Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Đôi Bờ bài hat nhiều kỷ niệm




Một bài nữa cuôc sống ơi ta mến yêu người




Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

thoong tin am nhac


Chuẩn bị xây dựng Nhà hát ca nhạc mang tên Alla Pugachyova tại Sankt-Peterburg

          Nữ nghệ sỹ từng được mệnh danh là "Người đàn bà hát" và thị trưởng thành phố Sankt-Peterburg Valentina Matvienko đã bàn bạc và đi đến thoả thuận chuẩn bị xây dựng Nhà hát ca nhạc mang tên Alla Pugachyova từ tháng 3 năm 2008. Đến tháng 12 cùng năm lãnh đạo thành phố đã cho phép tiến hành việc khảo sát xây dựng nhà hát tương lai trên khu đất rộng xấp xỉ 33400 m2 ở phố Morskaya, khu số 1, cửa sông Smolenka, đảo Vasilyevski, với mục đích thiết lập các điều kiện tốt nhất cho việc chuẩn bị tiến hành đề án xây dựng khu trung tâm văn hoá - giải trí này tại thủ đô cũ của nước Nga.

(tù nay Cuong sẽ sưu tầm một số bài hát gắn với thời trẻ của ta .Là một chút nhớ lai "thời thanh niên sôi nổi"

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Nhịp nhịp thu đi


Mùa thu dần trôi qua , biết bao vui buồn được sẻ chia cùng bạn bè , cùng năm tháng . Hạnh phúc là đó chăng ! Nhân thu này HG gửi đến các bạn đôi vần thơ về mùa thu 2012 .


GIAO MÙA


Hạ sắp tàn mà thu chửa sang
Ngẩn ngơ lòng cho chén rượu tràn
Giọt rơi , giọt đọng hồn thu cũ
Say rượu hay say thu mênh mang !

Hạ tím biếc trời , mây lang thang ...
Lá thẫm xanh , nào có úa vàng !
Tàng cây cơm nguội vàng đâu nữa ?
Để phố xưa buồn : thu đi hoang !

Ta nhớ bao người thu không sang
Tóc xanh xanh mãi hạ không tàn
Và có bao người cùng thu trắng
Đi mãi không về cuộc trần gian .

Gương mặt nào còn thuở mầm măng
Ánh mắt nào vương tuổi trăng rằm
Tay run nâng chuốc nhành cúc sớm
Tiếng vọng thu nào chuyện hợp tan .

Đành trông cơn mưa hạ tàn rơi
Mặt nước Hồ Tây sóng rối bời
Thương cánh Sâm cầm không quãng lặng
Về tụ phương nào , Sâm cầm ơi !

Buông tiếng tơ , chén rượu đầy vơi
Cạn mãi mà sao chẳng trọn lời
Hay bởi giao mùa mong thu tới
Giọt đọng nào trong khúc chơi vơi !

          Hà nôi , tháng 7 năm 2012
                HOÀNG GIANG



HÀ NỘI TRẦM MẶC HỒN THU


Gió heo may về xào xạc tàng cây
Làm nở bung mấy chùm hoa sữa
Hà nội ơi , có gì như trăn trở
Hay hồn thu nhen lửa phố phường .

Ai tần ngần trên bến Chương dương
Tà áo phất phơ theo làn gió nhẹ
Sóng nước lăn tăn ru bờ khe khẽ
Bóng dáng thu nào chợt se se làn môi
Cầu Long biên nhịp nào vương dáng người !

Còn nhớ nao lòng đêm thu Hà nội ,
Ai cầm tay ai bối rối ngỏ lòng
Trong hương cúc , nụ hôn chen lời nói
Dịu dàng say men rượu cốm làng Vòng
Khuôn hoa Ngọc hà trong mắt thu ngời ngợi
Heo may về ,
               trăng nhạt nhòa e ấp tầng không .

Ước hẹn gì đây về những thu hồng ?
Trong tĩnh lặng đến tận cùng thu ấy
Qua đêm heo may , bình minh thức dậy
Hương hoa nào còn vương vấn bờ môi
Nụ tình nào nồng cháy mãi khôn nguôi !

Trầm mặc cùng thu , Hồ Tây ơi !
Hà nội tràn thu , làn mắt nào lay động ?
Kìa suối tóc ai dáng liễu mềm nghiêng bóng
Mênh mang Hồ Tây soi ngàn thuở bồi hồi
Dóng dả chuông chùa nào lắng sóng
Tiếng đồng vọng nào tan trong chơi vơi !

Dẫu có đi xa hơn nửa cuộc đời
Sao quên được những địa danh , đường phố ...
Ngôi trường nào với ai học từ thuở nhỏ ,
Mặt hồ này cùng ai hăm hở đua thuyền ,
Góc phố nọ chờ ai hát khúc giao duyên,
Hàng cây kia dìu ai trải lòng năm tháng ...
Có tên gọi nào không lãng đãng hồn thu !

Ai nhen lửa hồn thu dừng người lãng du
Hay nương dấu xưa , Hà nội thu quyến rũ !
Lắng hoàng hôn theo nhịp chuông Trấn vũ
Làng dâu Nghi tàm thầm trao kén vàng mơ
Dệt gấm thêu hoa cho Hà nội bây giờ
Ươm mối tơ duyên từ bao tình thu cũ
Lộng lẫy dáng duyên ,
             Hà nội trong tà áo thu ,
                       Lòng người nao nao hồn thơ .

