Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009
Bài hát Ngẫu hứng phố
Gửi tặng các bạn một ca khúc mà LC rất thích,để nhớ về nơi xa ấy,nơi có một tuổi thơ .
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009
Nửa vời nhà ống (tiếp theo và hết)
Nhưng lại có một quá trình khác, ở chiều ngược lại. Khi trở thành thị dân, người quê cũng làm ăn buôn bán, quan hệ rộng hẳn. Các tinh hoa bốn phương đổ về, để có lúc nhận ra rằng thành hoàng làng mình không hẳn đã “đè nghít” được thành hoàng làng khác, thiên hạ còn khối anh tài danh, rằng ta chỉ giỏi một, trong khi những ấy những nọ còn nhiều nghề lắm. Và dù sao, nơi cư trú mới cũng có lệ làng mới, áp đặt lên ta những lề thói không thể không theo.
Nhận thức khác thì ứng xử cũng thay đổi. Cái để dung hoà giữa “hoà nhập” với “trở về cội nguồn” là các hội nghề nghiệp, thư quán, xã quán. Những kì hội chợ Tây mở có khu riêng cho các nghề, phần nào đem lại sự hoà trộn. Trong sinh hoạt nghề nghiệp, quan hệ xã hội thì như vậy. Còn tại nơi ăn chốn ở, cái chỗ khả dĩ dung hoà ấy là ngôi nhà ống đa chức năng. Nhà ống vừa khép vừa mở, cho phép cá thể và cộng đồng cùng tồn tại, cộng sinh. Anh em, bố con buôn chung một vốn, “thuyền lên nước lên”, lại vừa kiến giả nhất phận. Ngoài những chỗ để sinh hoạt chung ra, mỗi gia đình nhỏ có chốn riêng, nhưng lại không kín đáo quá. Để vào “chuồng tiêu”, lên kho lấy hàng hay ra phố, thì người nọ đi qua nhà người kia. Sinh hoạt vợ chồng phải giấu diếm. Ăn thêm miếng nào dễ cảm thấy mình “ích kỉ”. Thế nên có nàng dâu mới gẩy từng hạt cơm trước mặt mẹ chồng, chị em dâu, sau đó ra ngoài chén đẫy hai ba bát phở. Ra phố cơ mà, chứ có phải ra làng đâu, ai biết mình lèn cho chặt bụng…
Kín đáo với xã hội, mở ra trong gia tộc, nhà ống dung dưỡng một tinh thần chung, lại cho phép cái riêng duy trì. Nó thích hợp với sự nửa vời, ngại ngùng sự giải phóng cá nhân tuyệt đối, lại vừa sợ hãi, chán ngán các tôn ti, phép tắc- có thể do cụ cố hay bà mẹ chồng áp đặt. Những cái ống có nhiều ngăn nhưng không nhiều không khí để thở lắm ấy vừa là pháo đài gia tộc, vừa là cửa khẩu thông giao. Những con người trong đó chân còn dính bùn, đầu nghĩ chuyện mang hàng đi nơi xa quảng bá có một tâm lí không nhất quán: vừa tự tin, hồ hởi muốn vươn ra, lại vừa tự ti, khép lại, quay về nếp làng. Người đàn ông chủ gia đình gánh hàng lên ngược bán có thể chơi bời, phá cách mặc sức, khi về lại một mực giáo huấn vợ con bảo vệ nếp nhà. Những cậu trai theo Tây học, “pác lê phăng xe” lầu lầu, qua bậc cửa vào nhà là phải chào hỏi thật đúng khuôn phép. Những thông phán, đốc học rất mực được trong vọng ở nhiệm sở, về nhà phải thi lễ rồi mới cởi khăn đóng áo dài hay veston, cravatte ra. Là bởi vì trong “ống” nào cũng có một bậc gia trưởng duy trì tinh thần hướng về nguồn cội. Không vị đó, thì phải lập ra thôi, dù “biểu tượng tinh thần” mới trong đầu có thể ngổn ngang chí hướng “ngoại lai”.
Hà Nội, khu Ba sáu phố phường giờ còn nhan nhản nhà ống, nhờ chủ trương hạn chế việc xây cất,cải tạo của nhà chức trách. Thế nhưng có thể khẳng định đến 99,99% cấu trúc dân cư trong đó đã không còn như cách nay 60 năm, so với thời nhà ống ra đời lại càng xa cách. Chiến tranh, các thay đổi chính trị- xã hội tạo ra sự kẻ đến người đi. Cuộc cải tạo nhà cửa sau hoà bình khiến đa phần chính chủ rút lên gác, để lại cửa hiệu, tầng dưới cho “người Hà Nội mới”. Cả trăm tuổi rồi, nhiều ngôi đã xập xệ, dột nát, thậm chí nguy hiểm mà không sửa được, do nhiều chủ sở hữu quá (thông thường trên là tư nhân, dưới thời Nhà nước quản lí). Thế mà dường như lại có ai đó chủ trương khôi phục nhà ống truyền thống với sinh hoạt gia tộc như xưa. Thật không ổn. Ở vậy rất thiếu tiện nghi, bí rị, ngột ngạt, lại phải giả dối với nhau. ý hướng “về nguồn” ấy xuất phát từ một không gian biệt thự chăng? Hay người ấy muốn chỉ loại nhà ống mới, xây trên các lô đất trăm mét vuông trở lại?
3. Đến đây, lại phải nhắc đến một ý, nói mồm, nên có thể không chính xác lắm, của học giả mới quá cố Trần Quốc Vượng. Rằng, từ khi chuyển về đồng bằng định cư, đóng đô, người Việt chỉ giỏi đắp đê, trị thuỷ và tiến về phương Nam. Còn trong công cuộc khám phá, chinh phục, tiếp tục vươn ra biển để thông thương, hay đi đến tận cùng của một chủ thuyết, họ hay ngần ngừ, nghi ngại, sợ hãi sự hung hiểm của biển cả, không dám đi tiếp. Ông gọi đó là tâm lí “xa rừng nhạt biển”. Phải chăng đó cũng là tâm lí của người ở nhà ống truyền thống?
TTC-K3
(Tranh của Bùi Xuân Phái)
Nhận thức khác thì ứng xử cũng thay đổi. Cái để dung hoà giữa “hoà nhập” với “trở về cội nguồn” là các hội nghề nghiệp, thư quán, xã quán. Những kì hội chợ Tây mở có khu riêng cho các nghề, phần nào đem lại sự hoà trộn. Trong sinh hoạt nghề nghiệp, quan hệ xã hội thì như vậy. Còn tại nơi ăn chốn ở, cái chỗ khả dĩ dung hoà ấy là ngôi nhà ống đa chức năng. Nhà ống vừa khép vừa mở, cho phép cá thể và cộng đồng cùng tồn tại, cộng sinh. Anh em, bố con buôn chung một vốn, “thuyền lên nước lên”, lại vừa kiến giả nhất phận. Ngoài những chỗ để sinh hoạt chung ra, mỗi gia đình nhỏ có chốn riêng, nhưng lại không kín đáo quá. Để vào “chuồng tiêu”, lên kho lấy hàng hay ra phố, thì người nọ đi qua nhà người kia. Sinh hoạt vợ chồng phải giấu diếm. Ăn thêm miếng nào dễ cảm thấy mình “ích kỉ”. Thế nên có nàng dâu mới gẩy từng hạt cơm trước mặt mẹ chồng, chị em dâu, sau đó ra ngoài chén đẫy hai ba bát phở. Ra phố cơ mà, chứ có phải ra làng đâu, ai biết mình lèn cho chặt bụng…
Kín đáo với xã hội, mở ra trong gia tộc, nhà ống dung dưỡng một tinh thần chung, lại cho phép cái riêng duy trì. Nó thích hợp với sự nửa vời, ngại ngùng sự giải phóng cá nhân tuyệt đối, lại vừa sợ hãi, chán ngán các tôn ti, phép tắc- có thể do cụ cố hay bà mẹ chồng áp đặt. Những cái ống có nhiều ngăn nhưng không nhiều không khí để thở lắm ấy vừa là pháo đài gia tộc, vừa là cửa khẩu thông giao. Những con người trong đó chân còn dính bùn, đầu nghĩ chuyện mang hàng đi nơi xa quảng bá có một tâm lí không nhất quán: vừa tự tin, hồ hởi muốn vươn ra, lại vừa tự ti, khép lại, quay về nếp làng. Người đàn ông chủ gia đình gánh hàng lên ngược bán có thể chơi bời, phá cách mặc sức, khi về lại một mực giáo huấn vợ con bảo vệ nếp nhà. Những cậu trai theo Tây học, “pác lê phăng xe” lầu lầu, qua bậc cửa vào nhà là phải chào hỏi thật đúng khuôn phép. Những thông phán, đốc học rất mực được trong vọng ở nhiệm sở, về nhà phải thi lễ rồi mới cởi khăn đóng áo dài hay veston, cravatte ra. Là bởi vì trong “ống” nào cũng có một bậc gia trưởng duy trì tinh thần hướng về nguồn cội. Không vị đó, thì phải lập ra thôi, dù “biểu tượng tinh thần” mới trong đầu có thể ngổn ngang chí hướng “ngoại lai”.
Hà Nội, khu Ba sáu phố phường giờ còn nhan nhản nhà ống, nhờ chủ trương hạn chế việc xây cất,cải tạo của nhà chức trách. Thế nhưng có thể khẳng định đến 99,99% cấu trúc dân cư trong đó đã không còn như cách nay 60 năm, so với thời nhà ống ra đời lại càng xa cách. Chiến tranh, các thay đổi chính trị- xã hội tạo ra sự kẻ đến người đi. Cuộc cải tạo nhà cửa sau hoà bình khiến đa phần chính chủ rút lên gác, để lại cửa hiệu, tầng dưới cho “người Hà Nội mới”. Cả trăm tuổi rồi, nhiều ngôi đã xập xệ, dột nát, thậm chí nguy hiểm mà không sửa được, do nhiều chủ sở hữu quá (thông thường trên là tư nhân, dưới thời Nhà nước quản lí). Thế mà dường như lại có ai đó chủ trương khôi phục nhà ống truyền thống với sinh hoạt gia tộc như xưa. Thật không ổn. Ở vậy rất thiếu tiện nghi, bí rị, ngột ngạt, lại phải giả dối với nhau. ý hướng “về nguồn” ấy xuất phát từ một không gian biệt thự chăng? Hay người ấy muốn chỉ loại nhà ống mới, xây trên các lô đất trăm mét vuông trở lại?
3. Đến đây, lại phải nhắc đến một ý, nói mồm, nên có thể không chính xác lắm, của học giả mới quá cố Trần Quốc Vượng. Rằng, từ khi chuyển về đồng bằng định cư, đóng đô, người Việt chỉ giỏi đắp đê, trị thuỷ và tiến về phương Nam. Còn trong công cuộc khám phá, chinh phục, tiếp tục vươn ra biển để thông thương, hay đi đến tận cùng của một chủ thuyết, họ hay ngần ngừ, nghi ngại, sợ hãi sự hung hiểm của biển cả, không dám đi tiếp. Ông gọi đó là tâm lí “xa rừng nhạt biển”. Phải chăng đó cũng là tâm lí của người ở nhà ống truyền thống?
TTC-K3
(Tranh của Bùi Xuân Phái)
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009
Nửa vời nhà ống
Có những từ giờ người ta hay dùng nhưng khác hẳn nghĩa gốc, mà “gốc” chỉ mới mọc lên chừng hơn trăm, chừng vài chục năm nay, chứ nào phải Hán Việt xa xưa gì. Chẳng hạn “biệt thự”, vốn được hiểu là kiểu gì cũng phải có vườn, bây giờ “nới rộng” ra cho cả khu đất to chèn nhà kín, không còn chỗ cho cây mọc. “Nhà ống” bây giờ chỉ nhà lô, sản phẩm của cách chia đất theo điểm công chức của cơ quan nhà nước, chừng dăm chục mét vuông, thường hình chữ nhật, xây ba bốn tầng nhà cho một gia đình hai thế hệ ở. Không gian riêng cho từng cá thể, buồng vợ chồng, con cái, không gian chung – là bếp núc, phòng khách, chỗ thờ cúng… đều có cả. Vì kiểu gì cũng là mấy tầng nhà chồng nhau trên lô đất chữ nhật nên muốn kiểu cách gì thì muốn, đại thể cũng không thể phá cách, tưởng tượng nhiều quá. Quanh đi quẩn lại hàng xóm chỉ khác nhau cái chi tiết. Có những cái tên khá hay đặt cho nó: ”nhà công – ten – nơ” - nếu thẳng đuột từ trên sân thượng xuống, hoặc “bao diêm có mái”. Nhiều nhà loại này là quà của thời kì cuối cùng nhà nước phân đất cho công chức, rồi họ xây nên những “ngăn ở” khá tiện nghi trong đó. Ở đây, chỉ nói về loại nhà ống truyền thống xuất hiện cách nay hơn trăm năm trong khu Ba sáu phố phường Hà Nội, có người Tây gọi “maison de tunnel” - chứ không phải “ maison de tube”. “Nhà đường hầm” hay “nhà ống”, thôi thì cũng bí cả. Vâỵ mà nó lại là hình thái nhà đô thị chủ yếu của Hà Nội trong một thời gian dài.
1. Nhà ống Hàng Đường Hàng Bạc Bát Đàn Bát Sứ thường hai tầng, tường gạch chịu lực xây xi măng, lợp ngói. Phần gỗ khá nhiều, nhất là sàn tầng trên, tức là pha giữa vật liệu Tây với các thứ ta trồng được. Thật nhiều chức năng chen nhau. Tầng dưới có cửa hiệu, giếng giời, những đợt nhà ngăn cách qua khoảng sân, là chỗ ở của từng gia đình thành viên. Thể nào cũng có khoảng không thông lên gác, lan can đủ thấp để câu hàng lên, đủ cao để trẻ con không ngã. Khám thờ kín mít, ít khi có cửa sổ. Vài ba mái ngói châu vào nhau, có miếng kính lấy ánh sáng. Không gian riêng ít, thành thử vợ chồng anh, em nghe, nhìn lẫn nhau, mẹ chồng riếc thì ba bốn nàng dâu cùng “quán triệt”. Đại gia đình ăn một mâm, xong các bà dành nhau rửa bát, kiểu “Chị để em!”- “Cô để đấy, tôi khoắng cái là xong ấy mà…”. Nhưng đố ai dám “nhường “ ngay. “Ăn “ nguýt là cái chắc!
2. Ra đời thời thuộc địa, nhà ống Ba sáu phố phường phải dân có máu mặt mới xây sắm nổi, nghĩa là không buôn bán cũng phải công chức ra gì. Nhưng dù có máu mặt, mang tiếng dân hàng phố, họ đều còn họ hàng hang hốc dây dợ lằng dằng ở quê, tập tục, lề thói chưa xa với ngôi làng gốc rễ lắm. Nói nhà ống là sản phẩm của giai đoạn thuộc địa hoá, hình thành đô thị cũng đúng. Nhưng cũng đúng là nó bộc lộ sự nửa vời khi người đồng bằng sông Hồng chuyển lên quần cư ở Hà Nội, bỏ lại ruộng đất, nhà thờ, mồ mả ở quê cho họ hàng trông nom. Nói cách khác, nhà ống là cái gạch nối từ ngôi nhà gia tộc ở quê, thường hình chữ U, vài bốn, thậm chí dăm bẩy gia đình thành viên quây quần quanh từ đường, nay "chuyển lên" kiến trúc Tây, có nhiều buồng kín, thông nhau qua hành lang chung.
Đặc điểm của đô thị là các cá nhân rất độc lập, sống tuân thủ “phép vua” – tức luật pháp- hơn “lệ làng”, tức những quy ước, nề nếp ở hương thôn. “Ra tỉnh” tức là quan hệ cha con, họ hàng, làng xóm phải “bay đi ít nhiều”, nhường chỗ cho cẩm, “pu lít”. Bạ đâu cũng vứt rác, xây cất tuỳ ý là không được. Xóm giềng đụng nhau không phải cứ tuổi cao hay vai trên là có lí… Lại không thể có chuyện hè nhau “đánh bỏ mẹ thằng tổng trên đến ve gái làng ta” hay cậy gần nhà, bởi ra khỏi nhà là không phải “làng mình” nữa rồi. Và chào ông ấy bà nọ một câu, hôm sau gặp lại không thấy người ta hỏi trước cũng không thể trách cứ.
Những lối cư xử ấy, dù chưa thành chuẩn mực bắt buộc ngay, vẫn làm người mới thành anh tỉnh thành bị ngợp. Tâm lí co cụm nảy sinh. Các làng nghề hình thành trên cơ sở hợp tác kinh tế, như Đan Loan ra Hàng Đào, Đại Bái đến Hàng Đồng, Đồng Sâm ở Hàng Bạc…. Buôn có bạn bán có phường mà, chắc nơi nào trên thế giới cũng vậy. Nhưng thể nào trong sự kết bè ấy cũng phải có lí do co cụm. Tỉnh không sẵn thần linh, vả có cũng không phải vị của làng mình. Vậy thời không gì bằng lập lấy đình làng mới, đem thành hoàng gốc ra thờ. Bàn thờ họ, thờ tổ cũng bấy nhiêu hoành phi câu đối cuốn thư chép lại ở chốn cũ. Và rủ nhau, những họ hàng làng xóm ra cùng làm ăn, giúp việc. Giỗ chạt, hội làng không về quê, nhìn quanh, vẫn thấy người cùng quê, chả tin cậy, đầm ấm hơn à…
Nhưng sự “tìm về cội” ấy cũng có mặt hạn chế của nó. Đầm ấm quá thì tính cách khó bề phát triển. Cá nhân luôn thấy chật hẹp, bị ức chế trong khuôn phép thì khó sáng tạo. Sự sáng tạo luôn bắt nguồn từ một cá thể. Cái mới, trong một khoảng không ninh ních quy ước cộng đồng không dễ ló ra, có nhẽ “hơi bị giống “ mầm cây mọc từ đá. Anh thợ tài hoa nhưng lắm tài lắm tật, khi tìm tòi một mẫu hoa văn mới, liệu có qua mắt được ông trưởng phường kiêm trưởng họ trưởng tộc, kiêm luôn người bảo trợ, thầy nghề? Sau lưng bậc gia trưởng là một khối chắc nịch những quy ước đạo đức, cách cư xử của cộng đồng. Chỉ cần đem những khuyết điểm sinh hoạt ra soi, anh ta “thi” không đỗ là cái chắc.
Gia phong thì gần gụi. Xa tít tắp mới là phép nước. Vậy nên “Tây “ có câu “Hà Nội là cái làng lớn”. Lại một nhận xét khác thật “tây”: “ Sự hình thành trên cơ sở các làng nghề làm chậm quá trình đô thị hoá của Hà Nội”.
TTC-K3
(còn tiếp)
Minh họa: Hàng Buổm - tranh cắt giấy cũa Bùi Xuân Phái
1. Nhà ống Hàng Đường Hàng Bạc Bát Đàn Bát Sứ thường hai tầng, tường gạch chịu lực xây xi măng, lợp ngói. Phần gỗ khá nhiều, nhất là sàn tầng trên, tức là pha giữa vật liệu Tây với các thứ ta trồng được. Thật nhiều chức năng chen nhau. Tầng dưới có cửa hiệu, giếng giời, những đợt nhà ngăn cách qua khoảng sân, là chỗ ở của từng gia đình thành viên. Thể nào cũng có khoảng không thông lên gác, lan can đủ thấp để câu hàng lên, đủ cao để trẻ con không ngã. Khám thờ kín mít, ít khi có cửa sổ. Vài ba mái ngói châu vào nhau, có miếng kính lấy ánh sáng. Không gian riêng ít, thành thử vợ chồng anh, em nghe, nhìn lẫn nhau, mẹ chồng riếc thì ba bốn nàng dâu cùng “quán triệt”. Đại gia đình ăn một mâm, xong các bà dành nhau rửa bát, kiểu “Chị để em!”- “Cô để đấy, tôi khoắng cái là xong ấy mà…”. Nhưng đố ai dám “nhường “ ngay. “Ăn “ nguýt là cái chắc!
2. Ra đời thời thuộc địa, nhà ống Ba sáu phố phường phải dân có máu mặt mới xây sắm nổi, nghĩa là không buôn bán cũng phải công chức ra gì. Nhưng dù có máu mặt, mang tiếng dân hàng phố, họ đều còn họ hàng hang hốc dây dợ lằng dằng ở quê, tập tục, lề thói chưa xa với ngôi làng gốc rễ lắm. Nói nhà ống là sản phẩm của giai đoạn thuộc địa hoá, hình thành đô thị cũng đúng. Nhưng cũng đúng là nó bộc lộ sự nửa vời khi người đồng bằng sông Hồng chuyển lên quần cư ở Hà Nội, bỏ lại ruộng đất, nhà thờ, mồ mả ở quê cho họ hàng trông nom. Nói cách khác, nhà ống là cái gạch nối từ ngôi nhà gia tộc ở quê, thường hình chữ U, vài bốn, thậm chí dăm bẩy gia đình thành viên quây quần quanh từ đường, nay "chuyển lên" kiến trúc Tây, có nhiều buồng kín, thông nhau qua hành lang chung.
