BÂNG QUƠ
Sáng tác : NS Phú Quang. Hát : NSND Lê Dung
( Chí Nhân K3 yêu cầu )
Đôi khi ta nhớ một thoáng heo may
Đôi khi ta nhớ một sớm sương vây
Con đường mùa Thu hàng cây lá đổ
Đôi khi ta thèm lang thang như gió
Đôi chân vô định về miền hư vô.
Đôi khi em bỗng về giữa cơn mơ
Đôi khi ta hát lời hát nghêu ngao
Thương một vì sao giờ xa quá rồi
Đôi khi ta thèm nghe lời em nói
Dẫu biết bây giờ chỉ là xa xôi.
Đôi khi mưa về ta thương em rừng xưa rũ lá
Đôi khi mưa về ta thương ta ngu ngơ bài ca
Đôi khi đêm dài ta thương con đường xưa xa vắng
Riêng em đi về đôi chân bơ vơ trong chiều phai
Đôi khi cuộc tình ngỡ đã nhạt nhòa
Bỗng chợt về với xót xa.
Cảm ơn anh TL.
Trả lờiXóaCa khúc PQ thường có ca từ rất đẹp. Trong bài này có cách thả vần bằng/trắc mà trong thơ thường không có:
lá ĐỔ/như GIÓ/hư VÔ...
xa quá RỒI/lời em NÓI/là xa XÔI...
rừng xưa rũ LÁ/ngu ngơ bài CA...
xa NGÁI/chiều PHAI
Giữa lời in và lời ca sĩ hát bài này có một vài khác biệt.
Đôi khi tá nhớ một sớm sương VÂY/BAY
...
Con đường mùa THU/ĐÔNG
...
Đôi khi đêm dài ta thương con đường xưa xa VẮNG/NGÁI.
PQ cũng có vài bài dùng LỜI PQ, tui kcó ấn tượng, còn fần NHẠC PQ thì nghe vài anh trong nghề nói "hay đấy !" - 3chai biết fân tích kỹ chứ "tai trâu" như tui chỉ "THÍCH", "K THÍCH", hổng dám KHEN, CHÊ.
Trả lờiXóaPQ có cái ZIPPO hình "con cho sói ngửa cổ tru" - nhạc PQ cũng THỐNG THIẾT như vậy, nghe liền 3 bài là...XỈU.
PQ thường khen "giọng Lê Dung trong vắt như tia nước" - trong đám tang Lê Dung, PQ bị mất điện thoại, cái Zippo thì còn.
@#Ch : Vui vì từ năm ngoái tới giờ lại đọc được lời góp của bạn.
Trả lờiXóaĐúng như anh nhận xét và dẫn ra ví dụ : cách thả vần bằng trắc ở bài này có khác biệt với thơ thường.
Nhớ lại 3Ch đã viết một bài trên GAN,và một bài trên Bantroi5 bàn về ca từ và lời thơ hết sức thú vị, theo tôi cho tới giờ đề tài vẫn còn tính 'thời sư' với những bạn đọc quan tâm tìm hiểu 'lĩnh vực' này. và tôi là một trong số đó.
Khi nào gặp dịp,rất mong được cùng trao đổi kỹ hơn.
Có lẽ vần điệu trong ca từ không đòi hỏi 'gắt' như câu thơ,bằng trắc của ca từ cần dành ưu tiên hơn cho việc tương hợp với nốt nhạc (của nó) trong mối liên quan cao-thấp so với nốt nhạc đứng ngay trước.
Đôi khi có một ca từ 'khang khác' đúng chỗ lại tạo hiệu ứng truyền cảm tốt hơn so với 'trơn tru'.
Ví dụ-với tôi "...sương VÂY " nghe có vẻ 'bảng lảng' hơn "...sương BAY ", mặc dù 'sương BAY' có vần điệu hơn với 'heo may' ở câu trước.
Tương tự như vậy với trường hợp "xa NGÁI/chiều PHAI"...:)
Hoặc khi phổ nhạc thơ sẽ xuất hiện vấn đề truyền cảm ý thơ theo tốc độ 'dòng chảy' của giai điệu có ảnh hưởng tới hiệu quả 'hấp thụ' Nhạc-lời của người nghe.Ví dụ Nếu phần 'ý thức' của não bộ cứ phải 'nán lại' để 'hiểu ý' ca từ thì sẽ mất đồng bộ so với phần 'tiềm thức' của não bộ tiếp thu nhạc điệu ,kết quả là người nghe thấy ca khúc chưa thật 'hay',mặc dù tách riêng phân nhạc-lời ra,chúng đều rất 'hay'.
VV...và VV... :)
Vì việc đưa bài hát yêu cầu theo kiểu phục vụ 'dân dã'.'đại chúng': copy nguyên si từ trang âm nhạc sang nên có sự 'chênh' như 3Ch đã nhận xét. Ở bài này lời ca của LD chắc 'chuẩn' hơn .:)