Sông Nhật Lệ- sông Gianh- Hoành Sơn và Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.
Hừng đông
Nhật Lệ là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung. Tên sông có
nghĩa là "sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời" đã được ngợi ca trong câu thơ
cổ của Hồ Thiên Du : "nhật chi lệ bất vô chi chúc giả". nghĩa là: "sự rực
rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được".
Vầng dương ló rạng
Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ
nhìn về hướng đông sẽ thấy con sông lấp lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều
dài hàng trăm mét.
...rực rỡ trên mặt sông Nhật Lệ và nền trời
Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông Nhật Lệ ngắm mặt
trời mọc, dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như mới thấy lần đầu.
Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ
Thời Trịnh- Nguyễn phân tranh(1570-1786) xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672) giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, chiến trường là Bố Chính, từ đèo Ngang đến sông Nhật Lệ.
Cầu vồng bắc ngang trời Nhật Lệ
Quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang đến bờ bắc
sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của
quân Nguyễn với thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp. Luỹ Thầy dài 18 km- luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích lũy Thầy, Quảng Bình Quan, thành quách thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.
Đường phố- hàng quán bên dòng Nhật Lệ
Trong chiến tranh VN (1954-1973), không lực Hoa Kỳ đã đánh phá ác liệt tỉnh Quảng Bình, trọng điểm nổi tiếng ác liệt là phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn, phà sông Gianh (nay là cầu sông Gianh), đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15, hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn- đường mòn HCM); TP Đồng Hới; cửa biển Nhật Lệ.
Tượng đài Mẹ Suốt
Một số hình ảnh trên đất lửa anh hùng Quảng Bình khi mà chiến tranh đã đi qua 40 năm....
Kết cấu chùm ảnh cô đọng và lời dẫn u ngắn gọn ,súc tính rất phù hợp với tính chất phóng sự kiểu 'blog',có hình ảnh lại có kèm 'tri thức' thì là hoàn hảo rồi. Có đều này muốn hỏi TrunDC : xem ảnh tui ko phân biệt được 'hoàng hôn' hay 'bình minh' (tất nhiên nếu ko có lời dẫn'). Có gì đặc trưng khác nhau để diễn tả trong một bức ảnh 'hoàng hôn' hay 'bình minh'? (độ sáng,cảnh vật,góc ống kính...chẳng hạn'). TrunDC chỉ cho tui trong những ảnh này,nó ở đâu,cái 'bình minh' ấy mà. Cũng có lẽ tại màn hình máy tính của tui nó phân giải mầu quá kém chăng?
* Cách phân biệt bình minh và hoàng hôn theo VT thì : - Mặt trời của bình minh lớn ( thậm chí rất lớn, to như cái nia), đỏ vàng da cam; mặt trời của hoàng hôn khích thước nhỏ, màu đỏ lịm. Độ sáng cũng khác nhau: cường độ ánh sáng của bình minh mạnh còn ánh sáng và cường độ của hoàng hôn yếu. - Do mặt trời có diện tích lớn, ban mai nắng chưa nóng nên tia sáng bình minh ngắn, tia sáng của hoàng hôn dài. - Nếu có con người trong ảnh thì sẽ thấy sinh hoạt của con người ở hoàng hôn vội vã, uể oải . Sinh hoạt ở bình minh rộn ràng, thoải mái, đầy hứng khởi (Ở thôn quê, cuộc sống bừng dậy với bình minh. Ở thành thị, sau khi hoàng hôn xuống mới bắt đầu sôi động- nói cách khác là : lấy đêm làm ngày). - Bình minh tươi sáng, vui; hoàng hôn tàn tạ, buồn. (người ta thường ví von bình minh là bắt đầu cuộc đời người, tuổi thơ ấu hồn nhiên- hoàng hôn là cằn cỗi già nua của đời người) * Bình minh và Hoàng hôn có nét giống nên TL nhầm là phải : - Đều là mặt trời ở vị trí thấp chiếu lên, mây ở chân trời viền trắng ở phía dưới. Viền sáng này tương đối mạnh. - Thường có tia và mây ngũ sắc tụ- dân gian gọi là “con trai ăn da” - Chân trời trắng hơn vòm trời - Ánh sáng yếu và chân trời trắng, cảnh vật trở nên bóng đen - Sinh hoạt náo nhiệt- hấp tấp- vội vàng. * Một vài thiển ý giải thích nôm na là vậy. Cậu tự chọn lọc nhé.
Thế chứ...Người hỏi và tác giả trả lời Lâu lắm rồi mới có được Comment-"Nhận xét" như vậy.Mình đoc và xem thấy bổ ích vì người chụp có ý của người chụp...và nên hỏi tại sao để tác giả nói ra .Biết VT còn nhiều Chùm ảnh khác tiếp tục đưa lên nhé
Chụp "Bình minh" ra "Bình minh" là Xoàng. Chụp "Bình minh" ra "Hoàng hôn" là siêu hạng, vì đã đưa Nhiếp Ảnh đến gần Hội Họa và làm được điều Đức Chúa Trời k làm được.