                              Hà nội , tháng 10 / 2012
                                    HOÀNG GIANG



Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

mời các
bạn nghe  bài này



           

CÂU LẠC BỘ GÓC CAFE


Trong tp HCM có cau lac bộ thứ 6 thì ngoài này AE HN cũng gáy vào sáng thứ hai                    (9h - 11h) tai càfe GOC Đăng Văn Ngữ .Cương ghi lại vài clip và ảnh PR cho câu lac bộ           .AE ta giờ cũng về vườn hết rồi, nhưng nhà lại không có vườn nên Tỉnh với Cương cộng
thêm cả Hà Đông ,Tài Chí ..VV...VV.Còn mấy bạn nữa lập CLUB CAFE hàng tuần để
gặp nhau vui vẻ đồng thời cũng giải stress nũa.Club không cố định lượng thành viên ban
nào sáng thứ 2 rỗi thì qua tham gia uống nước hút thuốc và 'buôn dưa lê' thoải mái xong
giải tán .Qua vài tháng club cũng tương đối vào nề nếp .Đưa vài clip lên blog vừa là thông
 báo vùa là PR
Đây là quán AE chúng tôi ngồi càfe không ngon nhưng quen rồi không muốn đổi



Thứ 2 tuần trước ae ngồi vơi nhau xong đi viếng Lê Binh .Hôm đó có con Hữu Hoàng ra
HN đến cung con Mậu Chương





thứ 2 (hôm qua 16/10) có 5 người


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

SAO KIM CƯƠNG


Phát hiện hành tinh bằng kim cương to gấp 2 Trái đất

Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một hành tinh mới lấp lánh giống như một viên kim cương trên bầu trời.
Ảnh minh họa hành tinh 55 Cancri e.

Hành tinh 55 Cancri e, được phát hiện bởi các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Yale (Mỹ), có bán kính lớn gấp 2 lần Trái đất và có trọng lượng gấp 8 lần hành tinh của chúng ta. Các nhà khoa học nghĩ rằng bề mặt của hành tinh 55 Cancri e được bao phủ bởi kim cương và than chì.

Nghiên cứu mới ước tính rằng 1/3 khối lượng của hành tinh 55 Cancri e – gấp 3 lần khối lượng của Trái đất – có thể là kim cương. Hành tinh này có quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ rất ngắn chỉ 18 giờ/vòng, trong khi, quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời là 365 ngày.

Hành tinh 55 Cancri e quay quanh một ngôi sao giống với Mặt trời thuộc chòm sao Cancer. Hành tinh này cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, nên nó có thể được quan sát bằng mắt thường từ hành tinh của chúng ta.

Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học xác định một hành tinh kim cương quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời. Nhưng với nhiệt độ cực nóng lên tới 2.148 độ C, các nhà nghiên cứu cho rằng sự sống không thể tồn tại trên hành tinh 55 Cancri e.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện thấy một hành tinh đá với những thành phần hóa học khác cơ bản so với Trái đất. Bề mặt của hành tinh này dường như được bao phủ bởi than chì và kim cương hơn là nước và than chì”, tiến sĩ Nikku Madhusudhan, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh 55 Cancri e không hề có nước và dường như được cấu tạo chủ yếu từ carbon (như than chì và kim cương, sắt, silic cacbua và có thể là một số chất slicat. Cấu tạo này hoàn toàn khác với Trái đất với lõi giàu ôxy và cực kỳ hiếm carbon.

Tiến sĩ David Spergel, giáo sư về thiên văn học tại trường đại học Princeton (Mỹ), đánh giá: “Siêu Trái đất giàu kim cương này là một bằng chứng cho thấy những hành tinh giàu kim cương khác thuộc các ngôi sao gần Trái đất đang chờ chúng ta khám phá”.
Hà Hương

Đât nước đang khó khăn ước gì cắn được một mẩu hành tinh này bán đi ủng hộ đất nước...he he he he he he  

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

CHIA SẺ

.
Cương thấy các bạn bình luận nhiều nên cho lên BLOG khỏi phải nhấp chuột ..
 TK8 noi
Phan Vũ thách đố tuổi tác


Em ơi! Hà Nội – Phố

22:57 Ngày 08 tháng 10 năm 2012
Nặc danh Ngoc Anh nói...
Bọn em cám ơn chị Linh đăng các bài khoa học và văn học. Thỉnh thoảng chúng em ghé qua trang BTK3 thấy nhiều bài hay lắm. Mặc dù biết khoa họa và nghệ thuật chỉ là một, nhưng em vẫn thích sắc màu nghệ thuật hơn, cho nên đọc toàn bài thơ của bác Phan Vũ mới hiểu hết hình tượng và ca từ của bài hát Em ơi Hà nội phô, rồi nỗi ám ảnh về nó cũng được hóa giải,giống như lời ca của ông Trịnh Công Sơn người ta nói nó như câu chú phù thủy,bị say mà khó hiểu.

