Sáng nay ngày 24/5/2014, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức cuộc trưng bày đầu tiên với chủ đề "Khát vọng học hỏi và sáng tạo", trưng bày tư liệu hiện vật của ba nhà y học:GS Tôn Thất Tùng; GS.TS Nguyễn Thúc Tùng và cha, ông chúng tôi: Đại tá- GS.TSKH thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Nhântừ 24/5- tháng 12 /2014, tại 26 phố Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy phát biểu: “Trưng bày này kể câu chuyện 3 nhà y học đã làm thế nào để có những cống hiến lớn cho nền y học nước nhà, vì sức khoẻ, hạnh phúc của nhân dân... Chính khát vọng học tập và sáng tạo đã giúp họ thành công trong khoa học để có thể đóng góp
nhiều nhất cho Tổ quốc”
" Ý tưởng của trưng bày đầu tiên mang tên “Khát vọng học hỏi và sáng tạo” được hình thành vào cuối năm 2009. Theo đó, đầu năm 2010 Trung tâm Di sản đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nội dung cho cuộc trưng bày. Với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia Pháp năm 2011, Trung tâm đã lựa chọn 10 nhân vật, trong số 30 giáo sư- bác sĩ là những nhà khoa học đã trao tặng tài liệu hiện vật của mình cho Trung tâm. Tiêu chí lựa chọn tiếp theo cho trưng bày, đó là những nhà khoa học có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền Y học Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, cuối năm 2013 Trung tâm quyết định sẽ trưng bày tư liệu hiện vật của ba nhà y học: GS Tôn Thất Tùng; GS.TS Nguyễn Thúc Tùng; GS.TSKH - TTND Nguyễn Văn Nhân." ( theo TT di sản các nhà khoa học VN)
1. Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng ( 1912- 1982): Ông sinh ra ở Thanh Hóa, thuộc dòng họ tôn thất nhà Nguyễn, thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, tổng đốc Thanh Hóa. Ông lớn lên ở Huế và ra HN học trường Bưởi rồi trường Y khoa Hà Nội với quan niệm nghề y là một nghề "tự do", không phân biệt giai cấp. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan, là tác giả của " Phương pháp cắt gan khô" hay " Phương pháp Tôn Thất Tùng" nổi tiếng. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân huy chương cao quý khác của nhà nước VN và Thế giới... Ông là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại trường Đại học Y Hà Nội.
2 / Giáo sư Nguyễn Thúc Tùng: ( 1916- 2013).
Ông sinh ra ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là hậu duệ của một dòng họ có truyền thống khoa bảng ở xứ Nghệ, là người có công lớn trong việc xây dựng ngành quân y Việt Nam. Giáo sư đã giữ nhiều cương vị và chức vụ quan trọng trong ngành Y, tham gia trực tiếp các chiến trường chống Pháp, chống Mỹ, Ông đã vinh dự được tặng nhiều huân huy chương cao quý của Đảng và nhà nước Việt Nam 3/ Giáo sư- tiến sĩ khoa học- TTND Nguyễn Văn Nhân: (1924- 2013).
Giọt nước mắt hạnh phúc của Cha trong giờ phút trao lại toàn bộ tài liệu khoa học cả đời ông nghiên cứu cho Trung tâm di sản các nhà khoa học VN ( 10/3/2010).
"GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân-người thầy của ngành Chấn thương Chỉnh hình sinh ngày 12-8-1924 tại ngõ Hội Vũ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông được nhìn nhận là cha đẻ của Ngân hàng xương đầu tiên ở Việt Nam; tác giả của Bộ dụng cụ Kết xương ở những năm 60. Ông cũng là một hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học ở tuổi 67". Với Giáo sư Nhân, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng là niềm ham mê suốt đời và cũng là sở trường của ông". Ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò cùng nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ hàng trăm bác sĩ biết nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học vào thực tiễn. Tháng 3/2010, giáo sư Nhân đã trao tặng hơn 10.000 tư liệu hiện vật là những sưu tầm và bản thảo khoa học- một khối tư liệu quý giá, được ông coi là những đứa con tinh thần, gắn bó suốt cuộc đời nghiên cứu, khám chữa bệnh của ông để Trung tâm bảo quản, nghiên cứu". (theo Trung tâm Di sản các nhà khoa học V.N).
