GUI BAI VE::thaichi96@ yahoo,com.
-NGCUONG50gmail.com
Truong Chien
Tâm hồn ăn uống
Bữa ăn đầu tiên ở Trại Bưởi, Đại Từ cho tôi thấy một khung cảnh gần gần
giống các chú bộ đội thời chống Pháp. “Sàn” bếp ghập ghềnh. Vây quanh chiếc bàn
ghép bằng tre là đám thiếu niên mặc quân phục, chọc ghẹo nhau ồn ĩ không thể
tưởng. Sáu đứa một mâm. Chậu đĩa. Bếp đâu như thoai thoải dưới chân đồi, từng
đứa đi xuống, túi quần sau lủng lẳng bát sắt gài vào đũa. Cũng có anh độc chiếc
thìa, chắc bát nằm dưới gầm giường hay đã sang tên người khác.
Tôi mang món ăn mẹ chuẩn bị cho bầy ra,
ngượng nghịu mời, rồi chuyển sang lo lắng. Nó biến mất quá nhanh, đến nỗi một
“ma cũ” phải nhắc: “Mày ăn đi không thì không được miếng nào”. Đầu dãy bàn có
cái chậu nhôm, nhôm trắng chứ không mạ, hình như thế, đựng muối lạc. Hết thức
ăn, lính ra sàng lắc, hớt lạc bên trên “rưới” vào bát. Không hiểu ngày nào vũ
điệu ấy cũng diễn ra, vẫn còn lạc để sàng.
Rồi vài bà chị trẻ măng lên dọn, cứ
thắc mắc sao phải gọi “cô”. “Không biết. Thì ai cũng gọi vậy”, có lời giải
thích thế. Sau này tôi đoán là do nhà trường đặt ra một “khoảng cách xa” để
gián cách. “Cháu” còn ngốc nghếch chứ các “cô” đều đang phừng phừng cả, lửa gần
rơm thôi cứ hắt trước chậu nước, khỏi bén đỡ mệt. Cô Hiếu tròn trĩnh, ruột để
ngoài da hay sao đó, được gọi “Thị Nở”. Đoán vậy, vì mình đâu có được phép gần
các bà lắm, có gần thì cũng kính trọng ra gì.
Nói đến các biệt danh, lại mang máng
nhớ những Đức “trứng”, Bình “môi”, Bắc “phò” sặc mùi sếch xy đều do Hà Đông
(Đông “quỷ”) đặt. Lại có những tên rất chính luận, như “Bixmác” cho Việt Hùng.
Tôi mong được ai đó giải thích cho sự ra đời của chúng, bởi đây mới thực sự là
“lịch sử chính thống”, món nhậu của cái cộng đồng càng già càng vui tính chúng
ta.
Tết về, nhiều người mang lên lặc lè quà
cáp. Đâu như chưa có lối ăn không hết đem cất đi (mà làm gì có chỗ cất), nên
bánh chưng quẳng lên mái gianh. Vài bữa, nếu không có mưa phùn, kều xuống,
ngoài đã khô cứng, moi chỗ mềm mềm bên trong ăn cũng được. Phải nói là cho đến
giờ, dạ dầy nhỏ tí, tôi còn lo đêm đi ngủ bị đói, chắc do “dư ba” của những
ngày này sót lại.
Thỉnh thoảng có đứa đi rừng mang quả gì
đó về, ghé ăn thử, nhấm nháp thôi, rất sợ sau đó sùi bọt mép lên. Sau này mới
biết quả vả nốc tha hồ, còn nấm sặc sỡ chừa ra.
Ngoài sân trung đội dựng cái xà đơn. Có
đoạn thoại:
-
Minh “li pít”
chơi khá nhỉ.
-
Sao mày không
tập.
-
Đói bỏ mẹ, run
tay rớt đánh bộp.
-
Thế thì trồng cây
chuối cho cơm ựa xuống, khỏe re.
Phải nói là ngôn ngữ trong đại đội trộn Bắc
Trung Nam đủ cả, do lính tráng tập hợp từ các trường miền Nam, con bộ đội và “quan”
dân sự.
Quế Lâm, Y Trung, cơm hấp trong lò,
mang ra trên khay nhôm, ăn không thể hết. Mấy bữa đầu tiên ngon thôi rồi. Mang
máng rằng thầy Mật cứ chắc chắc “Nhớ đời nhớ đời” trước đĩa vịt quay . Lại mang
máng có rau chân vịt, ăn xong chả khỏe được như thủy thủ Pốp pai trong hoạt
hình bi giờ. Mấy hôm đầu lặc lè qua nhanh, quen món, mà sức chứa cũng có hạn. Quanh
bếp, đoạn đã sang trường mới, có những người Choang rất đói khổ lượm cơm thừa,
thấy bóng ai lại tránh. Trường mới đi vào bãi sim chừng nửa tiếng, mùa quả chín
mải mê mút chỉ, đi về môi tím mọng. Tàn mùa mót ăn lấy được, sáng ra khổ vì táo
bón, sim ương ương còn chát quá.
