Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

100 năm ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3


13 nhận xét:

  1. Hôm nay vào đây vẫn còn lễ 8-3 . Thiệt là khoái chí . Vô cùng cám ơn các đại ca .

    Trả lờiXóa
  2. TL: cái chị "Nữ" này ngực với đít cứ vẩu ra thế là phồn thể hay giản thể đây?

    Trả lờiXóa
  3. Nhà chị ... cứ vẩu ra thì ắt là "phồn" rồi.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  4. Để chuẩn bị kỉ niệm 45 năm thành lập trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965-15/10/2010), Ban Liên lạc nhà trường kính mời thầy cô và anh chị em - ủy viên Ban Liên lạc trường và Ban Liên lạc các khóa tới dự họp mặt.
    Địa đểm: Nhà hàng Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
    Thời gian: 15g ngày chủ nhật 21/3/2010.
    Trân trọng!
    Trưởng ban Bùi Quang Vinh

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là chữ ‘Nữ’ (女) - ở dưới,chữ ‘miên’ (宀 mái nhà) ở trên. Cổ nhân người Hán diễn đạt AN (bình an,an cư..) : 安, có ý : một người đàn bà dưới một mái nhà là Bình An. Đây là chữ hình thành theo cách Biểu ý (Wikipedia-Lục thư : Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán).
    Chữ viết nói chung đều mang tính qui ước,chữ Hán không chỉ là chữ mang tính qui ước ký thanh (chiếm 80%) mà còn có chữ mang tính hình tượng (tượng hình),đặc biệt có nhiều chữ mang tính ngụ ý hay mang một nội dung triết lý ngay trong cấu tạo của nó, ví dụ như trong chữ AN ,triết lý đó là : người phụ nữ trong nhà là cái gốc của BÌNH AN cho mỗi gia đình. Thật ra trong đời thục cái AN có đúng như triết lý đó không? Người đàn bà ấy (女) tròn trịa hoặc gầy gò thì có thể luận thế nào?..Hì hì..các quí ông U50, U60 có thể cho nhiều ý kiến thảo luận lắm chứ,cứ nghe chuyện cánh đàn ông ‘nổ’ trong bàn nhậu là biết!
    Chữ trong tranh là phồn thể vì đủ nét,còn nhận xét của TC là theo kiểu ‘phồn thực’ rất chi là hợp.
    Trương chữ ‘AN’ lên nhân ngày 8/3 là hàm ý : cả thế gian này cầu ở người phụ nữ sự BÌNH AN đó!
    Hà hà...

    Trả lờiXóa
  6. TL: trước hết là bái phục cậu dùng được cả chữ Hán trên máy. Sau nữa, là sự chu đáo đem đến kiến thức cho anh em (chả may là anh em đa phần tuổi học đã hết, tuổi quên bắt đầu)
    Tớ cứ tưởng đấy là NỮ, té ra là AN. Họ có triết lý hẳn hoi nhỉ, không phải ký tự đơn thuần
    Mà nữ nhân, ko có họ cũng chết, họ tràn ngập mình cũng toi, dù là trẻ hay già, trong nhà hay ngoài đời. Một chủ đề luôn luôn lớn và luôn luôn cũ rích!
    Cậu khoẻ chứ?
    Tớ vừa đi Tây Nguyên làm loạt bài 35 năm giải phóng. Dự cuộc gặp mặt bộ đội địa phương cũ Buôn Ma Thuột trên Đắc Lắc, toàn các cụ Bắc với khu Năm, ko có cụ người Thượng nào. Giải thích thì rất nhiều nguyên nhân, xa cách, ốm yếu... Nhưng tớ cứ phải nghĩ. Xa lòng hay chỉ xa địa lý?