09:17 Ngày 09 tháng 10 năm 2012
Nặc danh HCQuang nói...
Tui biết nhân vật trong bài thơ mà tác giả gọi là "em". Chị ấy cũng đáng để "lên" thơ.
Dĩ nhiên thơ thì phải hư cấu (thơ thẩn mà lại). Tác giả lấy một em có thật để phác họa nên một "em của Hà nội phố", một "em của thơ".
HCQuang
14:46 Ngày 09 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...
@TC : 'phải yêu HN lắm mới viết được thế này',quá đúng. Mình rất muốn xen vào câu của cậu thêm 5 chũ:
'phải yêu HN lắm và phải là Phan Vũ mới viết được thế này'
21:34 Ngày 09 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...
@TK8 : Ông Ph.V bây chừ vẽ tranh miệt mài thì thuận theo...'lẽ giời' rồi còn gì.

Vì "Em ơi! Hà Nội-Phố ' là một tác phẩm Thi - Họa về Hà Nội độc nhất vô nhị...cho tới giờ.
'Thách đố' của ông thực sự là 'đáng gờm' với tuổi trẻ đấy.
21:42 Ngày 09 tháng 10 năm 2012
Blogger TK8 nói...
- Răng HCQ thông thạo chiên iu đương rứa hè ?

- "Chị Linh" dễ xương wá, chị nhiu tủi, còn trẻ là em nhào zô cua chị lun !
00:44 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger hadongtran nói...
Với 1 tác phẩm " khủng " như thế này thì biết viết gì đây , viết bao nhiêu cho đủ - nhất là với 1 kẻ " chân đất mắt toét " như tôi ???.
Nhưng thôi , xin cứ liều vậy , ít nhất thì cũng là tỏ đc tấm thịnh tình của bản thân với ông bạn TL , người miệt mài như con ong thợ bé nhỏ , chăm chút cho trang blogk3 - nơi qua lại của biết bao lãng tử hào hoa , mà chẳng mấy ai nhớ để lại ... dù chỉ 1 chút gọi là ...

Số phận bài thơ & tác giả của nó , người ta đã nói tới khá nhiều , tôi ko muốn nhắc lại .

Đã lâu rồi , trong tôi có 1 câu hỏi : thơ về HN , chẳng biết có bài nào đạt tới cái tầm của " Em ơi ..." ko ?.( tất nhiên là câu chuyện của sáu bảy mươi năm trở lại đây thôi , còn xa hơn , thì với kiến văn nhỏ hẹp , tôi xin nhường lời cho những bậc cao thủ TC , Lê Công , Chí Thọ , TL ...).
Và trong số những " tượng đài nghệ thuật "(nói chung ) về HN , thì bài thơ này chiếm vị trí thế nào ?.
06:33 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger hadongtran nói...
Nếu " Người HN " của NĐT là 1 bản hùng ca hào hoa mê đắm , thì với tôi , " Em ơi , HN phố " lại là 1 cuộc triển lãm ngôn từ độc đáo , có một ko hai , cuộc triển lãm về những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng mà phiêu lãng mang âm hưởng Pautovski , về HN .
Trong bài thơ , 23 khổ thơ là 23 mảnh ghép thần kì , xếp lại trong ta 1 HN đầy nhung nhớ của 40 năm về trước . Có thể nói , mỗi lá cây , ngọn cỏ của HN thuở ấy , qua bài thơ , đều để lại trong ta 1 nét bồi hồi ...
Đúng , phải yêu HN ghê gớm lắm mới làm ra đc , tất nhiên là ko thể đầy đủ , từng ấy mảnh ghép về HN . Thế nhưng với 1 cá nhân nhà thơ , chỉ bấy nhiêu thôi , cũng là 1 sự sáng tạo kinh hồn , mà chỉ trong những giây phút thần tiên , hiếm có suốt 1 đời , mới làm đc như vậy .
Ngôn từ của Phan Vũ , cũng giống như cây cọ trong tay 1 họa sĩ bậc thầy , đã vẽ nên 1 HN phảng phất liêu trai , mà vẫn thực như nó vốn có ... đọng mãi tự bao đời , bao tháng bao năm của những kiếp người , ở lại & đã xa ...

HN , mảnh đất ngàn năm của những võ công - văn hiến , tự thân nó đã là 1 nguồn cảm hứng vô tận, đủ cho mọi sự sáng tạo đến ngàn đời ...