Đặc điểm của đô thị là các cá nhân rất độc lập, sống tuân thủ “phép vua” – tức luật pháp- hơn “lệ làng”, tức những quy ước, nề nếp ở hương thôn. “Ra tỉnh” tức là quan hệ cha con, họ hàng, làng xóm phải “bay đi ít nhiều”, nhường chỗ cho cẩm, “pu lít”. Bạ đâu cũng vứt rác, xây cất tuỳ ý là không được. Xóm giềng đụng nhau không phải cứ tuổi cao hay vai trên là có lí… Lại không thể có chuyện hè nhau “đánh bỏ mẹ thằng tổng trên đến ve gái làng ta” hay cậy gần nhà, bởi ra khỏi nhà là không phải “làng mình” nữa rồi. Và chào ông ấy bà nọ một câu, hôm sau gặp lại không thấy người ta hỏi trước cũng không thể trách cứ.
Những lối cư xử ấy, dù chưa thành chuẩn mực bắt buộc ngay, vẫn làm người mới thành anh tỉnh thành bị ngợp. Tâm lí co cụm nảy sinh. Các làng nghề hình thành trên cơ sở hợp tác kinh tế, như Đan Loan ra Hàng Đào, Đại Bái đến Hàng Đồng, Đồng Sâm ở Hàng Bạc…. Buôn có bạn bán có phường mà, chắc nơi nào trên thế giới cũng vậy. Nhưng thể nào trong sự kết bè ấy cũng phải có lí do co cụm. Tỉnh không sẵn thần linh, vả có cũng không phải vị của làng mình. Vậy thời không gì bằng lập lấy đình làng mới, đem thành hoàng gốc ra thờ. Bàn thờ họ, thờ tổ cũng bấy nhiêu hoành phi câu đối cuốn thư chép lại ở chốn cũ. Và rủ nhau, những họ hàng làng xóm ra cùng làm ăn, giúp việc. Giỗ chạt, hội làng không về quê, nhìn quanh, vẫn thấy người cùng quê, chả tin cậy, đầm ấm hơn à…
Nhưng sự “tìm về cội” ấy cũng có mặt hạn chế của nó. Đầm ấm quá thì tính cách khó bề phát triển. Cá nhân luôn thấy chật hẹp, bị ức chế trong khuôn phép thì khó sáng tạo. Sự sáng tạo luôn bắt nguồn từ một cá thể. Cái mới, trong một khoảng không ninh ních quy ước cộng đồng không dễ ló ra, có nhẽ “hơi bị giống “ mầm cây mọc từ đá. Anh thợ tài hoa nhưng lắm tài lắm tật, khi tìm tòi một mẫu hoa văn mới, liệu có qua mắt được ông trưởng phường kiêm trưởng họ trưởng tộc, kiêm luôn người bảo trợ, thầy nghề? Sau lưng bậc gia trưởng là một khối chắc nịch những quy ước đạo đức, cách cư xử của cộng đồng. Chỉ cần đem những khuyết điểm sinh hoạt ra soi, anh ta “thi” không đỗ là cái chắc.
Gia phong thì gần gụi. Xa tít tắp mới là phép nước. Vậy nên “Tây “ có câu “Hà Nội là cái làng lớn”. Lại một nhận xét khác thật “tây”: “ Sự hình thành trên cơ sở các làng nghề làm chậm quá trình đô thị hoá của Hà Nội”.
TTC-K3
(còn tiếp)
Minh họa: Hàng Buổm - tranh cắt giấy cũa Bùi Xuân Phái
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009
Tin hoạt động 22/12.
K3 HN tổ chức kỷ niệm 65 năm QĐND tại Bia "Hải xồm" Đường Nguyễn
Đình Chiểu. Xin dẫn lại hình ảnh từ BLk5 do tui không được tham dự để
có thể trực tiếp đưa tin. Nhân vật trong cuộc có quyền đăng tin là HĐ thì
chắc do vui vẻ quá nên quên!
Đình Chiểu. Xin dẫn lại hình ảnh từ BLk5 do tui không được tham dự để
có thể trực tiếp đưa tin. Nhân vật trong cuộc có quyền đăng tin là HĐ thì
chắc do vui vẻ quá nên quên!
Trời mùa đông lạnh, anh em có vẻ đông đủ.
Ngồi cạnh HĐ là ai thế nhỉ? tui không nhớ ra ai.
Tại SG, chỉ có bí thơ CB Bình Ng. nhớ và tổ chức cho AE ĐV gặp mặt,
nhậu nhoẹt! Cái hay của họp CB thường xuyên là thế, không bỏ sót bất
kỳ sự kiện trọng đại nào cùa Nhà nước, Quân đội...
nhậu nhoẹt! Cái hay của họp CB thường xuyên là thế, không bỏ sót bất
kỳ sự kiện trọng đại nào cùa Nhà nước, Quân đội...
Lúc này LCong đã ra về trước vì lí do sức khỏe, XNam vắng mặt có lý do.
Mọi người đều vui vì có Minh K9 cùng tham gia.
BẠN CÓ BIẾT
Bạn hãy đọc cuốn sách mà LC muốn giới thiệu sau đây-50 facts that should chage the world ( 50 sự thật làm thay đổi thế giơi) của Jesica Williams.
Một số nhận định xung quanh cuốn sách “Một cẩm nang nghiên cứu dành cho thế hệ không biểu trưng” “Thật là một công trình can đảm và thuyết phục.Bạn cần biết những điều trong cuốn sách này”. “Một cuốn sách gây ngạc nhiên, phẫin nộ và cung cấp nhiều thông tin, đây là một liều thuốc giải độc danh cho căn bệnh thờ ơ…”. “Một cái nhìn gây sửng sốt và buộc ta phải mở to mắt về những gì thực sự đang diễn ra trên thế giới ngày nay.
Và đây là những số liệu thống kê được đánh giá là “lạnh lung dữ dội tới mức chúng tự nói lên tất cả”. Xin chọn lọc một số trong 50 sự thật để AE “bình loạn”:
1.Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật là 84, còn đối với dân Botswana chỉ là 39
2. 1/3 số người béo phì trên thế giới đang sống ở các nươc đang phát triển ( số thứ tự vấn đề theo sự lựa chọn của tác giả )
8. Mỗi con bò của EC đươc bảo trợ 2,5 $ một ngày, cao hơn mức sống của 75% dân châu Phi
10. Trên thế giới cứ 5 người có một người sống dưới mức 1$/ ngày
15. Dân các nước công nghiệp hóa ăn từ 6 đến 7kg phụ gia thực phẩm/ năm
23. Tại Kênia những khoản tiền hối lộ chiếm 1/3 ngân sách gia đình
24. Thương mại thế giới về ma túy lậu được dự đoán khoảng 400 tỷ đô la- tương đương với ngành dược phẩm trên thế giới
25. 1/3 dân Mỹ tin rằng người ngoài hành tinh đã đổ bộ xuống trái đất
30. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2040
32. 70% dân số thế giới chưa bao giờ nghe thấy nhạc hiệu truy cập mạng
36. Số người chết vì tự sát mỗi năm nhiều hơn số người chết vì xung đột vũ trang trên toàn thế giới
38. Có ít nhất 300.000 tù nhân khác chính kiến trên toàn thế giới
39. Mỗi năm có 2 triệu phụ nữ bị cắt âm hộ
42. 10 tỷ đô la dành cho lĩnh vực khiêu dâm ở nước Mỹ mỗi năm, tương đương số tiền dành cho viện trợ nước ngoài
Tác giả có trình bầy kiến giải về các vân đề đã nêu
Một số nhận định xung quanh cuốn sách “Một cẩm nang nghiên cứu dành cho thế hệ không biểu trưng” “Thật là một công trình can đảm và thuyết phục.Bạn cần biết những điều trong cuốn sách này”. “Một cuốn sách gây ngạc nhiên, phẫin nộ và cung cấp nhiều thông tin, đây là một liều thuốc giải độc danh cho căn bệnh thờ ơ…”. “Một cái nhìn gây sửng sốt và buộc ta phải mở to mắt về những gì thực sự đang diễn ra trên thế giới ngày nay.
Và đây là những số liệu thống kê được đánh giá là “lạnh lung dữ dội tới mức chúng tự nói lên tất cả”. Xin chọn lọc một số trong 50 sự thật để AE “bình loạn”:
1.Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật là 84, còn đối với dân Botswana chỉ là 39
2. 1/3 số người béo phì trên thế giới đang sống ở các nươc đang phát triển ( số thứ tự vấn đề theo sự lựa chọn của tác giả )
8. Mỗi con bò của EC đươc bảo trợ 2,5 $ một ngày, cao hơn mức sống của 75% dân châu Phi
10. Trên thế giới cứ 5 người có một người sống dưới mức 1$/ ngày
15. Dân các nước công nghiệp hóa ăn từ 6 đến 7kg phụ gia thực phẩm/ năm
23. Tại Kênia những khoản tiền hối lộ chiếm 1/3 ngân sách gia đình
24. Thương mại thế giới về ma túy lậu được dự đoán khoảng 400 tỷ đô la- tương đương với ngành dược phẩm trên thế giới
25. 1/3 dân Mỹ tin rằng người ngoài hành tinh đã đổ bộ xuống trái đất
30. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2040
32. 70% dân số thế giới chưa bao giờ nghe thấy nhạc hiệu truy cập mạng
36. Số người chết vì tự sát mỗi năm nhiều hơn số người chết vì xung đột vũ trang trên toàn thế giới
38. Có ít nhất 300.000 tù nhân khác chính kiến trên toàn thế giới
39. Mỗi năm có 2 triệu phụ nữ bị cắt âm hộ
42. 10 tỷ đô la dành cho lĩnh vực khiêu dâm ở nước Mỹ mỗi năm, tương đương số tiền dành cho viện trợ nước ngoài
Tác giả có trình bầy kiến giải về các vân đề đã nêu
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
BẠN CÓ BIẾT
Sư tử Hà Đông
Đời nhà Tống có người tên là Trần Quý Thường chỉ lo tu hành, chẳng ngó ngàng đến vợ con. Vợ là Liễu Thị la mắng cũng tỉnh bơ , bạn là Tô Đông Pha làm thơ chế giễu:
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,u
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên,
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ thương lạc thủ tâm mang nhiên
Từ đó có thành ngữ Sư tử Hà Đông , chỉ người đàn bà ghen ( Hốt văn Hà Đông sư tử hống)BẠN CÓ BIẾT
Hà nội có bao nhiêu cửa ô?
Cho đến nay ít nhất cũng có thể kể ra 7 cửa ô :ô Yên Phụ, ô Cầu Giấy , ô Chợ Dừa, ô Đồng Lâm, ô Cầu Dền , ô Đống Mác, ô Quan Chường và có thể còn nhiều hơn. Cửa ô là một khái niệm lịch sử đã có một quá trình hình thành lâu dài qua nhiều triều đại phong kiến
Sử cũ cho biết năm 1749 chúa Trịnh Doanh đắp thành Đại Độ- một tòa thành đât bao bọc kinh thành Thăng Long- có 8 cửa ô để ra vào, hiện chưa biết đươc vị trí và tên gọi của các cửa ô này. Như vậy cửa ô là cửa xẻ qua thành đất bao bọc Thăng Long, các cửa ô ngoài cửa chính ở giữa còn có hai ô cửa phụ ở hai bên.
Sách xưa còn cho biết vào đầu thế kỷ XIX , Hà Nội có 21 cửa ô.
Năm 1831 thời Minh Mạng ,bản đồ Hoài Đức phủ cho thấy có 16 cửa ô. Bản đồ 1866 cũng cho biêt , cho đên trước khi thực dân Pháp phá bỏ tòa thành này , Hà Nội có 15 cửa ô, hình dáng như ô Quan Chưởng ngày nay. Như vâỵ Hà Nội có nhiều cửa ô qua nhiều thời kỳ lịch sử vời nhiều tên gọi còn để lại cho đến ngày nay, thực sự chỉ còn ô Quan Chưởng là một di tích để lại bóng dáng xưa .
Cho đến nay ít nhất cũng có thể kể ra 7 cửa ô :ô Yên Phụ, ô Cầu Giấy , ô Chợ Dừa, ô Đồng Lâm, ô Cầu Dền , ô Đống Mác, ô Quan Chường và có thể còn nhiều hơn. Cửa ô là một khái niệm lịch sử đã có một quá trình hình thành lâu dài qua nhiều triều đại phong kiến
Sử cũ cho biết năm 1749 chúa Trịnh Doanh đắp thành Đại Độ- một tòa thành đât bao bọc kinh thành Thăng Long- có 8 cửa ô để ra vào, hiện chưa biết đươc vị trí và tên gọi của các cửa ô này. Như vậy cửa ô là cửa xẻ qua thành đất bao bọc Thăng Long, các cửa ô ngoài cửa chính ở giữa còn có hai ô cửa phụ ở hai bên.
Sách xưa còn cho biết vào đầu thế kỷ XIX , Hà Nội có 21 cửa ô.
Năm 1831 thời Minh Mạng ,bản đồ Hoài Đức phủ cho thấy có 16 cửa ô. Bản đồ 1866 cũng cho biêt , cho đên trước khi thực dân Pháp phá bỏ tòa thành này , Hà Nội có 15 cửa ô, hình dáng như ô Quan Chưởng ngày nay. Như vâỵ Hà Nội có nhiều cửa ô qua nhiều thời kỳ lịch sử vời nhiều tên gọi còn để lại cho đến ngày nay, thực sự chỉ còn ô Quan Chưởng là một di tích để lại bóng dáng xưa .
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009
BẠN CÓ BIẾT ?
Blog k3 ngày càng sôi động, tôi thây cân phải có một sự đóng góp, mong nhận được xẻ chia từ bạn bè gần xa, bạn có thể tham gia cùng tôi trong "bạn có biêt" có thể tranh luận trong phạm vi những vấn đề thuộc về lịch sử. Khai trương cho chuyên mục, là một số vấn đề xung quanh Hà Nôi ngàn xưa.
Một chút hoài niệm về Hà Nội từ phương Nam với hai mùa mưa , nắng
Tên gọi Hà Nội có từ bao giờ ?
Sách Mạnh tử (thế kỷIII Tr.cn) có câu : “Hà nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội”( có nghĩa. là nếu Hà Nội gặp tai họa thì di dân tới Hà Đông, chuyển thóc gạo về Hà Nội”. Số là đất Hà Nội ngày ấy tương ứng với tỉnh Hà Bắc ngày nay ở Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Hoàng Hà còn phía nam con sông này gọi là Hà Ngoại. Sông Hoàng Hà cũng còn là ranh giới của Thiểm Tây và Sơn Tây, cho nên phía đông sông Hoàng Hà ( Sơn Tây ngày nay) thời cổ còn có tên là Hà Đông, phía tây ( Thiểm Tây ngày nay) gọi Hà Tây.
Còn ở nước ta , địa danh HÀ NỘI xuất hiện vào đầu triều Nguyễn (1802-1945). Vua Gia Long lên ngôi lập ra triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 –(1805) đặt tên Thăng Long( Thịnh vương lên) thay cho Thăng Long (Rồng lên) , đồng thời xây lại thành mới nhỏ hơn thành cũ , đổi phủ Phụng Thiên- vốn thuộc khu vực kinh thành Thăng Long của các triều đại trước- do Lê Thánh Tông lập ra 1469, thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) do việc phân định các khu vực hành chính trên toàn quốc ( bãi bỏ các trấn thay vào đó là các tỉnh) , Hà Nội là một trong số 15 tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc kỳ đã ra đời, bao gồm bốn phủ, Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân. Có thể nói tỉnh Hà Nội ở thời điểm này bao gồm thành phố Hà Nội ngày nay, tỉnh Hà Đông thời thuộc Pháp và toàn bộ tỉnh Hà Nam, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.
Phải chăng “ Hà Nội 36 phố phường”?
Hiểu thế nào cho đúng về phố và phường ? Cần phải quan niệm đây các khái niệm mang tính lịch sử.
Thời nhà Lê phường không chỉ được quan niệm như là một tổ chức của những người cùng làm một nghề mà còn được coi như một đơn vị hành chính cơ sở của kinh thành Thăng Long. Phủ Phụng Thiên là tên gọi của Thăng Long dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1492)- bao gồm hai huyện Vĩnh Xương ( sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (sau là Vĩnh Thuận), chia đều thành 18 phường cho mỗi huyện. Như vây Thăng Long với tên gọi mới phủ Phụng Thiên bao gồm 36 phường.
Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn đặt phủ Hoài Đức thay cho phủ Phụng Thiên và chia nhỏ với nhiều đơn vị hành chính như phường, thôn,trại, như vậy phủ Hoài Đức dưới triều Minh Mệnh bao gôm 13 tổng , 239 phường , thôn , trại. Tời triều Tự Đức chỉ còn 153 phường , thôn, trại. Như vây đã cỏ thể hiểu có hay không Hà Nội 36 phố phường. Dưới góc độ là một khái niệm lịch sử phố sẽ được hiểu như thế nào ? do cách hiểu về sự hinh thành đơn vị hành chính phường từ thời Lê, cho nên phố không thể ngang cấp với phường, có thể hiểu phố nguyên nghĩa chỉ là chỗ bán hàng hay như ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu , nhiều phố tập trung lại thành các dẫy phố mang tên Hàng Chiếu, Hàng Bạc v.v.v vì vậy có thể hiểu trong phường cổ có nhiều phố , vậy có nên quan niêm 36 phường thời Lê là 36 phố + phường.
Một chút hoài niệm về Hà Nội từ phương Nam với hai mùa mưa , nắng
Tên gọi Hà Nội có từ bao giờ ?
Sách Mạnh tử (thế kỷIII Tr.cn) có câu : “Hà nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội”( có nghĩa. là nếu Hà Nội gặp tai họa thì di dân tới Hà Đông, chuyển thóc gạo về Hà Nội”. Số là đất Hà Nội ngày ấy tương ứng với tỉnh Hà Bắc ngày nay ở Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Hoàng Hà còn phía nam con sông này gọi là Hà Ngoại. Sông Hoàng Hà cũng còn là ranh giới của Thiểm Tây và Sơn Tây, cho nên phía đông sông Hoàng Hà ( Sơn Tây ngày nay) thời cổ còn có tên là Hà Đông, phía tây ( Thiểm Tây ngày nay) gọi Hà Tây.
Còn ở nước ta , địa danh HÀ NỘI xuất hiện vào đầu triều Nguyễn (1802-1945). Vua Gia Long lên ngôi lập ra triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 –(1805) đặt tên Thăng Long( Thịnh vương lên) thay cho Thăng Long (Rồng lên) , đồng thời xây lại thành mới nhỏ hơn thành cũ , đổi phủ Phụng Thiên- vốn thuộc khu vực kinh thành Thăng Long của các triều đại trước- do Lê Thánh Tông lập ra 1469, thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) do việc phân định các khu vực hành chính trên toàn quốc ( bãi bỏ các trấn thay vào đó là các tỉnh) , Hà Nội là một trong số 15 tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc kỳ đã ra đời, bao gồm bốn phủ, Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân. Có thể nói tỉnh Hà Nội ở thời điểm này bao gồm thành phố Hà Nội ngày nay, tỉnh Hà Đông thời thuộc Pháp và toàn bộ tỉnh Hà Nam, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.
Phải chăng “ Hà Nội 36 phố phường”?
Hiểu thế nào cho đúng về phố và phường ? Cần phải quan niệm đây các khái niệm mang tính lịch sử.
Thời nhà Lê phường không chỉ được quan niệm như là một tổ chức của những người cùng làm một nghề mà còn được coi như một đơn vị hành chính cơ sở của kinh thành Thăng Long. Phủ Phụng Thiên là tên gọi của Thăng Long dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1492)- bao gồm hai huyện Vĩnh Xương ( sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (sau là Vĩnh Thuận), chia đều thành 18 phường cho mỗi huyện. Như vây Thăng Long với tên gọi mới phủ Phụng Thiên bao gồm 36 phường.
Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn đặt phủ Hoài Đức thay cho phủ Phụng Thiên và chia nhỏ với nhiều đơn vị hành chính như phường, thôn,trại, như vậy phủ Hoài Đức dưới triều Minh Mệnh bao gôm 13 tổng , 239 phường , thôn , trại. Tời triều Tự Đức chỉ còn 153 phường , thôn, trại. Như vây đã cỏ thể hiểu có hay không Hà Nội 36 phố phường. Dưới góc độ là một khái niệm lịch sử phố sẽ được hiểu như thế nào ? do cách hiểu về sự hinh thành đơn vị hành chính phường từ thời Lê, cho nên phố không thể ngang cấp với phường, có thể hiểu phố nguyên nghĩa chỉ là chỗ bán hàng hay như ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu , nhiều phố tập trung lại thành các dẫy phố mang tên Hàng Chiếu, Hàng Bạc v.v.v vì vậy có thể hiểu trong phường cổ có nhiều phố , vậy có nên quan niêm 36 phường thời Lê là 36 phố + phường.