    Trả lờiXóa
  7. @TC : mình vưỡn khẻo như hôm gặp nhau ở HN.Chuyến đi Tây Nguyên cậu có điều gì có thể nói ra cho AE biết với.
    Mình nghĩ:trong giai đoạn khói lửa của chiến tranh giải phóng MN đồng bào các dân tộc TN 'đồng hành' tự giác với CM,hoà bình lập lại thì hơi bị 'gượng ép' vào tiến trình 'phát triển' do người Kinh-xứ Quảng,xứ Huế,xứ Nghệ dẫn đường theo đường lối chung cho toàn VN.Có cái gì đó na ná như xây thủy điện ở chỗ người Thái Tây Bắc?
    Liệu hiện tượng ko có cụ Thượng nào trong cuộc gặp mặt 35 năm BĐĐP có phải do thời kỳ CM đó chưa đi vào được tâm thức người Thượng-vì một lý do nào đó? để thôi thúc họ đến gặp mặt.
    Vừa rồi trên VTV1 phát phóng sự nhiều tập về không gian văn hóa cồng chiêng TN,rất hay,rất trình độ.Có nhiều vấn đề trăn trở giống như cậu đấy.Vẫn là quá trình giằng co sinh tồn của 'tự nhiên' trước sức mạnh áp đảo của xu thế 'phát triển' duy lý,duy vật!
    Hì hì... chuyện chữ Hán chỉ là copy thui. Kiến thức để '8' chơi cũng có trên mạng cả,công sức là biết định hướng 'lục lọi' và chọn ra được 'cái cần'.Thời đại CNTT cho phép tiếp cận nhiều loại kiến thức quá cũng có mặt trái: thứ nhất là nguy cơ 'lạc lối' rồi vì mỏi mệt quá mà bỏ giữa chừng không tìm tiếp nữa,thứ hai là tìm ra được 'cái cần' mất quá nhiều sức,tâm lực để tìm ra tốn gấp nhiều lần tâm lực để hiểu nó. Vậy cho nên ở đây cái 'bái phục' là dành cho khả năng 'láu cá' lục lọi và tìm kiếm nhanh!...Hè hè..

    Trả lờiXóa
  8. Bình loạn về chữ An:
    Chữ An (yên ổn) gồm chữ Nữ và cái (mái) Nhà, tức muốn yên ổn thì phải nhốt bà Nữ trong Nhà, không cho chạy ra đường. Cấm đi nhởn. Có rứa mới yên (an).

    Trả lờiXóa
  9. TL:Chữ "miên" - mái nhà này có nghĩa "ngủ" ko nhỉ
    Chuyện TN mình sẽ viết trên báo, nhưng ý tứ ko thể trắng trợn quá. Đại loại 1 người Thượng giờ thêm 3 người Kinh (khu 5, Nghệ, đồng bằng...), Mường, Tày, Thái... trong ngôi nhà - rừng của họ. Ko có người mới thì an ninh quốc gia chắc ko ổn, nhưng tài nguyên, văn hoá rừng chả còn gì. Hơn mưòi năm trước mình gặp cán bộ một xã lên huyện họp, toàn ông Thái Lai Châu, con những ông lính Thái chạy hồi 54 vào. Họ đi xa, láu lỉnh, mưu mẹo, chịu học hành, nên nắm dần quyền lực. Đấy là cấp xã, chứ lên tỉnh toàn người khu Năm, Nghệ...
    Có vài từ nhặt được: nhà rông Nhà nước, thực dân Kinh. Và lời già làng:" nước mình dài như con rắn, đầu rắn là TƯ, đi đâu thì mình theo đấy. Nên việc gì phải học!"

    Trả lờiXóa
  10. @TC:'nhà rông Nhà nước' là không được thừa nhận về mặt tâm linh và văn hoá bản địa rồi,có lẽ vì nó chính là kiểu nhà văn hóa phường xã dưới xuôi mang lên biến dạng theo hình dáng nhà rông mà thôi ? Nó là 'ngoại lai'!
    'thực dân Kinh' nghe buồn cười quá, cái từ 'thực dân' do cán bộ CM ta tuyên truyền bà con TN giác ngộ từ thời đánh Pháp,nay lại được bà con dùng để chỉ lớp cán bộ thế hệ sau! Loại 'thực dân' ko ý thức nầy có lẽ là loại 'làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền'.