" Thành phố ngày một xấu đi ..." , nhà " Hà Nội học mi-ni " TC đã nói như vậy . Chỉ kiệm lời vậy thôi , nhưng ta phải hiểu , trong đầu anh là cả 1 lớp lang câu chữ , đủ để viết nên 1 cuốn sách .
Và tôi , chỉ muốn nói thêm 1 ý , là : nếu HN của chúng ta còn phải nhận sự " chiếu sáng " của những ngôi sao " quả tạ " kiểu Hoàng Văn Nghiên , Nguyễn Quốc Triệu ngày xưa & Nguyễn Thế Thảo hôm nay , thì nó còn xấu , còn nham nhở & hoen ố ...mà những người như anh , như tôi & bao nhiêu nữa chỉ còn biết ngậm ngùi , than thở và ...botay.com mà thôi ....he he !!!!
07:12 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...
@Ngọc Anh :'khoa học và nghệ thuật chỉ là một,'nhận xét này của em hơi bị...'siu' đấy.
Nếu KH là hoạt động của bán cầu đại não bên này thì NT lại là hoạt động của bán cầu đại não bên kia ở cùng một con người.
Bởi vậy một người cả đời làm công việc nặng về KH (hay nặng về NT) thì nay - khi đã già, nên chuyển sang tìm hiểu lĩnh vực liên quan tới vận động của bên kia.
Để làm gì?
để lấy cái 'sức trẻ' của cái bên ít làm viêc trước đây làm 'tươi' lại cái bên đã già cỗi vì lao động 'khổ sai' mấy mươi năm liên tục.
Đây là một phép 'dưỡng sinh' cực hay,có lẽ hiệu quả cũng chẳng thua gì các phép tập luyện dưỡng sinh khác (như yoga,khí công năng lượng..vv và vv...),chỉ khác là chẳng có ai nhắc đến và không có thầy hướng dẫn, ngoài sự 'giác ngộ' của chính bản thân.

'nhưng em vẫn thích sắc màu nghệ thuật hơn',lại thêm một lần đúng nữa.
KH và NT tuy hai mà một,nhưng cách thức hoạt động như nó thể hiện rất khác nhau ngay từ khi mới 'ra đời'(ai mà chả biết): một bên là 'lý',một bên là 'cảm'.
KH ngày nay có tính chất 'luận lý' và 'thực chứng',tức là phát triển nhờ 'suy luận' tầng tầng lớp lớp chồng chất:từ một nến tảng tới từng tầng lớp cao hơn. 'đối tượng' mà KH công nhận phải 'hiện hình', 'hiện hữu' bằng cách phải 'đo đếm' được theo cách nào đó.
KH đã,đang và không ngừng phát triển ngày một cao hơn. So với 300 năm trước,nay KH đã 'nhớn' hơn nhìu. Khó mà cãi được điều này.
Còn NT thì sao? nếu mục đích tối thượng (thiên chức giời giao)của NT là đề con người 'cảm' (nếu không 'cảm' được thì có nên gọi là NT không nhỉ), thì liệu có ai chứng minh được cái 'cảm' của người ngày nay phát triển 'cao' hơn cái 'cảm' của người 300 năm trước? Mặc dù hình thức NT (tức là phương tiện truyền cảm) thì phong phú hơn nhờ áp dụng các tiến bộ của KH.
NT là phương tiện để làm này nở cái 'cảm' vốn có ẩn chứa trong mỗi thuộc tính cá thể con người. Và không thể so bì 'cao-thấp' với nó được.
Ngọc Anh,có vẻ tới đây 'lý'(KH) và 'cảm'(NT) đường đi 2 ngả quá xa nhau mất rồi ,còn đâu 'là một' nũa.

Trên con đường tìm kiếm đến cùng bản chất thế giới này cuối cùng được tạo nên bời cái gì, vật lý học hiện đại theo từng bước xây dựng hệ thống lý thuyết 'hạt hạ nguyên tử' theo phương pháp luận lý: cái to hình thành từ những cái nhỏ,cái nhỏ hình thành từ những cái nhỏ hơn... vv ... cứ thế suy luận riết thành ra tận cùng ...không có cái gì cả (trọng lượng,kích thước biến mất tiêu -vì vậy mới nảy sinh ra tìm thấy 'hạt của Chúa' để mọi vật trở nên có khối lượng,giới KH vẫn còn hồ nghi có thể là ngộ nhận lắm, nên không đề cử giải Nobel năm 2012)
Ở đây có vấn đề là : khi chia nhỏ vật chất tới mức nào đó,các phương trình toán học cực kỳ phức tạp mô tả quá trình không còn đưa ra được 'nghiệm' tường minh và 'ổn định' nữa.Người ta buộc phải thêm cách 'cảm' để nhận ra kết quả.
Hihi,có vẻ có dấu hiệu KH bắt đầu buộc phải quay về với NT rồi. Nên dù gì thì gì KH với NT vưỡn lại là một- ‘về trong một nhà’ em à.

Thêm một chút,bế tắc xuất hiện vừa nêu của KH,theo chị có một nguyên nhân : đó là mô hình tính toán mô tả quá trình chia nhỏ vật chất vưỡn phải đặt trong môi trường nền tảng 'không gian-thời gian'.Trong khi đó 'không-thời gian' bản chất chỉ là 'kinh nghiệm' chủ quan của loài người (với 5 giác quan),có lẽ không còn thật thích hợp nữa ở cấp độ 'hạ nguyên tử'.

