Có thể nói câu thơ "... Từ thuở mang gươm đi mở cõi " của Huỳnh Văn Nghệ đã ám ảnh chúng ta gần suốt 1 cuộc đời .Càng về già ta càng ngộ ra cái ý nghĩa lớn lao mang tính sống còn của công cuộc Nam tiến của tiền nhân, đặc biệt vai trò của dòng Nguyễn Phúc - mở đầu bởi Đức Nguyễn Hoàng (1525-1613)
Trong công cuộc khai phá đầy gian truân thử thách ấy,nào mấy ai trong chúng ta ngờ rằng có sự đóng góp tuyệt vời của những ngưới đàn bà dòng Nguyễn Phúc : những Công nữ .
Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) là con trai thứ 6 của Nguyễn Hoàng,lên ngôi Chúa ở tuổi 51, có 11 con tai và 4 con gái .
Theo 1 số nguồn sử liệu thì người con thứ 3 của Chúa Sãi - Công nữ Ngọc Khoa được gả cho vua Chiêm PoRome ở Bình định.Nàng làm Hoàng hậu xứ Chàm đc 20 năm, đưa dc nhiều người Việt vào khai khẩn tại đất Chăm.1651 có chính biến, vua và hoàng hậu Chăm bị giết hại,mở đường cho Chúa Nguyễn vào bình định đất Chiêm , sáp nhập Quảng ngãi , Bình định , Phú yên , Khánh hòa ,Ninh thuận , Bình thuận vào Đàng trong .
Li kì hơn nữa,người con gái thứ 2: Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua xứ Chân lạp Chey Chetta2 năm 1620 khi nàng vừa tròn 18 tuổi .Đây là người con mà Chúa Sãi yêu quí nhất, nàng vừa xinh đẹp tuyệt vời, lại giỏi giang và chí lớn hơn người...đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ cao cả của 1 cuộc hôn nhân chính trị .
Lúc này, Chân lạp ko còn mạnh như cách đó vài thế kỉ,thường bị Xiêm la quấy rối - nên liên minh với Đàng trong đã trở thành 1 quốc sách .Bởi vậy , là Hoàng hậu Chân lạp, với sắc đẹp trời cho và sự thông minh mẫn tiệp,tình yêu nước sâu sắc, Công nữ Ngọc vạn đã từng bước thuyết phục đc nhà vua cho phép dân Việt vào khai khẩn đất ở toàn bộ vùng Thủy chân lạp ( toàn bộ từ nam Phú yên đến hết đồng bằng sông CL ).Tiếp theo với sự khéo léo của mình,Nàng đã vượt qua sự chống đối của triều đình Chân lạp,xin phép Vua cho dân Việt được thành lập những đội vũ trang tự vệ....rồi thành lập thương điếm Pray Ko r ( Saigon-chợ lớn sau này ) - nơi đặc biệt thuận lợi cho công chuyện làm ăn , thu hút ngày càng nhiều cư dân Việt vào sinh sống....và mọc rễ ở đó .
Mặc dầu chỉ sống với vua có 8 năm ( vua chết trẻ ) nhưng với bản lĩnh phi thường Bà luôn đứng vững ở vai trò Quốc Mẫu ( gần 50 năm ), vượt qua bi kịch cá nhân , là cầu nối ,góp phần buộc chặt 1 phần cái triều đình vốn rệu rã và bất hòa này với chính quyền nhà Nguyễn....tạo tiền đề cho hậu thế , 1698 chiếm Sài gòn,1714 chiếm Hà tiên - hoàn thành sư nghiệp Nam chinh .
Câu thơ Huỳnh Văn Nghệ bản đúng nhất, lâu nay chính sử cứ giấu đi vì xí hổ: "Từ thuở đem bướm đi mở cõi"
Trả lờiXóaTC :Co lẽ thấy cách làm này cũng ko " đẹp " lắm nên chính sử nhà Nguyễn ko ghi danh 2 vị Công nữ này 1 cach công khai và chi tiết .
Trả lờiXóa" Không gian sinh tồn " bao giờ cũng là bài toán lớn cho các bậc quân vương .Chịu sức ép lớn của kẻ thù ko đội trời chung (mạnh hơn nhiều ) phương Bắc , lại đất chật , cằn cỗi khó sống nối , nên " an định " rồi " bình " Nam như vậy quả là 1 kì tích vô tiền khoáng hậu rồi .
