Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Đám cưới con gái bạn.



AE ta có nhiều hoàn cảnh, tình huống chẳng giống nhau. Cho dù TDHD nhận định " Đại đội mình có khoảng 180 đứa thì có đến 120 số phận na ná nhau" ...Vậy số phận Tiến Nhái có giống với 120 tên kia không? Sống, hoạt động ở Hà Nội trong khi vợ con đóng đô ở SG. Ngày 29/5 là ngày cưới của cô con gái thứ 1 (nói vậy chắc phài có cô thứ 2?). MT bay vô, có phải  lo tổ chức hay không tui không rõ lắm nhưng dự thì chắc chắn phải rùi. Đám bạn bè K3 chỉ biết được qua tin nhắn của TBLL phía Nam " Tran Minh Tien. Moi cac ban Troi khoa 3 den du dam cuoi con gai Tran Phuong Nhung, tai khach san CONTINENTAL SAIGON, 132 - 134 Dong Khoi Q1 tp HCM, vao luc 17h30 ngay thu bay 29 thang 5, 2010, vi o xa nen khong gui thiep cuoi den tan tay, mong cac ban thong cam. Tr M Tien". Có lẽ do tin nhắn không tới được tất cả các bạn SG hoặc bị ngập trong hàng đống tin rác khác nên tuy được tổ chức vào thời điểm thuận tiện ( chiều thứ 7) địa điểm tốt (KS bốn sao tại trung tâm - chỉ hơi khó kiến chỗ gởi xe máy) mà số bạn trỗi K3 đến gom được một bàn. Bù lại, đến dự toàn là những các nhân vật  đình đám - nổi tiếng từ xưa trong làng bồ ta bồ tây mà tới nay vẫn là những anh hào trong các lĩnh vực của mình.
Đám cưới con bạn là dịp gặp nhau vui vẻ , vừa là chúc mừng cho con cháu, vừa là dịp tám với nhau của lũ bạn già lâu ngày mới gặp lại. Tui đưa lên đây những hình ảnh chính thức của tiệc cưới và sự góp mặt của anh em mình để các bạn không đến dự được cùng biết.


16 nhận xét:

  1. Ông Bố vợ là một nhà Kỹ Nghệ xuất sắc nhất K3!

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn thấy DươngThanh ,tui lại nhớ 1 thủa TrạiHòe.Khoảng(23+24/3/1965),
    nhóm đầu tiên của lớp ta lên trại.Lần đầu tiên sống xa gia đình,ăn ở tập thể thật là vui và biết bao kỉ niệm.
    Không hiểu sao,chắc là bắt đầu tuổi lớn,nên cảm giác đầu tiên còn đọng lại là..... "đói".Chúng tôi lùng suc tất cả những thứ có thể ăn đươc:dái mít,dứa dại...và chủ nhật tôi thường hay cùng LữThái đi mót khoai lang - đi xa lắm, hì hụi suốt buổi cũng chỉ được vài vốc ,những củ khoai bé tí chỉ bằng ngón tay-...,nhưng lúc đó,cũng thật giá trị và hấp dẫn.
    Ngày ấy cơm và thức ăn thật ít,tôi cùng TL,Kỳ "cỗ" ăn chung: đổ tất că cơm và thức ăn vào 1 cái xoong,3 đứa 3 cái thìa cùng xúc....
    Hồi ấy có lẽ "cánh" TCCT là nổi trội nhất.Bọn 16 LíNamĐế (DT,Bắc"cóc",Chính "vện"...)trong chơi đùa thường lấn áp Thắng"mắt xanh"...(gần đây Thắng mới "nghĩa lộ" là hồi đó nó trả thù bằng cách đái vào chăn màn của bọn này.... )
    Còn chuyên học cũng buồn cười.Phong trào thi đua giữa các tiểu đội ăn thua tới mức Linh "ếch" ko đc điểm giỏi khóc như mất cắp,ko ai dỗ đc.

    Chuyên còn nhiều mong anh em "bồi đắp".