Với NT,'không-thời gian' không cần phải luôn là nền tảng,mà chỉ là môt sắc thái 'cảm' nó có thể mang lại.
"Em ơi! Hà Nội-Phố" là một ví rụ như thế.
Ngọc Anh,chị không biết hiện em đang làm việc theo bán cầu nào và đã được nhiều năm chưa. Nhưng sự 'tinh tế' thì có vẻ tồn tại ở cả 2 bán cầu em ạ.
13:05 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...
@HCQ :
'Tui biết nhân vật trong bài thơ mà tác giả gọi là "em". Chị ấy cũng đáng để "lên" thơ'. Tò mò quá anh ơi,anh có thể cho biết cụ tỷ hơn được không,hở anh?
13:21 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...
@HDT: 'Trong bài thơ , 23 khổ thơ là 23 mảnh ghép thần kì , xếp lại trong ta 1 HN đầy nhung nhớ của 40 năm về trước . Có thể nói , mỗi lá cây , ngọn cỏ của HN thuở ấy , qua bài thơ , đều để lại trong ta 1 nét bồi hồi ...'Thiệt hay cái 'cảm' này.
'Rubic',hay 'kính vạn hoa' của hình cảnh HN-như có lần HDT từng phát biểu,tớ cũng thấy vậy.Từng chữ từng câu trong bài thơ đậm 'cảm xúc' của một con người phí sau những hình tượng,bài thơ dường như còn cho cảm nhận phong cách của một NT sắp đặt'nữa.
Ở đây ta không 'thấy' dòng chảy cuồn cuộn đầy uy lực của vị chúa tể 'thời gian',mà chỉ cảm thấy nó 'vương vương' đâu đó ẩn hiện lấp lánh giữa các hình tường.
'Thời gian' đã được 'vỡ vụn' ra trong bài thơ. Ấy là kiểu của trường phái 'ấn tượng','lập thể'...? Phải chăng chất 'Họa' của bài thơ là ở chỗ đó?

13:38 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger Tualinh nói...

Ám ảnh “Em ơi!Hà Nội-phố”

Thơ Phan Vũ ( Comment )

Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn Em
Thoảng trong hơi thở...
sương lạnh đêm Thu
...Cọt kẹt...kinh côông...
Đồng hổ cổ,
mờ ảo
phòng tranh
Hà Nội phố,
câu Thơ
chao nghiêng
ký ức,
bâng khuâng...
rơi
giọt..giọt...
thời gian.

Tualinh.07/2011

trước đây bên trang TT đã có đăng một phiên bản khác của bài thơ và có một số bình luận ở đó,
mời các bạn qua xem lại.
22:05 Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Blogger hadongtran nói...
Tìm về với bài thơ yêu thích , có khác nào ta đến với người tri kỉ tri âm để mà sẻ chia , tâm sự ... , phải chăng đó là 1 phép " dưỡng sinh " - ta thanh lọc & làm mới tâm hồn của mình ...he he !!!.

PV làm bài này từ 1972 , nhưng ít người biết đến , cho đến lúc đc nghe Phú Quang ...
Người nhạc sĩ tài năng đã mượn của nhà thơ những ngôn từ mượt mà say đắm nhất , để vẽ nên , trên nền nhạc , một HN mờ ảo , lung linh nhưng vô cùng gần gũi , thân thương . Có lẽ , làm đc đến vậy , PQ đã rất , rất xứng đáng để cho ta ngả mũ kính chào .

Thế nhưng , lẽ đương nhiên , HN của PV phong phú và sâu sắc hơn nhiều . Cảm xúc của nhà thơ khi thì đưa ta trở lại với câu chuyện của ngàn năm trước , Lý Công Uẩn đọc " Chiếu rời đô ": Bến nước nào đã neo thuyền ngự / Đám mây nào in bóng rồng bay / ...
Là " Kinh sư muôn đời " , HN tụ về nó những tinh hoa văn hóa ưu tú nhất của cả dân tộc , mà tên tuổi còn lưu mãi , đời đời : Ta còn em dãy bia đá / Danh hình hội tụ / Rêu phong gìn giữ nét tài hoa .../
HN trong thơ PV đâu chỉ của giới thượng lưu quí tộc " sênh sang mũ áo " , " lộng lãy xiêm y " mà hơn hết và trước hết , nơi đây thuộc về những con người bình dân , lam lũ - những ông chủ thực sự ngàn đời , đã làm nên " phong vị ko lẫn vào đâu đc " của HN : Một đời cơ nhỡ /Trăm ngày ngược xuôi / Đầm đìa nước mắt / A vã mồ hôi / Bơ gạo mớ rau .../ lá bánh củ khoai / ... , là cô hàng hoa " gánh mùa thu đi qua cổng chợ " .

Chắc ai trong chúng ta cũng dễ nhận thấy , HN trong thơ PV , đó là " một không gian yêu " một không gian của những mối tình .
Đa tài , đẹp trai cao to , phong cách hào hoa lãng tử , PV hút hồn không biết bao nhiêu thiếu nữ Hà thành . Chả thế mà chàng đã cưới đc nàng - 1 thiếu nữ tài danh & xinh đẹp nổi tiếng 1 thời - diễn viên điện ảnh , vai nữ chính trong phim " Chung một dòng sông " - đứa con đầu lòng , niềm tự hào của nền điện ảnh VN .
Phảng phất đây đó trong suốt bài thơ , là bóng dáng , hương sắc , là " dấu vết kỉ niệm " ...của những bóng hồng đã " lướt nhẹ " qua cuộc đời PV . Kể cũng đáng khâm phục và ghen tị ... he he .