Chuyện về Ngọc Vạn , Ngọc Khoa dài và nhiều tình tiết , bài viết chỉ lược gọn vậy để ai quan tâm thì tìm hiểu thêm .
HD: Thật ra hôn nhân chính trị như là một sách lược của nhiều triều đại ta. hai bà này là mở cõi, chứ giữ đất phên dậu hẳn là vô số công chúa, gả cho tù trưởng, các thủ lĩnh biên cương để họ giữ đất. Các cụ chép sử xưa làm nhẹ đi, chắc cũng do như cậu nói.
Trả lờiXóaMình ngờ còn yếu tố Nho giáo nữa. Nữ nhi ngoại tộc, dù là công chúa cũng ko bằng móng tay người quân tử, nên chi gả cho thằng Mán nó vò. "Thê nhi như y phục", Lưu Bình cho Châu Long đi giúp bạn Dương Lễ, ta cứ suýt xoa, chứ nhà Nho có coi là cái đinh to đâu. Mà Châu Long chỉ là thiếp, chưa phải vợ.
Lại còn Trần Thủ Độ, gả hẳn người yêu Trần Thị Dung cho vua Lý để cài cắm lấy ngôi, mới thấy đàn bà xưa bị coi nhẹ.
Nhẹ chỗ này lại nặng chỗ khác, hì hì, hai lạng rưỡi chứ có ít đâu!
TC : Cậu cứ hay bắt bẻ về quan điểm . Nho cái mẹ gì , khối ông c/s gộc ( chữ nho bẻ đôi k biết ) cũng vẫn coi chị em là ...." quà " đấy thôi ?.
Trả lờiXóaKhông khéo nó là bản chất của con đực , đc Thượng đế qui định mất rồi .Chả thế mà nghề mua hương bán phấn có lịch sử mấy ngàn năm dài hơn tuổi cụ Khổng .
"mở cõi, khai phá" gì đâu, cướp nước ngừi ta thì có - Công lao các Chúa Nguyễn wá lớn, nếu không, điểm cực Nam có lẽ là Huế chứ kfải Cà Mau như ngày nay.
Trả lờiXóaKể ra mình k Múc nó thì nó cũng Xơi mình, vd: Chiêm Thành đã 4 lần chiếm đóng Thăng Long, đến khi Đại Việt giết Chế Bồng Nga mới yên; hoặc Hoàng đế Chân Lạp lăm le thành bá chủ Đông Nam Á.
THAM KHẢO: "Quyền lực mềm" giúp Chúa Nguyễn mở cõi thành công.
* PN dòng dõi Chúa Nguyễn đều có tên "NGỌC".
Có lẽ ,các bậc tiền nhân do ảnh hưởng của quan điểm 'nho giáo' nên ko muốn ghi lại chi tiết những sự kiện này (hoặc có nhắc tới nhưng với ý coi thường) trong 'chính sử' ,vì cho rằng những 'việc đó' ko 'quân tử'.
Trả lờiXóaNgày nay dưới ánh sáng tư tưởng 'nhân văn', cách quan niệm như thế đã biến thành 'hủ nho'.Thế hệ con cháu hậu bối - nếu có tấm lòng cảm khái 'đời đời biết ơn' đều có quyền viết lại cho 'sáng rõ' chuyện xưa của Các Bà.
Khi chưa làm được việc này thì hàng năm đi lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Tiên Tổ có chứng giám cho ko?
HD: bản chất con đực hay này nọ, có lẽ thời nào cũng giống nhau. Nhưng đẳng cấp triều đình gả bán vậy là phải có vũ trang bằng một lý thuyết rồi, ở đây là Nho học. Nho học nó cho phép khinh thường đàn bà. chứ thôn xã, cứ đổi chác ngang giá, xong béng.
Trả lờiXóaGiờ cộng sản bậc cao, họ cũng phải có nguỵ trang đấy chứ, như đến chỗ son phấn phải chùi mép, thành ngay bình dân.
