Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Di tích minh chứng...?


Mấy ngày Tết ta được nghỉ dài, tui dẫn gia đình đi chơi. Tại Vũng Tàu, trên núi Lớn nay có một khu du lịch sinh thái (theo cách họ gọi ở đây). Theo chỗ tui biết thì trước kia đây là khu quân sự, dân thường không vô được. Nay đã được cải tạo thành khu du lịch Hồ Mây (Cloud Lake) với nhiều công trình còn đang xây sửa ngổn ngang. Hy vọng sẽ có dịp đăng các hình ảnh về chuyến đi hầu các bác. Có một công trình của QĐ Mỹ còn được giữ lại và còn được liệt vào "Di tích" (không biết đã xếp hạng chưa) xin đưa lên để các bác, nhất là các chuyên gia TT-LL cho nhận xét, phân tích. Tui dù không phải chiên ra trong lãnh vực này nhưng cũng cảm thấy những lời chú thích dưới đây thật kỳ cục.

Các bác nghĩ sao? Cái gì đây?

Nó là đây, anh Chí lớn chắc quá rành thứ này.

Và nếu nhìn chính diện.


19 nhận xét:

  1. Cái này chắc là đài thông tin đối lưu mà anh Chí nhớn có hồi làm chỉ huy?

    Trả lờiXóa
  2. Đây là trạm Rada viba mà HT, nó là của QĐ mỹ xây dựng đánh ta, sao lại là Chứng tích cho một thời KC oanh liệt của dân tộc ta, điều này thì phải hỏi đến ông DTQ thôi.
    Tk5.

    Trả lờiXóa
  3. Ở Sơn Trà, Đà Nẵng cũng có 4 anntene parabol như thế, nhìn xa như 4 cánh buồm no gió. Năm 1975 từng cùng Lê Chí Hoà k5, Hoàng Sơn k3... tiếp quản.
    Chục năm TP truớc đã dỡ 2 dàn bán sắt vụn. May mà còn lại 2.
    Hôm ra đó, phi xe máy lên thăm đài cũ. Có 1 chú thiếu úy (tốt nghiệp Sĩ quan TT) ra cùng 1 lính "giữ đất".
    Nói là "di tích" thì đúng, chứ di tích "lịch sử bảo tồn" thì e...

    Trả lờiXóa
  4. Cái bọn cán bộ ở vụ Bảo tồn của BVH thật ra cóc biết cái chi mô, anh KQ nện cho nó một bài báo đư lên Bee cho biết lễ độ.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Chí nhớn đâu rồi, vào đây bảo vệ cái đài thông tin của ông đi. Để cho người ta gọi là radar có khổ không chứ :-)

    Trả lờiXóa
  6. Ờ mà "đối tác" của cái đài này là những đâu nhỉ?
    Ông Chí nhớn không lên tiếng thì ta đoán mò: hướng ra Bắc thì lên Đà Nẵng, xa hơn chắc chắn không có. Hướng về Tây-Bắc thì Thái Lan? Chắc không có hướng ra biển; sang Guam thì sợ là xa quá? Phía SG hay miền Tây thì chắc không cần đài đối lưu vì gần quá.

    Trả lờiXóa
  7. Gọi là Rada là theo cách gọi "dân gian" như dân SG vẫn gọi đài Không lưu ở Phú Lâm ( nơi đặt bản doanh của 596 bi giờ) là "Đài Rada Phú Lâm". Vì thế nên 'ông" VHTT gọi cái công trình thép này là di tích Rada (sáng tạo thêm Viba?) cũng không lạ. Tuy nhiên, cái gọi là "minh chứng' thì thật thật là vô duyên, lại còn dịch ra tiếng Anh nữa :(
    Về hướng, cái anten này hướng về phía SG - hướng đông, tui đoán vậy

    Trả lờiXóa
  8. "Minh chứng" ở chỗ hiện đại thế mà cũng mang vào VN chứng tỏ đối thủ không vừa :-)

    Trả lờiXóa
  9. Cải chính lại, còm trên xin đọc là "...đài đối lưu Phú Lâm.."