Ảnh chân dung Hướng đạo sinh Nguyễn Văn Nhân khi Cha tròn 18 tuổi và bút tích của Ông
Đại tá- Giáo sư- Tiến sĩ khoa học- Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Nhân đã đạt nhiều huân huy chương cao quý của Đảng và nhà nước VN và Liên Xô trong sự nghiệp Y học. * Một số hình ảnh khai mạc cuộc trưng bày :
Long trọng cắt băng khai trương Trưng bày “Khát vọng học hỏi và Sáng tạo” Tấm ảnh Cha cùng các sinh viên trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1946.
Kỷ vật của Cha còn lại rất nhiều những lá thư viết gửi hai cụ thân sinh trong suốt những năm bố ở chiến trường Điện Biên Phủ, khi đang học tập ở nước Nga và hậu phẫu ở chiến trường miền Nam.
Tấm Pano treo ngay lối cửa ra vào của phòng trưng bày...
Có rất nhiều hoa tươi và đông đủ các gương mặt là đồng nghiệp, học trò và bạn bè của Bố. Cả cuộc đời Bố là một tấm gương sáng cho anh em chúng tôi và tất cả các con cháu.
Cán bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và đại diện gia đình, bạn bè, đồng nghiệp các nhà khoa học
Tôi tự hào và vô cùng xúc động trước những kỷ vật của Cha và về khát vọng học tập và sáng tạo không ngừng cả đời của Ông và các nhà khoa học.
Văn Trung bên ảnh bố Nhân
Giáo sư Tôn Thất Tùng.
Cả cuộc đời giáo sư Nguyễn Thúc Tùng là tấm gương sáng về sự học hỏi chuyên cần mọi lúc mọi nơi
Trong cuộc đời của mình, ai cũng có những nỗ lực vươn lên học hỏi và hoàn thiện... Tuy nhiên, lúc này lúc kia sự phấn đấu còn chưa bền bỉ và tận cùng. Hôm nay, trung tâm di sản các nhà khoa học VN mở cuộc trưng bày đầu tiên tôn vinh các nhà khoa học đã cống hiến tài năng và tâm trí của mình cho nền Y học nước nhà, trong đó có người Cha vô vàn kính yêu của Văn Trung. Đây là niềm vui cá nhân, VT đưa lên blog K3 với lòng tự hào và coi như sự hiếu thảo muộn màng đối với người Cha mà VT ít có dịp quan tâm và gần gũi.
"Đâu đó" có nhận xét rằng lịch sử VN là ls giữ nước hơn là ls dựng nước, ý nói những anh hùng chống ngoại xâm hay được đề cao hơn đám hát hay, nấu bếp giỏi hoặc làm được cái nhà cái cầu cho dân dùng. Chủ yếu nói về thời phong kiến.
Trưng bầy này bổ sung phần thiêu thiếu ấy (nếu có) nên có ý nghĩa đặc biệt. Tất nhiên gò vào đây khá khiên cưỡng, vì ba cụ đều thuộc thời nay chứ ko phải phong kiến. Mừng VT nhé
Cảm ơn T.C đã chia sẻ. Thời nào cũng vậy, người lãnh nhiệm vụ này, người đảm trách việc khác. Có tiền phương và có hậu phương, khó mà phân biệt nặng nhẹ nhưng vẫn phải ưu tiên mặt tiền: Đó là vận mệnh đất nước, dẫu là xưa hay nay.
Ong Nhan doi mu va that khan trong anh la trang phuc Huong dao sinh thuoc to chuc Huong dao VN. Co nhieu huong dao sinh hang hai tham gia cuoc khang chien chong Phap , My...nhieu nguoi tro thanh tuong linh cua QDNDVN nhu Tuong Nguyen Diep ( than sinh ban Nguyen Binh )...Ong Ton That Tung cung la Huong dao sinh. Hien nay trong Nam van con hoat dong Huong dao. Ngay 31/5/1946 Bac Ho nhan lam Danh du Hoi Truong Hoi Hong Dao Viet Nam.