4SG ra mắt
Kính chào các pác K3 và blogger Troi cac khóa!
Hôm nay 4 SG tui xin được góp mặt cùng Blog K3.
Kính chúc các pác khỏe mạnh, thân tâm an lạc!
Mời các pác thưởng thức một bài hát gợi lại thời mái đầu còn xanh!
Hôm nay 4 SG tui xin được góp mặt cùng Blog K3.
Kính chúc các pác khỏe mạnh, thân tâm an lạc!
Mời các pác thưởng thức một bài hát gợi lại thời mái đầu còn xanh!
Hà Nội nhìn từ nhà quê .
Ngôi nhà tạm
Tôi thường có ý nghĩ “thương” Hà Nội, nhất là khi ra đường. Thành phố gì mà chen chúc, nhem nhếch, vứt rác ra đường, đang đi gặp người quen đứng lại nói chuyện cản trở giao thông... đều hồn nhiên. Quê quá. Đúng là quê chứ gì, người đô thị mà ai cũng “có ngón chân cái còn dính bùn”, nói như nhà văn Nguyễn Khải. Nghĩ vậy rồi tìm hiểu thêm, càng tâm đắc với những “khái quát” của riêng mình và chả phải của mình.
Như là tại Thủ đô, nơi phải có cỡ hai ba triệu người ngoại tỉnh đang đổ về, cơ cấu dân cư đã bị phá vỡ, kèm theo đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp. Hai quá trình thành thị hoá nông thôn, nông thôn hoá thành thị cứ tồn tại song song, “tranh đấu” với nhau; một người trở nên “thanh lịch” thì lại thêm hai ba người về nhà không đóng cửa, ăn nói mở đài cứ oang oang.
Như là vì hình thành từ những làng nghề nên quá trình đô thị hoá của Hà Nội bị chậm, không như Sài Gòn. Hà Nội như một cái làng lớn, anh thợ trẻ nào nghĩ ra mẫu hàng nào mới, dễ bị ông trưởng họ, trưởng phường mắng là không tôn trọng truyền thống, qua mặt các tiên sư lắm, thế là trí sáng tạo nhụt đi, không dám hướng về cái mới nữa.
Như là…, như thế nghĩa là cái tuổi một đô thị không nói hết được trình độ đô thị hoá của nó.
Nghĩ thế và viết ra, tất nhiên có cả “luận điểm” rằng Hà Nội mạnh mẽ, phong phú, đứng làm tinh hoa văn hoá, giáo dục cho cả nước là còn do có bao người tài từ tứ xứ tụ về. Thành phố tiếp nhận, sàng lọc, nâng cao lên rồi lan toả ảnh hưởng đi nơi khác. Về đây, con người ta trở nên lịch duyệt, phát huy được cái ưu điểm trong mình, gột rửa những thiên kiến thiển cận, hẹp hòi kiểu trong luỹ tre làng, chỉ biết “chào cờ xã ta”. Những anh đồ, “lều”, “lán” thơ đã chả trở nên vĩ đại nếu không tắm táp trong không gian văn hoá Thăng Long. Nhưng dù thế nào, về Kẻ Chợ, trong bao năm qua, đâu phải chỉ tinh hoa, mà cả cặn bã, khôn mống chứ, nó làm nên cái chất tiểu thị dân trong tôi, trong anh, người nấy người nọ. Không thể không viết ra rằng nhiều tập người ở tỉnh lên bản năng sinh tồn quá mạnh, tạo ra một không gian sống thuần tuý thực tế. Không hài hước, không hề mơ mộng, mà tràn đầy sinh lực, khát vọng quyền lực, họ pha vào cộng đồng những quan hệ cục bộ kiểu phe giáp, coi đó như ngôi nhà tạm, thuần tuý làm phương tiện chứ chả yêu thương gì. Hà Nội giầu truyền thống, đúng quá, nhưng cũng không ít lần ngoảnh đi trước những con người mới, những cơ hội đổi mới...
Đọc những bài viết của tôi, có người bảo đúng nhưng nghiệt ngã, buồn bã quá. Có người chỉ nhìn chả nói, ra điều “thành phố này của riêng mình anh đấy a?”. Vẫn biết Thủ đô được bồi đắp cả nghìn năm nay bằng những người tài từ tứ xứ đến, cô đọng lại thành tinh hoa, nhưng không thể không viết ra những “nhận thức trái chiều” trên. Và mỗi Tết đến, được hưởng cái thú đi bộ trong thành phố tinh tươm, vắng lặng (người ngoại tỉnh về cả rồi mà), cứ ước ao cái nơi mình trú ngụ nó cứ như thế này mãi.
Gần chỗ tôi ở có gia đình từ Bắc Giang về trú, nguyên cả nhà. Họ để ruộng lại cho người nội tộc cấy, thu hái chút đỉnh, bảo những tiền thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, đóng góp làm đường làng, quỹ khuyến học khuyến tài, nuôi văn nghệ... nặng quá, chỉ đủ ăn chứ chả tương lai gì. Ra đây cày đường nhựa, dù chỉ là bốc hàng theo chuyến, thuê xích lô chở người nhưng khá hơn, chỉ về lúc giỗ tết thôi. Rồi một hôm họ kêu ầm lên rằng cái dự án lấy đất ở nhà tính cả đền bù với hỗ trợ trên chỉ trả 30 triệu đồng một sào, quá bằng cướp không. Nông dân không có đất thì chết chứ còn gì, con gái chỉ có nước đi làm đĩ... Thế là tranh đấu, những đám đông đến trụ sở công quyền đứng cả ngày, can trường, kiên trì đến lúc được giải quyết. Hể hả, thoả mãn được vài năm, lại thấy vợ chồng nhà ấy ước giá có dự án lấy đất nữa, để lại được đền bù. Nghĩa là nghĩ đúng kiểu “chân đất mắt toét” gì cũng muốn, muốn gì cũng chỉ là cái trước mắt. Cái nhà ấy bao năm nay chỉ độc làm thuê, chả cất mình lên nổi.
Lại nhà khác, những nhà khác, về thị thành đã sẵn nong né, có họ mạc làm to để được nhờ. Ban đầu khiêm nhường, rón rén, chắc chân, phất lên rồi thì “vi tính” hẳn, vặn loa tra tấn cả con ngõ hẹp.
Những cảnh người quê, những phận người quê ra tỉnh, hình như rất khác nhau, “đi lên” hay “đi ngang” mỗi ông mỗi kiểu. Nó làm tôi rối tinh khi muốn “phát triển óc quan sát”. Lâu rồi chả có bom đạn để ta lại sơ tán với đi bộ đội đóng nhà dân, thật khó biết “chân dung” nông thôn với “đội quân chủ lực” hôm nay ra thế nào.
Rồi tôi về quê, bỗng nhiên về, cái chốn mình hằng ghi trong trích ngang trích dọc nhưng chả biết nó màu hồng hay tím, hình tròn hay chữ nhật. Là bởi vì ý thích du lịch, khám phá trỗi dậy trong cái vỏ hiếu hạnh với quê nhà, về để thắp hương mộ các cụ, để biết cái ao cha ông mình đã bì bõm ra sao... Mới cưỡi ngựa xem hoa, thè lưỡi ra “nếm” vị quê, đã thấy bao nhiêu quan sát, nhận xét, chiêm nghiệm rất không giống cái cũ của mình. Đâm ra ngổn ngang quá.
Dòng sông trong mát
Quê tôi thuần nông, còn giữ được khá nguyên vẹn cái hình ảnh làng truyền thống. Không còn tường chình mái lá, những ngôi nhà xây khiêm nhường vẫn núp dưới bóng cây xanh rợp. Những mít, na lúc lỉu, kiến bò quanh quẩn trên cành. Ngoài đồng đỗ, lạc trồng cạnh cây lúa, lách chách tiếng vịt đàn rỉa gốc, ông lão thảnh thơi vung cây gậy buộc lá chuối. Cấu trúc đình - đền – chùa còn nguyên vẹn. Nhìn lá cờ hội phấp phới đầu mái đao cong vút lên, tôi nhớ đến anh bạn phó nháy, hắn phàn nàn nông thôn giờ khó kiếm được góc máy nào không bị vướng dây điện với nhà mái bằng quá. Khi tôi bảo thế cậu có “đi” được trong những “toa lét” có thúng gio để rắc xuống không, hắn già giọng: “Nhìn theo quan điểm ấy thì chết!”
Cảnh thế là đẹp, là êm ả rồi, để ta có thể tĩnh tâm với những “suy tư” thơ mộng. Thế mà gặp họ hàng, người làng, bước chân vào từng căn nhà, cảm giác về ngôi làng bình dị, an ổn của mình cứ bong ra, thay vào là sự lo lắng, thậm chí thấy bất trắc.
Nhà nào cũng toàn người già, trẻ con. Đàn ông đàn ang đi tiệt, ra phố làm thợ xây, xe ôm, lâu lâu có thể thành thợ chính hoặc đủ tiền thầu “công trình”. Bà chị họ tôi trông cháu, tết thảm, ngày được hai nghìn bạc, thịt không dám ăn. Cột nhà dán mảnh giấy ghi ba chục ngày giỗ trong năm, lo đủ ngần ấy cái là bạc mặt ra rồi. Tội nghiệp, tôi không tả nổi nét mặt bà lão sáu chục khi nhận món quà trị giá ba cốc bia chưa có cái gắp của thằng em “rơi từ trên trời xuống”. Lại một bà chị khác, quý hoá chân tình, kể tình đầu các cụ bên tôi tử tế thế nào, nhưng chả dám giữ khách ở lại ăn trong khung cảnh quá nhếch nhác.
Đất không nuôi nổi người, nói thế là quá. Nhưng chỉ cho đủ ăn, chứ không thoả mãn đợc những giấc mơ ngày càng phức tạp, cao vời. Thế nên nhà nào cũng trống hơ hoác. Phụ nữ “kiêm nhiệm” hết, từ cầy bừa đến xấp mặt cắm cây lúa, được cái đã có đôi ủng cao quá đầu gối tha hồ lội bùn không sợ mảnh sành, đỉa với thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Kể cũng lạ, đôi ủng cao su tiện lợi, hơn hai chục nghìn mà cũng phải “Made in China”. Các bà làm việc nặng nhọc, mới ngoài ba mươi đã nhầu nát, da đen, dáng cứng cỏi, chả được túng tắng ném quả tình như mợ nhà tôi ngoài sàn nhẩy. Và vừa phun thuốc sâu về nhà chả tắm gội đã vạch áo cho con bú là làm sao...
Khá nhất làng là Khị. Ngoài bẩy mươi, ông cứ một mực gọi tôi là chú cho đúng tôn ti. Nhà xây ba tầng rìa làng, trần đắp phào tô xanh đỏ, có bức cuốn thư chạm chữ nho gì gì mà cả tôi và Khị đều không đọc nổi. Nhưng tường chưa trát, những ô cửa trống hốc, mái lợp tạm tôn ốt Nam, khách ngự trên chiếu khai mù vì “xa lông cha mua được”. Giữa tiếng trẻ u ơ, tiếng tivi vặn to hết cỡ, cố gắng lắm tôi mới thủng được gia cảnh. Rằng cậu con trai, ngoài ba mươi, đi kéo cưa lừa xẻ trên ngược. Chúng đẻ hai con vịt giời, cay lắm, tính tiếp nữa nhưng phải làm kinh tế trước đã. Vợ nó chạy dăm chục triệu được xuất ô sin ở Đài Loan, đi bốn năm mang ba trăm triệu về xây nhà, mới được cái xác mà chưa có ruột, bèn tốn bẩy chục triệu để sang Đài thêm lần nữa. Tiền con trai đem về, nuôi bố mẹ và con chả hết bao nhiêu, nhưng xây được khu mộ tổ tổ bố, oách cũng nhất làng rồi. Khị tự tin giữ tôi lại ăn cơm. Nhng tôi chả, sợ rằng rượu vào lại hỏi ông có phải thằng con lên trên ấy làm lâm tặc, và vợ nó, mới hai sáu, liệu đi ô sin có thoát khỏi tay ông chủ... Cái sự từng trải thị dân lắm lúc tưởng ra những nhiễu sự rất khốn nạn.
Tôi định ở quê thêm mấy ngày. Khung cảnh thanh bình, tiếng chim, câu kể rủm rỉm của bà lão tám mơi níu giữ ghê lắm. Nhưng cùng với nấy là bao thứ nhiêu khê. Đi đường với anh trưởng họ, chào ông cụ thì ấy đừng, nó còn là cháu mình, gặp anh giáo trẻ định xưng hô lối bằng vai thì bị mắng té tát vì “đứng về bên bà ngoại vợ tôi thì bố cậu phải gọi tôi là anh kia”... Khổ quá, bố tôi mà còn sống, về làng chắc cũng mắc cái tội vô lễ hay khiêm nhường chả phải lối. Muốn sang bà chị họ nghe chuyện thì phải đáo nhà này, nhà kia trước đã, không bị chửi thối ra ngay. Những quan hệ rằng rịt trong ngôi làng nhỏ bé như cái màng nhầy, ngăn không cho ta được là ta, mà trước hết phải là một thành viên của cộng đồng đã. Thế là “trần văn tút”. Anh trưởng họ rất tiếc, hỏi bao giờ lại về, tôi không hẹn được.
Còn một cảm giác kinh khủng, chả dám phô to. Sao mà ở làng trông ai cũng bé nhỏ, mặt mũi chậm chạp? Hay là vì cái thói “ta về ta tắm ao ta”, vợ chồng gần máu nhau quá mà đâm phản động về sinh lý?
*
Quê ta làm sao ấy nhỉ, vừa thương lại vừa tội. Những ý nghĩ mới ngổn ngang trong đầu khi tôi trở lại đô thị. Nó làm cho tôi khoan dung hơn, bớt dị ứng với những thói tật quê mùa bị áp đặt bấy lâu nay. Những ông xe ôm, tôi thấy thật can trường khi phải xa hơi vợ, suốt ngày tranh đấu trên đường mà không thể cậy làng cậy họ. Đứa trẻ đánh giầy đã ba lần bị “nhặt” trả về địa phương vào các dịp lễ lớn, mấy hôm sau lại “vũ như cẫn”, tôi thấy gan góc lắm. Và may mắn làm sao, những cô ô sin được tha hồ mặc áo hở lưng chả sợ mắng, những sinh viên ra trường trường kì bám trụ đợi cơ may. Thời chiến tranh, nhà nhà đổ về quê tránh bom đạn, tưới tắm tấm lòng nhân ái rộng lớn của những bầm, bủ. Giờ đây, theo chiều ngược lại, Hà Nội như dòng sông lớn, sông Mẹ bao dung, ai cũng xuống tắm được. Thành phố, vì thế lấm láp, tẹp nhẹp, luộm thuộm hơn, nhưng đã như cái đầu tầu kéo kẻ quê đi lên. Hồng hộc, nặng nhọc, nó giải phóng được cho bao người khỏi những tủn mủn, chật hẹp của nếp sống sau luỹ tre làng. “Ta về ta tắm ao ta” mãi cũng tức là đóng cửa, bảo thủ chứ gì.
Nghĩ đại thể là thế. Phải khoan thứ, nhìn mọi nhẽ theo đại sự , đừng chấp nê cái lặt vặt theo đòi hỏi của mình, tôi tự nhủ. Nhưng sáng nay ra đường gặp ông xe ôm “đến từ Yên Bái” hỏi đường rồi phóng thẳng, chả cảm ơn cảm huệ, thì lại bừng bực. ối giời ơi, thế thì cái thằng tôi nghiệt ngã trước đây với cái thằng tôi rộng lượng bây giờ, đứa nào đúng đây…
Trần Chiến -k3 2007
(minh họa: www.vnisone.com)
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009
OFF-LINE MEETING!
Quá bức xúc do không thể nói được hết ý hết lời qua BL, đ/c THĐ quyết định bay vào HCM để gặp mặt và đối thoại với 4SG, cùng lứa thằng em TDB K7. Tui không rành những chuyện của hội này nhưng là TQ BLk3 nên cũng được mời. Ngoài ra còn TuaL cũng tham gia với tư cách MC.
THĐ Và 4SG - Internet thật kỳ diệu! Nhưng không thể thay thế được chỗ ngồi ấm cúng, chả cá, rượi Vodka và bạn tâm giao!
Hai kẻ ăn theo....Chính xác thì chỉ có một, còn một là tay điều khiển chương trình, hay còn được gọi là MC
Thế mới thấy, vì sao vẫn cần có "giao ban", "họp chi bộ"......
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009
LÀM ĐẸP CHO ĐỜI. (P2)
(tiếp theo và hết)
Dần dần ông Lãnh nổi tiếng, được hàng xóm nhờ vả. Trong phường có bà cụ vô gia cư chết hai ngày hàng xóm mới biết, uỷ ban cậy ông, điếu văn vài lời thôi mà bao người dưng phải rỏ lệ. Cái cảm giác mình làm ơn cho người thật thú vị. Nhưng sướng âm ỷ nhất là người ta lại cần mình, cái năng lực viết lách ngày nào chẳng bị để hoen rỉ, mình không rầu rĩ như sếp này sếp nọ về vườn chỉ một mực hậm hực cấp dưới không đến thăm. Đi hội cao tuổi, nghe giới thiệu “Bác Lãnh đây viết điếu văn hay lắm, bác nên chu đáo với bác ấy để bao giờ đến lượt bác…”, cái người kia đã nhìn ông hết sức nể trọng. Nên vào ngày trời lại đẹp, những câu thơ bật ra:
Người đi mát mẻ
ở lại thản thanh
Làm đẹp cho đời
Trào bao ý thơ
Chuyên gia khóc cấp phường, đôi khi là cấp quận thấy mình phải xứng đáng với sự nghiệp mới. Nhà nào có người ốm nặng, ông mang sổ đến ghi chép sẵn, hỏi han (không thể trực tiếp được) ai đầu ban lễ tang để đăng ký sẵn, kẻo anh khác vuột mất. Mục “Tin buồn” trên báo được theo dõi kỹ, nhỡ đâu người ta cần mình. Cậu T. ở cơ quan đang tại chức chuyển sang từ trần, vợ cậy người viết câu khóc, khi mang đến thì ban tổ chức gãi đầu “bác Lãnh đã lo hộ rồi, rất chi mạch lạc”, đành xếp lại. Anh văn phòng phải ưu tiên ông chứ, chỗ dựa cậy lâu dài kia mà.
Nhưng lắm khi lại mang vạ. Có kỳ tăm tia người ốm, ông phải thằng con nó mắng “Cú dòm giường bệnh. Cút mẹ mày đi!”. Đến cơ quan, bọn trẻ hỏi “Sao bảo bác đi cấp cứu…” rồi kháo sau lưng “Chim lợn cao quý đấy”. Một kỳ họp hưu trí, ông K. đốp vào mặt: “Lão Quýnh lái xe đi đâu vợ đấy mà ông vu là “người chồng chung thuỷ”, quá là oan”. Xung quanh được thể: “Thợ khóc bậc bẩy, ai chả là người cha nhân từ người con chí hiếu người bạn tri âm, phấn đấu thế nào cũng không được là người tình sắt son thằng con mất nết sất…”.
Thế thì cái thể thống nó ra thế nào nhỉ. Ta làm đẹp cho đời cơ mà. Ra là cùng mục đích tốt nhưng sự đưa tiễn không đơn giản, có đặc thù của thể loại, còn khó hơn ngày xưa viết tổng kết nhiều. Càng nghĩ càng thấy đố đứa nào “đi” toàn thây được. Lão Quýnh đã chả hì hì bảo “Tôi tòm tem được chục cái bướm, ông cố kể vào đoạn thành tích nhá”, nhưng hội hưu kêu tởm quá. Có những nỗi niềm vợ con muốn đưa vào lắm nhưng ông trưởng họ hoặc trưởng cơ quan hoặc trưởng hội thọ phường xã nhất định bỏ ra. Ơ, ra sống còn không phải chặt chẽ bằng chết, có thể này này nọ nọ nhưng nằm quan tài là chỉ được vuông vắn ngay thẳng mà thôi.
Bèn chong đèn rút kinh nghiệm, đưa những sự phức tạp trên vào tham luận “Mấy vấn đề thực tiễn khi viết điếu văn”. Cách đặt vấn đề mới, giải quyết độc đáo, dẫn chứng ngồn ngộn. Nhưng ở hội nghị Người cao tuổi quận, ban tổ chức trù úm thế nào đó, nhất định không cho trình bầy. Ông bèn sửa cái “tít” khiêm tốn hơn: “Thử bàn về công tác đưa tiễn”, gửi kỷ yếu ra dịp cơ quan tròn 50 tuổi. Thì “chúng nó” cũng không sắp vào.