Vài ông đã thuốc lá. Nghe bảo Lê Thắng
đi chơi khuya về tiểu đội trưởng Ngọc “cận” xông ra ngửi mồm thân thiết lắm,
chả biết thực đến đâu.
Giường tôi nằm dưới Mai Tự (Tự “bẹc”),
đám lớp trên hay ngồi, với chậu cơm hay gì đó, nghêu ngao “Bà con ơi làng nước
ơi, con vịt nó ăn con thằn lằn mất rồi / Tiền không có bạc cũng không…”. Nếu
không lầm, lũ môi nhôm gõ vào đĩa làm nhịp, có cái đem nấu chảy ra đúc thành búa
dùng trong trận chiến không thể nói là không khốc liệt giữa hai “bồ”. Nhưng “trình”
thế thì làm sao chế được khuôn nhỉ?
Hôm ấy, chủ nhật thì phải, tức là có
đứa đi chơi bỏ cơm. Hồi cuối còn một mâm ngồi lại, giữa là Quốc Hùng.
-
Bọn tao thách nó
ăn ba tộ.
-
Khổ nó. Bội thực
bỏ mẹ. Thôi đi!
-
Kệ. Nó nhận lời
rồi. Sao đâu.
-
Nhưng ngần này
thằng ngồi xem ăn thế đ. nào được.
Giữa vô số tò mò, ái ngại, Quốc Hùng bình
thản nhai, nuốt, và, gắp. Thành danh Hùng “ba tộ” từ đấy, có khi phóng lên
thành “bảy tộ” cho oách.
Đoạn cuối ở Quế Lâm, không hiểu sao cơm
canh có vẻ không ú hụ. Năm thằng đang chờ, thấy X. (tạm đặt thế) đi tới, Trí
Dũng thốt ra “Thôi bỏ mẹ rồi!”, như trông thấy mẹ mìn.
Vĩnh Yên đại học quân sự sau này, kẻng cơm
thì có tiếng ới “Cháy nhà bếp, đi cứu”. Trực ban hô sáu hàng dọc tập hợp, nhận
xét tình hình. Có hôm là câu “Hôm nay trung đội ba dọn hố xí chưa sạch. Mâm thứ
nhất vào ăn từ trong ăn ra…”. Sinh ra những chiến thuật ẩm thực rất kinh dị.
“Đầy vơi đầy”, tức bát mở đầu đầy, thân bài vơi, kết luận lại đầy. Rồi “vơi vơi
đầy”, “vơi đầy vơi” hay “vơi vơi vơi” tùy theo tốc độ hành tiến đến đâu. Khủng
nhất là “đầy đầy đầy – mặn”, “nó” nhập mâm thua là cái chắc.
Hôm Tuấn Linh trực ban, nhận xét xong thì
“Mời các đồng chí vào ăn”, cảm thấy như được xơi ngon lành hơn.
Giờ thì đã sang đoạn được ăn mà không ăn
được, “trên bảo dưới không nghe”, hoặc “gia tài còn lại một vòi nước trong”.
Nhiều anh nghe tiếng gọi nhậu đã ghê, có đi cũng nhâm nhi nước lọc, lấy câu
chuyện làm món chính. Trong nỗi sợ đạm sợ an côn đê hít sợ vân vân, tôi cứ nhâm
nhẩm về chú binh nhất đứng trong hàng nghe đảng ủy thủ trưởng thủ phó chúc tết,
nghĩ trưa nay được ăn suất thằng đi vắng sướng ơi là âm ỉ.
Anh -K3 mai truong xua-An My Dai Tu
,Rat mong nhan duoc nhung tam anh xua va nay.nhung bai tho, tap van va nhung buc tranh cua ban.
mail của Cương là
Trả lờiXóangcuong50@gmail.com
Thái Chi viết sai
Thai chi da Sua cam on Cuong - Thai chila thanh vien cua bantroik3 tu nam 2009. Nay moi tham gia dua bai len truc tiep .Ngoai T Chi va Cuong o Ha noi con co Hoang giang Mail :hoanggiang1948@gmail.com Phia nam ban gui cho Anh Minh: loamb@gmail.com hoac Tuan linh: tuanlinh@gmail.com Mong duoc doc,co nhieu bai theo phong cach k3
Trả lờiXóa