    Trả lờiXóa
  10. Vâng,đây là anten pa-ra-bon định hướng thu phát tín hiệu thông tin liên lạc ở cỡ sóng viba (về chuyên môn KT đây ko phải là ra đa).
    Vùng không khí đối lưu ven biển nhiệt đới ẩm -ở miền nam VN quanh năm có chiết suất đối với một số đoạn dải băng tần sóng vi ba (ko nhớ chính xác) có tác dụng giống như một 'ống dẫn sóng' rất thuận lợi cho việc truyền tín hiệu đi xa (tới hàng trăm km so với cự ly liên lạc 'nhìn thẳng' 40-50 km thông thường vì bị ảnh hưởng của độ cong của quả đất) và đây là anten định hướng của các đài thông tin đối lưu chuyển tiếp do QĐ Mỹ xây dựng (ko phải nơi nào trên trái đất cũng có thể truyền tin đối lưu kiểu này).
    Đường nét của nó thật đẹp và hoành tráng hơn hẳn cái tượng dài 'ngón tay đan xen' làm bằng nhôm-sắt đặt ở đầu đường Trường sơn TP HCM để chào đón du khách vào TP từ sân bay TSN.
    Đúng là lời ghi trên bảng rất... tối nghĩa,có lẽ tại người ta ko biết mời Dũng 'cá gỗ' K3 tư vấn đó mà.

    Trả lờiXóa
  11. Bác Tuấn Linh noói chuẩn. Đúng là viện sĩ.
    Đây là antenne dùng cho thông tin đối lưu, sóng siêu cao tần ứng dụng việc phản xạ giữa mặt đất và tầng không khí đối lưu. (Đúng là như truyền sóng trong ống dẫn sóng).
    Ngày ông Trung Việt dưới đài cáp Sơn Trà, trên núi là Hoàng Sơn, Chí Hoà, KQ, Hữu Dũng... cùng cánh Viện KTQS. Anh em khai thác sử dụng 2 tuyến cáp đại dương và thông tin đối lưu. Ngày nối sóng, gọi nhau ời ời như đang đứng truớc mặt nhau. Có đến 960 đuờng truyền nối thoại 1 lúc. (Ngày ấy đã là ghê).
    Sau, thầy Chuơng ở ĐHQS có ý tuởng thu cáp biển lên bờ, đặt dọc đường Truờng Sơn. Ý tuởng chỉ trên giấy vì quá là phiêu lưu, làm sao mà "cẩu" số lượng cáp lớn như thế lên bờ??? Trung Việt phản đồi ghê lắm.

    Trả lờiXóa
  12. Đúng rồi, các bác, hồi 75-76 tui ở đó. Hồi đó có 4 anten "cánh buồm" gắn trên mặt đất, còn đâu là an ten "dĩa" gắn trên cột cao. Gọi là dĩa nhưng nó dài cỡ 2 met lận.

    Anten cánh buồm trên hình: bị quân ta gỡ mất mặt phản xạ rồi, hình như đã bị gom góp mang về làm la-phông phòng truyền thống Binh chủng. Sau này phòng truyền thống lên đời nên mới gỡ la-phông đi đâu mất.
    Nó chính là anten Pa-ra-bôn Viễn thông Tờ-rô-pô của đài ICS (viễn thông quân sự kết hợp). Sóng từ (cặp) anten này phát lên trần tầng Đối-lưu rồi tán xạ tới (cặp) anten của đối tác, và ngược lại.

    Trên Núi lớn: không tính mấy cái anten dĩa, thì có 1 cặp cánh buồm đi Thái, 1 cặp đi Plâycu. Tuy nhiên, nỏ hiểu anh Mỹ ảnh mần ăn ra răng mà hướng đi Plâycu không ổn định, thành thử ảnh phải thôi.

