Đó
là vào thời điểm tôi còn “đi làm”. Hôm đó có một quản trị viên một công ty “thuộc
quyền” lên làm việc với một chuyên viên trong bộ phận tôi. Xong việc, anh ta
quay sang tôi:
Anh
ba (là tôi) cho em xin số điện thoại của anh được không?
Được
– và tôi đọc luôn: Ba một sáu bảy không không.
Anh
ta cười cầu thị: Chắc nhóm số đầu là không chính không ba, hả anh?
Tôi
ngớ người – số gì vậy kìa, chúng ở đâu
mà khi không lại tuôn ra. Dĩ nhiên là ngay sau đó tôi đã đọc lại rất chính xác
số điện thoại của tôi cho anh ta – cũng hoàn toàn không vấp váp gì cả. Đám
anh em cùng phòng cũng ngạc nhiên … không thua kém gì tôi.
Khách về, anh em lao xao: Dãy số anh ba đọc là số nào vậy? Số điện thoại của bồ nhí chăng? Chỉ có 6 số, không phải! Hay số ổ khóa két sắt? Anh ba cần gì két sắt, chị ba kiểm soát hết trơn …
Suốt
mấy tháng trời, cứ rảnh rảnh là tôi lôi sự kiện này ra xem xét: Dãy số đó là số
gì? Chúng ở đâu ra? Chúng có giá trị gì với mình? Tại sao bất chợt nó lại tuôn
ra? Hay …
Một
kỷ niệm ùa về … Hồi tháng 5 năm 1965, lúc thụ huấn ở trường Quân chính quân khu
Tả ngạn, tôi được lãnh một khẩu CKC, tút-se đạn (không có cây gậy Thống chế
trong đó), chiếc xẻng bộ binh cùng cả mớ quân dụng lỉnh kỉnh. Tôi mê lắm, vì đây
là lần đầu tiên trong đời được sở hữu một khẩu súng. Trước kia, thời Đại từ, chỉ
các anh đại đội 9 – 10 mới được phát súng, đeo bên vai, khệnh khạng, đám đàm em
đứng xa xa mà nhìn. Khẩu CKC của tôi mang mã số 316700. Tốt nghiệp Quân chính,
súng được trả lại cho đơn vị, và cùng với mã số của nó, chúng đã bị lãng quên
trong suốt mấy chục năm tiếp theo của cuộc đời tôi.
Hôm đó, như một kẻ bị lên đồng trong một giây đồng hồ, thông tin đã bị quăng trong thùng rác ở tận cùng nơi xó xỉnh của ký ức (nói theo ngôn ngữ ngày nay là “bộ nhớ trong”) bỗng thoảng về, lướt nhẹ trong hiện tại giây lát.
Ký ức thật kỳ diệu mà cũng thật kỳ lạ. Nó là của mình nhưng cũng không hẳn lúc nào nó cũng là của mình.
Hình minh họa: Tiểu liên Thompxon, niềm kiêu hãnh của người lính thời "chín năm".
Hôm đó, như một kẻ bị lên đồng trong một giây đồng hồ, thông tin đã bị quăng trong thùng rác ở tận cùng nơi xó xỉnh của ký ức (nói theo ngôn ngữ ngày nay là “bộ nhớ trong”) bỗng thoảng về, lướt nhẹ trong hiện tại giây lát.
Ký ức thật kỳ diệu mà cũng thật kỳ lạ. Nó là của mình nhưng cũng không hẳn lúc nào nó cũng là của mình.
Hình minh họa: Tiểu liên Thompxon, niềm kiêu hãnh của người lính thời "chín năm".
Bác còn lên đồng được vậy là khỏe rồi. Chúc mừng bác với bài viết dễ thương.
Trả lờiXóaCòn một con số nữa, chắc "đã bị quăng trong thùng rác ở tận cùng nơi xó xỉnh của ký ức" của bác Chí chắc cũng ko thể quên, đó là số hiệu Sĩ quan?
Trả lờiXóaThế mà tui quên mất số hiệu sỹ quan và số hiệu quân nhân rồi, đ/c VNQ hỏi làm tui giật mình.
Trả lờiXóaThực tình ra quân gần 22 năm rồi, quên thì có thể được châm chước chút đỉnh, chứ bị mấy ảnh ghép vô ý thức, lập trường, quan điểm thì ... gay.
HCQuang
@HCQ: Đọc bài viết của mày mà tao lại nhớ Trường QCQK Tả ngạn quá!Ngày ấy mình mới ở TQ về,mặt "búng ra sũa",máy cậu Chỉ huy khinh thường,nhất là các B Trưởng,mình bị mấy vố nhưng cũng làm cho mấy ông ấy thấy "Lính Trỗi"là như thế nào,nhất là Chính trị viên Ngạn,ông ấy mới "ở chiến trường "ra,nên cũng "kiêu binh"lắm...
Trả lờiXóaKiêu binh là "vấn nạn" của lính chiến trường. Hồi đó K4 huấn luyện ở Quân chính được ít bữa thì K3 về. Quân K4 nom quân K3 (Trỗi khóa đàn anh hẳn hoi nhé) trắng trẻo, tinh tươm, thơm mùi bác Mao, còn mình thì đen nhẻm, "phong trần", ra dáng "chiến trường" lắm rồi, thành thử lại phát bệnh "kiêu binh". May mà mấy ông K3 không để ý (hoặc có lẽ bỏ qua thì đúng hơn) nên không xảy ra kết cục "đáng trách".
Trả lờiXóaĐấy, bệnh này dễ lây nhiễm lắm.
HCQuang
Tiểu liên Thompxon bắn đạn 0.45 in cùng cỡ nòng với súng lục côn đui. Thời 9 năm cỡ C trưởng trở lên mới có côn đui.
Trả lờiXóa