TL: giải thưởng hội nhà văn VN năm rồi trao cho "Dị hương", kể chuyện Nguyễn Ánh thắng Tây sơn rồi thấy bà Ngọc Bình, em Ngọc Hân thích quá, xơi ngay, nhưng cũng phải có tý ty dạo đầu, ko phải tao con đực thuần tuý đâu. Quân vương thua anh dùi đục chấm mắm cáy chỗ ấy. Truyện này bị vài "người yêu nước kiểu truyền thống" đánh tơi bời, coi là ca ngợi Nguyễn Ánh
"người yêu nước kiểu truyền thống" k hề Ngu Dốt, họ chỉ BÁN LƯƠNG TÂM để làm BỒI BÚT - Việc BÓP MÉO LỊCH SỬ của họ có thể coi là TỘI ÁC.
Trả lờiXóaThủ tướng PVĐ vào thời điểm đang chỉ đạo biên soạn bộ sách lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội chủ trì "đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn" cũng nhắc nhở: "rồi đến lúc nào đó phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn".
Giống cái có trước giống đực, các bác 'anh giai' ạ.
Trả lờiXóaHiện nay tình hình đang rất bi đát cho các ông : nhiễm sắc thể 'Y' ngày một ngắn lại-nó đang suy thoái.Số lượng và chất lượng 'tinh bnh' cũng đang giảm dần mới chết chứ.
Thiết tưởng,một tộc người có tương lai lâu dài hay ko lại tuỳ thuộc vào sức khoẻ sinh sản của nữ giới. Cái này mà kém dần thì con đường đi tới 'lụi tàn' sẽ hiển hiện nhỡn tiền.
Cái 'oai oai phong phong' của các ông là phần thưởng được Tạo Hoá ban cho để bù đắp an ủi giống đực trong thân phận 'được sinh ra' để 'phục vụ' 'giống cái'.
Ko bít có phải vậy ko?
Ha ha ! Một thế giới ko có đàn ông .Môt thế giới chẳng có " hoa thơm " (!) mà chỉ toàn bướm lượn .
Trả lờiXóaNgười đàn ông ( thông minh ) đầu tiên xuất hiện ở Đông phi cách nay chừng 1 triệu năm .
Người đàn ông cuối cùng sẽ xuất hiện sau đây chừng 125000 năm ( sau 5000 thế hệ ) nữa .
Sự vô dụng của đàn ông - " án " đã dc " tuyên " cách nay chừng 15 năm rồi , khi chú cừu Doly ra đời .
Chẳng biết chị em nghĩ gì về chuyện này nhỉ?.
Còn tôi , nói thật , buồn nẫu ruôt.Lo cho các cháu chắt quá .
....Vây thì còn đâu cái " oai oai phong phong " đã đành , mất luôn cả những thiên tình sử mê li rùng rợn - và biết đâu , tiêu vong luôn cả mọi thành quả văn học nghệ thuật cũng nên ....
S O S.....S O S !
HD lo xa thế thì ta phải sống gấp thôi
Trả lờiXóahê...hê...ngay cả văn học nghệ thuật cũng là thứ-mà cũng chủ yếu do đàn ông sáng tạo ra-nhằm chủ yếu cho đàn ông hưởng thụ,cũng là để tự an ủi, đặng làm 'dịu' đi cái thân phận 'trời định' của mình mà thôi.
Trả lờiXóaTC : Khi ta biết đc cái bí mật chết người này , thì hỏi rằng anh còn gì nữa không ( còn đc bao lăm ) để mà sống ....gấp ?
Trả lờiXóaTL : Cái gọi là tài năng sáng tạo đó , rồi " chủ yếu cho đàn ông hưởng thụ "...phải chăng do sức mạnh nội tâm của người đàn ông , hoặc họ hoàn toàn chủ động..v..v..hay do 1 sức mạnh thần bí nào đó sui khiến ?. Biết đâu , phần lớn trong số đó lại lấy cảm hứng từ các " chị " và dành cho các " chị " thì sao ?.
Trong khoa học thì ko nói chứ trong nghệ thuật thì vai trò của giống cái lớn lắm....Trịnh Công Sơn chẳng hạn . Không có tình khúc thì Trịnh chẳng còn là ông - như trong tâm tưởng nhiều người nữa !
@HĐ: Từ xưa tới nay,Đàn bà có nhiều sáng tạo VHNT như đàn ông ko? Nguồn cảm hứng sáng tạo lấy từ đàn ông của đàn bà được bao nhiêu so với nguồn cảm hứng lấy từ đàn bà để đàn ông sáng tạo?
Trả lờiXóaĐúng như cậu nhận xét.Vấn đề ở đây ko phải là ở chỗ 'đàn' nào 'giỏi giang', 'thông minh' hơn,mà là 'đàn' quan trọng hơn phải là 'đàn' mang lại nhiều cảm hứng hơn cho... 'đàn' kia.
