Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Tuổi thơ chúng ta đã đi qua chiến tranh


SƠ TÁN Ở ĐẠI T

                                              Hồ Như Nguyện
  ( Viết tặng Lê Thanh Sơn K3,Hồ Xuân Nam K3,Lê Thanh Trung 
K6,Hồ Phương Bình K7 và các em Lê Thanh Hà,Lê Thanh Hoa)

Những ngày đầu 

   Đúng là giữa chúng tôi có duyên nhưng không nợ.Thời kháng
chiến chống Mỹ,cha mẹ hai bên cho lũ trẻ con đi sơ tán cùng
nhau những ba lần.Trước tiên ở thị xã Sơn tây,sau vì thấy Sơn
tây tập trung nhiều bộ đội (ấy là các cụ nói chứ lúc đó chúng 
tôi còn quá nhỏ,chẳng biết gì) nên đưa cả lũ lên Đại từ , rừng 
rú cho yên ổn..Sau các cụ nghĩ, cầu Long biên -tầm ngắm của 
không lực Huê kỳ,lại rút quân hết về làng Chèm Vẽ,cách Hà Nội 
hơn chục cây số.Nếu có phép  mầu nhiệm cho tôi được chọn 
trở lại quá khứ ở một thời kỳ nào đó thì tôi chỉ đau đầu,nát óc 
với hai giai đoạn mà tôi thương nhớ khôn nguôi,dó là Quế lâm 
và Đại từ.Chính những nơi này ,tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc 
nhất,ngộ nghĩnh nhất,đáng yêu nhất.
  Có lẽ...Không...Chắc chắn,,tôi sẽ chọn Đại từ.!


Đêm chuyển quân về Đại từ quá khổ,phải chia đôi lực lượng,LTS,
HXN ,cùng chị giúp việc đi bắng tàu hỏa. Còn lại là bà nội(LTS),
hai bà mẹ,LTĐ,HNN,LTT,HPB,LTH, LTH(Hoa){xắp xếp theo
tuổi tác} ngồi hết trên một chiếc com-măng-ca cùng nồi niêu
xoong chảo, quần áo sách vở,gaọ mỡ mắm muối...tất tần tật 
những gì cần thiết cho cuộc sống của cả đại gia đình .Các bạn 
thử tưởng tượng xem,,chừng ấy con người với đồ đạc trong một 
chuyến xe đi gần trăm km,già nhất 75, nhỏ nhất 7 tuổi,làm sao 
mà không được gọi là vất vả cơ chứ.Nhưng đó khác gì gió 
thoảng mây tan,trẻ con tội thật mà cũng sướng thật khi cái khổ 
nó dễ cho qua còn cái vui nó muốn giữ mãi.Khôn đấy,còn người 
lớn thì lại cứ hay ôn buốn nhớ tủi,đến dại!.

 Lên đến nơi trời đã khuya.Xe đậu ở dưới đường quốc lộ còn
cả hội, tùy theo sức, lại khuân vác hành lý leo đồi vượt dốc 
mới dặt chân, đặt lưng trong ngôi nhà từ nay sẽ là nhà của mình.
Nói là nhà chứ thật ra... không phải.Sáng ra,tôi nhìn thấy,đó chỉ 
là khung nhà bằng tre nứa vầu,chưa có tường bao quanh và 
chẳng hề cửa nẻo.Ba chiếc gường (cũng thuộc họ mây tre lá), 
hai chiếc bàn ,chấm hết! Điều ấy chẳng hề chi với bọn nhóc tỳ 
ăn chưa no,lo chưa tới,cái mà chúng tôi sướng là tự do sở hữu 
cả khu vườn ổi bao la bát ngát cùng với khoảng không gian rộng 
lớn tha hồ đùa giỡn này.Thực đơn chỉ có hai món:măng luộc 
chấm mắm tôm và canh dọc nấu mắm tôm ,được áp dung cho 
hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng (may là đơn vị thời gian lưu 
trú dược tính bằng tháng chứ không thì ...toi) Ở đã vây,ăn như
vậy nên tình trạng dào tẩu ắt phải xảy ra.Hai bậc liền anh, liền 
chị của hai nhà là LTĐ,HXN, mượn cớ đạp xe đi chợ rồi bùng 
văn biến,để lại nơi rừng thiêng nước độc một bà cụ già và bầy 
em nheo nhóc,ấy là chưa kể bọn họ đã trộm luôn chiếc xe đạp,
tài sản có giá nhất, hữu ích nhất thời bấy giờ.Không biết các 
bậc phụ huynh xử lý tội đào ngũ thế nào nhưng LTĐ lên lại Đại 
từ,riêng HXN,bóng chim,tăm cá.