Vào một năm hết Tết đến, ông Lãnh tính sổ, thấy lượng điếu văn sụt giảm bốn mươi ba phần trăm so cùng kỳ năm ngoái. Có những kỳ đưa tiễn, ông thấy câu khóc chả phải thứ của mình đã nộp. Hỏi cho ra nhẽ thì thằng văn phòng mới cứ “bận”, lên hẳn sếp phó nó cứ vòng vo. Dĩ nhiên phần quà sáng giảm hẳn, kéo theo khoản tang quyến cảm ơn.
*
Tức thị đã có kẻ khác thế chân, chiếm cái lộc khóc sang trọng. “Chim lợn cao quý” đời mới có máy tính lưu dĩ vãng chúng mình, hẳn công khóc không mất nhiều bằng. Thời của mình đã hết. Thôi, không đấu tranh giành lại nữa, âu cũng là luật “bất tận hưởng”, chả gì ông cũng bắt đầu chuyển từ “bác” sang “cụ”, thường xuyên bay lượn giữa các phòng khám. Điều này có vẻ tiêu cực, nhưng nó bắt ông chuyển sang một “tứ” khác rùng rợn hơn: Rồi cũng sẽ đến lượt mình. Kẻ kia, con chim lợn mới ấy, sẽ quàng vào mình những cục chữ mòn nhẵn, mớ mỹ từ lố bịch mà ông hằng áp cho người đi trước. Ô mà nhỡ nó thù dai, tố đểu những chuyện này nọ ra… Ông đã nặn lại người chết theo hình hài người sống thích, có lý gì “thằng mới” nó sẽ không “tái nặn lại” ông theo cái cách ông không thể ưa được.
Không thế được. Mình phải tự đưa tiễn lấy. Trong đêm, ông Lãnh toát mồ hôi với ý nghĩ mới và bắt đầu cuộc kiểm điểm. Ngày làm sếp xấu mặt khi viết phải một từ sai, bị lên lương chậm một năm, đưa vào thế nào được. Đận ăn vụng vợ thằng Z. bị nó quả tang, chạy thầy thợ mãi mới khỏi đi cơ sở, cũng không thể. Và đoạn còn trẻ lang bạt kỳ hồ, làm sao mà ông không sa chân được vào hầm nọ hố kia. Bản tự khóc của ông không thể sáng choang như anh hùng vĩ nhân, nhưng nó cũng phải được là nhẵn nhụi. Không tỳ vết, cho con cháu soi vào khỏi xấu hổ, thậm chí có chỗ tự hào noi theo. Và cũng để con chim lợn cao quý mới chưng hửng một phen.
Ngày xấu trời ông Lãnh ra đi. Gia đình đưa bài khóc soạn sẵn đến cơ quan. Nhưng chánh văn phòng mới quan điểm mới đã mượn người làm bản khác, chả biết có thể gọi là điếu văn...
T.C 2009
Dần dần ông Lãnh nổi tiếng, được hàng xóm nhờ vả. Trong phường có bà cụ vô gia cư chết hai ngày hàng xóm mới biết, uỷ ban cậy ông, điếu văn vài lời thôi mà bao người dưng phải rỏ lệ. Cái cảm giác mình làm ơn cho người thật thú vị. Nhưng sướng âm ỷ nhất là người ta lại cần mình, cái năng lực viết lách ngày nào chẳng bị để hoen rỉ, mình không rầu rĩ như sếp này sếp nọ về vườn chỉ một mực hậm hực cấp dưới không đến thăm. Đi hội cao tuổi, nghe giới thiệu “Bác Lãnh đây viết điếu văn hay lắm, bác nên chu đáo với bác ấy để bao giờ đến lượt bác…”, cái người kia đã nhìn ông hết sức nể trọng. Nên vào ngày trời lại đẹp, những câu thơ bật ra:
Người đi mát mẻ
ở lại thản thanh
Làm đẹp cho đời
Trào bao ý thơ
Chuyên gia khóc cấp phường, đôi khi là cấp quận thấy mình phải xứng đáng với sự nghiệp mới. Nhà nào có người ốm nặng, ông mang sổ đến ghi chép sẵn, hỏi han (không thể trực tiếp được) ai đầu ban lễ tang để đăng ký sẵn, kẻo anh khác vuột mất. Mục “Tin buồn” trên báo được theo dõi kỹ, nhỡ đâu người ta cần mình. Cậu T. ở cơ quan đang tại chức chuyển sang từ trần, vợ cậy người viết câu khóc, khi mang đến thì ban tổ chức gãi đầu “bác Lãnh đã lo hộ rồi, rất chi mạch lạc”, đành xếp lại. Anh văn phòng phải ưu tiên ông chứ, chỗ dựa cậy lâu dài kia mà.
Nhưng lắm khi lại mang vạ. Có kỳ tăm tia người ốm, ông phải thằng con nó mắng “Cú dòm giường bệnh. Cút mẹ mày đi!”. Đến cơ quan, bọn trẻ hỏi “Sao bảo bác đi cấp cứu…” rồi kháo sau lưng “Chim lợn cao quý đấy”. Một kỳ họp hưu trí, ông K. đốp vào mặt: “Lão Quýnh lái xe đi đâu vợ đấy mà ông vu là “người chồng chung thuỷ”, quá là oan”. Xung quanh được thể: “Thợ khóc bậc bẩy, ai chả là người cha nhân từ người con chí hiếu người bạn tri âm, phấn đấu thế nào cũng không được là người tình sắt son thằng con mất nết sất…”.
Thế thì cái thể thống nó ra thế nào nhỉ. Ta làm đẹp cho đời cơ mà. Ra là cùng mục đích tốt nhưng sự đưa tiễn không đơn giản, có đặc thù của thể loại, còn khó hơn ngày xưa viết tổng kết nhiều. Càng nghĩ càng thấy đố đứa nào “đi” toàn thây được. Lão Quýnh đã chả hì hì bảo “Tôi tòm tem được chục cái bướm, ông cố kể vào đoạn thành tích nhá”, nhưng hội hưu kêu tởm quá. Có những nỗi niềm vợ con muốn đưa vào lắm nhưng ông trưởng họ hoặc trưởng cơ quan hoặc trưởng hội thọ phường xã nhất định bỏ ra. Ơ, ra sống còn không phải chặt chẽ bằng chết, có thể này này nọ nọ nhưng nằm quan tài là chỉ được vuông vắn ngay thẳng mà thôi.
Bèn chong đèn rút kinh nghiệm, đưa những sự phức tạp trên vào tham luận “Mấy vấn đề thực tiễn khi viết điếu văn”. Cách đặt vấn đề mới, giải quyết độc đáo, dẫn chứng ngồn ngộn. Nhưng ở hội nghị Người cao tuổi quận, ban tổ chức trù úm thế nào đó, nhất định không cho trình bầy. Ông bèn sửa cái “tít” khiêm tốn hơn: “Thử bàn về công tác đưa tiễn”, gửi kỷ yếu ra dịp cơ quan tròn 50 tuổi. Thì “chúng nó” cũng không sắp vào.
Vào một năm hết Tết đến, ông Lãnh tính sổ, thấy lượng điếu văn sụt giảm bốn mươi ba phần trăm so cùng kỳ năm ngoái. Có những kỳ đưa tiễn, ông thấy câu khóc chả phải thứ của mình đã nộp. Hỏi cho ra nhẽ thì thằng văn phòng mới cứ “bận”, lên hẳn sếp phó nó cứ vòng vo. Dĩ nhiên phần quà sáng giảm hẳn, kéo theo khoản tang quyến cảm ơn.
*
Tức thị đã có kẻ khác thế chân, chiếm cái lộc khóc sang trọng. “Chim lợn cao quý” đời mới có máy tính lưu dĩ vãng chúng mình, hẳn công khóc không mất nhiều bằng. Thời của mình đã hết. Thôi, không đấu tranh giành lại nữa, âu cũng là luật “bất tận hưởng”, chả gì ông cũng bắt đầu chuyển từ “bác” sang “cụ”, thường xuyên bay lượn giữa các phòng khám. Điều này có vẻ tiêu cực, nhưng nó bắt ông chuyển sang một “tứ” khác rùng rợn hơn: Rồi cũng sẽ đến lượt mình. Kẻ kia, con chim lợn mới ấy, sẽ quàng vào mình những cục chữ mòn nhẵn, mớ mỹ từ lố bịch mà ông hằng áp cho người đi trước. Ô mà nhỡ nó thù dai, tố đểu những chuyện này nọ ra… Ông đã nặn lại người chết theo hình hài người sống thích, có lý gì “thằng mới” nó sẽ không “tái nặn lại” ông theo cái cách ông không thể ưa được.
Không thế được. Mình phải tự đưa tiễn lấy. Trong đêm, ông Lãnh toát mồ hôi với ý nghĩ mới và bắt đầu cuộc kiểm điểm. Ngày làm sếp xấu mặt khi viết phải một từ sai, bị lên lương chậm một năm, đưa vào thế nào được. Đận ăn vụng vợ thằng Z. bị nó quả tang, chạy thầy thợ mãi mới khỏi đi cơ sở, cũng không thể. Và đoạn còn trẻ lang bạt kỳ hồ, làm sao mà ông không sa chân được vào hầm nọ hố kia. Bản tự khóc của ông không thể sáng choang như anh hùng vĩ nhân, nhưng nó cũng phải được là nhẵn nhụi. Không tỳ vết, cho con cháu soi vào khỏi xấu hổ, thậm chí có chỗ tự hào noi theo. Và cũng để con chim lợn cao quý mới chưng hửng một phen.
Ngày xấu trời ông Lãnh ra đi. Gia đình đưa bài khóc soạn sẵn đến cơ quan. Nhưng chánh văn phòng mới quan điểm mới đã mượn người làm bản khác, chả biết có thể gọi là điếu văn...
T.C 2009
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009
LÀM ĐẸP CHO ĐỜI. (P1)
TC Lần này mời các bạn thưởng thức truyện ngắn để đổi bữa.
(Hình minh họa: "Trăng muộn" Tranh giấy dán của Lưu Hữu Trí)
Tử vi ông Lãnh có sao chữ nghĩa. Thời đi làm phải luân chuyển luôn, đi đâu ông cũng dính tới giấy tờ văn bản. Chục năm cuối thì ngồi yên văn phòng bộ chuyên quán triệt rồi thảo bài nói chuyện cho sếp. Các chủ nhật ông nghĩ cách tạo ra “nguyên nhân khách quan” cho những sự cố dồn dập, vá lũ lỹ to tướng lỗ thủng gây sụt giảm sản xuất,
Rồi về hưu, vợ coi bằng cái đinh mục, đến cơ quan chả ma nào hỏi. Mà ông còn khỏe quá, ra các cụ rặt chuyện tiêu cực, nghiên cứu nhai dầu mè chữa bách bệnh với ngâm chân nước nóng phòng trừ phong tê thấp không hề ham. Khối u uất xuất hiện: lúc tại chức lắm nơi cầu cạnh hẹn hò lắm kia mà, sao giờ chả thằng chó nào héo lánh? Là tự hỏi thôi, vì biết mình đã qua thời.
Ngày đẹp trời ấy, anh trưởng phòng Tổng hợp cơ quan (cũ) lò dò sớm, vẻ mặt hết sức nể trọng. "Việc là thế này, cụ Tăng Trọng Pháo mới quy tiên, bác làm ơn thay mặt cơ quan viết cho câu tiễn biệt".
- Điếu văn chứ gì! Tôi có viết bao giờ đâu mà sai.
- Mọi khi thì trưởng ban liên lạc hưu viết, nhưng cụ bắt đầu lẫn rồi, chúng em sinh sau soạn nhỡ thiếu sót gì sợ mang tiếng. Cụ Pháo làm bấy nhiêu năm, ưu khuyết thế nào bác nắm cả, bác cứ khảo cứu những điếu văn khác, rồi rập lại, gia đình đọc không thắc mắc gì là được.
Nói rồi vụt đi, phong bì ba trăm để lại . Ngồi một lúc, ông Lãnh lần ra đầu sợi chỉ. Hồi những năm bẩy mươi, cụ Pháo nói năng sai quan điểm thế nào đấy, phải “đi” mất mấy tháng, nhận một tạ lỗi thì về được, chuyển sang văn phòng nhong nhong công văn, gọi dạ bảo vâng như cái bóng. Giờ thời thế thay đổi, mấy anh tại chức chả biết nên nhìn nhận cái “phốt” này thế nào, đá sang cho đám lại già tự xử đây. Láu cá thật.
Bèn bần thần nhớ lại bài học ngày mới ra trường. Còn trong veo, bị đẩy ra soạn tổng kết, Lãnh bị cấp trên đánh giá “văn hay chữ xấu”. Bản ấy không dùng nhưng người viết lại chuyển lên bộ phận thư ký vụ. Ngoài xếp lịch làm việc, tiếp khách cho sếp, nghiên cứu chồng văn bản trên nóc tủ, anh phải tập viết chữ lại cho dễ đọc. Văn bản lớn đầu tiên được giao soạn là báo cáo cuối năm của tổng công ty, sếp cả ghi bên lề “Lý luận chưa đi đôi với thực tiễn”. Lãnh rất hoang mang nhưng ông chánh văn phòng lọc lõi chỉ bảo “Chả có gì đâu. Chỉ là cậu nêu lắm “khó khăn chủ quan” quá”. Sau vài lần ậm ờ, “khó khăn chủ quan” được “dịch” ra là những hạn chế yếu kém của bộ phận lãnh đạo.
- Nhưng cái đó có cơ mà…, Lãnh cãi hăng.
- Những cái có trên đời mà đưa hết có mà chúng ta còn tồn tại được ở đây à? Hay chú mày muốn đi công trường?
Thực tế văn phòng tất nhiên quan trọng hơn thực tế công trường, nên anh nhân viên mới bỏ luôn tì vết của lãnh đạo, thế vào những chỉ đạo sáng suốt quên ăn quên ngủ chả bao giờ có ngày nghỉ. Lãnh phục lăn khi ra hội nghị, sếp cả ngon lành nhận tất cả những đóng góp chân thành của cơ sở, hứa khắc phục chỗ này phát huy đoạn khác rồi chả ai còn thắc mắc gì nữa. Cuối năm sếp được chiến sĩ thi đua toàn ngành, qua năm sau đón nhận huân chương Lao động, tất nhiên báo cáo thành tích anh soạn…
Điếu văn được soạn ra trên cơ sở tham nghiên khảo lý lịch Trọng Pháo, trao đổi với cơ quan chuyên trách đã đưa ông cụ “đi” trước đây, truy sưu tầm những bản cùng thể loại khác, phết phẩy ý kiến lãnh chỉ đạo của sếp đương chức vào. Ngoài những câu "gia đình mất đi...", "cơ quan nhớ tiếc...", "ban liên lạc hưu trí thiếu vắng...", nó đủ dài để người đọc - là sếp phó - bầy tỏ hết sự tri ân của người đi sau, đủ ngắn để người nghe chưa kịp chán. Còn cái điểm chính cụ ấy mắc, ông Lãnh gửi câu “sống hồn nhiên, nhạy cảm, nên không khỏi có lúc vất vả”. Thế vừa khéo lại đủ, ai biết hay không biết “phốt” ông cụ đều hiểu theo cách của mình được. Vậy nên được duyệt cái tắp.
Ngày đám, đứng trong đám đông, ông Lãnh không nghe ai ta thán gì. Về cái phong bì, ông thấy người cũ với nhau hay hớm gì mà thù lao câu khóc. Nhưng anh văn phòng bảo "thành chế độ rồi", đã chi không ai vào lại quỹ. Bỗng dưng dôi mươi bát cháo lòng hay phở sáng, và tách cà phê sau đó, bèn thôi.
Ngày sau tang quyến lại cảm ơn cùng dăm bao thuốc, nửa cân chè Thái. Vẽ quá! Không ngờ cái sự chu đáo ra nhiêu khê đến thế... Nó làm ông bâng khuâng nhớ tiếc công việc, một ngày soạn vài bài nói cho sếp, thay câu “chào các bạn trẻ đang đầy nhiệt huyết” ở cuộc họp thanh niên thành “kính thưa các bác các cụ” khi ra hội nghị người cao tuổi, lại làm thế nhưng đảo đoạn giữa lên trên đầu ở cuộc họp phụ nữ. Phòng tổng hợp của ông cuối năm tổng kết đã tổ chức bấy nhiêu hội nghị, điều ngần nọ chuyến xe. Nhớ tiếc và hơi hơi phát phiền, vì việc đến thế là hết.
Nhưng lực lượng hưu trí của cơ quan phát triển lên, lớn mạnh về quân số và trẻ hoá thấy rõ. Thường cứ dăm “bác” về (như ông) thì vài “cụ” nhập viện, rồi một người phải vô cùng thương tiếc. Lâu lâu chánh văn phòng lại đến, đem theo một cái trích ngang. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, cái tinh thần ấy phải được quán xuyến trong mọi cuộc vĩnh biệt, tức là chết hay sống đều phải có khuôn khổ, không thể tự dưng ra dưng.. Thành thử ai ra đi đều trong veo như pha lê Tiệp. Cụ V. sinh thời miệng lưỡi độc địa, có tên tục “Dũng sĩ diệt đồng đội”, trao đi đổi lại mãi, cuối cùng lời tống tiễn được thảo theo hướng “tích cực đấu tranh phê bình”. Cụ X. chót không thanh quyết toán được một khoản tiêu một mực được đánh giá “liêm khiết, thanh bần, chả tơ hào lấy một ly leo xu hào”. Với sở trường viết lách xưa, ông Lãnh phong cụ này chức giáo sư tiến sĩ, tặng cụ kia cả đống huân huy chương, kể lể “quá trình kinh qua”, các cống hiến, “hô biến” những giai đoạn “đáng tiếc”.
Cụ T., đùa nhả và dai nhất, nằm cả chục năm ba lần con cháu khóc inh cả lên. Bản đầu tiên hội hưu chê dài, cái thứ hai sau đó năm năm, anh con cả bảo tóm tắt quá. Coi như vốn chất xám bị “đọng”, lại tự trách mình lưu hồ sơ không tốt, thế mà bản thảo cuối cùng, ông Lãnh vẫn phải viết “tạo điều kiện cho con cháu tỏ chí hiếu”. Đáng yêu nhất là những cụ đi nhanh, ông thưởng câu “không muốn để thân nhân phải khó nhọc”. Đấy là “những thách thức” của thời kỳ mới, nó khiến ông phấn khích hơn, nghĩ ra câu giải quyết rất hài lòng. Có ai ngờ những cụ chân chỉ hạt bột cả đời chả ưu khuyết mạnh yếu nào trầm trọng lại khó viết nhất, chả biết thêm gì bớt gì vào các trích ngang.
“Mình được ăn lộc âm, giống anh tẩm liệm hoá trang mặc com lê com táo cho người chết ở nhà xác, nhưng sang trọng hơn nhiều”, mỗi lần nghĩ vậy ông Lãnh không khỏi thú vị. Ngoài khoản tiền chấp bút cơ quan chi, ông hay được tang quyến hậu tạ, chè thuốc đem ra hàng nước cuối phố. Chi tiêu thế là phải chứ, đám tang cùng trăm thứ bà rằn theo sau là để cho anh sống, chứ thằng chết còn lý gì được.
(còn tiếp)
TC 2009
(Hình minh họa: "Trăng muộn" Tranh giấy dán của Lưu Hữu Trí)
Tử vi ông Lãnh có sao chữ nghĩa. Thời đi làm phải luân chuyển luôn, đi đâu ông cũng dính tới giấy tờ văn bản. Chục năm cuối thì ngồi yên văn phòng bộ chuyên quán triệt rồi thảo bài nói chuyện cho sếp. Các chủ nhật ông nghĩ cách tạo ra “nguyên nhân khách quan” cho những sự cố dồn dập, vá lũ lỹ to tướng lỗ thủng gây sụt giảm sản xuất,
Rồi về hưu, vợ coi bằng cái đinh mục, đến cơ quan chả ma nào hỏi. Mà ông còn khỏe quá, ra các cụ rặt chuyện tiêu cực, nghiên cứu nhai dầu mè chữa bách bệnh với ngâm chân nước nóng phòng trừ phong tê thấp không hề ham. Khối u uất xuất hiện: lúc tại chức lắm nơi cầu cạnh hẹn hò lắm kia mà, sao giờ chả thằng chó nào héo lánh? Là tự hỏi thôi, vì biết mình đã qua thời.
Ngày đẹp trời ấy, anh trưởng phòng Tổng hợp cơ quan (cũ) lò dò sớm, vẻ mặt hết sức nể trọng. "Việc là thế này, cụ Tăng Trọng Pháo mới quy tiên, bác làm ơn thay mặt cơ quan viết cho câu tiễn biệt".
- Điếu văn chứ gì! Tôi có viết bao giờ đâu mà sai.