    Trả lờiXóa
  3. Tuổi già tới,nếu phía trước chẳng còn gì nhiều thì chỉ còn cách nhìn lại phía sau bằng chuyện kể thời trai trẻ với bạn già hoặc chơi với ngừơi trẻ là thú vị nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Lên trại Hòe,vừa xuống xe cảm giác đầu tiên thấy chung quanh 'trống trải'.
    Tiếp theo là 'đơn độc',chẳng thấy ai gần gũi cả,tất cả đều lạ hoắc,từ đây mọi việc đều phải 'tự mình',có gì khó không biết hỏi ai. Lần đầu tiên tự giặt lấy quần áo và phải kéo nước từ giếng lên,được nửa gầu nước thì đỏ quạch vì đất sỏi thành giếng rợi vào...
    Lấy bát đũa đi ăn cơm phải nhận ra cái nào 'của mình',lấy khăn mặt đi tắm phải nhận ra cái 'của mình',lấy quần áo ngoài dây phơi cũng phải nhận ra cái 'của mình'..'của mình' ..'của mình'..Ở nhà đâu có phải như vậy.
    Những ngày đầu tiên sống tập thể ...chán lắm,chỉ muốn về nhà.

    Trả lờiXóa
  5. TL: khổ là mấy chục năm sau đi tìm "cái của mình" hơi chật vật

    Trả lờiXóa
  6. @TC: Ôi,tìm 'hơi chật vật' là được lắm rồi,vì dù sao cũng tìm ra.Thảm hơn là dẫu khổ đến cùng cực cũng không tìm ra được!

    Trả lờiXóa
  7. Thời đó có những cái là "của mình" nhưng mình không biêt là "của mình" nhưng cũng có những cái không phải là "của mình" lại tưởng là "của mình",tuổi 17 là như thế,âu cũng "bình thường thôi"

    Trả lờiXóa
  8. Hôm rồi xem TV mình mới biết từ 1966-1972 có 3 cuộc di dân lớn T8,T10,T15: di khoảng hơn 10 vạn dân ở VĩnhLinh (2 bờ BếnHải)-để tránh bom đạn MỸ.Đó chắc xuất phát từ tư tưởng thương dân của Bác và các lãnh đạo thời đó.
    Chỉ 1 khía cạnh ấy thôi,nếu đem đối chiếu vào hiện tại thì thấy "họ" chẳng học được ở Bác bao nhiêu!

    Trả lờiXóa
  9. AM phải kể là đã tìm thấy cái của mình, với những chuyến đi một mình. Và kể ra ko phải cao xa vật vã gì, kiếm tiền đủ, sài theo sở thích, dù đơn giản, cũng là về được với mình rồi
    HĐ:Năm ngoái đi Anh Sơn Nghệ An, thấy có nhà trồng hồ tiêu, hỏi ra là của người Vĩnh Linh đem ra hồi chống Mỹ, hình như là đợt T15 cậu nói, đa phần đàn bà trẻ con. Người ở lại thì khỏi phải nói, rất ác liệt

    Trả lờiXóa
  10. @TC:Mình nhầm -mật danh 3 lần ấy là K8,K10,K15.Cả 3 lần di dân chủ yếu là người già,phụ nữ,trẻ em (trên 1 vạn).Dưới bom đạn ác liệt,mọi ng gồng gánh ,chủ yếu là đi bộ,vào ban đêm.Mãi tới QB mới có xe đón đưa về tây NghệAn và ThanhHóa - định cư tới 1973,nhiều gia đình ở lại hoặc 1985 mới về quê.
    Từ 1966,TƯ cho đón những em mồ côi hoặc cha mẹ ở lại VL chiến đấu,ra đòng bằng Bắc bộ,lập hệ thống các trường nhi đồng NguyễnBáNgọc.
    Hệ thống NVTrỗi,NVBé,NBNgọc...là để giữ giống cho mai sau.
    Mình muốn nói với cậu là xung quanh câu chuyên VL này tất có nhiều chi tiết hay và cảm động,vậy mà chẳng thấy ai nói tới cho đén "chưa hề có cuộc chia li " của ThuUyên.