Giáo sư Nhân và Giáo sư Tôn Thất Tùng đều là trò của Hướng đạo Hoàng Đạo Thúy(1900 - 1994). Ông là một nhà Cách mạng, một nhà Văn Hóa lớn của Việt Nam. Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục, bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hộ. Lớp hướng đạo sinh ngày ấy đã tạo nên diện mạo trí thức VN yêu nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Nhiều vị tham gia vào bộ máy lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
HM Đạo: hôm qua viết vắn tắt quá, nên có thể làm bạn hiều khác. Ý mình là thế này, cũng chỉ có thể viết ngắn thôi: lịch sử ta có thể chia (tạm) thành giữ nước - chống ngoại xâm, và dựng nước - xây dựng thời bình. Người viết sử thời phong kiến thường thiên về ca ngợi những anh hùng thời chiến. Lúc bình thời, có nhiều nghề khác, như ca hát, dạy học, kỹ nghệ (từ bây giờ), chữa bệnh, người giỏi trong nghề ấy thường ít được sử ghi lại. Thậm chí xướng ca còn bị coi là "vô loài",ko đáng xếp hạng. Quan niệm ấy còn sót lại, sẽ cản trở cái ta đang cần, là một xã hội dân sự. Ngoài ra thì mình ko có ý gì khi đặt các đại thụ y học thời nay vào chung hàng với những người làm công việc dân sự kia. Nghề nào có đóng góp thì ko thể thấp kém. Chỉ là vì đã diễn đạt ngắn một điều ko thể nói ngắn được
Trong cuộc Chiến tranh Nhân Dân này, mỗi người ở mọi vị trí đều có những đóng góp vĩ đại của họ. Rất đáng trân trọng...cho dù họ có là lãnh tự, tướng lĩnh hay là nhà khoa học cho đến thứ dân... Không đánh đồng nhưng mỗi người đều có giá trị của họ. Tôn vinh các nhà khoa học vào thời điểm này là rất xứng đáng. Tôn vinh các đấng sinh thành và sống hiếu thảo ngay khi cha mẹ chúng ta đã đi xa là sống cho ĐẸP, làm rạng danh cha mẹ là cách báo hiếu khi cha mẹ không còn trên đời. Tôi còn nhớ hôm trao toàn bộ tài liệu hiện vật cho Trung tâm di sản các nhà khoa học VN tại tư gia, những giọt nước mắt hạnh phúc của giáo sư Nhân đã lăn xuống. Ông hoàn toàn yên tâm, tin tưởng và mãn nguyện. Cả cuộc đời giáo sư đã sống và cống hiến xứng đáng như chính cái tên mà Ông đã mang suốt cuộc đời.
Xin lỗi anh NV Huy có phải là con cụ Huyên? Đang dở mồm nên muốn "kể" tiếp về cái đặc điểm trên của người viết sử ta. Hồ Quý Ly là nhà cải cách vĩ đại. Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. Hạn chế số ruộng đất, nô tỳ của vương hầu nhà Trần. Sư sãi nhiều quá bắt đi lính hoặc ra sản xuất... Bị phản ứng dữ dội, nhất là tôn thất Trần, vì ảnh hưởng quyền lực, quyền lợi. Nhà Minh sang đánh, Hồ Quý Ly ko có lực lượng, thua, nước mất vào tay phương Bắc Đại Việt sử ký toàn thư, cuốn "sử cái" thời phong kiến, do đấy, chép thời bố con ông này làm vua là "ngụy triều". Sau này nhà Mạc cũng bị như vậy. Tức là cái quy luật "được làm vua thua làm giặc" quán xuyến rất khắc nghiệt. Giờ thì đám nghiên cứu sử đã công nhận những cải cách của HQL là tiến bộ nhưng "khí sớm". Nhưng sách giáo khoa chưa ghi thế nên chưa phải là nhận thức phổ thông
Có những cuộc đời thầm lặng mà vĩ đại. Họ đã học tập, rèn luyện và tận sống hết mình. Cuộc vinh danh thật ý nghĩa của Trung tâm di sản các nhà khoa học VN.
Ba nhà khoa học: Giáo sư Tôn Thất Tùng- Giáo sư Nguyễn Thúc Tùng- Giáo sư Nguyễn Văn Nhân...là những trí thức chân chính của Việt Nam. Xin chia sẻ với Văn Trung những tâm tư của người con .