- Mọi khi thì trưởng ban liên lạc hưu viết, nhưng cụ bắt đầu lẫn rồi, chúng em sinh sau soạn nhỡ thiếu sót gì sợ mang tiếng. Cụ Pháo làm bấy nhiêu năm, ưu khuyết thế nào bác nắm cả, bác cứ khảo cứu những điếu văn khác, rồi rập lại, gia đình đọc không thắc mắc gì là được.
Nói rồi vụt đi, phong bì ba trăm để lại . Ngồi một lúc, ông Lãnh lần ra đầu sợi chỉ. Hồi những năm bẩy mươi, cụ Pháo nói năng sai quan điểm thế nào đấy, phải “đi” mất mấy tháng, nhận một tạ lỗi thì về được, chuyển sang văn phòng nhong nhong công văn, gọi dạ bảo vâng như cái bóng. Giờ thời thế thay đổi, mấy anh tại chức chả biết nên nhìn nhận cái “phốt” này thế nào, đá sang cho đám lại già tự xử đây. Láu cá thật.
Bèn bần thần nhớ lại bài học ngày mới ra trường. Còn trong veo, bị đẩy ra soạn tổng kết, Lãnh bị cấp trên đánh giá “văn hay chữ xấu”. Bản ấy không dùng nhưng người viết lại chuyển lên bộ phận thư ký vụ. Ngoài xếp lịch làm việc, tiếp khách cho sếp, nghiên cứu chồng văn bản trên nóc tủ, anh phải tập viết chữ lại cho dễ đọc. Văn bản lớn đầu tiên được giao soạn là báo cáo cuối năm của tổng công ty, sếp cả ghi bên lề “Lý luận chưa đi đôi với thực tiễn”. Lãnh rất hoang mang nhưng ông chánh văn phòng lọc lõi chỉ bảo “Chả có gì đâu. Chỉ là cậu nêu lắm “khó khăn chủ quan” quá”. Sau vài lần ậm ờ, “khó khăn chủ quan” được “dịch” ra là những hạn chế yếu kém của bộ phận lãnh đạo.
- Nhưng cái đó có cơ mà…, Lãnh cãi hăng.
- Những cái có trên đời mà đưa hết có mà chúng ta còn tồn tại được ở đây à? Hay chú mày muốn đi công trường?
Thực tế văn phòng tất nhiên quan trọng hơn thực tế công trường, nên anh nhân viên mới bỏ luôn tì vết của lãnh đạo, thế vào những chỉ đạo sáng suốt quên ăn quên ngủ chả bao giờ có ngày nghỉ. Lãnh phục lăn khi ra hội nghị, sếp cả ngon lành nhận tất cả những đóng góp chân thành của cơ sở, hứa khắc phục chỗ này phát huy đoạn khác rồi chả ai còn thắc mắc gì nữa. Cuối năm sếp được chiến sĩ thi đua toàn ngành, qua năm sau đón nhận huân chương Lao động, tất nhiên báo cáo thành tích anh soạn…
Điếu văn được soạn ra trên cơ sở tham nghiên khảo lý lịch Trọng Pháo, trao đổi với cơ quan chuyên trách đã đưa ông cụ “đi” trước đây, truy sưu tầm những bản cùng thể loại khác, phết phẩy ý kiến lãnh chỉ đạo của sếp đương chức vào. Ngoài những câu "gia đình mất đi...", "cơ quan nhớ tiếc...", "ban liên lạc hưu trí thiếu vắng...", nó đủ dài để người đọc - là sếp phó - bầy tỏ hết sự tri ân của người đi sau, đủ ngắn để người nghe chưa kịp chán. Còn cái điểm chính cụ ấy mắc, ông Lãnh gửi câu “sống hồn nhiên, nhạy cảm, nên không khỏi có lúc vất vả”. Thế vừa khéo lại đủ, ai biết hay không biết “phốt” ông cụ đều hiểu theo cách của mình được. Vậy nên được duyệt cái tắp.
Ngày đám, đứng trong đám đông, ông Lãnh không nghe ai ta thán gì. Về cái phong bì, ông thấy người cũ với nhau hay hớm gì mà thù lao câu khóc. Nhưng anh văn phòng bảo "thành chế độ rồi", đã chi không ai vào lại quỹ. Bỗng dưng dôi mươi bát cháo lòng hay phở sáng, và tách cà phê sau đó, bèn thôi.
Ngày sau tang quyến lại cảm ơn cùng dăm bao thuốc, nửa cân chè Thái. Vẽ quá! Không ngờ cái sự chu đáo ra nhiêu khê đến thế... Nó làm ông bâng khuâng nhớ tiếc công việc, một ngày soạn vài bài nói cho sếp, thay câu “chào các bạn trẻ đang đầy nhiệt huyết” ở cuộc họp thanh niên thành “kính thưa các bác các cụ” khi ra hội nghị người cao tuổi, lại làm thế nhưng đảo đoạn giữa lên trên đầu ở cuộc họp phụ nữ. Phòng tổng hợp của ông cuối năm tổng kết đã tổ chức bấy nhiêu hội nghị, điều ngần nọ chuyến xe. Nhớ tiếc và hơi hơi phát phiền, vì việc đến thế là hết.
Nhưng lực lượng hưu trí của cơ quan phát triển lên, lớn mạnh về quân số và trẻ hoá thấy rõ. Thường cứ dăm “bác” về (như ông) thì vài “cụ” nhập viện, rồi một người phải vô cùng thương tiếc. Lâu lâu chánh văn phòng lại đến, đem theo một cái trích ngang. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, cái tinh thần ấy phải được quán xuyến trong mọi cuộc vĩnh biệt, tức là chết hay sống đều phải có khuôn khổ, không thể tự dưng ra dưng.. Thành thử ai ra đi đều trong veo như pha lê Tiệp. Cụ V. sinh thời miệng lưỡi độc địa, có tên tục “Dũng sĩ diệt đồng đội”, trao đi đổi lại mãi, cuối cùng lời tống tiễn được thảo theo hướng “tích cực đấu tranh phê bình”. Cụ X. chót không thanh quyết toán được một khoản tiêu một mực được đánh giá “liêm khiết, thanh bần, chả tơ hào lấy một ly leo xu hào”. Với sở trường viết lách xưa, ông Lãnh phong cụ này chức giáo sư tiến sĩ, tặng cụ kia cả đống huân huy chương, kể lể “quá trình kinh qua”, các cống hiến, “hô biến” những giai đoạn “đáng tiếc”.
Cụ T., đùa nhả và dai nhất, nằm cả chục năm ba lần con cháu khóc inh cả lên. Bản đầu tiên hội hưu chê dài, cái thứ hai sau đó năm năm, anh con cả bảo tóm tắt quá. Coi như vốn chất xám bị “đọng”, lại tự trách mình lưu hồ sơ không tốt, thế mà bản thảo cuối cùng, ông Lãnh vẫn phải viết “tạo điều kiện cho con cháu tỏ chí hiếu”. Đáng yêu nhất là những cụ đi nhanh, ông thưởng câu “không muốn để thân nhân phải khó nhọc”. Đấy là “những thách thức” của thời kỳ mới, nó khiến ông phấn khích hơn, nghĩ ra câu giải quyết rất hài lòng. Có ai ngờ những cụ chân chỉ hạt bột cả đời chả ưu khuyết mạnh yếu nào trầm trọng lại khó viết nhất, chả biết thêm gì bớt gì vào các trích ngang.
“Mình được ăn lộc âm, giống anh tẩm liệm hoá trang mặc com lê com táo cho người chết ở nhà xác, nhưng sang trọng hơn nhiều”, mỗi lần nghĩ vậy ông Lãnh không khỏi thú vị. Ngoài khoản tiền chấp bút cơ quan chi, ông hay được tang quyến hậu tạ, chè thuốc đem ra hàng nước cuối phố. Chi tiêu thế là phải chứ, đám tang cùng trăm thứ bà rằn theo sau là để cho anh sống, chứ thằng chết còn lý gì được.
(còn tiếp)
TC 2009
Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009
ĐI TÌM MỘT TÍNH CÁCH HÀ NỘI.
TTC tặng chúng ta một bài nữa trong chuỗi bài về Hà Nội của mình. Mời các bạn thưởng thức.
Từ lâu ,khi nói về tính cách Hà Nội, người ta hay dẫn những câu đại để Dẫu thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, hay Ăn Bắc mặc Kinh. Có người giải thích “ Tràng An” đây là Trường Yên Ninh Bình, hay ” Kinh” là Kinh Bắc. Nhưng tôi cứ vơ vào cho Hà Nội vì thấy những tính nết ấy nó cũng định hình rồi. Nhưng dường như Hà Nội thiếu những câu nói về các thói tật không hay, như người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê...”. Hay như cụ Đặng Thái Mai đúc kết về người Nghệ mà tôi nhớ không hết: “bất khuất đến liều mạng, ý chí đến cố chấp, hà tiện đến cá gỗ…”. Mà đi tìm những tính cách Hà Nội thì, bên cạnh những tinh túy, lành mạnh, cũng cần nhấc, tóm cả những thói tật ấy.
Ngược lên nữa thì chưa biết, chưa rành. Nhưng quan sát chung quanh, những họ hàng, người quen, tôi tạm khoanh trong một lớp người ít nhất đã ba đời sống ở Hà Nội. Đời đầu, sinh ra cách nay quãng trăm năm, có thể là những ông thông, ông phán, viên chức nhỏ - cỡ thư kí. Đời thứ nhì, nay quãng bảy tám chục, năm bốn nhăm là học sinh, sinh viên, đóng cửa nhà đi kháng chiến, đầu không ngoảnh lại vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Có người ở lại, theo đến cùng cuộc trường kì, trải qua những giờ phút chiến thắng hào hùng, những đấu tố thời cải cách ruộng đất rồi sửa sai. Có người “dinh tê” vào thành, làm ăn vật vờ rồi năm năm tư sợ quá chạy vô Nam, có thể vào bảy lăm lại chạy đi Mỹ. Không ít người “lốm đốm “, sống ở vùng giáp ranh, không dư dật gì nhưng vẫn có cà phê uống buổi sáng, bụng dạ để cả hai phương. Đời thứ ba năm nay quãng 40-50tuổi, đang sống khì khì giữa bố mẹ bên trên, con cái ở dưới.
Không tính đời thứ tư ,dù rõ ràng là một thế hệ, vì họ khác nhiều quá, chưa định hình và cũng không dễ hiểu .
Những người khoanh lại ở trên đều có vài đặc điểm chung, như trải nhiều biến động chính trị, từ quân chủ mạt vận đến Pháp thuộc, Nhật thuộc, Cách mạng. Xen giữa là các vận động xã hội: Nho tàn, Tây học, cải tạo tư bản, chiến tranh giải phóng, chiến tranh phá hoại, bây giờ là kinh tế thị trường .... Lí lịch họ thường ghi xuất thân viên chức, “tạch tạch sè “ , thị dân, nội trợ gì đó. Nghĩa là họ không phải quân chủ lực cũng như quân tiên phong.
Tạm lấy một cái đặc điểm thô kệch nhất làm căn cứ, là đã cư trú ba bốn đời ở Hà Nội rồi quan sát, nhận xét họ, có thể thấy được những cái gọi là tính cách chung. Như giao tiếp nhỏ nhẹ, không ăn to nói nhớn. Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. Không nhậu lấy vui, cả mâm quay vòng một chén rượu đến lúc “đổ “ là vui, họ ưa nhâm nhi, lấy câu chuyện làm trọng, và cũng chỉ là “trà tam tửu tứ “ chứ không thích đông. Có lẽ vì vậy mà trai Hà Nội rất được gái Nam ưa, dù chưa biết so với đàn ông Nam thì ai chơi hết mình hơn. Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc, chơi, Tiếp thu văn hóa Pháp rất ngọt, hình như là tạng họ dễ chấp nhận những Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng hơn văn chương tranh đấu ( xin nói ra ngoài đề tài: Nguyễn Tuân là duy mĩ, nên đòi ông phải có màu sắc, thái độ rõ ràng, mãnh liệt quá với thiện - ác , giàu - nghèo là không phải lối) . Xin trở lại: họ ăn phở phải có cọng mùi, cá là phải thì là, rất trọng vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh đi. Đội mũ vải na ná mũ phở ngày xưa cũng gấp mép sau lên một chút, làm đỏm kín đáo như thế.
Kẻ chợ là nơi chịu nhiều sức ép. Những luồng dân từ tỉnh du nhập theo các thay đổi thời thế, mang lại lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt ở quê lên. Phải nói là bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh. Thời cải tạo nhà đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Để rồi, dần dà, con cháu sinh ra, một nhà ba bốn thế hệ, dù cố giữ lấy lề nhưng vục vặc nhau là điều không thể tránh. Cũng bởi sức tranh đấu kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những việc chuyên môn như bác sĩ, kĩ thuật, văn nghệ, dạy học ... (nhiều khi không chọn mà do lí lịch sắp xếp ). Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh (vốn chiếm một nửa các cơ quan ngành giáo dục đào tạo ở thủ đô hiện nay). Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ - dù chưa đến nỗi yếm thế. Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép. Sắc sảo trong quan sát nhưng hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỉ luật, sự đoàn kết để làm nên thành công. ít người làm quản lí, có nghĩa là không quyền lực, không đè khiến được kẻ khác, phần do chính sách cán bộ, phần do cái cá tính ấy.
Với sự học và phông văn hóa trên trung bình, với sức cạnh tranh kém, trong đời sống cộng đồng, người tiểu tư sản dễ chấp nhận các sinh hoạt ngoài tỉnh tràn về, nhưng không dễ tiếp thu, hòa hợp. Gặp người ho khạc bừa bãi, phơi quần áo nhỏ nước xuống nhà dưới, họ phản ứng nhún nhường, tránh xung đột. Bị cơi nới lấn chiếm xin đểu, càng co lại. Có phải vì thế mà bị đánh giá “ hoài nghi , lừng chừng “ không? Hào hoa nhưng khinh bạc, vừa tự tôn vừa tự ti, họ thường tỏ tính cách không mạnh, không có ý làm thủ lĩnh. Trong công việc họ có chủ kiến, tinh ý, nhưng phải có người khác tạo điều kiện mới phát huy được khả năng. Tóm lại, tiềm lực người tiểu tư sản phát lộ nhiều ở thời kì hòa bình, ổn định hơn. Không ít đã có thành quả, tạo được những giá trị. Chứ vào thời điểm phải tranh đấu, họ lại ít bươn chải, thiếu quyết đoán. Họ có quá nhiều cái để tiếc. Hiển nhiên là người mới “ ở quê ra “ dễ tiếp thu cái mới hơn họ. Tất nhiên tiếp thu hồn nhiên, ít chọn lọc hơn.
Con người tiểu tư sản là vậy. Còn văn học viết về họ thì sao? Tôi thấy là chưa nhiều và bị vương vướng không ít. Viết về sự đổi đời của người nông dân, một anh thợ gắng học hành, ”trí thức hóa“ rồi trở nên có cương vị dễ hơn những “cô “, “cậu “ gọi bố mẹ bằng “ba me”, “cậu mợ “ đi vào cách mạng. Trong những vận động khoảng dăm chục năm gần đây người tiểu tư sản được ít hơn người nông dân nói chung, và mất ít hơn
người mại bản, quan lại cũ. Mẫu người bị tịch thu nhà rồi nung nấu những ước mơ trên gác xép khó có thể là một điển hình tích cực trong văn học. Một đằng được thấy rõ, như ruộng đất, như vị trí xã hội, đằng này lại có những đòi hỏi rất vô hình, tù mù, thỏa mãn những riêng tư khó vô cùng . Kiểu nhân vật “gàn dở”, theo lối “ chủ nghĩa trí thức “ như tấm gương lấp lánh đâu đó nhưng không đẩy tới, nên cứ bàng bạc, nhàn nhạt, đáng tiếc vô cùng .
Những người sống tại đô thị, có thời phải rời bản quán đi xa vì chiến tranh hay những biến động nào đấy, đã rì rầm làm nên bản sắc văn hóa riêng, những sáng tạo văn nghệ , khoa học cho thành phố. Nhưng để phát huy được bản sắc Hà Nội trong họ lại là chuyện rất khác rồi .
2000 TTC-K3
(Hình minh họa của hanoivanhien.com)
Từ lâu ,khi nói về tính cách Hà Nội, người ta hay dẫn những câu đại để Dẫu thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, hay Ăn Bắc mặc Kinh. Có người giải thích “ Tràng An” đây là Trường Yên Ninh Bình, hay ” Kinh” là Kinh Bắc. Nhưng tôi cứ vơ vào cho Hà Nội vì thấy những tính nết ấy nó cũng định hình rồi. Nhưng dường như Hà Nội thiếu những câu nói về các thói tật không hay, như người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê...”. Hay như cụ Đặng Thái Mai đúc kết về người Nghệ mà tôi nhớ không hết: “bất khuất đến liều mạng, ý chí đến cố chấp, hà tiện đến cá gỗ…”. Mà đi tìm những tính cách Hà Nội thì, bên cạnh những tinh túy, lành mạnh, cũng cần nhấc, tóm cả những thói tật ấy.
Ngược lên nữa thì chưa biết, chưa rành. Nhưng quan sát chung quanh, những họ hàng, người quen, tôi tạm khoanh trong một lớp người ít nhất đã ba đời sống ở Hà Nội. Đời đầu, sinh ra cách nay quãng trăm năm, có thể là những ông thông, ông phán, viên chức nhỏ - cỡ thư kí. Đời thứ nhì, nay quãng bảy tám chục, năm bốn nhăm là học sinh, sinh viên, đóng cửa nhà đi kháng chiến, đầu không ngoảnh lại vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Có người ở lại, theo đến cùng cuộc trường kì, trải qua những giờ phút chiến thắng hào hùng, những đấu tố thời cải cách ruộng đất rồi sửa sai. Có người “dinh tê” vào thành, làm ăn vật vờ rồi năm năm tư sợ quá chạy vô Nam, có thể vào bảy lăm lại chạy đi Mỹ. Không ít người “lốm đốm “, sống ở vùng giáp ranh, không dư dật gì nhưng vẫn có cà phê uống buổi sáng, bụng dạ để cả hai phương. Đời thứ ba năm nay quãng 40-50tuổi, đang sống khì khì giữa bố mẹ bên trên, con cái ở dưới.
Không tính đời thứ tư ,dù rõ ràng là một thế hệ, vì họ khác nhiều quá, chưa định hình và cũng không dễ hiểu .
Những người khoanh lại ở trên đều có vài đặc điểm chung, như trải nhiều biến động chính trị, từ quân chủ mạt vận đến Pháp thuộc, Nhật thuộc, Cách mạng. Xen giữa là các vận động xã hội: Nho tàn, Tây học, cải tạo tư bản, chiến tranh giải phóng, chiến tranh phá hoại, bây giờ là kinh tế thị trường .... Lí lịch họ thường ghi xuất thân viên chức, “tạch tạch sè “ , thị dân, nội trợ gì đó. Nghĩa là họ không phải quân chủ lực cũng như quân tiên phong.
Tạm lấy một cái đặc điểm thô kệch nhất làm căn cứ, là đã cư trú ba bốn đời ở Hà Nội rồi quan sát, nhận xét họ, có thể thấy được những cái gọi là tính cách chung. Như giao tiếp nhỏ nhẹ, không ăn to nói nhớn. Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. Không nhậu lấy vui, cả mâm quay vòng một chén rượu đến lúc “đổ “ là vui, họ ưa nhâm nhi, lấy câu chuyện làm trọng, và cũng chỉ là “trà tam tửu tứ “ chứ không thích đông. Có lẽ vì vậy mà trai Hà Nội rất được gái Nam ưa, dù chưa biết so với đàn ông Nam thì ai chơi hết mình hơn. Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc, chơi, Tiếp thu văn hóa Pháp rất ngọt, hình như là tạng họ dễ chấp nhận những Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng hơn văn chương tranh đấu ( xin nói ra ngoài đề tài: Nguyễn Tuân là duy mĩ, nên đòi ông phải có màu sắc, thái độ rõ ràng, mãnh liệt quá với thiện - ác , giàu - nghèo là không phải lối) . Xin trở lại: họ ăn phở phải có cọng mùi, cá là phải thì là, rất trọng vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh đi. Đội mũ vải na ná mũ phở ngày xưa cũng gấp mép sau lên một chút, làm đỏm kín đáo như thế.
Kẻ chợ là nơi chịu nhiều sức ép. Những luồng dân từ tỉnh du nhập theo các thay đổi thời thế, mang lại lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt ở quê lên. Phải nói là bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh. Thời cải tạo nhà đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Để rồi, dần dà, con cháu sinh ra, một nhà ba bốn thế hệ, dù cố giữ lấy lề nhưng vục vặc nhau là điều không thể tránh. Cũng bởi sức tranh đấu kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những việc chuyên môn như bác sĩ, kĩ thuật, văn nghệ, dạy học ... (nhiều khi không chọn mà do lí lịch sắp xếp ). Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh (vốn chiếm một nửa các cơ quan ngành giáo dục đào tạo ở thủ đô hiện nay). Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ - dù chưa đến nỗi yếm thế. Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép. Sắc sảo trong quan sát nhưng hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỉ luật, sự đoàn kết để làm nên thành công. ít người làm quản lí, có nghĩa là không quyền lực, không đè khiến được kẻ khác, phần do chính sách cán bộ, phần do cái cá tính ấy.