    Trả lờiXóa
  11. Nói về ác liệt ở VL thì thật khủng.Chia ra mỗi ng dân VL nhận 7 quả bom,đan pháo ko kể.Riêng chiến dịch 1972 ta bắn 220 000 viên đạn pháo lớn -chiến dịch QuảngTrị 150 000 viên (trong khi dự trữ cho tổng tấn công 1975 ta chỉ còn 100 000 viên).Đó là chưa kể pháo MỸ bắn trong dịp này!

    Trả lờiXóa
  12. HĐ:mình cũng thích cô Thu Uyên. Nhưng có lẽ em này thích hợp với những chương trình ít nước mắt hơn. Thông minh lắm, chọn vđ hậu chiến,có bao nhiêu thứ của đất nước. Mà hình như em chưa chọn hết, tức là mới chọn mất mát "bên này". Nghe nói thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá Quảng Trị đầy dân thường, gia đình công chức, quân nhân bên kia chạy về từ Tây Nguyên năm 75, tức là cũng đầy chuyện. Nhưng mình cũng ko xem chương trình này nhiều
    Năm ngoái đi làm loạt bài 50 năm đường Trường Sơn, dân Hà Tĩnh bảo Nghệ An bom đạn bằng 1% chúng tớ, thế mà mấy cái di tích làm ầm lên. Dân Quảng Bình bảo Hà Tĩnh bằng 1/nghìn tớ, mà ai ai du lịch đều ghé Đồng Lộc cả. dân quảng trị lẳng lặng chìa ra 8 con số 2 chia cắt: hai nghĩa trang liệt sĩ quốc gia, hai thủ đô lâm thời -Đông hà, quảng trị, hai sông chia cắt Hiền Lương, Gianh, hai tuyến đường xuyên đất nước... Cạnh Dốc Miếu còn vùng đồi mênh mông bom mìn, chưa ai dám vào khai phá.
    Quảng Trị là cái rốn, chắc thế

    Trả lờiXóa
  13. TL: hồi ở doanh trại Bảo Sơn, trực ban đến giờ ăn hô 6 hàng dọc tập hợp, nói vài câu. Mình nhớ ông Thông, người Nghệ, hôm ấy khen "Hay". Hoá ra là cậu trực ban, sau vài lời thì "Mời các đồng chí vào ăn", ko kiểu lính tráng ra lệnh. Đấy là một thứ bướng bỉnh, giữ lấy "cái của mình" của cậu. Nhờ nó mà người ta có cái sướng hơn, cái khổ hơn người khác.

    Ông Thông này hơi nói lắp, phải về đơn vị sớm, Nghệ nhưng phóng khoáng lắm, giờ ko biết thế nào.

    Một "dị bản" khác mà mình cứ phải nhớ. Lời trực ban khác: "Hôm nay hố xí dọn chưa sạch. Mâm thứ nhất vào ăn từ trong ăn ra...". Mà hình như ko phải là bịa hoàn toàn

    HN đang 40o. Mai chỗ tớ lại mất điện

    Trả lờiXóa
  14. TC: Lại nói chuyện hố xí. Thằng đứng đợi bên ngoài sốt ruột hỏi thằng bên trong "xong chưa mày", trả lời "còn xơi"He he ( cười kiểu HĐ),xin lỗi xâm phạm tác quyền.

    Trả lờiXóa
  15. TC: Lại nói chuyện hố xí. Thằng đứng đợi bên ngoài sốt ruột hỏi thằng bên trong "xong chưa mày", trả lời "còn xơi"He he ( cười kiểu HĐ),xin lỗi xâm phạm tác quyền.

    Trả lờiXóa
  16. @TC : cậu nhắc lại ngày xưa làm mình cảm động quá,té ra hồi trẻ cũng có việc làm vô tư mà gây được ấn tượng, nhờ TC giờ mình mới biết.
    'Đấy là một thứ bướng bỉnh, giữ lấy "cái của mình" của cậu. Nhờ nó mà người ta có cái sướng hơn, cái khổ hơn người khác.' cậu nói câu này mình thấm thía: vậy là mang lại cho ta 'cái sướng','cái khổ' trên suốt cuộc đời này thật là đơn giản, chỉ là cái bướng bỉnh,là cái cố giữ lấy "cái của mình" bằng được theo những bản năng tự nhiên của ta được cha mẹ ta truyền lại.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.