Có những con người sinh ra để chết. Có những con người sinh ra để cứu đời. Các nhà khoa học mang danh hiệu THẦY THUỐC NHÂN DÂN là như vậy. Giáo sư Nhân ngay cả khi ông cụ đã 80 tuổi, ông vẫn đáp máy bay vào BV Chợ Rẫy và các tỉnh phía Nam hàng chục năm trời phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân xương khớp nặng. Có lần, nhân viên hàng không đã không đồng ý bán vé cho ông và yêu cầu Ông phải ký giấy cam đoan mới bán vé máy bay...Ông cụ đã sẵn lòng yêu cầu nhân viên hàng không "đưa cả tập giấy cam đoan để ông ký luôn thể...". Một tấm lòng nhân ái, bao dung, tận tâm vì sinh mạng của con người như giáo sư Nhân thật đáng quý. Hạnh phúc cho VT được làm con trai của Ông cụ.
VT không biết nói gì ngoài câu nói rất giản dị đời thường là xin thay mặt toàn thể đại gia đình CẢM ƠN TẤM LÒNG VÀ TÌNH CẢM của Nguyễn Minh Trí đối với ông cụ tôi.
Xin chúc mừng quý gia đình và dòng họ Tôn Thất- Nguyễn Thúc- Nguyễn Văn đã có những người Con, người Cha, người Ông vô cùng cao quý. Sự vinh danh các nhà khoa học Y học thật là trang trọng và ý nghĩa. Xin chia vui với niềm vui của Trung .
Thông qua những câu chuyện về hiện vật, tư liệu đã gắn bó với ba nhà khoa học, trưng bày sẽ giúp cho người xem hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của họ nói riêng và bối cảnh của nền y học Việt Nam nói chung. Tấm gương học hỏi và sáng tạo của GS Tôn Thất Tùng, GS.TS Đại tá Nguyễn Thúc Tùng và GS.TSKH TTND Nguyễn Văn Nhân, về Nhân cách và Y đức sáng ngời của họ... sẽ giúp cho các thế hệ sau có thể hiểu được các nhà khoa học Việt Nam đã làm việc như thế nào trong điều kiện chiến tranh vô cùng khó khăn, mà vẫn vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học.
Hãy yên lòng VT, VT đã làm một việc mà hiếm người con nào làm trọn vẹn. Suốt trong vòng tang 50 ngày của Ông cụ, VT đã túc trực hương khói, chuyện trò như là sám hối, dâng cơm cúng mỗi ngày ba bữa. Hiếu thuận đó thật cảm động trời đất. Giáo sư Nhân là một người con ưu tú của Hà Nội. Thích Nguyên Trì rất ngưỡng mộ
"Đâu đó" có nhận xét rằng lịch sử VN là ls giữ nước hơn là ls dựng nước, ý nói những anh hùng chống ngoại xâm hay được đề cao hơn đám hát hay, nấu bếp giỏi hoặc làm được cái nhà cái cầu cho dân dùng. Chủ yếu nói về thời phong kiến.
Trả lờiXóaTrưng bầy này bổ sung phần thiêu thiếu ấy (nếu có) nên có ý nghĩa đặc biệt. Tất nhiên gò vào đây khá khiên cưỡng, vì ba cụ đều thuộc thời nay chứ ko phải phong kiến.
Mừng VT nhé
Cảm ơn T.C đã chia sẻ. Thời nào cũng vậy, người lãnh nhiệm vụ này, người đảm trách việc khác. Có tiền phương và có hậu phương, khó mà phân biệt nặng nhẹ nhưng vẫn phải ưu tiên mặt tiền: Đó là vận mệnh đất nước, dẫu là xưa hay nay.
Trả lờiXóaOng Nhan doi mu va that khan trong anh la trang phuc Huong dao sinh thuoc to chuc Huong dao VN. Co nhieu huong dao sinh hang hai tham gia cuoc khang chien chong Phap , My...nhieu nguoi tro thanh tuong linh cua QDNDVN nhu Tuong Nguyen Diep ( than sinh ban Nguyen Binh )...Ong Ton That Tung cung la Huong dao sinh. Hien nay trong Nam van con hoat dong Huong dao. Ngay 31/5/1946 Bac Ho nhan lam Danh du Hoi Truong Hoi Hong Dao Viet Nam.
Trả lờiXóaT.C ơi là T.C. Tại sao lại ví các Đại thụ của Y Học Việt Nam như vậy ???