Với sự học và phông văn hóa trên trung bình, với sức cạnh tranh kém, trong đời sống cộng đồng, người tiểu tư sản dễ chấp nhận các sinh hoạt ngoài tỉnh tràn về, nhưng không dễ tiếp thu, hòa hợp. Gặp người ho khạc bừa bãi, phơi quần áo nhỏ nước xuống nhà dưới, họ phản ứng nhún nhường, tránh xung đột. Bị cơi nới lấn chiếm xin đểu, càng co lại. Có phải vì thế mà bị đánh giá “ hoài nghi , lừng chừng “ không? Hào hoa nhưng khinh bạc, vừa tự tôn vừa tự ti, họ thường tỏ tính cách không mạnh, không có ý làm thủ lĩnh. Trong công việc họ có chủ kiến, tinh ý, nhưng phải có người khác tạo điều kiện mới phát huy được khả năng. Tóm lại, tiềm lực người tiểu tư sản phát lộ nhiều ở thời kì hòa bình, ổn định hơn. Không ít đã có thành quả, tạo được những giá trị. Chứ vào thời điểm phải tranh đấu, họ lại ít bươn chải, thiếu quyết đoán. Họ có quá nhiều cái để tiếc. Hiển nhiên là người mới “ ở quê ra “ dễ tiếp thu cái mới hơn họ. Tất nhiên tiếp thu hồn nhiên, ít chọn lọc hơn.
Con người tiểu tư sản là vậy. Còn văn học viết về họ thì sao? Tôi thấy là chưa nhiều và bị vương vướng không ít. Viết về sự đổi đời của người nông dân, một anh thợ gắng học hành, ”trí thức hóa“ rồi trở nên có cương vị dễ hơn những “cô “, “cậu “ gọi bố mẹ bằng “ba me”, “cậu mợ “ đi vào cách mạng. Trong những vận động khoảng dăm chục năm gần đây người tiểu tư sản được ít hơn người nông dân nói chung, và mất ít hơn
người mại bản, quan lại cũ. Mẫu người bị tịch thu nhà rồi nung nấu những ước mơ trên gác xép khó có thể là một điển hình tích cực trong văn học. Một đằng được thấy rõ, như ruộng đất, như vị trí xã hội, đằng này lại có những đòi hỏi rất vô hình, tù mù, thỏa mãn những riêng tư khó vô cùng . Kiểu nhân vật “gàn dở”, theo lối “ chủ nghĩa trí thức “ như tấm gương lấp lánh đâu đó nhưng không đẩy tới, nên cứ bàng bạc, nhàn nhạt, đáng tiếc vô cùng .
Những người sống tại đô thị, có thời phải rời bản quán đi xa vì chiến tranh hay những biến động nào đấy, đã rì rầm làm nên bản sắc văn hóa riêng, những sáng tạo văn nghệ , khoa học cho thành phố. Nhưng để phát huy được bản sắc Hà Nội trong họ lại là chuyện rất khác rồi .
2000 TTC-K3
(Hình minh họa của hanoivanhien.com)
Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009
Vyacheslav Tikhonov, huyền thoại của “17 khoảnh khắc mùa xuân”
(TT&VH) - Vyacheslav Tikhonov, nam diễn viên Nga từng gây tiếng vang với bộ phim 17 khoảnh khắc mùa Xuân, đã qua đời hôm 4/12 sau một cơn đau tim, thọ 81 tuổi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông.
Bài hát ‘Мгновения’- Những khoảnh khắc trong bộ phim tình báo Xô-viết ’17 khoảnh khắc của mủa xuân’ do ca sỹ Иосиф Кобзон trình bầy. Mời các bạn đóng góp lời của bài hát.
Мгновения
Автор текста (слов): Рождественский Р.
Композитор (музыка): Таривердиев М.
Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения спрессованы в года,
Мгновения спрессованы
В столетия,
И я не понимаю иногда,
Где первое мгновенье,
Где последнее.
У каждого мгновенья свой резон,
Свои колокола,
Своя отметина.
Мгновенья раздают
Кому позор,
Кому бесславье,
А кому бессмертие.
Из крохотных мгновений
Соткан дождь,
Течёт с небес вода
Обыкновенная,
И ты порой почти полжизни ждёшь,
Когда оно придёт,
Твоё мгновение.
Придёт оно большое,
Как глоток,
Глоток воды во время
Зноя летнего.
А в общем надо просто
Помнить долг
От первого мгновенья
До последнего.
Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения.
Bạn Ẩn danh
15:01 Ngày 09 tháng 12 năm 2009
Lời dịch :
Bài hát ‘Мгновения’- Những khoảnh khắc trong bộ phim tình báo Xô-viết ’17 khoảnh khắc của mủa xuân’ do ca sỹ Иосиф Кобзон trình bầy. Mời các bạn đóng góp lời của bài hát.
Мгновения
Автор текста (слов): Рождественский Р.
Композитор (музыка): Таривердиев М.
Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения спрессованы в года,
Мгновения спрессованы
В столетия,
И я не понимаю иногда,
Где первое мгновенье,
Где последнее.
У каждого мгновенья свой резон,
Свои колокола,
Своя отметина.
Мгновенья раздают
Кому позор,
Кому бесславье,
А кому бессмертие.
Из крохотных мгновений
Соткан дождь,
Течёт с небес вода
Обыкновенная,
И ты порой почти полжизни ждёшь,
Когда оно придёт,
Твоё мгновение.
Придёт оно большое,
Как глоток,
Глоток воды во время
Зноя летнего.
А в общем надо просто
Помнить долг
От первого мгновенья
До последнего.
Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения.
Bạn Ẩn danh
15:01 Ngày 09 tháng 12 năm 2009
Lời dịch :
Những khoảnh khắc
Robert Rozgestvenski
Đừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
Robert Rozgestvenski
Đừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
những khoảnh khắc.
Những khoảnh khắc nén dồn vào năm tháng Hay thế kỷ - những khoảnh khắc tụ vào Và đôi khi riêng tôi cũng không hiểu
Đâu đầu tiên, đâu cuối cùng - khoảnh khắc thần tiên
Mỗi khoảnh khắc âm vang riêng một cách
Điệu chuông riêng, và dấu ấn riêng mình Những khoảnh khắc khiến cho ai nhục nhã Khiến ai đớn hèn, nhưng bất tử cũng cho ai
Từ những khoảnh khắc nhỏ mưa dệt dài Trời rải xuống những giọt trong thường lệ Và bạn chờ nửa cuộc đời, hẳn thế Khi khoảnh khắc riêng bạn sẽ tới nơi
Nó sẽ đến, sẽ lớn như ngụm nước Như ngụm nước giữa cháy bỏng trưa hè Nhưng phải rõ, đơn giản nhớ ghi nghĩa vụ Từ khoảnh khắc đầu tiên đến cuối chớ quên
Đừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
Những khoảnh khắc nén dồn vào năm tháng Hay thế kỷ - những khoảnh khắc tụ vào Và đôi khi riêng tôi cũng không hiểu
Đâu đầu tiên, đâu cuối cùng - khoảnh khắc thần tiên
Mỗi khoảnh khắc âm vang riêng một cách
Điệu chuông riêng, và dấu ấn riêng mình Những khoảnh khắc khiến cho ai nhục nhã Khiến ai đớn hèn, nhưng bất tử cũng cho ai
Từ những khoảnh khắc nhỏ mưa dệt dài Trời rải xuống những giọt trong thường lệ Và bạn chờ nửa cuộc đời, hẳn thế Khi khoảnh khắc riêng bạn sẽ tới nơi
Nó sẽ đến, sẽ lớn như ngụm nước Như ngụm nước giữa cháy bỏng trưa hè Nhưng phải rõ, đơn giản nhớ ghi nghĩa vụ Từ khoảnh khắc đầu tiên đến cuối chớ quên
Đừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
những khoảnh khắc.
( By LD 20.03.2008)
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009
Ở đâu đó-nơi xa ấy.
Bài hát ‘Где-то далеко’ (Ở đâu đó-nơi xa ấy) trong bộ phim tình báo Xô-viết ’17 khoảnh khắc của mùa xuân’,do ca sỹ Дмитрий Хворостовский trình bày. Mời các bạn đóng góp lời của bài hát.
Где - то далеко
Музыка: М. Таривердиев Слова: Р. Рождественский
Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.
Берег мой, покажись вдали,
Краешком, тонкой линией,
Берег мой, берег ласковый,
Ах до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы хотя б когда-нибудь.
Где-то далеко, где-то далеко
Идут грибные дожди.
Прямо у реки в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.
Где-то далеко в памяти моей
Сейчас, как в детстве тепло,
Хоть память укрыта такими большими снегами.
Ты гроза, напои меня,
Допьяна, да не досмерти.
Вот опять, как в последний раз,
Я все гляжу куда-то в небо,
Как будто ищу ответа...
Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.
Bạn Ẩn danh
14:51 Ngày 09 tháng 12 năm 2009
Lời dịch :
Где - то далеко
Музыка: М. Таривердиев Слова: Р. Рождественский
Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.
Берег мой, покажись вдали,
Краешком, тонкой линией,
Берег мой, берег ласковый,
Ах до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы хотя б когда-нибудь.
Где-то далеко, где-то далеко
Идут грибные дожди.
Прямо у реки в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.
Где-то далеко в памяти моей
Сейчас, как в детстве тепло,
Хоть память укрыта такими большими снегами.
Ты гроза, напои меня,
Допьяна, да не досмерти.
Вот опять, как в последний раз,
Я все гляжу куда-то в небо,
Как будто ищу ответа...
Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.
Bạn Ẩn danh
14:51 Ngày 09 tháng 12 năm 2009
Lời dịch :
Ở đâu đó – nơi xa ấy.
Ta xin ngươi dù chỉ một thoáng thôi
Nỗi đau của ta hãy rời ta một lát
Hãy hoá thành những áng mây xanh trắng
Bay về kia nơi tổ ấm thân thương
Bay từ đây về nơi ấy dấu yêu
Bến bờ của ta ơi hãy hiện ra dù chỉ từ xa thôi Những đường viền dẫu chỉ là mỏng mảnh Bến bờ của ta, bến bờ hiền hậu Ước về bên ngươi bến bờ yêu dấu Bơi được tới nơi, mặc cho tới khi nào
Ở xa xôi đâu đó rất xa xôi
Đang rơi rơi những giọt mưa ấm áp Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín Quả mọng đỏ trĩu cành... Ở đâu xa xôi lắm trong ký ức trong lành Vẫn như lúc tuổi thơ, nơi ấy đang ấm áp Dẫu ký ức giờ đây chất phủ dầy băng tuyết
Dông bão ơi cho ta uống nỗi nhớ Uống đến say đừng đến chết mà thôi... Lại một lần như thể lần cuối rồi Ta ngước nhìn trời xa xôi đâu đó Như thể câu trả lời trong mây gió
Ở xa xôi, rất xa xôi đâu đó Những giọt mưa ấm áp đang rơi rơi Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín không thôi Quả mọng đỏ trĩu cành sát đất Ở đâu xa xôi lắm, trong ta ký ức Nơi ấy đang ấm áp hệt như lúc còn thơ Dẫu ký ức chất phủ dầy băng tuyết bây giờ
Ta xin ngươi dù chỉ là một thoáng Nỗi đau ơi, một lát, hãy rời ta Hãy hoá thành những áng mây bay xa Hãy bay về nơi quê hương yêu dấu Bay từ đây về nơi kia tổ ấm...
( by LD 23.03.2008)
Bến bờ của ta ơi hãy hiện ra dù chỉ từ xa thôi Những đường viền dẫu chỉ là mỏng mảnh Bến bờ của ta, bến bờ hiền hậu Ước về bên ngươi bến bờ yêu dấu Bơi được tới nơi, mặc cho tới khi nào
Ở xa xôi đâu đó rất xa xôi
Đang rơi rơi những giọt mưa ấm áp Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín Quả mọng đỏ trĩu cành... Ở đâu xa xôi lắm trong ký ức trong lành Vẫn như lúc tuổi thơ, nơi ấy đang ấm áp Dẫu ký ức giờ đây chất phủ dầy băng tuyết
Dông bão ơi cho ta uống nỗi nhớ Uống đến say đừng đến chết mà thôi... Lại một lần như thể lần cuối rồi Ta ngước nhìn trời xa xôi đâu đó Như thể câu trả lời trong mây gió
Ở xa xôi, rất xa xôi đâu đó Những giọt mưa ấm áp đang rơi rơi Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín không thôi Quả mọng đỏ trĩu cành sát đất Ở đâu xa xôi lắm, trong ta ký ức Nơi ấy đang ấm áp hệt như lúc còn thơ Dẫu ký ức chất phủ dầy băng tuyết bây giờ
Ta xin ngươi dù chỉ là một thoáng Nỗi đau ơi, một lát, hãy rời ta Hãy hoá thành những áng mây bay xa Hãy bay về nơi quê hương yêu dấu Bay từ đây về nơi kia tổ ấm...
( by LD 23.03.2008)
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009
Thơ Trung Việt
Tôi yêu Hà nội của tôi
…Lần đầu tiên biết yêu, ngã tư Hai Bà Trưng hẹn gặp
Cây rụng lá như tim mình hồi hộp
Bao mùa qua hoa phượng đỏ học trò
Sau 30 năm vẫn nhớ ngã tư xưa…
(??...1973) …
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô
Những ngôi đình xưa có tự bao giờ
Nét thơ đượm trên vòm cong mái cổ
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Có tấm tình nào ta mắc nợ Cha Ông…
(Bằng Việt - Trở lại trái tim mình)
Tặng các Bạn tôi_____________________________________
Văn miếu,Tháp Rùa,Trấn Võ, Ngọc Sơn…tôi đã đi qua
Đã lang thang ba mươi sáu phố phường,
đã say ngắm chiều tím Hồ Tây
đã chìm trong không khí hội hè mà trang nghiêm.
Phủ Tây hồ, rằm tháng Giêng vẫn tràn không khí Tết
Còn bao phố phường, bao Miếu mạo,
danh lam tôi chưa đi hết
Nhưng tôi yêu Hà Nội theo cách của mình.Hà nội của tôi.
**
Hà nội trong tôi
là những con đường Hoa phượng đỏ ngày xưa
Nơi tôi đã tung tăng đến trường,
và vui vẻ trở về nhà khi tan lớp
Nơi tôi đã thấy Em lần đầu, đã yêu,
đã làm bài thơ đầu tiên vụng về
mà cháy bỏng Niềm khao khát
Nơi tôi đã cùng các Bạn lên đường vào trường Trỗi
- Những ngày Quân ngũ đầu tiên.
**
Ôi Hà nội của tôi những năm tháng đi xa
Da diết trong lòng Nỗi nhớ
Trái tim trẻ trung say những vần thơ ai
“ Tôi trở lại những bờ đường ngày xưa.
Cây già trắng lá.”
Mỗi lần vội vã trở về là “Trở lại Trái tim mình.” (*)
Hà nội càng rộng lớn và sầm uất hơn nhiều,
Nhưng tôi yêu Hà nội của Ngày xưa
Khi Kẻ Bưởi còn là vùng ngoại ô thanh vắng
Những đêm đạp xe về đơn vị,
qua Liễu Giai, vẫn còn ruộng lúa,
còn một hồ sen hương bay thoang thoảng
Những sớm tinh mơ, phố phường chỉ có xe đạp chen vai
và tiếng chuông tàu điện leng keng
Ôi những âm thanh quen thuộc, yên bình
Của Cuộc sống giản đơn của chúng ta
Của Hà nội những ngày đẹp đẽ và xa xôi ấy.
**
Cao ốc nào đã mọc lên nơi ngôi nhà Tuổi thơ của tôi
Con đường Mùa Thu đẹp như tranh
giờ ồn ào, xô bồ, tấp nập.
Những mảng tường xưa cũ rêu phong,
đầy Kỉ niệm ngày nào đã thay bằng
những cửa hàng, Kiốt.
Tôi yêu Hà nội trầm lặng của tôi,
dù hình bóng đã khác rồi…
**
Hà Nội ngày càng to đẹp hơn,
nhưng tôi yêu Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội Bé nhỏ và Yên tĩnh của tôi.
Nơi có những con đường dưới hàng cây lá vàng Mùa thu
Nơi tôi và Em cùng chờ một chuyến xe trên bến đợi.
Đôi mắt ta đã gặp nhau
Tôi như bay trong Mơ, và Em cười bối rối
Còn Tình yêu lặng thầm của tôi
đã hoá thành bao nhiêu những trang Thơ
say đắm nồng nàn mà chẳng dám trao Em..
**
Hôm nay… Em đã ở nơi xa.
Những trang Thơ dạt trôi về đâu ?
Và Tình yêu không còn trong Trái tim tôi
Chỉ còn lại một chút buồn vấn vương
từ những giọt nắng Mùa thu năm ấy
Chỉ nặng thêm một chút tình trong tim tôi yêu Hà Nội
Chỉ thấy yêu Hà Nội hơn
Hà Nội bao đổi thay
Hà nội của tôi
Hà Nội chẳng có Em.
**
Năm tháng qua đi…
Và hôm nay, tuổi Tri thiên mệnh đã qua,
tôi nhẹ bước trên phố phường Hà Nội của mình.
Bao thăng trầm đã qua, giờ tôi cảm thấy gì trong tim ?
Yên tĩnh và thanh thản
Bão tố, muộn phiền đã ở phía sau,
hay Hiểm nguy nào còn chờ phía trước?
Nhưng hôm nay nhớ lại Những ngày qua
Tôi mỉm cười, lòng cảm thấy Yên bình.
Tôi sẽ giữ Lòng Dũng cảm và sự Thanh thản
Bình yên kia, theo suốt Cuộc hành trình.
Sẽ bình thản đương đầu với những
Thử thách còn chờ Phía trước.
Những ngày này tôi càng yêu các Bạn tôi,
muốn san sẻ Niềm Hạnh phúc.
Những ngày này tôi càng say
Tình yêu Hà nội của mình…
**
Tôi còn yêu Hà Nội của mình vì những lẽ gì?
…Một quán nhỏ bên đường quen,
những đêm khuya nào cùng Bạn bè tôi vẫn đến
Những ngõ phố dẫn đến nhà các Bạn tôi,
nay đã thành Kỉ niệm…
Và tôi yêu những quán đêm…những ngõ nhỏ này như
yêu Hà Nội của tôi, như Bạn yêu Hà Nội của mình.
Và tôi yêu Hà nội của tôi.
KST 8/6/2000
…Lần đầu tiên biết yêu, ngã tư Hai Bà Trưng hẹn gặp
Cây rụng lá như tim mình hồi hộp
Bao mùa qua hoa phượng đỏ học trò
Sau 30 năm vẫn nhớ ngã tư xưa…
(??...1973) …
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô
Những ngôi đình xưa có tự bao giờ
Nét thơ đượm trên vòm cong mái cổ
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Có tấm tình nào ta mắc nợ Cha Ông…
(Bằng Việt - Trở lại trái tim mình)
Tặng các Bạn tôi_____________________________________
Văn miếu,Tháp Rùa,Trấn Võ, Ngọc Sơn…tôi đã đi qua
Đã lang thang ba mươi sáu phố phường,
đã say ngắm chiều tím Hồ Tây
đã chìm trong không khí hội hè mà trang nghiêm.
Phủ Tây hồ, rằm tháng Giêng vẫn tràn không khí Tết
Còn bao phố phường, bao Miếu mạo,
danh lam tôi chưa đi hết
Nhưng tôi yêu Hà Nội theo cách của mình.Hà nội của tôi.
**
Hà nội trong tôi
là những con đường Hoa phượng đỏ ngày xưa
Nơi tôi đã tung tăng đến trường,
và vui vẻ trở về nhà khi tan lớp
Nơi tôi đã thấy Em lần đầu, đã yêu,
đã làm bài thơ đầu tiên vụng về
mà cháy bỏng Niềm khao khát
Nơi tôi đã cùng các Bạn lên đường vào trường Trỗi
- Những ngày Quân ngũ đầu tiên.
**
Ôi Hà nội của tôi những năm tháng đi xa
Da diết trong lòng Nỗi nhớ
Trái tim trẻ trung say những vần thơ ai
“ Tôi trở lại những bờ đường ngày xưa.
Cây già trắng lá.”
Mỗi lần vội vã trở về là “Trở lại Trái tim mình.” (*)
Hà nội càng rộng lớn và sầm uất hơn nhiều,
Nhưng tôi yêu Hà nội của Ngày xưa
Khi Kẻ Bưởi còn là vùng ngoại ô thanh vắng
Những đêm đạp xe về đơn vị,
qua Liễu Giai, vẫn còn ruộng lúa,
còn một hồ sen hương bay thoang thoảng
Những sớm tinh mơ, phố phường chỉ có xe đạp chen vai
và tiếng chuông tàu điện leng keng
Ôi những âm thanh quen thuộc, yên bình
Của Cuộc sống giản đơn của chúng ta
Của Hà nội những ngày đẹp đẽ và xa xôi ấy.