Sau vài ngày xả hơi,dưỡng sức,xem xét địa hình,địa thế, phân
chia lĩnh vực sinh hoạt,ổn định binh lương,chúng tôi bắt dầu 
cuộc sống mới đầy lạ lẫm.Đừng tưởng chúng tôi hỗn quan,hỗn 
quân nhé.Lầm chết!Trên có bà nội,dưới có em nhỏ,cơ cấu đủ 
mọi thành phần:,nhi đồng,phụ lão, đoàn viên,đội viên; trình độ 
văn hóa bao gốm từ cấp  I đến cấp III, tổng quân số:5 nam,4 
nữ.Ăn có người nấu,quần áo có người giặt, công việc thường 
ngày là ĐI RỪNG LẤY CỦI.


Đi rừng lấy củi 

 Đã thành thông lệ,sau khi điểm tâm lưng bát cơm rang (chạy 
qua hàng mỡ) hoặc vài khúc sắn luộc,chúng tôi lại dắt díu nhau
vào rừng.Buổi đầu tiên còn có hai chị em con nhà chủ dẫn
đường,về sau tự mở lối mà đi.Thuở ấy rừng hoang sơ lắm,
dường như chưa có bàn tay con người tàn phá.,chỉ có dân
địa phương vào kiếm củi mà thôi.Chúng tôi phải xếp hàng
dọc,vạch lá cây,lùm cỏ để đi.Mỗi đứa một con dao quắm,mỗi
đứa một khoảnh rừng (tự chọn) với một mục đích chung:Đốn
cây!Nói như vậy thì có nghĩa chúng tôi là lâm tặc (?) Quả
không ngoa,nhất là đối với tôi,bởi lẽ tôi chân yếu,tay mềm nên
cứ nhè cây nào nhỏ ,có thân bằng cổ tay mình là phạt.Luẩn
quẩn,loanh quanh một hồi cũng được đầy đống củi (đống
cây tươi thì đúng hơn),tôi bứt dây rừng,buộc thành một bó
và vận chuyển ra chỗ quy ước.Ngôn nghữ ở rừng thật khác
lạ,không gọi nhau bằng tên,bằng vai vế mà chỉ cần hú một
hơi dài và đáp trả lại cũng hú lên một hơi dài.Nghe tiếng hú ,
tôi biết mọi người sắp đến.Khi đủ mặt văn võ bá quan,tôi
thấy thu hoạch của ai cũng hoành tráng,gọn ghẽ nhất là LTS.,
còn bó củi của tôi,nó èo uột,nhom nhem đến não ruột.Ai
cũng biết mang vác trên vai,riêng mình tôi,lúc thì cắp bên hông,
lúc thì kéo lê suốt dọc quãng đường dài,cho tới khi về đến nơi,
nó lại càng tả tơi,tơi tả.Mới đầu được đi lấy củi thích lắm nhưng
tay phồng rộp,vắt bám vào chân tôi lại đâm ra chán.Ấy vậy
mà đâu có được bỏ ngang,ngày qua ngày cứ phải cùng nhau
vào rừng chặt cây làm củi.Lần lần tôi khôn ra,ừ đi thì đi nhưng
tâm trí tôi chẳng để vào đấy .Tôi thường nhìn xa xa,lòng
thấy nhớ mẹ,nhớ Hà nội...Rồi có những lúc tôi ao ước được
ăn kem,được có Hạnh (con gái một người bạn của mẹ tôi)
ở cạnh...Buồn đấy,vui ngay đấy,cả lũ tắm suối,cả lũ hái sim,
tiếng cười hồn nhiên vang vang rừng núi.
(còn tiếp)

7 nhận xét:

  1. Có duyên mà không kết thúc được thì là có nợ với nhau chứ sao lại bảo là không nợ.

    Trả lờiXóa
  2. Sửa lại là : có duyên mà không đi đến kết cục thì là có nợ nhau.

