Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010
Báo cáo thi đua của một dũng sỹ
Đây là câu chuyện của ĐĐ Bình K3, "Bí thơ chi bộ" chúng tôi. Câu chuyện với giọng văn chiến sỹ khi báo cáo thành tích chiến đấu này là để phản hồi một số còm men ở bài Gặp nhau mừng chiến thắng của một số bạn không phải k3. Chuyện đi bộ đội của ĐĐ bình đã được kể ở đây.
Tôi Đoàn Đức Bình sinh 12/02/1949, lên Trường Trỗi tháng 03/1965 cũng vinh dự được là học sinh Trỗi.
Tháng 01/1966 nhập ngũ,đi B 11/1966. Đến chiến trường Tây Nguyên (Gia Lai) 04/1967.Tháng 05/1967 tôi đánh trận đầu tiên vào đồn Lệ Trí (Gia Lai),11/1967 đánh giao thông đường 19 cách thị xã GiaLai 14 km về phía đông,giữa cầu AJun và cầu Xàguồng. Tôi là tổ chặn đầu,dùng 'bộc phá gánh' lao ra chặn chiếc xe GMC đầu tiên của đoàn xe quân Mỹ hơn 100 chiếc.Trong trận này chúng tôi cùng E95 tiêu diệt gọn 100 chiếc xe vận chuyển xăng dầu và phượng tiện chiến tranh của Mỹ tiếp viện lên PLâycu. Đánh trận này tôi đã được bằng 'Dũng sỹ diệt cơ giới' đầu tiên. Xuân Mậu Thân 68 đơn vị tôi-X18,Tỉnh đội GiaLai, được giao nhiệm vụ đánh chặn quân tiếp viện từ An Khê lên Plâycu, giữa cầu Hàra và AJun,phía tây đèo Măng Jang do C trưởng Đậu Quang Sự chỉ huy.Sau 5 ngày chiến đấu chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ chặn quân tiếp viện.Trận này tôi và đ/c Nguyễn Viết Bối tiếp tục bám đường độc lập đánh lẻ từ tháng 02/68 tới 06/68. Kết thúc đợt, tôi được tặng thêm 03 bằng 'Dũng sỹ diệt xe cơ giới'. Từ tháng 07/68 đến ngày 03/08/68 tôi được chi bộ gọi từ phía trước về hậu cứ để kết nạp Đảng. Từ tháng 09/68 tôi cùng đ/c Bối được giao nhiệm vụ đánh tiêu hao sinh lực địch (tiêu diệt xe tăng bảo vệ cầu Hàra,AJun và XàGuồng),trong đợt này tôi dùng B40,B41 diệt 02 xe tăng M18 của địch và được tăng tiếp 02 bằng 'Dũng sỹ diệt xe cơ giới'. Năm 1969,tôi cùng B2 do B trưởng Trần Trọng Toán chỉ huy phối hơp với C1,E95 tiếp tục đánh quân Mỹ chi viện từ An khê lên Plâycu tiêu diệt 20 xe cơ giới của địch.Trận này tôi được tặng thêm 02 bằng 'Dũng sỹ diệt xe cơ giới'. Tháng 09/69 tôi trở về hậu cứ, trên đường về tôi gặp chiến sỹ của ta ai cũng đeo băng tang,tôi hỏi 'ai chết mà chúng mày đeo tang nhiều thế?', họ quát lại 'mày không biết gì à? Bác Hồ Mất rồi!', tự nhiên tôi sụp xuống và òa lên khóc. Sau đó tôi tiếp tục chiến đấu và được thêm 01 bằng 'Dũng sỹ diệt xe cơ giới' nữa.
Tháng 11/1969,tôi được lên đường ra Bắc học.Lúc này tôi mới biết tôi được tặng thưởng 02 Huân chương 'Chiến công Giải phóng' hạng 3.
Bằng dũng sỹ và huân chương,1980 Cục Chính sách TCTC mới giao lại cho tôi.
Dũng sỹ và huân chương, bản thân tôi đã quên lâu rồi, nhưng do 35 năm ngày GPMN, AMK3 nói lại chuyện tôi có 8 bằng dũng sỹ, nên tôi mới nêu lên để các bạn thông cảm với tôi. Tôi nghĩ còn nhiều người chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công hiển hách đã không còn sống tới ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, mà nào họ có đếm xem mình có bao nhiêu huân chương hay bằng dũng sỹ đâu?
Với tôi được sống tới ngày hôm nay cùng các bạn là Hạnh Phúc lắm rối!
Bình ngọng K3.
Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010
Bói cá?
Dịp nghỉ lễ dài ngày vừa qua, tui chạy xuống Cần Giờ. Qua bắc Bình Khánh là chạy một mạch theo con đường mới làm vẫn còn đang chờ lún. Những cánh rừng đước, mắm ngút ngàn trải dài dọc đường đi. Qua nhiều cây cầu bê tông lớn và cuối cùng là cây cầu nổi tiếng Dần Xây, qua ngã ba sông. Nơi đây quang cảnh tuyệt đẹp khi nhìn xuống từ trên cầu. Rừng mọc sát tới mép nước mênh mông. Biển Cần Giờ không thuận tiện cho tắm biển vì nước có nhiều phù sa, tuy thế trẻ con vẫn vô tư nô đùa với sóng. Bù lại các loài sinh vật khá phong phú. Trẻ con mò theo kè đá bắt cua, ốc mượn hồn...mấy bà tranh thủ kiếm hàu. Tui bắt gặp một chú chim săn cá ngay bên bờ nước. Khi sóng đánh vô, chú chạy lên chỗ cao hơn, khi sóng rút, chú quay lại và tranh thủ săn mồi. Tôi không biết tên chú chim này là gì, nghe nói bói cá có bộ lông sặc sỡ và nhỏ như con chào mào. Chú chim này to cỡ con chim cu, chân cao và rất nhanh. Chắc phải nhở tới chiên gia TM giúp nhận diện.
Chạy sóng
Trở lại, rình và...
chộp! miếng mồi không được lớn lắm...nhưng có nhiều để thưởng thức suốt ngày
Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010
65 năm Ngày Chiến Thắng Phát-xít Đức.
День Победы
Музыка: Д. Тухманов Слова: В. Харитонов
День Победы, как он был от нас далек,
Как в костре потухшем таял уголек.
Были версты, обгорелые, в пыли, -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc :
Этот День Победы
Порохом пропах,
Это праздник
С сединою на висках.
Это радость
Со слезами на глазах.
День Победы !
День Победы !
День Победы !
Дни и ночи у мартеновских печей
Не смыкала наша Родина очей.
Дни и ночи битву трудную вели -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc
Здравствуй, мама, возвратились мы не все...
Босиком бы пробежаться по росе !
Пол-Европы, прошагали, пол-Земли, -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc .
Как в костре потухшем таял уголек.
Были версты, обгорелые, в пыли, -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc :
Этот День Победы
Порохом пропах,
Это праздник
С сединою на висках.
Это радость
Со слезами на глазах.
День Победы !
День Победы !
День Победы !
Дни и ночи у мартеновских печей
Не смыкала наша Родина очей.
Дни и ночи битву трудную вели -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc
Здравствуй, мама, возвратились мы не все...
Босиком бы пробежаться по росе !
Пол-Европы, прошагали, пол-Земли, -
Этот день мы приближали как могли.
Điệp khúc .