05:47 Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Blogger hadongtran nói...
Còn một HN nữa , HN của PV .
Ở đây tôi ko muốn nói tới HN của năm " khởi chiến : " Những con người lên đường / ...con tàu chở những người lính / về phía Nam vào trận đánh /...
Cũng ko phải HN của những người năm ấy " ra đi mang theo buốt giá / Aó choàng ko ấm thân gầy / .../ đi tìm khoảng cách / để quên / nào biết nơi phương xa / tháng năm mòn mỏi .../ người bỏ xứ / quay nhìn lần cuối / những ngôi nhà cửa đóng / im lìm ...
" Nằm ở nơi trung tâm trời đất " HN đã chứng kiến những " rung lắc chính trị " kinh hồn . Và người HN buộc phải làm quen với nó . Chả thế mà người xứ " trong sông " ấy . vừa mới chào đời : oa oa tiếng khóc " , vừa lớn " chinh chiến đã gần kề trước cửa "...
Khi viết bài thơ , vào những năm tận cùng khói lửa ấy , ta ko thấy " sao vuông đầu mũ " và " chân bước hiên ngang ..." mà chỉ thấy " một tháng chạp / trắng khăn sô / khói hương dài theo phố / thâu đêm / mẹ thức / hóa vàng / ... con đường ngẩn ngơ / dãy phố ko người ở / khu trắng nằm trong tọa độ / ...
Đúng là HN trong mất mát , đâu thương ...phần quật khở có vẻ hơi ít ... " không hợp nhãn " những người canh gác văn nghệ thời đó chăng ??? - và chính vì vậy ông tự thấy ko nên trình làng bài thơ này chăng ?.

Còn hơn thế nữa : một Hàng đào / không bán đào / một Hàng bạc / ko còn thợ bạc / đương Tràng thi / ko chõng ko lều / ko ông nghè bái tổ vinh qui /...một cái gì đó trớ trêu , tréo ngoeo , ko hợp logic ... thì nó có tồn tại đc mãi không ?.
Cái khổ thơ 21 cũng rất lạ : " một màu xanh thời gian " lại đi kèm với " 1 màu xám hư vô " , " nhợt nhạt vàng son / đậm đầy cay đắng " và người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố , không nhớ nổi con đường ..." tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha " ...những câu thơ tưởng chừng như còn bỏ ngỏ với người đời .
Tại sao ấy nhỉ , con người " ngày đi nặng nỗi mang tên nhớ /...mà ngày về là 1 dãy số không : biển số nhà , tên phố , bậc đá , mái hiên ... mà chỉ còn lại " mảng đời quên " . Phải có 1 cái gì lớn lắm , rung lắc lắm mới chấn động hồn ta đến như vậy .
Tôi cũng chẳng mấy tự tin khi nhận ra những điều này . Bởi ko khéo , chính mình lại bóp méo 1 bài thơ , 1 tác giả mà mình yêu đến cháy lòng !!!.
" Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ
Một thịnh
Một suy
Thời thế
Lẽ hưng vong " ...
Vẫn biết , luận như thế về lẽ tử sinh vạn vật là lẽ thường tình . Nhưng vào cái thời điểm đầy gió bão & rất nhạy cảm ấy ... phải chăng là quá liều ???.
Người tài thường hay " rắn mặt ". Phải chăng như 1 vị bác sĩ thượng thừa , PV đã kịp nhận ra những " tế bào lạ " trên cơ thể đang rất tráng kiệh của chế độ ngày ấy ?...
Nói tới đây , tôi lại nhớ về câu chuyện vỉa hè . Rằng , lâu lắm rồi , đầu những năm 50 thế kỉ trước . Một trong những nhân tài , 1 nghệ sĩ bậc thầy ( Văn Cao , hay Nguyễn Tuân , tôi ko nhớ rõ ) đc cho sang LX để tham quan . Khi về , mọi người hỏi thăm , ông ca ngợi nhiều lắm . Nhưng chỉ với 1 , 2 người gần gũi , ông lắc đầu " ko ổn " .
Thì ra , với tầm kiến văn quảng bác , ông đã nhận ra " một cái gì đó " - đang âm thầm gặm nhấm cái cơ thể của " thành trì vĩ đại " - mà mãi tận 40 năm sau mọi người mới nhận ra , vỡ òa !!
Có lẽ nào PV cũng tài năng cái thế đến vậy , và ông đã bóng gió trong thơ ???.

He he , dài quá rồi , trong khuôn khổ cảm xúc về 1 bài thơ . Trúng hay trật , điều này liệu có quan trọng gì . Miễn là được chia sẻ với bạn hữu xa gần .
07:14 Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Nặc danh TC nói...
xem lại cùng thời, và cùng "dịp" tai nạn đầu hòa bình với PV, có Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt..., đều làm thơ "mới" hơn một chút, và trót chê một ông là "có vần quá". Trường ca này làm sau, trong chiến tranh, nhưng có lẽ vẫn trong dòng cách tân này.
Giải thành tựu trọn đời của hội nhà văn HN 2012 trao cho Phùng Cung, cũng hội này, "đi" 12 năm. Bài "Trà" của ông chỉ 3 câu:
Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương
09:43 Ngày 12 tháng 10 năm 2012

Hà Nội đáng thương



(Bài này “thấy bảo”  sẽ được đăng, nhưng chắc sẽ cắt xẻo. Tôi đưa lên hưởng ứng đề tài HN của anh T. L. qua thơ  Phan Vũ)