**
Cao ốc nào đã mọc lên nơi ngôi nhà Tuổi thơ của tôi
Con đường Mùa Thu đẹp như tranh
giờ ồn ào, xô bồ, tấp nập.
Những mảng tường xưa cũ rêu phong,
đầy Kỉ niệm ngày nào đã thay bằng
những cửa hàng, Kiốt.
Tôi yêu Hà nội trầm lặng của tôi,
dù hình bóng đã khác rồi…
**
Hà Nội ngày càng to đẹp hơn,
nhưng tôi yêu Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội Bé nhỏ và Yên tĩnh của tôi.
Nơi có những con đường dưới hàng cây lá vàng Mùa thu
Nơi tôi và Em cùng chờ một chuyến xe trên bến đợi.
Đôi mắt ta đã gặp nhau
Tôi như bay trong Mơ, và Em cười bối rối
Còn Tình yêu lặng thầm của tôi
đã hoá thành bao nhiêu những trang Thơ
say đắm nồng nàn mà chẳng dám trao Em..
**
Hôm nay… Em đã ở nơi xa.
Những trang Thơ dạt trôi về đâu ?
Và Tình yêu không còn trong Trái tim tôi
Chỉ còn lại một chút buồn vấn vương
từ những giọt nắng Mùa thu năm ấy
Chỉ nặng thêm một chút tình trong tim tôi yêu Hà Nội
Chỉ thấy yêu Hà Nội hơn
Hà Nội bao đổi thay
Hà nội của tôi
Hà Nội chẳng có Em.
**
Năm tháng qua đi…
Và hôm nay, tuổi Tri thiên mệnh đã qua,
tôi nhẹ bước trên phố phường Hà Nội của mình.
Bao thăng trầm đã qua, giờ tôi cảm thấy gì trong tim ?
Yên tĩnh và thanh thản
Bão tố, muộn phiền đã ở phía sau,
hay Hiểm nguy nào còn chờ phía trước?
Nhưng hôm nay nhớ lại Những ngày qua
Tôi mỉm cười, lòng cảm thấy Yên bình.
Tôi sẽ giữ Lòng Dũng cảm và sự Thanh thản
Bình yên kia, theo suốt Cuộc hành trình.
Sẽ bình thản đương đầu với những
Thử thách còn chờ Phía trước.
Những ngày này tôi càng yêu các Bạn tôi,
muốn san sẻ Niềm Hạnh phúc.
Những ngày này tôi càng say
Tình yêu Hà nội của mình…
**
Tôi còn yêu Hà Nội của mình vì những lẽ gì?
…Một quán nhỏ bên đường quen,
những đêm khuya nào cùng Bạn bè tôi vẫn đến
Những ngõ phố dẫn đến nhà các Bạn tôi,
nay đã thành Kỉ niệm…
Và tôi yêu những quán đêm…những ngõ nhỏ này như
yêu Hà Nội của tôi, như Bạn yêu Hà Nội của mình.
Và tôi yêu Hà nội của tôi.
KST 8/6/2000
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009
Họp CB hôm nay có DV dự thính.
Mỗi lần họp lại có điều mới, chuyện mới, ý tưởng mới, nghị quyết mới (dẫu có thể vẫn còn chưa được thực thi hay nói theo cách của chính ủy là chưa đi vào cuộc sống như việc tặng thầy Máy PC!)..và hay nhất là đôi khi có thêm DV mới. Trong buổi họp hôm qua XN dẫn tới một d/c - hóa ra là chiến hữu cả. Không cùng F365 thì cùng VKTQS, không cùng Viện thì cùng học Odetxa...mà cái cùng trên hết là cùng Trỗi thì cà CB này cùng rồi (trừ chú em Thái K9). Xem hình dưới đây nhiều người sẽ nhận ra ông bạn này. Là Trỗi K2 nhưng nom trẻ nhất đám (đám K3 :)). Khi mọi người đưa ra nhận xét này thì gã cười: " Các ông ơi, già hay trẻ là do mình thôi! khi "hành sự" ấy, lúc đó mới có thể nói là trẻ hay già..." Thật tiếc là K2 không chơi Blog, có bao anh tài ngoài đó... Trong suốt buổi họp hôm qua d/c Quang k2 chiếm diễn đàn! TuaLinh phải về sớm đón con, tôi thì trí nhớ ngắn ngủi không summarize hết các ý của d/c này lên đây được. Hy vọng XN sẽ vận động d/c này tham gia góp bài cho AE bình luận. Ở họp CB cũng hay, nhưng đưa được lên đây hay hơn nhiều.
Từ trái: XN, QuangK2, AMk3, Thái K9
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009
Nhịp đập phố cũ
Một trong những bài về Hà Nội của TTC K3. Xin giới thiệu cùng các bạn.
------------------------------------------------
Hồi nhỏ tôi ở Hàng Buồm, trong khu phố bây giờ được định danh là "cổ". Những ngôi nhà ống chật chội chen chúc người tứ xứ, đa phần dân nghèo, nghĩ ngợi rất đơn giản. Vào sâu hun hút là nhà bếp, hố xí bẩn thỉu, hàng xóm chán nhau mà gặp mặt không chào lại trách móc. Tôi đã không thể yêu "cái tổ" của mình, mặc dù nó có cấu trúc tương đối gọi là "di sản" bây giờ: nhà ống nhiều ngăn chen sân giời, những khoang gác có ô trống để kéo hàng từ tầng dưới. Chỗ ở của một gia tộc tam tứ đại đồng đường, đem nhét nhiều gia đình ở tỉnh về thật bất tiện.
Nhưng sang nhà cô tôi ở Hàng Đường lại là một không gian khác hẳn. Cô tôi ở một mình, kĩ tính, bướng bỉnh đến gan góc, thế nào mà giữ được cả số nhà nguyên vẹn trong cơn bão tố cải tạo. Mảnh sân không rộng, vì vẫn là nhà ống, nhưng sâu, đặt đầy chậu cảnh. Cầu thang chẽ ra, dẫn lên những căn phòng lát gỗ lim lâu ngày nở lồi lên. Thiêng liêng nhất là gian thờ lúc nào cũng khép kín. Mở ra, mùi nhang đen, hoa huệ và bưởi đột nhập vào mũi gây cảm giác rất lạ. Ngày kị cô tôi nấu những món đặc phong kiến tinh xảo không thể tưởng. Ây là nghe bình phán lại, chứ ngày bé tôi chỉ thấy sướng mê mẩn được lên ăn, phễnh bụng rồi còn muốn nhồi tiếp.
Kí ức của tôi về sự cổ kính đã qua đường mũi và dạ dầy như thế. Sau này , trong sách vở , nhất là qua tiểu thuyết “Hồ Quý Ly “ của Nguyễn Xuân Khánh , tôi mới biết phường Hà Khẩu từng có một không gian sông hồ cơ man lãng mạn. Một thời dài , phần thị của Thăng Long chỉ gồm những lối đi hai bên có nhà tranh tre , một ngọn lửa có thể thiêu trụi dãy phố và đền tạ vương hầu , ngay cả phủ chúa. Bao nhiêu lần đổi chủ , lúc có , lúc không phi chiến địa , kiến trúc bền vững trong khu phố ấy giờ sót lại chỉ còn cổng Ô Quan Chưởng . Chếch lên mé Đông Bắc có Thành Cổ , điện Kính Thiên .
Rồi người Pháp đến , xây phía Nam đường Tràng Thi một loạt công sở , biệt thự , đồn binh . Khu Ba sáu phố phường hình thành với những kiến trúc phong kiến chuyển tiếp sang thực dân , tuy có đặc trưng khá rõ nhưng gọi là “cổ “ rất không chính xác . Riêng quận Hoàn Kiếm bé tí xíu có hơn trăm di tích . Nhưng so sánh với những ảnh tư liệu do người Pháp giữ , thấy không thể tưởng tượng ra “dấu xưa xe ngựa “ ,” nền cũ lâu đài “ , nghĩa là yếu tố kế thừa không còn bao nhiêu .
Lúc trưởng thành tôi không còn ở Hàng Buồm , chỗ mới vẫn trong khu Ba sáu phố phường. Ân tượng sau chiến tranh về khu phố mình thường bắt đầu từ những buổi sáng. Tinh mơ, người hàng xóm lạch cạch chẻ củi, đánh thức giấc ngủ còn đương non . Đến khi khói nhóm lò bay khắp phố, vào từng căn buồng thì không thể nằm nướng mơ màng nữa. Ngột ngạt, khó chịu, nhưng kêu ca rất khó, vì đấy là miếng ăn trưa, ăn tối cho con họ. Hòa bình đã về nhưng sinh hoạt vẫn đắt đỏ. Thời thịnh trị của những chị mậu dịch mặt vác lên chưa hết, cầm tem phiếu đi mua thực phẩm còn phải khúm núm để có miếng ngon. Ngày ấy, người đàn ông khen cô bán gạo có bàn tay đẹp đã đem về nhà được túi tấm trắng vợ khen phải biết. Một phóng viên Pháp ghi nhận “cái nghèo và chiến tranh giữ lại cho Hà Nội hình thái cổ kính “...
Sau năm 1975, kiến trúc bắt đầu biến đổi. Cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là “nền văn minh toa lét “ từ Sài Gòn tràn ra. Những nhà vừa có vừa được ở biệt lập đã xây bếp, phòng vệ sinh mấy lạng vàng một mét vuông, gía trị cao hơn hẳn chỗ ngủ, tiếp khách. Tiện nghi biến đổi con người. Ngồi xí bệt “tư cách “ khác hẳn xí xổm “họ hàng với “quận công, “ cầu tõm “ ở quê “. Có máy tính, tivi, thanh niên nhuộm tóc, hát theo MTV. Nhưng còn ối gia đình cũng khá giả mà còn phải chung đụng thì không thể, vì nhà trên là tư nhân, nhà dưới lại nhà nước quản lí. Trong bữa ăn họ còn phải chịu đựng ông hàng xóm sột soạt vo nửa tờ báo đi qua để vào khu phụ dùng chung, cả hai bên đều thấy chướng.
Kịp đến thời đổi mới, mọi người, mọi nhà nhất tề bung ra làm ăn, sự khấm khá lan tỏa, kiến trúc vùn vụt đổi dạng. Nhiều người mua lại được cả số nhà, rất nhiều người mua lại được một phần để xây cất lại cho riêng biệt. Phổ biến hơn là những cuộc hoán chuyển. Trong một số nhà, các hộ tìm cách chia cắt khu phụ dùng chung, đổi chỗ cho nhau cốt có không gian biệt lập. Rồi thì cửa đóng then cài, ai ăn gì hay không ăn gì, mặc gì hay không mặc gì đã thoải mái, khỏi so bì giữ ý. Cuộc chia cắt, cơi nới đem lại sắc thái độc lập hơn cho mỗi “tế bào xã hội“, tất nhiên phải có tiền lo lót phường quận, những nhân viên quy tắc, thanh tra xây dựng. Nhưng tiền vẫn đẻ lãi, mà nhu cầu có không gian riêng cho mỗi cá nhân đã xuất hiện. Nên chi chỉ trong quãng hai chục năm cuối thế kỉ XX, nhiều gia đình đã có đến hai cuộc “cách mạng nhà cửa “, lần đầu để quây khu, tránh chung đụng, lần sau thỏa mãn những ý thích về tiện nghi, nhu cầu cho mỗi thành viên. Kết cấu mỗi số nhà thường có lối đi chung rộng 80-90 phân, đủ chỗ cho xe máy vào, và phải ngồi lên xe đi mới tiện. Những ô cửa trổ từ ngõ chung vào mỗi nhà, có đường thoải lên cho xe máy . Bây giờ thì nhiều ông bố bà mẹ muốn vào phòng con phải gõ cửa, khiến thân thuộc ở quê ra thấy xa cách, rằng “ vẽ , sao mà phú quý sinh lễ nghĩa ...“. Mặc lòng, các nhu cầu thị dân phải được thỏa mãn. Những cậu trai mới lớn thích mặc “xịp “ lên giường, “ép phôn “ gắn vào tai nghe Bít-tơn không hề muốn ngủ chung với anh em, dù rất ít anh em, càng không thích bố mẹ soi. Mỗi người có âm nhạc, kênh truyền hình, thú khám phá riêng. Riêng quá, đến nỗi một ông chủ gia đình khi xây lại nhà đã yêu cầu thiết kế hành lang, chiếu nghỉ rộng ra, làm chỗ sinh hoạt chung, kẻo con cái nghĩ gì chẳng biết đường theo dõi. Hình như là “sự cô đơn bản thể “ đã bắt đầu mon men ...
Phải công nhận là khu phố cũ có nhiều gia đình trung lưu. Tuy chỗ ở bé xíu, mà con họ béo phì, đeo kính, học đàn orgue, có vài gia sư kèm riêng Anh văn, toán lí. Thích truyện tranh, xem băng đĩa hình, TV, chơi games hơn truyện chữ, chúng chẳng tỏ con ễnh ương khác con ếch. Nhiều “ cô “, “cậu “ đi học Việt - Đức, là trường phổ thông trung học theo tuyến- bằng xe máy Spacy, có lúc chỗ gửi kêu váng cả chục điện thoại di động để trong cốp .
Nhưng giàu có đến mấy thì sự sang trọng, bắc bậc cũng chỉ có chừng mực, bởi diện tích nhà chỉ có thể tăng theo chiều cao chứ không nong rộng đi đâu được. Những hộp diêm đứng, có người gọi là “ nhà công ten nơ “ - ngó xuống đường đã thấy hun hút, ban công “ bụng chửa bẩy tháng “ phì phò máy điều hòa. Vườn leo lên sân thượng - nơi thường có bàn thờ thiên, đôi khi to cỡ cái miếu, ông chủ đứng tưới cây bên trên những ầm ầm huyên náo. Dưới đường, tiếng ồn, bụi bậm và sự lộn xộn làm chúa tể, tuy tiếng ồn Hà Nội còn phải gọi tiếng ồn Sài Gòn là “ cụ “. Những gốc bàng, bằng lăng bị quây gạch bít gốc để chỗ đặt bếp than tổ ong, hộp thuốc, ấm nước. Đa Cu Quyền Hàng Bông, đa Thanh Lương Ngõ Gạch chẳng có đất cắm râu. “Nhà mặt phố bố làm to “. Bởi phần vỉa hè trước mặt nhà nào đã thành sở hữu bất thành văn của nhà ấy nên nơi ngõ chung trổ ra thành chỗ kiếm ăn của các hộ bên trong. Len lách qua những bàn nước, gánh phở, mẹt bún phải “tay lái lụa “ lắm. Sự cộng sinh tạo ra những quan hệ ngọt ngào hay xô bát đổ đĩa, nhưng cuối cùng người ta cũng phải thu xếp bằng được. Trên vỉa hè, chẳng cần say rượu hay ngổ ngáo gì, không “đánh võng “ đố đi bộ nổi. Nên chi bà đầm điện ảnh Pháp C. Deneuve dòm phố cổ trên xích lô có nhận xét ngồ ngộ :” Hà Nội hoang dã, ô tô đi sau bộ hành “.
Chật ninh ních, ngày càng đông, mà phố cũ níu giữ người ta, cả người thừa tiền tậu đất xây nhà ra ven ngoại thoáng đãng. Ngoài phần là trung tâm, ở đây có trường học tốt, lắm chợ búa, quà bánh vừa ngon vừa rẻ. Cuối những năm tám mươi, khi sự làm ăn bung ra, nhiều chị nhiều cô ra bán hàng rất thanh tú, gọn ghẽ. Nhưng cốm đầu nia, nhãn đầu mùa sẵn quá, sẵn cân nhà thì đố đứa nào bán điêu nổi, thế nên chỉ vài năm mợ nào mợ nấy đã ra “eo bánh mì “ cả.
Dù nhà quản lí đã có chính sách hạn chế xây cao, xây to để giữ gìn bộ mặt cổ kính, sức sống nội tại trẻ trung vẫn tràn ra, làm bật từng mối chỉ của manh áo quá cũ. Người viết bài này có lần dẫn một đoàn sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đi thăm “ phố cổ “ . Dọc Hàng Đường , Hàng Ngang, chốc chốc lại có em hỏi “ phố cổ đâu chú ?“. Không có không gian cổ thì lấy đâu cảm giác cổ, dù chả đâu trong cả nước - ngay cả Hội An hay Huế - dày di tích bằng khu vực này. Chùa Cầu Đông, Thái Cam, đền Bạch Mã, và ngôi đình Tơ Lụa mới toanh ở 38 Hàng Đào nằm quá lạc lõng. Nên chi, đành dắt các cháu vào các ngõ. Tạm Thương, Phất Lộc, Thanh Hà dù nhem nhếch nhưng còn rung rúc cũ một chút.
#
Kiến trúc đã vậy . Còn dân cư thì sao?
Giống như mọi đô thị , Kẻ Chợ chẳng bao giờ bảo vệ được cho mình một cấu trúc bất biến. Cứ hai trăm năm một cuộc xâm lăng, gần gần chừng nấy một vương triều, bao nhiêu nước chảy qua cầu mà kể. Mỗi khi người trị vì trong thành thay đổi, cư dân ngoài thị lại xáo trộn theo. Quan binh các nơi kéo về cùng gia quyến mang theo nếp ăn ở quê nhà, thì sinh hoạt, lối sống, và trên hết, tinh thần của đô thị thật khó xác định. Thế nhưng dù sao ông giải nguyên Nguyễn Công Trứ gốc Hà Tĩnh cũng đã có câu “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An “. Thanh lịch, chắc là trên nhiều phương diện, người ta thể hiện nét văn hóa trong ngôn ngữ, giao tiếp, ăn mặc, dáng đi, nụ cười, điệu hát... Đó chắc chỉ là bên ngoài, và cũng chắc rằng đó phải là kết quả của một thời kì Kẻ Chợ được ổn định lâu dài. Chiến tranh và mọi sự xáo trộn làm đứt các tiến trình văn hóa, giáo dục. Không bị binh lửa với những thói quen thời chiến ảnh hưởng, đã phân hóa thành giầu nghèo, chí ít cũng có một lớp người không phải lo cấy cầy quá, để mà bận tâm nhiều đến cách châm chè, pha rượu, sửa câu hát, lời văn..., ô thị mới có được nếp thanh lịch ấy. Nho giáo và nho sĩ đóng vai trò quan trọng. Dù ở Thanh Nghệ ra, Kinh Bắc, Sơn Nam về, họ đều đã được tuyển chọn, là tinh tuý ở quê. Họ tập nhiễm lề thói kẻ chợ, đồng thời làm chúng giầu lên bằng bản sắc của mình. Quá trình thành thị hóa nông thôn và nông thôn hóa thành thị cứ tồn tại song song tạo nên bản sắc Tràng An. Càng ít chiến tranh, nhiều phân hóa, sự chuyên biệt ở mọi giai tầng càng rõ, thì sự khác nhau giữa “ nhà quê “ và “ nhà tỉnh “ càng lớn.
Trong ba phần tư thời gian đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam trải qua những vận động cực lớn: Nho tàn, Tây học, canh tân, cách mạng ... Bảy tám mươi năm trước, trong tôn ti phong kiến bán thực dân, khu phố có người giầu kẻ nghèo. Công chức, trí thức và người lao động chân tay có thân phận rạch ròi; bác sĩ đã được gọi “quan đốc “. Hàng Đào có những hiệu buôn lớn của người Ân. Người Việt có nhà Tam Kì, Lê Đào. Cụ Vĩnh Hòa ở Hàng Đường buôn chè sen tuyết nuôi mấy ông con phương trưởng được triều đình phong Tứ phẩm cung nhân. Sự phân hóa xã hội cùng một vài tiến trình văn hóa, kinh tế tạm ngưng lại sau cách mạng, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập, giành thống nhất đất nước. Cuối thế kỉ, sau giai đoạn nhùng nhằng chọn đường là công cuộc đổi mới. Dầu sao sự ổn định mới chỉ bắt đầu, vì thế kỉ quá nhiều biến động.