Hi...hi...thất vọng quá...Giàng ơi!
Bới vậy hiếm khi thấy "Nam nhân kế" - bác nào biết kể nghe coi.
Trả lờiXóaQua fân tích "thấu tình đạt lý" của bác TL, kết luận là muốn "mang lại cảm hứng cho đàn bà" chỉ có vài cách:
- Thật nhìu Xiền, tặng nó cái hột xoàn to tổ bố.
- Nếu kcó thì "rót nước đường vào tai nó": tán hươu vượn, hứa hẹn lăng nhăng, vẽ ra 1 Tương Lai đẹp, Mái Ấm, Hạnh Fúc...
Trong tất cả các qui luật sinh học , thì có lẽ nguyên tắc sinh tồn là cao nhất .Bởi vậy " đàn " nào giữ vai trò quyết định hơn trong quá trình đó tất yếu ở vị trí thượng phong .
Trả lờiXóaThế giới các loại sinh vật bấc thấp thể hiện điều đó : con đực chả là cái đinh gì !
- Con ong (?) , con mối cánh (?) vào kì sinh sản : con chúa ( cái ) bay trên trời , các chú đực bay theo , làm đc 1 phát duy nhất trong đời rồi " đứt ".
- Xã hội ong , kiến , mối...con đực chỉ là những chú " thợ " suốt đời tận tụy phục vụ chúa của mình .
Nếu ta lượn 1 vòng nhẹ nhàng trên mạng , thì chao ôi , đàn ông có biết bao nhược điểm : yếu hơn về bản chất , tận trong cấu trúc . Vì vậy thọ ít hơn , nhiều tật bệnh , kém uyển chuyển dẻo dai trong ứng phó với môi trường xung quanh ..., là đối tượng chủ yếu của tội pham học ....
Tóm lại là yếu thế cả về phương diện sinh học và xã hội học .
TL : Cố gắng tu thật chỉn chu vào để kiếp sau có cái ... " bướm " cho nó ....hoành tráng !
HĐ:Chuyện về công chúa Ngọc Vạn mới chỉ là sự phỏng đoán, chính sử nhà Nguyễn không chép về sự kiện này.Sử Căm pu chia do sử gia Pháp biên soạn dựa trên sử liệu của nước này cho biết vào năm 1620 vua Chân Lạp là Chay Chetta II có cưới nột công chúa con chúa Nguyễn làm vợ, với lý do để có chỗ dựa từ chúa Nguyễn, chống lại âm mưu thôn tính của Xiêm ( Thái Lan).Bà này có tên Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey.
Trả lờiXóaSử nhà Nguyền không nói về việc chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635)gả hai công chúa: một cho vua Pôrômê cuả
Chiêm Thành năm 1631 và vua Chay Chetta II của Chân Lạp năm 1620, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa là 2 trong số 4 người
con của chúa Sãi trong sử nhà Nguyễn ghi là "khuyết truyện" có nghĩa là không có tiểu truyện, không rõ về gia đình,chồng con, cũng không thể biết Ngọc Khoa, Ngọc Vạn ai là người được gả cho vua Chiêm Thành hoặc vua Chân Lạp
Như vậy có thể biết chắc sự kiện này
là do vua Chân Lạp chủ động đặt vấn đề
với chúa Nguyễn.
LC : Mình tưởng 1995 đã hoàn chỉnh Nguyễn Phúc tộc thế phả , và vấn đề Công chúa Ngọc Vạn , Ngọc Khoa đã đc giải quyết rồi ?.
Trả lờiXóaHôm vào trong ấy nghe cậu nói ý kiến cá nhân so sánh Nguyễn Huệ với Nguyễn Anh rất hay và có lí .Mình đã nắm đc tinh thần của vấn đề nhưng vẫn muốn câu nói lại sâu hơn cho rộng đường thảo luận , ko biết có nên ko ?.Ởđây hoặc bên TL cũng đc .
LC: thế là vua Chân lạp gửi trứng cho ác à?
Trả lờiXóaMình nhớ có đọc về vùng Hà Tiên, nhắc bà Ngọc Vạn ra phết
HĐ: Sẽ nói lại vấn đề này theo yêu cầu của cậu,trong vài ngày tới.
Trả lờiXóa