    Trả lờiXóa
  11. TL: trong nhiều chương trình của nhà nước như 135 dành cho vùng nghèo, các dự án đền bù người di dời vì thủy điện..., người ta xây những nhà rông, tức "ngôi nhà chung" kiểu cái đình dưới xuôi cho đồng bào, với mục đích như một nhà văn hoá bản. Nó nằm trong bản mới, chân bê tông,lợp tôn, khá vững chãi, do thợ làm. Nhưng đồng bào cứ đến những nhà rông lụp xụp lợp gianh tối như hũ nút "của họ", vì nó có hồn cốt, tâm linh, kiểu như người xuôi có hô thần nhập tượng thì mới thờ được. Nó bằng gỗ, còn nguyên vết rìu đẽo, sơ sài, chỉ bếp lửa, dãy chiêng, chả bằng khen với chứng nhận văn hoá gì, nhưng đánh chiêng là thần rừng thần suối thần cây "nghe thấy". Nên ông Nguyên Ngọc mới phán "(chính quyền)cho (đồng bào)cái nhà rông là cho cái không thể cho được".
    Đấy là TN. còn Tây Bắc, khu Tân Lập Sơn La xây cả loạt nhà sàn bê tông cho người Thái di dời lòng hồ thuỷ điện, in đầy catalogue của ban quản lý dự án thuỷ điện, thì người Thái cũng lạc hậu tiếp, tức là ko biết chấp nhận cái nhà sàn nhà nước ấy. Họ bỏ đi nhiều. Họ có cái tội là ko sống văn minh hiện đại được

    Trả lờiXóa
  12. Nói thêm: hôm trước bốc phét về tượng "bà đầm xoè" bên hồ Gươm, tôi có chỗ chưa chính xác. Nó chính là tượng nữ thần Tự do, phiên bản cái ở Mỹ. Nhưng dân ta "VN hoá" thành con mẹ đầm xoè

    Trả lờiXóa
  13. @HCQ: a.nói chí ní nắm! không có 'NỮ' trong nhà thì còn đâu 'AN' nữa,khi đó chỉ còn một cái mái che một không gian trống rỗng ở dưới?
    Đời thực nếu NỮ ra ngoài nhiều như NAM thì nhà liệu có còn ổn ko? Đúng là nguy cơ lắm!
    Làm thằng đàn ông viết cho thành chữ 'AN' cho đời mình cũng không thể một chốc một nhát là xong.Thoạt tiên và cũng dễ nhất là viết chữ 'miên'-mái che,cách nào rồi cũng thành được 'mái nhà' dù cho một tấm hay nhiều tấm...Đến chữ 'NỮ' thì viết khó hơn vạn lần bời vì phần chủ động của ta chỉ có một xíu ở chỗ lựa chọn lúc đầu còn lại bao nhiêu là do 'ý trời' và 'duyên phận' quyết định hết cả,mà cái 'ý' cái 'phận' ấy lại nằm trong 'NỮ' mới chết chứ?
    Phương án : 'Nhốt' nó-chữ 'NỮ' lại,liệu có 'khả thi'? Thậm chí là liều mạng kia đấy!Chả dại gì mà ‘cưỡng chế’ cái gốc AN của mình.Nó bất an thì còn AN '..cho bạn cho tôi..' được ko? Có khi lấy điểm 'khôn ngoan' IQ của thằng đàn ông là ở chỗ này đây. Hì hì.. không biết ý a.CQ sao?
    Thiên hạ đồn nhau có 2 cách khác ‘thuận’ hơn để giữ ‘NỮ’ ở nhà:
    Cách thứ 1 : Theo cách Ô.Xuân Diệu mách trong một bài thơ,đại ý : em-người vợ-cái gì cũng giỏi : đảm đang lo toan gia đình,cơm dẻo canh ngọt..vv..và..vv..
    Còn anh-người chồng-vụng về mọi bề, chẳng được tích sự gì cả ,thế mà chúng mình vẫn hạnh phúc mãi...?...bởi vì anh làm được mỗi một việc là .. khen em!
    Cách thứ 2 : Khi tuyển ‘NỮ’ vào dưới ‘mái nhà’ thì lập tức ta phải coi như mình bắt đầu một trường học mới: trường học một thầy-một trò. Chỉ xin nhớ cho : Thầy là ‘NỮ’,còn ta: là trò. Cứ thế..cứ thế..mà học cho đến hết đời!
    Người ta nói thế đấy! ko biết mình có học mà làm theo được ko ?
    Lại có người khuyên : hạ sách,nếu thấy phức tạp bí quá thì dùng chữ ‘NHƯỜNG’, không viết ra được chữ ‘AN’ thì chắc chắn mình cũng được chữ ‘LÀNH’!
    Không biết 'bình loạn' như thế đúng được mấy phần trong câu chuyện 'muôn thủa' này?

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.