    Hồi xưa quân và dân ta (của chế độ Mỹ Ngụy) gọi là đài radar. Sau quân và dân ta (của chế độ thống nhất đất nước) cũng chả buồn sửa làm chi cho "rách việc", thậm chí còn thêm luôn chữ "vi ba" cho nó ... Tàu hóa ("vi ba" theo nghĩa tiếng Tàu là sóng tí ti).

    Các bác ơi, ở trên nớ buồn thấy mẹ, làm sếp mà chi, oai 5 phút, buồn 1.435 phút.

    Trả lờiXóa
  13. Bổ sung:
    Anten tờ-rô-pô đi Thailan: cụ thể là đi Satahip.

    Trả lờiXóa
  14. Mịa! Oai 5 phút là ngon rồi. Kỳ đó tôi tới dưới trường Thông tin nhờ điện thoại gọi lên xin phép làm việc. Thằng trực máy nói tỉnh bơ "thủ trưởng đang... ngủ. Đầu giờ chiều gọi lại", cúp máy.
    Chờ tới đầu giờ gọi lên, tưởng sếp nào ngon, nghe "tao là CQ đây". Ờ zậy tao đ... thèm lên :-) Đùa chứ xe "reo" đầu kéo cắt cô-đe để lại cũng không lên được, là nó dọa thế.

    Trả lờiXóa
  15. Ở sân bay Nha Trang cũng có cụm antenne bị loại vì chọn khối đối lưu sai. Sau phải dịch antenne đi mấy trăm mét nữa mới chuẩn.
    Thông tin tropo ngày ấy là ghế lắm. Các khối đối lưu trên không tựa như vệ tinh ngày nay. Sóng siêu cao tần phát tới bị tán xạ tứ phía, có vài tia phản xạ về tới antenne thu, Nhưng vì dùng dạng parabol nên các tia tới được hội tụ tại tieu điểm và đưa vào đầu máy thu... Vậy... vậy....

    Trả lờiXóa
  16. Công nhận năm mới đại TQ nói bậy ghê thiệt .

    Trả lờiXóa
  17. Trên núi Vũng Chua (Qui Nhơn), ở độ cao khỏang 500m cũng còn 1 dàn ăng ten thông tin kiểu này của Mỹ cũ. Lính thông tin thời LX còn gọi là TT Tiếp sức. Như a HCQ và KQ đã nói, trong 2 loại tiếp sức thì Tro-po có ưu điểm hơn về cự ly (hơn 100km) so với Viba (truyền thẳng theo tầm nhìn, <50km).
    QĐ ta sử dụng thiết bị TT Tiếp sức sóng vi ba từ lâu (1 xe nhỏ P-404), nhưng loại TT Tiếp sức Tro-po thì mới từ khi LX viện trợ tòan diện 1980 (1 hệ thống P-410 gồm 3-4 xe to).

    Trả lờiXóa
  18. Ngày Anh Chí làm Sếp tôi có ghé thăm. Đúng là ảnh ở trên đầu thiên hạ mà lòng buồn hiu hắt. Ấn tượng nhất cũa tôi lúc đó chính là cái bể chứa nước mưa to vật và mấy con khỉ Rêdut lông vàng (hoang dã) leo trèo trên dàn ăngten. Lính TT không biết xài súng hay cóc biết chén thịt rừng??Với tôi giờ vẫn còn là dấu"?".
    TM

    Trả lờiXóa
  19. Bi giờ mà anh Chí còn ở đó thì quá ngon: Có một hồ nước ngọt cùng thác nước ấm ầm...gọi là Hồ Mây. Có thể bơi lặn, du thuyền (vịt đạp chân) thoải mái. Có trại Heo rừng, đà điểu, riêng khỉ tự do, không bị nhốt. Hệ thống Boongke được cải tạo thành Restaurant Lô Cốt! Về mặt tinh thần thì đã có tượng phật dilặc 35m và đường lên cửa phật. Đi lên đây khỏi cần leo, có cable treo lôi lên từ bờ biển lên tận nhà hàng Lô cốt.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.