Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Bí kíp võ công


Bí mật Cửu âm chân kinh

Cuối tháng 4-2010, tại núi Oa Hình, xã Hứa Phường, huyện Sùng Nhân - Giang Tây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ. Căn cứ vào việc phục dựng bia mộ đã hư hại cùng các cổ vật thu nhặt được, các nhà khảo cổ xác định chủ nhân ngôi mộ này chính là Hoàng Thường - nhà chính trị, triết học, văn học nổi tiếng đời Tống.
Thông tin này lập tức gây sốt dư luận ở Trung Quốc. Điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm là Hoàng Thường có đúng là tác giả Cửu âm chân kinh, bí kíp tuyệt học võ công mà Kim Dung đã viết hay không?


12 nhận xét:

  1. TL: Tớ ko rành gì về câu hỏi cậu nêu. Nhưng mới biết một thông tin,với tớ là động trời. t/c Kiến thức ngày nay cho biết khi Tiếu ngạo giang hồ ra đời, cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan đều cấm phát hành, dù trứơc đó in tất cả Kim Dung. Sự đồng cảm của Lưu Chính Phong chính phái với Khúc Dương trưởng lão tà phái là ko thể chấp nhận được. Cuộc đời chỉ có hắc - bạch, bên này toàn tốt và bên kia toàn xấu, ko thể đan cài vào nhau. Làm đẹp một nhân vật Lệnh Hồ Xung tôn thờ cái tốt đẹp, hồn nhiên, vô tư với cả đôi bên là không thể

    Như thế, cái triết lý coi trọng cái đẹp ở bất kỳ đâu (cụ thể là khúc Tiếu ngạo) của Kim Dung, những người quản lý "nhạy cảm về chính trị" phải cảnh giác ngay.

    Tớ thử nêu một câu trả lời cho câu hỏi của cậu, theo phương pháp chiết tự. "Cửu âm" là 9 vía, tức người đàn bà, muốn thành chân kinh phải luyện tập cùng đàn bà. Tức là võ nghệ tuyệt luân phải yêu đương thắm thiết da diêt bi thiết mới có được!

    Trả lờiXóa
  2. Cửu âm - tất tật 9 thứ đều âm cả, chả có tí đếch dương nào. Như vậy ông nào muốn luyện thì phải ... thiến cho bằng sạch. Luyện xong, giỏi thì có giỏi nhưng mà ... mất vui.

    Trả lờiXóa
  3. Tác giả bài viết này có một chút nhầm lẫn TL ạ, cái chi tiết Huy tông nhà Tống phái Hoàng Thường đi diệt Ma giáo( Minh giáo) nghe chừng không ổn, Minh giáo ra đời sau khi nhà Minh mất vào tay nhà Thanh sau sự cố nàng Viên Viên nổi tiếng, Minh giáo ra đời để tập hợp các "cán bộ công nhân viên" còn luyến tiếc nhà Minh dưới khẩu hiệu "phản Thanh phục Minh". Thời này còn qua cả nhà Nguyên mới đến cơ. Làm sao ông Hoàng Thường đời Tống lại quay về thời nhà Thanh để diệt Ma giáo được

    Trả lờiXóa
  4. Cháu dốt đều Sử Ta, Sử Tàu, Sử Thế Giới lun...nghe các bác lập luận đanh thép vậy thì Sướng lắm thay ! - Tuy chưa đủ Trình để hóng chuyện, đưa đẩy nhưng cháu vẫn đang Tiến Hóa từng ngày các bác ợ. Theo cách phân loại của Chi Cục Thú Y thì có 4 cấp độ Dốt:

    1. Ếch:
    tức là chả bít dek gì.
    2. Gà: bảo sao nghe vậy.
    3. Ngỗng: Lùa đâu đi đó, nhưng có chút Hoài Nghi.
    4. Khỉ: Bắt đầu bít Ngẫm Nghĩ, như khi đọc xong bài "Bí mật Cửu âm chân kinh" cháu lẩm bẩm: Khỉ thật !

    Cửu âm chân kinh

    Phát hiện mới về “Cửu âm chân kinh”

    Cửu Âm Chân Kinh Online

    Trả lờiXóa
  5. @QT : "tiêu diệt Minh giáo".
    Không nhầm, chỉ thiếu chính xác thôi! Minh giáo chính là Ma giáo, chính là Bái hỏa giáo! Đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký sẽ rỏ. Vào các Web truyện đọc lại, luyện lại võ công, tăng thêm hỏa hầu để... thành tiên cho sớm, bỏ lại cảnh đời ô trọc bi giờ!

    @TC: Chính là TC và Taiwan đều cấm in lúc đó, nên bây giờ vẫn là 2 nước. Còn HK và Sài gòn cho đăng phơi-dơ-tông, nên bây giờ thống nhất được rồi.
    Pác nào kiếm được quyển "Hiện tượng Kim Dung" của ông Nguyễn Ngu ý thì sẽ hiểu rỏ là các nhân vật Tiêu Phong, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung được độc giả SG hâm mộ.

    4 SG

    Trả lờiXóa
  6. @QT :
    Minh Giáo
    Các nhà nghiên cứu Kim Dung,thoạt đầu cũng có băn khoăn giống như QT đấy.Sau qúa trình tìm hiểu họ luận giống như ý kiến của 4SG : 'Minh giáo' trong chuyện Kim Dung có nguồn gốc từ Ba Tư du nhập sang TQ từ đời Đường, có các tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ : Bái hỏa giáo,ma ni giáo,Ma giáo...
    Có điều hơi lạ là ông KD còn sống sờ sờ ra đầy mà chẳng có ý kiến gì về việc này,cư để mặc cho thiên hạ luận bàn,'nghiên cứu' .