Trả lờiXóaGiáo sư Nhân và Giáo sư Tôn Thất Tùng đều là trò của Hướng đạo Hoàng Đạo Thúy(1900 - 1994). Ông là một nhà Cách mạng, một nhà Văn Hóa lớn của Việt Nam. Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục, bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hộ. Lớp hướng đạo sinh ngày ấy đã tạo nên diện mạo trí thức VN yêu nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Nhiều vị tham gia vào bộ máy lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trả lờiXóaXin kính cẩn nghiêng mình trước sự tài năng, đức độ và sự vĩ đại của ba nhân cách. Xin chia sẻ với Văn Trung nỗi niềm Cha yêu.
Trả lờiXóaHM Đạo: hôm qua viết vắn tắt quá, nên có thể làm bạn hiều khác.
Trả lờiXóaÝ mình là thế này, cũng chỉ có thể viết ngắn thôi: lịch sử ta có thể chia (tạm) thành giữ nước - chống ngoại xâm, và dựng nước - xây dựng thời bình. Người viết sử thời phong kiến thường thiên về ca ngợi những anh hùng thời chiến. Lúc bình thời, có nhiều nghề khác, như ca hát, dạy học, kỹ nghệ (từ bây giờ), chữa bệnh, người giỏi trong nghề ấy thường ít được sử ghi lại. Thậm chí xướng ca còn bị coi là "vô loài",ko đáng xếp hạng. Quan niệm ấy còn sót lại, sẽ cản trở cái ta đang cần, là một xã hội dân sự.
Ngoài ra thì mình ko có ý gì khi đặt các đại thụ y học thời nay vào chung hàng với những người làm công việc dân sự kia. Nghề nào có đóng góp thì ko thể thấp kém. Chỉ là vì đã diễn đạt ngắn một điều ko thể nói ngắn được
Đấng sinh thành...Cha mẹ của chúng ta... Xin chúc mừng và chia sẻ tâm sự với Văn Trung.
Trả lờiXóaTrong cuộc Chiến tranh Nhân Dân này, mỗi người ở mọi vị trí đều có những đóng góp vĩ đại của họ. Rất đáng trân trọng...cho dù họ có là lãnh tự, tướng lĩnh hay là nhà khoa học cho đến thứ dân... Không đánh đồng nhưng mỗi người đều có giá trị của họ. Tôn vinh các nhà khoa học vào thời điểm này là rất xứng đáng. Tôn vinh các đấng sinh thành và sống hiếu thảo ngay khi cha mẹ chúng ta đã đi xa là sống cho ĐẸP, làm rạng danh cha mẹ là cách báo hiếu khi cha mẹ không còn trên đời.
Trả lờiXóaTôi còn nhớ hôm trao toàn bộ tài liệu hiện vật cho Trung tâm di sản các nhà khoa học VN tại tư gia, những giọt nước mắt hạnh phúc của giáo sư Nhân đã lăn xuống. Ông hoàn toàn yên tâm, tin tưởng và mãn nguyện. Cả cuộc đời giáo sư đã sống và cống hiến xứng đáng như chính cái tên mà Ông đã mang suốt cuộc đời.
Xin lỗi anh NV Huy có phải là con cụ Huyên?
Trả lờiXóaĐang dở mồm nên muốn "kể" tiếp về cái đặc điểm trên của người viết sử ta. Hồ Quý Ly là nhà cải cách vĩ đại. Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. Hạn chế số ruộng đất, nô tỳ của vương hầu nhà Trần. Sư sãi nhiều quá bắt đi lính hoặc ra sản xuất... Bị phản ứng dữ dội, nhất là tôn thất Trần, vì ảnh hưởng quyền lực, quyền lợi.
Nhà Minh sang đánh, Hồ Quý Ly ko có lực lượng, thua, nước mất vào tay phương Bắc
Đại Việt sử ký toàn thư, cuốn "sử cái" thời phong kiến, do đấy, chép thời bố con ông này làm vua là "ngụy triều". Sau này nhà Mạc cũng bị như vậy. Tức là cái quy luật "được làm vua thua làm giặc" quán xuyến rất khắc nghiệt.
