Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Ngày 27/07


 ĐÀN SẾU
    Thơ :
Расул Гамзатов

Mỗi khi nhớ Bạn ,
Trong tâm tưởng,tôi thầm nghĩ
Những người lính không về
   từ chiến trường xưa,đẫm máu ngày nào.
Khi ngã xuống,
          họ đâu hóa vào đất bụi,
Mà biến thành chim trời,
             những đàn sếu trắng bay .

Những Đàn sếu trắng,bay lên từ thuở ấy
Bay mãi đến giờ,
            vẫn vọng tiếng gọi ta
Không bởi vậy chăng,
          mà sao ta thường nín lặng
Lòng đượm buồn mắt đăm đắm trời xa?

Và hôm nay ,
         trong bóng chiều chạng vạng
Tôi lại thấy sếu bay qua lớp sương mù
Vẫn nghiêm ngặt một đội hình năm xưa cũ
Như ngày nào 
    đội chiến binh  nhẹ bước chân 
                                     dàn mũi tấn công...

Nhẫn nại bay,đàn sếu vẫn bay,
                        hành trình còn xa lắm
Nhắc những tên ai,
       nhịp tiếng sếu kêu khắc khoải dặm trường
Bởi vậy thế chăng nên từ trong giọng sếu
Như hiện tiếng đất trời,
           cả  trăm năm quá khứ vọng về ?

Những đôi cánh mỏi mệt
             vẫn bay trên bầu trời không nghỉ,
 
từ lúc sương chưa tan qua tới hoàng hôn
Chợt xen giữa trật tự đội hình- còn chỗ trống,
Chỉ một khoảng nhỏ nhoi,
           có phải là đồng đội để dành tôi?

Rồi cũng đến ngày 
                   tôi về cùng đàn sếu
Để bơi giữa khói mây ,bay dưới bầu trời
Và bằng tiếng chim kêu,tôi cũng sẽ cao tiếng gọi
Tất cả những ai - Bạn bè tôi,
             nơi mặt đất kia,đang còn ở lại chốn này...



Tuấn Linh dịch từ bản tiếng Nga, TP HCM,05/2011

9 nhận xét:

  1. Журавли

    Расул Гамзатов

    Мне кажется порою, что солдаты,
    С кровавых не пришедшие полей,
    Не в землю эту полегли когда-то,
    А превратились в белых журавлей.

    Они до сей поры с времен тех дальних
    Летят и подают нам голоса.
    Не потому ль так часто и печально
    Мы замолкаем, глядя в небеса?

    Сегодня, предвечернею порою,
    Я вижу, как в тумане журавли
    Летят своим определенным строем,
    Как по полям людьми они брели.

    Они летят, свершают путь свой длинный
    И выкликают чьи-то имена.
    Не потому ли с кличем журавлиным
    От века речь аварская сходна?

    Летит, летит по небу клин усталый -
    Летит в тумане на исходе дня,
    И в том строю есть промежуток малый -
    Быть может, это место для меня!

    Настанет день, и с журавлиной стаей
    Я поплыву в такой же сизой мгле,
    Из-под небес по-птичьи окликая
    Всех вас, кого оставил на земле.

    Trả lờiXóa
  2. TL: Cậu dịch thích nhỉ. bài này dính gì đến phim Đàn sếu bay ko?

    Trả lờiXóa
  3. @TC : Phim "Đàn sếu" có bản nhạc phim cùng tên,lời lấy từ 4 khổ :1,2,5,6 của bài thơ (như com ND.17:25 Ngày 26 tháng 7 năm 2011 đã đăng)

    Trả lờiXóa
  4. @TC:
    Sếu là loài chim bay đàn. Để tránh mùa đông giá lạnh phương bắc chúng có thể bay xa hàng ngàn km về phương nam tới vùng ấm áp hơn,sang xuân lại quay về. Loài chim sếu có đội hình bay xếp lớp theo kiểu chữ ‘Λ’ rất chặt chẽ : con đầu đàn bay ở vị trí đỉnh chóp, tiếp theo là những con khoẻ nhất, con yếu hơn bay lớp sau. Bay theo đội hình như thế,con khoẻ sẽ che được gió ngược cho con yếu hơn giữ sức cho con yếu có thể theo kịp đàn trong suốt quãng đường hàng nghìn dặm.
    Trong hành trình đàn sếu luôn thay nhau cất tiếng kêu,vì vậy người ta không cần nhìn lên bầu trời,mà nghe tiếng sếu kêu mà biết là mùa đông rét mướt bắt đầu tới hoặc mùa xuân ấp áp sẽ về nay mai.
    Điều đặc biệt là nếu trong hành trình có một con kiệt sức không theo được thì chỗ của nó trong đội hình vẫn được đàn giữ nguyên và để trống.

    Đàn sếu bay là một hình tượng đặc trưng cho 'đồng đội' vì tính kỷ luật và xắp xếp đội hình chặt chẽ,nó cũng là dấu hiệu cho hạ hết đông về hoặc đông hết xuân sang ở nước Nga.