    Trả lờiXóa
  3. Tiến " nhái " kể : Hôm rồi , vào SG , tới thăm bà bạn thân của má , cũng là lão thành c/m . Thương quá , bà già cứ bùi ngùi :" ngày xưa tao với má mày cứ hẹn gả cho nhau ... mà 2 đưa đẹp đôi quá ( nàng xinh thì ...thôi rồi ) ... yêu nhau thế mà ko về đc với nhau ..."
    Vốn là 1 cao thủ tình trường , nên TN đành bả lả :" cô ơi ! ko lấy đc nhau thì bây giờ cháu mới có cơ hội về thăm cô , chứ còn ..."

    He he ! " Nợ , duyên ... duyên , nợ " cũng chỉ là câu chuyện " tái ông mất ngựa " mà thôi !... biết nói sao cho hết về cái " vô thường " của cuộc đời này !!!

    " Chàng " với " Nàng " , xem ra cũng thật hấp dẫn . Nhưng hãy nên chỉ nên coi đó là những đối tượng " khoa học " thôi & nên quan sát xa xa 1 chút , cho ... an toàn !.

    Trả lờiXóa
  4. Ko hiểu HNN bận gì mà sao chưa viết phần tiếp theo ?. Tôi thật sự hồi hộp , ko chỉ về câu chuyện HXN , mà hơn hết là số phận của chiếc xe đạp ...

    Nếu ko phải thời kì chiến tranh , thì việc mất chiếc xe " trâu " nọ , hẳn phải lập 1 chuyên án kinh tế hẳn hoi , vì thật dễ hiểu : giá trị chiếc xe đạp hồi ấy , 1965 , phải tương đương 1 mecxedec bây giờ .

    Theo như kinh nghiệm đc rút ra , từ những tài liệu đã đc giải mật của ace trường Trỗi , thì rất có thể chiếc xe đã đc " hóa giá " tại 1 cơ sở c/m nào đó ( 1 gia đình nông dân bản xứ ), cách đó chừng 3 , 4 km - với " vật ngang giá " là 1 đàn gà tầm 14 , 15 con ... để đương sự dùng dần , he he !!! ( tuy chưa vào Trỗi , nhưng tư duy của ông bạn HXN chắc cũng rưa rứa !)

    Tui còn nhớ , hồi trong rừng , 1 hôm Vũ Quốc Quân rủ tôi đi chơi .
    - Đi đâu ? , tôi hỏi .
    - Thì cứ đi , khắc biết , nó trả lời
    Thế rồi bon tôi loanh quanh xuống làng , chừng hơn 2 km . Rẽ vào 1 gia đình , bà chủ đon đả chào " chú Quân ".
    Một mệnh lệnh đc ông bạn tôi phát ra , ngắn gọn : " chị nấu cho 1 nối nhỏ cơm nếp & vừa rán vừa luộc 20 quả trứng !...
    He he , 1 bữa tiệc bất ngờ , no & ngon hơn mọi mơ ước ...

    Dọc đường về tôi cố gắng " moi tin " mà thằng cáo già này tịnh ko để lộ 1 mm nào ...

    Và chỉ mấy chục năm sau , chả thế mà nó nằm trong danh sách " hàng khủng " của anh em mình !!!

    Trả lờiXóa
  5. Chắc có lẽ HNN còn đang chờ dịp ăn lại canh dọc Đại Từ để lấy cảm hứng viết tiếp :-)

    Trả lờiXóa
  6. Hồi đó không rõ những bố đã có kỹ năng đi rừng thì mần răng, chứ cái đám "dân nhà Tỉnh" mà đi lấy củi thì cơ hàn, cơ hàn. Lấy củi dưng mà các bố cứ nhè cây tươi roi rói mà chặt. Rồi lay hoay nào khiêng, nào vác, nào kéo mà về tới tận nhà bếp đại đội. Mà cái cây củi ấy nó bị yêu quái nhập hay sao ấy, đầu tiên nó nặng vừa phải (ngu gì kiếm cây nặng), sau rồi nó nặng, ngày càng nặng, nặng tới méo mặt, nặng lệch cả vai. Nhem nhuốc, lếch thếch.
    Lại có bố mắt nhắm mắt mở vớ phải cây Sơn, cứ hùng dũng vác về, để rồi vai, cổ sưng húp. Báo hại cho hai thằng trong tổ ba người.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  7. HNN ơi sao lâu rồi mà vẫn chưa thấy phần tiếp theo của " Đi rừng lấy củi " nhỉ ?

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét đối với bài đăng này.
Nhận xét của bạn là sự đóng góp hữu ích cho thành công của trang tin BanTroiKhoa3.