Bởi zậy cháu chụp tô hủ tíu lại giống tô bánh canh. Chụp người đẹp để chế độ "chân dung" thì tối thui, chuyển chế độ "thú cưng" lại ra con Khỉ :-)
Chùm ảnh đẹp. Khoảnh khắc của Bình Minh như rộn ràng hơn với bài hát Giữ Biển Trời Quảng Bình - Vĩnh Linh, giọng song ca vàng Trung Đức- Thu Hiền rất quyện. Cảm ơn Văn Trung. Mọi người chờ những chùm ảnh đẹp khác nữa. Xuất bản tiếp đi, VT nhé.
Kết cấu chùm ảnh cô đọng và lời dẫn u ngắn gọn ,súc tính rất phù hợp với tính chất phóng sự kiểu 'blog',có hình ảnh lại có kèm 'tri thức' thì là hoàn hảo rồi.
Trả lờiXóaCó đều này muốn hỏi TrunDC : xem ảnh tui ko phân biệt được 'hoàng hôn' hay 'bình minh' (tất nhiên nếu ko có lời dẫn'). Có gì đặc trưng khác nhau để diễn tả trong một bức ảnh 'hoàng hôn' hay 'bình minh'? (độ sáng,cảnh vật,góc ống kính...chẳng hạn'). TrunDC chỉ cho tui trong những ảnh này,nó ở đâu,cái 'bình minh' ấy mà.
Cũng có lẽ tại màn hình máy tính của tui nó phân giải mầu quá kém chăng?
* Cách phân biệt bình minh và hoàng hôn theo VT thì :
Trả lờiXóa- Mặt trời của bình minh lớn ( thậm chí rất lớn, to như cái nia), đỏ vàng da cam; mặt trời của hoàng hôn khích thước nhỏ, màu đỏ lịm. Độ sáng cũng khác nhau: cường độ ánh sáng của bình minh mạnh còn ánh sáng và cường độ của hoàng hôn yếu.
- Do mặt trời có diện tích lớn, ban mai nắng chưa nóng nên tia sáng bình minh ngắn, tia sáng của hoàng hôn dài.
- Nếu có con người trong ảnh thì sẽ thấy sinh hoạt của con người ở hoàng hôn vội vã, uể oải . Sinh hoạt ở bình minh rộn ràng, thoải mái, đầy hứng khởi
(Ở thôn quê, cuộc sống bừng dậy với bình minh. Ở thành thị, sau khi hoàng hôn xuống mới bắt đầu sôi động- nói cách khác là : lấy đêm làm ngày).
- Bình minh tươi sáng, vui; hoàng hôn tàn tạ, buồn. (người ta thường ví von bình minh là bắt đầu cuộc đời người, tuổi thơ ấu hồn nhiên- hoàng hôn là cằn cỗi già nua của đời người)
* Bình minh và Hoàng hôn có nét giống nên TL nhầm là phải :
- Đều là mặt trời ở vị trí thấp chiếu lên, mây ở chân trời viền trắng ở phía dưới. Viền sáng này tương đối mạnh.
- Thường có tia và mây ngũ sắc tụ- dân gian gọi là “con trai ăn da”
- Chân trời trắng hơn vòm trời
- Ánh sáng yếu và chân trời trắng, cảnh vật trở nên bóng đen
- Sinh hoạt náo nhiệt- hấp tấp- vội vàng.
* Một vài thiển ý giải thích nôm na là vậy. Cậu tự chọn lọc nhé.
TruncDC giải thích hay và có lý lắm,tui sẽ ứng dụng để xem các ảnh 'bình minh' ,'hoàng hôn' khác. cám ơn nhé!rất bổ ích với tui.
Trả lờiXóaThế chứ...Người hỏi và tác giả trả lời Lâu lắm rồi mới có được Comment-"Nhận xét" như vậy.Mình đoc và xem thấy bổ ích vì người chụp có ý của người chụp...và nên hỏi tại sao để tác giả nói ra .Biết VT còn nhiều Chùm ảnh khác tiếp tục đưa lên nhé
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaBình minh của VT xem ghê quá , cứ như ngày tận thế vậy . Không sao , tận thế này là tân thế của ngày sau !
Chụp "Bình minh" ra "Bình minh" là Xoàng. Chụp "Bình minh" ra "Hoàng hôn" là siêu hạng, vì đã đưa Nhiếp Ảnh đến gần Hội Họa và làm được điều Đức Chúa Trời k làm được.
Trả lờiXóaBởi zậy cháu chụp tô hủ tíu lại giống tô bánh canh. Chụp người đẹp để chế độ "chân dung" thì tối thui, chuyển chế độ "thú cưng" lại ra con Khỉ :-)
Chùm ảnh đẹp. Khoảnh khắc của Bình Minh như rộn ràng hơn với bài hát
Trả lờiXóaGiữ Biển Trời Quảng Bình - Vĩnh Linh, giọng song ca vàng Trung Đức- Thu Hiền rất quyện. Cảm ơn Văn Trung. Mọi người chờ những chùm ảnh đẹp khác nữa. Xuất bản tiếp đi, VT nhé.
Tk9 : Thường thì mỗi bức ảnh là một thông điệp... Trong trường này cũng vậy, chính xác nó là một thông điệp.
Trả lờiXóa