    Trả lờiXóa
  7. @TC: Cầu nguyện cho cách dẫn giải của cậu!
    Người ta nhận xét là : KD luôn ưu ái đối với các nhân vật nữ trong chuyện của mình. Hầu như trong mỗi tiểu thuyết ông đều xây dựng một 'nữ nhân' cực kỳ đặc sắc
    : đẹp-thông binh-tình cảm-tài năng-can trường-thấu tình đạt lý và ..tự do.
    Ví dụ:Triệu Minh,Tiểu Siêu,Hân Tố Tố,Nhậm Doanh Doanh,A Châu,Tiểu Long Nữ,Song Nhi,Vương Ngọc Yến, Viên Tử Y,Bạch A Tú,Hoàng Dung,Chu Chỉ Nhược,Nhạc Linh San,Nghi Lâm.
    Hơn thế nữa ,trong 'Tiếu ngạo giang hồ' KD còn sáng tạo một loại vô công 'thiên hạ vô địch' là 'Tịch tà kiếm pháp' (Quỳ Hoa bảo điển) mà phép luyện công đòi hỏi phải 'dẫn đao tự cung'! Vậy ý của KD nghĩa là muốn thành tài thằng đàn ông phải 'âm' đi đó!?

    Trả lờiXóa
  8. Một ông nhà văn có thể lấy sử liệu để làm cái nền hư cấu. Ai hỏi về sử là ông ấy "giận" đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà văn tất nhiên nói láo, nhà báo tất nhiên nói thêm. Tiểu thuyết là hư cấu. Ông nhà văn mà viết tiểu thuyết thì ... trời đất quỷ thần.
    Tái bút: tui không có ý định móc a.Hữu Thành đâu nhé. Xin thề! Trong tình thương yêu giai cấp, hết lòng thương yêu đồng đội, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu.

    Trả lờiXóa
  10. Cái bí kíp võ công "Cửu âm chân kinh", em cũng có 1 bản in roneo cất ở nhà. Lúc nào cũng lo sợ "giang hồ náo loạn" thì làm sao giữ được. Em đọc đi đọc lại cái bí kíp mà chẳng bay nhẩy được tí nào. Té ở trên giường xuống tí bong gân! Chắc giờ phải đi kiếm (ở chợ trời sách) cuốn "Cửu dương chân kinh" thì may ra mới chống được bong gân. Cứ chạy theo "sư tổ" Kim Dung chắc có ngày đau bao tử (vì tốn tiền mua chưởng rồi lại còn phải mua bí kíp nữa!).
    Theo một số tài liệu mà em biết thì ông Đạt Ma chẳng biết tí võ nghệ gì. Chẳng qua khi ngồi trong hang đá đọc kinh, lạnh quá (vì ko có áo ấm) nên ổng nghĩ ra (hay là học được từ người khác?)cách hít thở sao cho ấm người không bị cảm lạnh mà chẳng cần paracetamon. Rồi sau này, đám giang hồ đánh lộn, đánh lạo lấy cái vụ hít thở của ổng đưa vào võ học, "chế" đi 1 chút gọi là "nội công" rồi "phong" ổng là sư tổ võ công. Chớ thật ra hiện nay có khối ông đang ngồi thiền trên dãy hymalaya đầy tuyết chỉ với tấm vải mỏng mà chẳng ông nào là "sư tổ" cả!

    HMK6

    Trả lờiXóa
  11. "Cửu âm chân kinh" với "Tịch tà kiếm pháp", tớ thấy chả làm sao đọ được với "Hấp tinh đại pháp". Hai bên đọ sức phải ít nhất dính vào nhau một bộ phận, dần dần, từ từ, bên này hấp hết tinh lực bên kia. Nhũn nhùn nhùn . Đại pháp nầy các nữ nhân đại ma đầu gian ác nhất thường sử dụng, làm cho khối cao thủ võ lâm thân bại danh liệt. Thành ra trong các cuộc tỉ thí đề cao đạo đức, nay gọi fair play, nó bị cấm tiệt.

    Hỏi thêm anh em "Kim Dung học": trong đám phản Thanh phục Minh chạy sang ta thế kỷ 19, bên cạnh Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, một tên tuổi nữa cũng góp nhiều công giúp chúa Nguyễn mở mang thu phục miền Tây Nam Bộ bây giờ, chiếm đất Chân Lạp, là Dương Ngạn Địch. Thế thì có phải DN Địch đầu lĩnh dưới trướng Trịnh Thành Công, Trần Cận Nam chạy ra Đài Loan trong "Lộc đỉnh ký" không? Rất nhiều tên trong bộ này có thật trong sử TH.

    TL: Bên Pháp, khi bộ Ba chàng ngự lâm pháo thủ ra mắt, giới phê bình phê ầm ầm là violer l'histoire, tức "hiếp dâm lịch sử". lão KD thấy người ta thảo luận mình càng nhiều càng khoái chí đấy.

    Trả lờiXóa
  12. Bác TC.
    Hay, hay thiệt, "Hai bên đọ sức phải ít nhất dính vào nhau một bộ phận, dần dần, từ từ, bên này hấp hết tinh lực bên kia. Nhũn nhùn nhùn". Nhà bác, cũng như nhà tui, khỏi cần theo đuổi khóa học Hấp tinh đại pháp, khỏi cần làm đồ án tốt nghiệp, vẫn ... áp dụng được như thường.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.