Giờ thì đám nghiên cứu sử đã công nhận những cải cách của HQL là tiến bộ nhưng "khí sớm". Nhưng sách giáo khoa chưa ghi thế nên chưa phải là nhận thức phổ thông
Những chia sẻ của VT tuy chỉ vỏn vẹn 3 dòng cuối thôi mà thật cảm động. PTS xin kính cẩn trước đức tài của các nhà khoa học.
Trả lờiXóaRất cám ơn sự chia sẻ của bạn, PTS nhé.
Trả lờiXóaCó những cuộc đời thầm lặng mà vĩ đại. Họ đã học tập, rèn luyện và tận sống hết mình. Cuộc vinh danh thật ý nghĩa của Trung tâm di sản các nhà khoa học VN.
Trả lờiXóaBa nhà khoa học: Giáo sư Tôn Thất Tùng- Giáo sư Nguyễn Thúc Tùng- Giáo sư Nguyễn Văn Nhân...là những trí thức chân chính của Việt Nam. Xin chia sẻ với Văn Trung những tâm tư của người con .
Trả lờiXóaNhững chia sẻ của VT bao giờ cũng rất là cảm động, nhất là những chia sẻ về cha mẹ dù chỉ là rất ít ỏi.
Trả lờiXóaVăn Trung cảm ơn các bạn. Dù đã lớn tuổi, dù đã là chức ông rồi, nhưng VT chỉ mơ ước một ngày được trở lại mình còn có Cha trong đời...
Trả lờiXóaCó những con người sinh ra để chết. Có những con người sinh ra để cứu đời. Các nhà khoa học mang danh hiệu THẦY THUỐC NHÂN DÂN là như vậy. Giáo sư Nhân ngay cả khi ông cụ đã 80 tuổi, ông vẫn đáp máy bay vào BV Chợ Rẫy và các tỉnh phía Nam hàng chục năm trời phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân xương khớp nặng. Có lần, nhân viên hàng không đã không đồng ý bán vé cho ông và yêu cầu Ông phải ký giấy cam đoan mới bán vé máy bay...Ông cụ đã sẵn lòng yêu cầu nhân viên hàng không "đưa cả tập giấy cam đoan để ông ký luôn thể...". Một tấm lòng nhân ái, bao dung, tận tâm vì sinh mạng của con người như giáo sư Nhân thật đáng quý. Hạnh phúc cho VT được làm con trai của Ông cụ.
Trả lờiXóaVT không biết nói gì ngoài câu nói rất giản dị đời thường là xin thay mặt toàn thể đại gia đình CẢM ƠN TẤM LÒNG VÀ TÌNH CẢM của Nguyễn Minh Trí đối với ông cụ tôi.
Trả lờiXóaXin chúc mừng quý gia đình và dòng họ Tôn Thất- Nguyễn Thúc- Nguyễn Văn đã có những người Con, người Cha, người Ông vô cùng cao quý. Sự vinh danh các nhà khoa học Y học thật là trang trọng và ý nghĩa. Xin chia vui với niềm vui của Trung .
Trả lờiXóaVT xin cảm ơn anh Thất Sơn.
Trả lờiXóaThông qua những câu chuyện về hiện vật, tư liệu đã gắn bó với ba nhà khoa học, trưng bày sẽ giúp cho người xem hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của họ nói riêng và bối cảnh của nền y học Việt Nam nói chung. Tấm gương học hỏi và sáng tạo của GS Tôn Thất Tùng, GS.TS Đại tá Nguyễn Thúc Tùng và GS.TSKH TTND Nguyễn Văn Nhân, về Nhân cách và Y đức sáng ngời của họ... sẽ giúp cho các thế hệ sau có thể hiểu được các nhà khoa học Việt Nam đã làm việc như thế nào trong điều kiện chiến tranh vô cùng khó khăn, mà vẫn vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học.
Trả lờiXóaHãy yên lòng VT, VT đã làm một việc mà hiếm người con nào làm trọn vẹn. Suốt trong vòng tang 50 ngày của Ông cụ, VT đã túc trực hương khói, chuyện trò như là sám hối, dâng cơm cúng mỗi ngày ba bữa. Hiếu thuận đó thật cảm động trời đất. Giáo sư Nhân là một người con ưu tú của Hà Nội. Thích Nguyên Trì rất ngưỡng mộ
Trả lờiXóa