Hà Nội từng vào trong thơ văn nhiều thế hệ văn nghệ, từ những người ở xa, những người sống cách nay đã lâu. Cảm xúc trìu mến, nhớ nhung hoặc thương sót thường là “chủ đạo”. Những dòng viết để đời ấy đem in ra khiến kẻ đẩu đâu muốn tìm về nếm náp, còn người tại chỗ thì tự hào.
Thành phố như một sinh thể phừng phừng, quá đa dạng, nên ấn tượng trong mỗi tác giả không giống nhau. Tuy thế, trong trí nhớ của tôi về những trang viết cách nay bẩy tám chục năm thì ẩm thực là “đầu vị” của nhiều người, và nó lại phản ánh ngay cái túi tiền của các vị. Một Tô Hoài có vẻ lầm lụi, thuộc nhiều nết ăn của dân ngoại ô, quà cho Nguyễn Bính có chiếc bánh giò. Thạch Lam thì không ai tinh nhã, sang trọng bằng, dù trước ông ít lâu có “me” nọ bắc bậc đến mức “ăn giò nhả bã”. Sau năm 1954, Nguyễn Tuân để lại phở, món “quà căn bản” và những lần đi uống rượu tây (đâu là uống “boóng”) ở khách sạn Metropole. Trong Nam, là tuyệt phẩm “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
Đấy là trí nhớ, một tài sản ngày càng tồi tệ của con người ta. Nên chi chả nhắc đến nó nữa, mà bắc sang những trang sách đang có trước mặt, để điểm lại ấn tượng dân văn nghệ để lại từng thời khắc.
Nguyễn Huy Tưởng tự nhận mình là “nhà văn thiên về ca ngợi”. Nhưng năm 1956, trong bút ký (?) “Một ngày chủ nhật”, ông có những mô tả thật ngổn ngang: “Quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc. Gần mép hè, một cặp vợ chồng trẻ sánh vai nhau đi. Người phụ nữ có bộ mặt xinh tươi, bộ tóc uốn mềm mại, bộ áo dài cắt khéo. Sau một thời gian dè dặt, phụ nữ Hà Nội lại bắt đầu trang điểm. Nhưng họ vẫn chưa được tự nhiên lắm. Dù sao bộ áo của người phụ nữ trẻ kia cũng là màu tươi duy nhất trong đám người đồng phục trên quãng đường này”… “Nhưng hồ Gươm đã mất nhiều vẻ đẹp lắm rồi. Nước hồ gợn váng, ven đầy rác rưởi. Bờ không được sạch, lủng củng những quảng cáo vụng về, bầy vô tổ chức, những biển giới thiệu hình ảnh nước bạn, hầu như không ai săn sóc, vì mặt kính không mấy khi sạch xác ruồi muỗi. Có cảm tưởng hồ bị bưng kín và bé lại. Đường đi có nhiều chỗ lầy lội. Thùng rác như chiếc quan tài lù lù bên lối đi”… “Phố Tràng Tiền. Người chen chúc nhau đi lại. Nhiều cán bộ và công nhân viên hơn là người dân sản xuất bình thường tràn ngập các phố xá trong những ngày chủ nhật. Phản ánh cái tình trạng của một bộ máy quan liêu cồng kềnh chưa khắc phục được”.
Dự cảm đầu “ngày về” của Nguyễn Huy Tưởng rờn rợn những âu lo. Nguyễn Tuân thì “trực giác” hơn. Đâu như đang đi bộ, anh thanh niên nọ va vào rồi mở mồm xin lỗi, nhà văn cảm ơn lại “vì anh biết xin lỗi”. Giai thoại này chả biết chính xác đến đâu.
Cuộc chiến chống Pháp rồi chống Mỹ sau đó cuốn người ta đi theo mạch sống khẩn trương, khắc khổ. Khi dòng chẩy ấy “thỉnh thoảng” dừng lại, hình như Nguyễn Khải là người nhạy bén nhất trong các quan sát, so sánh. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của ông trở lui lại thời ta mới trở lại Thủ đô, với một bà cô. “Tôi nói: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ?”. Cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ”. Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống với nhau ra sao, trai gái phải yêu nhau thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở. Về sau tổ dân phố lại vận động không nên nuôi người ở? Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú… Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi: “Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có được trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?”. Chị vú gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo từ lâu rồi, không khiến anh phải xui”. Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý những chuyện lặt vặt”.
“Một người Hà Nội” chuyển sang đoạn sau khi đất nước thống nhất, gia đình bà cô mở tiệc đoàn tụ. “Trong bữa tiệc hình như tôi nói có hơi nhiều, nói về thành phố Sài Gòn rộng hơn, đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã nhặn hơn người dân Hà Nội. Những người ngồi nghe đều nín lặng… Tôi đã nói điều gì thất thố?”. Một đoạn khác, nhân vật “tôi” thấy Hà Nội đã sống lại phần xác, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe họ buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ. “Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, đạp chậm… Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại, nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua rồi quay mặt lại “Tiên sư cái anh già!”. Lại một buổi sáng tôi đến thăm bạn…, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”.
                                     *
Các già văn ấy mỗi người mỗi kiểu “phát biểu” về Hà Nội. Ông Tưởng âu lo, ông Tuân trực cảm, ông Khải kín kẽ sau nhân vật “tôi”. Dầu sao thì họ đã khuất núi cả, còn mỗi già Tô Hoài. Thế còn những người đang sung sức trên văn đàn hôm nay thì sao? Chẳng may, là tôi lại chơi với vài người có cảm giác rất nghiệt ngã. Nhà thơ Văn Công Hùng “mô tả” Hà Nội:
mùa thu trườn qua ngã tư
người xe người xe đông cứng
mùa thu tiếng còi như thét
em trùm mùa thu ninja