    Trả lờiXóa
  5. TL: bản này cậu dịch ko quá nệ vào vần, mà trọng nghĩa hơn. Mình thích lựa chọn này, và thấy nó dễ đọc
    Hồi nhỏ thấy người lớn, trong giới nghệ thuật, nhắc những Đàn sếu bay, Người 41..., "nhân văn" với "xét lại" ầm cả lên, cứ "tự hỏi" sao lại thế nhỉ, sao "phe ta" lại cãi cọ vậy. Rồi được xem phim mình, "Hai người lính", sau lại thấy nó bị phê phán. Giờ mới biết có được nhận thức của riêng mình sao mà khó
    Các thành phố miền Trung như Nha Trang, Quảng Ngãi có những ngôi nhà lạ. tự nhiên yến vào làm tổ, hàng trăm con, bên dưới vẫn khói xăng mù mịt, chợ họp huyên náo. Chỉ nhà ấy trúng quả, năm thu vài trăm triệu, nó nhất định ko sang nhà bên

    Trả lờiXóa
  6. @TC: Nhận xét của TC cực kỳ chính xác, giờ mình mới hiểu rõ được chữ 'thích' của cậu. :)
    Mình nghĩ,'dịch thơ' (dịch xuôi) cần thiết nhất là 'diễn đạt' lại bằng tiếng 'bản địa' cho được hoặc gần được cái 'ý tứ',cái 'hồn cốt' của bài thơ gốc.Phần tiếp theo là lựa chọn,xắp xếp câu,chữ sao cho có hình thức cấu trúc câu phù hợp và có vần điệu.
    Một bản dịch đủ 'ý' (hoặc sát 'ý') lại có vần điệu thì gần như chắc chắn sẽ là 'hay'. Tuy nhiên kết hợp nhuần nhiễn được cả 2 yếu tố này chỉ là cơ may dành cho những người 'chuyên'.Kẻ 'tay mơ'-'lõm bõm' như mình chẳng hạn- thì đừng có mà 'mơ',vì thế mình chẳng có được sự 'lựa chọn' nào đâu,mà chỉ là 'gặp may ông vớ được' thôi. :)
    Về 'dịch thơ' còn nhiều điều lý thú để 8 lắm TC à. Ví dụ : khi nào thì cấu trúc câu chữ của bản dịch có ý nghĩa quan trọng ngang với 'ý'? Có khoảng 'tự do' nào ngoài bản gốc cho phép với bản dịch? Có nên 'Việt hóa' hoàn toàn bản dịch? Có nên 'dịch' hay hơn nguyên bản ko?...vv..vv.

    Một bản dịch mà vần điệu 'nổi trội' hơn 'ý' thì-theo mình,nó 'làm điệu' và bị 'ngái' mất rồi? :))

    Trả lờiXóa
  7. TL: sau 75 đọc truyện Doxtoievxki qua bản Vương HỒng Sển, tự nhiên thấy bố ấy lẩy Kiều vào, tức ko chịu nổi. Bỏ.
    Rồi ngày càng thấy nhiều thái độ đối xử với nguyên tác. Dịch thơ càng nhiều cách đối xử. Thế là nhờn, ko tức nữa. Người dịch nhiều khi coi nguyên bản - đằng sau là tác giả - chỉ là phương tiện cho mình thể hiện bản thân. Quyền lực đến thế thì cao quá.

    Trả lờiXóa
  8. @TC: Loại chuyện dịch 'Việt hoá' hoàn toàn (kể cả tên nhân vật)thì thật.. hết chỗ nói.
    Dịch thơ cũng ko thể như thế. Ví như loại thơ bậc thang Maiacốpxki chuyển ngữ sang dạng lục bát của người việt, cứ cho là bản dịch ý đủ,vần điệu có. Liệu người đọc VN sẽ hình dung nghệ thuật thơ của M. như thế nào?
    Vậy nên,nói chung ko nên 'việt hoá' bản dịch,lạm dụng quá đáng cái này thì phá huỷ hết bản sắc nghệ thuật 'gốc' của người ta,ko những ko làm tròn bổn phận 'truyền tải VH nước ngoài' mà còn bóp méo nó,phụ lòng công chúng.
    Ấy là còn có kiểu 'dịch giả' đưa cái nghệ thuật 'của tôi' vào trong bản dịch,vô tình hay cố ý đánh tráo 'tác giả' thật bằng 'người dịch', làm cho người đọc hiểu sai toét về tác phẩm và nghệ thuật trong đó. Vậy nên ,với bản dịch thơ luôn phải cần có nguyên bản kèm theo (ơn trời, phương tiện soạn thảo văn bản ngày nay đã cho phép làm việc này dễ dàng),ko phải với tư cách 'tham khảo',mà là với tư cách 'chính chủ' để đối chiếu và cũng là xác định 'chính danh' cho người dịch.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.