Trả lờiXóaAnh Chí nhớn có nhận xét rất chính xác, khi tôi được xem bức tượng ở TP Vinh(trên TV thôi)đã thấy không ổn rồi,khi dựng tượng người ta cứ tưởng phóng to mẫu lên là OK thật sai lầm,đây chính là lỗi của CT này,nói vô phép, nó không có hồn.
Trả lờiXóa*Đố các bọ cho vui:tại sao tượng vua Lý tồn tại cho đến ngày nay dầu "trải qua trăm cuộc bể dâu" ?
DS
DS: tượng vua Lý nào, ở đâu? Hay là tượng Lê Thái Tổ Lê Lợi bên bờ Tây, chỉ gươm sang tượng Đầm xoè bên bờ Tây?
Trả lờiXóa"Ko có hồn" thì nhiều nơi lắm. Kể cả trăm tỷ...
Tượng cụ Lê Lợi đấy, DS ạ. Tất nhiên mặt mũi của cụ là giả định (người tạc tượng nghĩ ra) chứ hồi xưa cụ không chịu chụp hình chân dung, lộng kiếng, treo tứ xứ đâu.
Trả lờiXóaHồi xưa, anh tây thực dân đắp cái tượng con mẹ đầm xòe day đít vào Nhà băng Đông dương, day mặt ra hồ thách thức cụ Lê nhà choa. Tức là tức cây kiếm của cụ Lê lại trỏ xuống hồ, chứ trỏ thẳng sang con mẹ đầm xòe thì nó sợ, nó chạy mất dép (tôi đoán thế thôi chứ nó có chạy hay không thì ... đi mà hỏi anh tây).
HCQuang
HCQ:mình nhớ có thể nhầm, rằng tượng "Đầm xoè" bên vườn Chí Linh có trước, bà đầm xoa đầu chú bé ta chăn trâu. Rồi tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu đúc tượng Lê Lợi chỏ gươm sang phía đông "như một thứ phản ứng" nhưng kích thước khiêm tốn, tức là phản ứng be bé. Có một cách giải thích thế.
Trả lờiXóaSau Nhật đảo chính Pháp, thời thị trưởng Trần Văn Lai,tượng Đầm xoè "biến mất", chú bé chăn trâu được dời sang vườn trước Cột cờ, nên có tên vườn Canh nông; cũng là theo trí nhớ rách rưới của tôi.
Nhìn lại hệ thống tượng đài sau 54, cái nào cũng to. Nhóm tượng Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở đền BÀ Kiệu của Thanh Giao có lời bình là "xấu quá nên khi dựng xong thì tác giả lăn ra chết". Được giới điêu khắc - kiến trúc đánh giá cao chỉ có tượng Lê nin, LX làm, có không gian rộng và hoà hợp vào khung cảnh. Thời tây tượng Patxtơ nhỏ nhắn lắm, có lẽ do quan niệm ko nên đè nén thiên nhiên xung quanh
Chào đ/c TC.
Trả lờiXóaTượng Lenin ở gần Cột cờ (xưa là Võ miếu) được nhiều người khen. Chả là, tượng cụ Lenin do anh LX nghiên cứu, kính tặng ta. Khi đưa sang, bên ta cứ thắc mắc "sao nhỏ thế, không xứng tầm cỡ cụ". Tất nhiên LX trả lời thì hay rồi. Cuối cùng ở VN có mỗi tượng Lenin là được khen.
Nói chung thiên hạ, trừ bên ta với bên Tàu (và một vài anh bạn khác), thường làm tượng các vĩ nhân có kích thước xấp xỉ bằng người thật (to hơn một tí tẹo), còn "chẳng may" thích to thì chỉ làm mỗi cái đầu. Các tượng vĩ đại thường thể hiện cho cái gì đó mà không ám chỉ đích danh một vĩ nhân nào.
Tượng bà đầm xòe ở góc phía nhà Đại sứ TQ, thực tình tôi chả nhớ nhà bác thực dân sản xuất hồi nào. Ôi bác TC ơi, mấy cái thứ sản phẩm của đế quốc sài lang ấy mà, bỏ đi cho rồi. Mình cần học tập tư tưởng thời CMVH-TQ, đập tuốt.
HCQuang
HCQ:Bà đầm xoè hy sinh sau tháng 3năm 45 nên ta ko "nhớ" được
Trả lờiXóaTượng quyết tử ở đền Bà Kiệu HĐND TP nhất trí làm bản khác để ở vườn hoa Hàng Đậu rồi bỏ bản này đi. Nhưng vài nhiệm kỳ rồi chưa ai dám bỏ. Trước nữa, sự này chắc ta đều còn nhớ, ảnh Bác trên nhà ngân hàng nhà nước như lá buồm đón gió sông Hồng, gây nứt trần, dột xuống. mãi rồi HĐN mới quyết dỡ được, cũng phải rất lâu mới dám thực thi
Tội nghiệp nhất có lẽ là tượng cụ Trường Chinh ở quê Xuân Trường. Tuấn Linh chắc cũng thấy có gì...
Tớ vừa ra chợ đào gần nhà xem có cành nào đường được. Lổng chổng như củi rác. Dân buôn chặt dần những cành chơi được thành đống kẻo kẻ "tiết kiệm" ra nhặt về nhà, sang năm nó quen thói ấy không chịu mua nữa