và bụi và nóng và trôi
mùa thu chết ngạt trên đường
Mà trước đấy, ông phó chủ tịch Hội Văn nghệ Gia Lai này đã từng viết, là “Hà Nội cho anh biết nhớ / mùa đông cồn cào rắc muối trong anh”
Phan Thị Vàng Anh sống nhiều nơi, chủ yếu phương Nam, và có thời “dính” đến Hà Nội. Trong tập “Gửi V.B” được giải thơ của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007 của chị có câu:
Thốc đến tận tầng ba giọng nói người Hà Nội
để rồi
Hồ Gươm ngay dưới kia nay đã thành người lạ
Từng thân thuộc mà thành người lạ là có chuyện rồi. “Chuyện” ấy không giải quyết được, mà to ra. Gần đây, trong truyện ngắn có dáng dấp một tự sự “Hà Nội tháng 7 năm 2011”, Vàng Anh viết:
“Những người cả tuần mới phải ra phố một lần, những người một bước là lên ô tô, xuống ô tô có thể cười chị em Hà Nội mùa này trông giống nhau như tạc: váy ngắn hở đùi nhưng bên trên là áo chống nắng tùm hum, có mũ lụp xụp và manchette phủ dài qua hết hai bàn tay, mặt đeo khẩu trang, mắt đeo kính râm. Trông các chị, các cô rất xấu, nhưng có đi làm mỗi ngày mới hiểu được vì sao phải thế: nắng những năm này hình như có trộn cả hơi xăng, muội than, và da dẻ phấn son rồi không thể mỗi lúc mỗi rửa như thời còn để mặt mộc làm căn bản… Áo chống nắng mới cách đây một tuần đã tiến thêm một bước đi kèm váy chống nắng: quấn quanh thân dưới như xà rông, những chiếc váy này may bằng vải rẻ tiền càng làm cho thành phố thêm nhếch nhác. Cả thành phố như đầy những đống giẻ di động, bắt buộc và có lý…”.
Sau khi quan sát, mô tả, nhà văn sang đoạn sâu sắc hơn, nghĩ ngợi về căn cốt bên trong đô thị thủ đô:
 “Nếu như ở Sài Gòn có cảm giác cái gì cũng “ngoài” ta, xa ta, thì ở Hà Nội cảm giác cái gì cũng sát vào ta, cô đặc hơn: trời, cây, người, sự soi mói của con người, sự thân mật và du đãng của con người, tiếng người… cái gì cũng như “nước cốt” không ngừng làm ta ngạc nhiên và hơi sợ hãi vì nó quá gần ta.
Cái sự gần, sự sát ấy, nếu như mới cách đây khoảng năm năm còn là ở mức dễ chịu vì xe chưa đông lắm, người chưa đổ về lắm, thì đến năm nay đã trở nên khó chịu. Thứ nước cốt kia đã thành đậm đặc vì độ dày ken của tất cả mọi thứ, trở nên ngột ngạt mồ hôi người. Từng ấy sự soi mói được nhân lên, từng ấy giọng nói Hà Nội nhân lên, sự cau có ngọt ngào hay giả tạo cũng nhân lên… làm người phương xa như trúng nắng, xây xẩm. Muốn ra đường gặp một người quen thì phải cọ xát với cả tá người dưng, nhất là hẹn ở những phố trung tâm thì người dưng vừa đông, vừa vô hồn.
Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu – nơi mà họ quyết tâm ra đi… Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã. Người Hà Nội gốc với những bà cụ áo phin nõn rót nước vối ủ cho ta uống, những ông cụ (luôn đi cùng các bà cụ kia) áo may ô tinh tươm mắt lấp lánh tủm tỉm cười… ngày càng vắng. Người Hà Nội cổ cũng như cà cuống đồng, biến đâu hết, thỉnh thoảng bắt được một bà / một ông / một con tưởng như bắt được linh hồn của một thời”.
Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống “thanh lịch”, “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân (nông thôn đang trống toang), chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn. Hai quá trình thành thị hóa nông thôn và nông thôn hóa thành thị cứ cuồn cuộn song hành. Trong gia đình “Hà Nội mới” trưởng giả, con cái hùng hục híp hóp chát chít trong khi ông bố chồm hỗm hai chân trên xô pha xỉa răng chanh chách.
Ai đấy sẽ bảo các nhà văn nhà thơ trên đời này ít lắm, những điều họ cảm thấy, nói ra trên đây chả ai nghe thấy đâu. Nhưng nhiều khi, rất nhiều khi, sự thật, chân lý không nằm trong đầu đám đông, mà lại do thiểu số ít ỏi nắm.
                                                           TTC        2012