Như kiến trúc, cư dân phố cũ đảo lộn tận gốc rễ. Đảo lộn lớn nhất là ngừơi dồn về quá nhiều. Không thể nói đến các tập tính lâu đời của “dân gốc “ sau những biến động như cải tạo nhà cửa, sự xếp hạng lí lịch ... Nhiều định kiến, chính sách làm họ co lại. Có xu hướng yếm thế, nghi ngờ, thậm chí sợ hãi mọi thứ, họ hay chọn các ngành chuyên môn, kĩ thuật, nghệ thuật. Tránh xa những vị trí phải đương đầu, chịu sức ép, cũng là đồng nghĩa với sự không có quyền lực. Tinh tế, có óc hài hước, họ cũng dễ tổn thương; tóm lại là bản năng sinh tồn yếu ớt. Sinh ra, lớn lên trong sự ổn định, họ không được chuẩn bị cho sự tranh đấu còn dài dài trong cuộc đời rất dài. Hay thu mình lại, không có máu đồng hương hay làm thủ lĩnh, rốt cuộc là họ phải chịu lép trước những tập người Thanh Hóa khôn ngoan, Nghệ Tĩnh vừa mạnh mẽ vừa cục bộ. Có thể nói là trong cuộc tranh đấu toàn diện về vị trí công tác, không gian cư trú, thậm chí không gian văn hóa, ngôn ngữ, với bản tính “cô “, “cậu “, thua kém về óc tổ chức, tính kỉ luật, họ là kẻ thua - dù chả ai tuyên bố, và sẽ chả bao giờ có “ cuộc tuyên bố “ đó. Thế nên giờ đây gần như là không thể xác định được một tính cách Hà Nội. Để rồi, con cái những gia đình cũ và thế hệ thứ hai trong các “nhà mới đến “ lại hòa đồng nhau, kết hôn phổ biến. Những nét đặc thù đại thể không còn bao nhiêu, tuy chất tiểu thị dân khá rõ .
Do chỗ là cái “ chợ lớn “, Hà Nội không có những họ danh giá như Nguyễn Khoa trong Huế, hay là “họ Hồ Nghệ An, họ Phan Hà Tĩnh “, mà chỉ có những làng khoa bảng. Tuy thế , sinh hoạt họ tộc vẫn còn. Ngay thời kì xóa tàn tích phong kiến, họ Nguyễn vẫn có người đi nối phả, sinh họat họ, tôn cụ Nguyễn Bặc làm tổ.
Sau năm 1954, không ít người hữu sản chạy vào Nam, sau này có thể lại sang Pháp hoặc Mỹ, đem theo một tầng tri thức và văn hóa nhất định. Thành phố ở lại, hệ thống hạ tầng để phục vụ vài chục vạn người nay cáng đáng lượng người đông gấp bội, sinh trưởng lại mau. Những gia đình lâu đời hoặc bị cải tạo tư sản, trưng tập nhà cửa, hoặc phải phân chia chỗ ở cho đàn con cháu, tứ tán ra nhiều nơi cư trú. Thế vào là “thị dân mới “. Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bồ ít người cũ, trong khi Hàng Bạc, Hàng Trống, Lãn Ông còn kha khá nhiều. Những ngôi nhà bị bán, chủ cũ đem đồ thờ lên đình, đền gửi Thánh. Gia phong thay đổi khi cách dạy con thưa gửi, “không dám “ với “ xin phép ra về ạ “ bị coi là phong kiến, tiểu tư sản. Giáo dục khuôn phép đã kém phù hợp, thay vào là “tác phong quần chúng “ kiểu xuề xòa. Quan trọng hơn là nhiều khi đặc tính “ chín bỏ làm mừơi “ bước sang ngự trị trong cả công việc, tư duy khoa học. Như “ giai tầng thứ ba “ sau cách mạng Pháp, người bình dân hừng hực bản năng sinh tồn vươn lên nắm giữ những cửa hiệu, vị thế quan trọng trong bộ máy mới. Thời kinh tế eo hẹp, lấy vợ lương thực, thương nghiệp thành mốt trong công chức. Sự lãng mạn, cả tinh nơi các “cô “, “cậu “, con các ông thông ông kí xưa mất dần. Quả là sự thanh lịch có ít đi: xếp hàng chen ngang, hàng xóm sửa nhà trổ cửa, để nước chảy sang nhau. Thời chống tàn dư phong kiến, mê tín dị đoan, các bà đi lễ khó vì đình đền bị xâm nhập, đồ thờ hóa bỏ hoặc không ai bảo vệ. Khi thần phật không còn, người ta ít biết sợ. Rất nhiều cuộc vận động xây dựng nếp sống mới được tổ chức trong khi quan niệm Nho giáo trong tổ chức gia đình, xã hội bị coi thường. Nhưng dầu sao thì một vài “tàn dư “ cũ vẫn tồn tại: những bà già Hàng Bạc sang trọng một cách kín đáo. Con cháu những ông lang ở Lãn Ông giàu nứt đố mà không chơi bời lối giàu xổi, khá dị ứng với loại nhạc thiên về tiết tấu.
Rồi "thời thị trường " ập về. Cuộc sống biến đổi vùn vụt. Truyền thống được đánh giá cao hơn, thi thoảng cả những " di sản phong kiến ", nhưng quay lại không thể như xưa, hoặc bị chắp vá. Do phân công tự nhiên, nhiều phố hàng xáo trộn. Thuốc Bắc chuyển sang bán đinh, Hàng Cân, Hàng Cá bán quần áo. Hàng Buồm chuyên rượu, bánh kẹo, vẫn còn lạp xường, thịt quay nhưng "rốn ông Tầu " đã hết. Người Ninh Hiệp bên Gia Lâm có nghề da sang chiếm cứ Hà Trung đã lâu, nay buôn thuốc bắc, mua lắm nhà Lãn Ông. Chợ Đồng Xuân gần như chỉ còn bán buôn. Hàng Bè thành " chợ xịn " với các bà còn chưa quen ra siêu thị, vì thịt cá rau quả vừa nhiều vừa ngon. Dù thuế cao và không ngừng tăng, nghề buôn vẫn phát đạt. Lạ, là chẳng nơi nào đất đắt như đây, mỗi mét vuông hàng chục lạng vàng, mà vẫn có người tậu nguyên số nhà. Lạ nữa là họ lại từ tỉnh ngoài về. Có lời giải thích: tỉnh ngoài, nhất là tỉnh xa, công chức - tất nhiên chỉ cỡ cao cấp -kiếm ăn qua các dự án dễ vô kể." Lấy thằng miền xuôi nuôi thằng miền ngược" mà.
#
Bây giờ thì kí ức về phố cũ ra sao? Thật khó mà kể ra. Đã tít mù tắp không gian sông hồ, mặt người chìm trong sương giăng. Khói bếp dóm than tổ ong cũng dạt nhiều ra ven ngoại. Có lẽ nên chuyển "ấn tượng" qua cái ti vi. Sáng sáng, vừa trỗi dậy, người ta với tay tìm ngay cục điều khiển. Sau một ngày làm lụng không thấy mặt nhau, tối đến, cả nhà quây quần quanh cái hộp có hình có tiếng, không ai nói chuyện với ai. Nghĩ ngợi, xúc cảm gì do TV quy định. Một nhịp sống, sự hưởng thụ có thể gọi là đơn giản. Hiện đại là như thế?...
Và phố cũ ngày một mới hơn, bất chấp những hội thảo về phố cổ và văn bản định danh "cổ". Khu phụ dùng chung trong các số nhà "đa hệ" đã "tư nhân hoá" gần hết; một quá trình béo bở cho cấp phường. Mọi sự thay đổi theo hướng tiện nghi, dễ khai thác hơn, tiêu biểu nhất có lẽ là phố Hàng Giầy. Cái nhà vệ sinh công cộng sừng sững bao nhiêu năm giờ phải nhường chỗ cho khách sạn Phan Thái và trung tâm Hướng dẫn du lịch. Tấp nập một đoạn phố con là những cà phê internet, chi chít biển hiệu Prince, Classic. Có cái hồn gì đấy trong khung cảnh không quá sang trọng, không quá nhem nhếch này, rất quyến rũ dân du lịch. Trên vỉa hè hẹp, cạnh dòng cống "róc rách", gái Bắc Âu tóc trắng ngồi tu Heineken chai. Những quán bar ốp gỗ, thắp đèn dây tóc tạo không gian "hơi bị cũ kĩ", vừa ngồ ngộ vừa gần gũi, để mà có thể chiêm nghiệm, khám phá "cái gì đấy". Sáng ra, những gánh rau quả, xe đạp chở hoa sặc sỡ đi qua hàng chí mà phù có con ngựa đá thật bắt mắt. Về giá ăn ở, dù đã là "giá tây", chắc chẳng có nơi nào trên thế giới rẻ bằng. Mà đã thế, du lịch bụi còn mò ra phở xào Ngõ Gạch tám nghìn, "giá ta". Một anh Bỉ nhờ học trước tiếng Việt được chủ khách sạn đầu Hàng Gà giảm giá phòng từ một trăm xuống còn tám chục nghìn một ngày. Ngoài ra là những giầy dép Hàng Dầu, sơ mi Hàng Đào, đĩa CD tầu ..., có lẽ "rẻ nhất thế giới ".
Với những hương vị không giống Sài Gòn hiện đại, rất khác Huế, Hội An - có không gian cổ riêng để bảo tồn, khu Hà Nội Ba sáu phố phường mang lại cho khách nước ngoài những ấn tượng riêng. Nhưng nó đâu có giống những Arbat của Maxkva, Ile de la Cité của Paris, mà là khu thương nghiệp phừng phừng sức sống. Sự bán buôn chẳng bao giờ già nua. Cái câu "nhất cận thị nhị cận giang" chả hề đúng với những bảo tàng, di tích, kiến trúc tôn giáo. Những cụ hưu, đám Việt Kiều hồi cố và du khách hiếu kì đâu có mang lại động lực sống cho khu phố. Không làm ăn, xông ra mặt phố, không khiến đồng tiền đẻ lãi thì lấy gì đóng thuế - nguồn thu chính cho Nhà nước. Dám chắc là trên một diện tích tương đương, chẳng khu vực nào ở Hà Nội đều đặn góp vào ngân sách thành phố một lượng tiền tương đương. Cho nên không thể bắt chước nước người biến phố cũ thành khu bảo tàng, gái già kể chuyện ngày xưa. Nói thô tục, "cô gái" ấy mà bị áp đặt vào những dự án kiểu phố đi bộ thể nào cũng "thủ dâm". Cái áo cũ bận ngoài cơ thể trẻ trung chỉ nên giữ lại những đường nét, chi tiết "cổ" thôi. Các vật liệu nhôm kính, dáng nhà quá cứng cáp, và loại "hộp diêm đứng" chênh vênh cần bị hạn chế. Rồi phải có những điểm độc đáo cho người ta thăm thú. Chẳng may là trụ sở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở 10 Hàng Đào - một biểu tượng của khát vọng canh tân - chưa phải địa chỉ được lựa chọn, trong khi phố ẩm thực Tống Duy Tân được chăm sóc đến nơi lại nhiều nỗi "rất đáng tiếc". Hồ Gươm - gạch nối giữa khu phố Tây và khu phố cũ, nếu không đập bỏ được những kiến trúc quá nghiêm khắc thì xin đừng cho xây thêm công trình đồ sộ nào bên cạnh nữa. Hà Nội Vàng, "Hàm cá mập" chẳng phải những bài học đủ ê chề rồi hay sao...
Nhưng không làm "đông cứng" phố cũ thì Hà Nội có cái gì để khoe là bản sắc (về văn hoá), là điểm du lịch (về kinh tế)? Khu vực ven ngoại và ngoại thành còn khối nét son đấy. Thành phố đã chọn những làng nghề như Bát Tràng gốm sứ, Vân Hà chạm gỗ, Ninh Hiệp buôn thập cẩm. Nếu Huế có nhà vườn thì sao Hà Nội không khai thác những làng cổ, văn vật. Phú Thượng, Mọc có bao nhiêu vị khoa bảng, còn những cổng làng gợi nhớ đến cánh cổng phố làm nên tên phố Hàng Ngang cách nay trăm năm, những cụm di tích đủ cả đình đền chùa, những dòng họ còn nhà thờ, phả hệ, giữ nguyên ngày giỗ tổ... Đi chơi chỗ đấy bây giờ có thể hình dung "ngôi làng lớn nhất nước" đã "hàng phố hoá" như thế nào...
Nhưng đấy lại là sự tìm hiểu, là du lịch văn hoá, thứ hiện nay ta chưa lí đến nhiều. Còn phố cũ thì nó sẽ "vầy vậy", vừa là di sản vừa là chỗ đồng tiền đẻ lãi từng phút từng giây.
TTC-K3 2002
------------------------------------------------
Hồi nhỏ tôi ở Hàng Buồm, trong khu phố bây giờ được định danh là "cổ". Những ngôi nhà ống chật chội chen chúc người tứ xứ, đa phần dân nghèo, nghĩ ngợi rất đơn giản. Vào sâu hun hút là nhà bếp, hố xí bẩn thỉu, hàng xóm chán nhau mà gặp mặt không chào lại trách móc. Tôi đã không thể yêu "cái tổ" của mình, mặc dù nó có cấu trúc tương đối gọi là "di sản" bây giờ: nhà ống nhiều ngăn chen sân giời, những khoang gác có ô trống để kéo hàng từ tầng dưới. Chỗ ở của một gia tộc tam tứ đại đồng đường, đem nhét nhiều gia đình ở tỉnh về thật bất tiện.
Nhưng sang nhà cô tôi ở Hàng Đường lại là một không gian khác hẳn. Cô tôi ở một mình, kĩ tính, bướng bỉnh đến gan góc, thế nào mà giữ được cả số nhà nguyên vẹn trong cơn bão tố cải tạo. Mảnh sân không rộng, vì vẫn là nhà ống, nhưng sâu, đặt đầy chậu cảnh. Cầu thang chẽ ra, dẫn lên những căn phòng lát gỗ lim lâu ngày nở lồi lên. Thiêng liêng nhất là gian thờ lúc nào cũng khép kín. Mở ra, mùi nhang đen, hoa huệ và bưởi đột nhập vào mũi gây cảm giác rất lạ. Ngày kị cô tôi nấu những món đặc phong kiến tinh xảo không thể tưởng. Ây là nghe bình phán lại, chứ ngày bé tôi chỉ thấy sướng mê mẩn được lên ăn, phễnh bụng rồi còn muốn nhồi tiếp.
Kí ức của tôi về sự cổ kính đã qua đường mũi và dạ dầy như thế. Sau này , trong sách vở , nhất là qua tiểu thuyết “Hồ Quý Ly “ của Nguyễn Xuân Khánh , tôi mới biết phường Hà Khẩu từng có một không gian sông hồ cơ man lãng mạn. Một thời dài , phần thị của Thăng Long chỉ gồm những lối đi hai bên có nhà tranh tre , một ngọn lửa có thể thiêu trụi dãy phố và đền tạ vương hầu , ngay cả phủ chúa. Bao nhiêu lần đổi chủ , lúc có , lúc không phi chiến địa , kiến trúc bền vững trong khu phố ấy giờ sót lại chỉ còn cổng Ô Quan Chưởng . Chếch lên mé Đông Bắc có Thành Cổ , điện Kính Thiên .
Rồi người Pháp đến , xây phía Nam đường Tràng Thi một loạt công sở , biệt thự , đồn binh . Khu Ba sáu phố phường hình thành với những kiến trúc phong kiến chuyển tiếp sang thực dân , tuy có đặc trưng khá rõ nhưng gọi là “cổ “ rất không chính xác . Riêng quận Hoàn Kiếm bé tí xíu có hơn trăm di tích . Nhưng so sánh với những ảnh tư liệu do người Pháp giữ , thấy không thể tưởng tượng ra “dấu xưa xe ngựa “ ,” nền cũ lâu đài “ , nghĩa là yếu tố kế thừa không còn bao nhiêu .
Lúc trưởng thành tôi không còn ở Hàng Buồm , chỗ mới vẫn trong khu Ba sáu phố phường. Ân tượng sau chiến tranh về khu phố mình thường bắt đầu từ những buổi sáng. Tinh mơ, người hàng xóm lạch cạch chẻ củi, đánh thức giấc ngủ còn đương non . Đến khi khói nhóm lò bay khắp phố, vào từng căn buồng thì không thể nằm nướng mơ màng nữa. Ngột ngạt, khó chịu, nhưng kêu ca rất khó, vì đấy là miếng ăn trưa, ăn tối cho con họ. Hòa bình đã về nhưng sinh hoạt vẫn đắt đỏ. Thời thịnh trị của những chị mậu dịch mặt vác lên chưa hết, cầm tem phiếu đi mua thực phẩm còn phải khúm núm để có miếng ngon. Ngày ấy, người đàn ông khen cô bán gạo có bàn tay đẹp đã đem về nhà được túi tấm trắng vợ khen phải biết. Một phóng viên Pháp ghi nhận “cái nghèo và chiến tranh giữ lại cho Hà Nội hình thái cổ kính “...
Sau năm 1975, kiến trúc bắt đầu biến đổi. Cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là “nền văn minh toa lét “ từ Sài Gòn tràn ra. Những nhà vừa có vừa được ở biệt lập đã xây bếp, phòng vệ sinh mấy lạng vàng một mét vuông, gía trị cao hơn hẳn chỗ ngủ, tiếp khách. Tiện nghi biến đổi con người. Ngồi xí bệt “tư cách “ khác hẳn xí xổm “họ hàng với “quận công, “ cầu tõm “ ở quê “. Có máy tính, tivi, thanh niên nhuộm tóc, hát theo MTV. Nhưng còn ối gia đình cũng khá giả mà còn phải chung đụng thì không thể, vì nhà trên là tư nhân, nhà dưới lại nhà nước quản lí. Trong bữa ăn họ còn phải chịu đựng ông hàng xóm sột soạt vo nửa tờ báo đi qua để vào khu phụ dùng chung, cả hai bên đều thấy chướng.
Kịp đến thời đổi mới, mọi người, mọi nhà nhất tề bung ra làm ăn, sự khấm khá lan tỏa, kiến trúc vùn vụt đổi dạng. Nhiều người mua lại được cả số nhà, rất nhiều người mua lại được một phần để xây cất lại cho riêng biệt. Phổ biến hơn là những cuộc hoán chuyển. Trong một số nhà, các hộ tìm cách chia cắt khu phụ dùng chung, đổi chỗ cho nhau cốt có không gian biệt lập. Rồi thì cửa đóng then cài, ai ăn gì hay không ăn gì, mặc gì hay không mặc gì đã thoải mái, khỏi so bì giữ ý. Cuộc chia cắt, cơi nới đem lại sắc thái độc lập hơn cho mỗi “tế bào xã hội“, tất nhiên phải có tiền lo lót phường quận, những nhân viên quy tắc, thanh tra xây dựng. Nhưng tiền vẫn đẻ lãi, mà nhu cầu có không gian riêng cho mỗi cá nhân đã xuất hiện. Nên chi chỉ trong quãng hai chục năm cuối thế kỉ XX, nhiều gia đình đã có đến hai cuộc “cách mạng nhà cửa “, lần đầu để quây khu, tránh chung đụng, lần sau thỏa mãn những ý thích về tiện nghi, nhu cầu cho mỗi thành viên. Kết cấu mỗi số nhà thường có lối đi chung rộng 80-90 phân, đủ chỗ cho xe máy vào, và phải ngồi lên xe đi mới tiện. Những ô cửa trổ từ ngõ chung vào mỗi nhà, có đường thoải lên cho xe máy . Bây giờ thì nhiều ông bố bà mẹ muốn vào phòng con phải gõ cửa, khiến thân thuộc ở quê ra thấy xa cách, rằng “ vẽ , sao mà phú quý sinh lễ nghĩa ...“. Mặc lòng, các nhu cầu thị dân phải được thỏa mãn. Những cậu trai mới lớn thích mặc “xịp “ lên giường, “ép phôn “ gắn vào tai nghe Bít-tơn không hề muốn ngủ chung với anh em, dù rất ít anh em, càng không thích bố mẹ soi. Mỗi người có âm nhạc, kênh truyền hình, thú khám phá riêng. Riêng quá, đến nỗi một ông chủ gia đình khi xây lại nhà đã yêu cầu thiết kế hành lang, chiếu nghỉ rộng ra, làm chỗ sinh hoạt chung, kẻo con cái nghĩ gì chẳng biết đường theo dõi. Hình như là “sự cô đơn bản thể “ đã bắt đầu mon men ...
Phải công nhận là khu phố cũ có nhiều gia đình trung lưu. Tuy chỗ ở bé xíu, mà con họ béo phì, đeo kính, học đàn orgue, có vài gia sư kèm riêng Anh văn, toán lí. Thích truyện tranh, xem băng đĩa hình, TV, chơi games hơn truyện chữ, chúng chẳng tỏ con ễnh ương khác con ếch. Nhiều “ cô “, “cậu “ đi học Việt - Đức, là trường phổ thông trung học theo tuyến- bằng xe máy Spacy, có lúc chỗ gửi kêu váng cả chục điện thoại di động để trong cốp .
Nhưng giàu có đến mấy thì sự sang trọng, bắc bậc cũng chỉ có chừng mực, bởi diện tích nhà chỉ có thể tăng theo chiều cao chứ không nong rộng đi đâu được. Những hộp diêm đứng, có người gọi là “ nhà công ten nơ “ - ngó xuống đường đã thấy hun hút, ban công “ bụng chửa bẩy tháng “ phì phò máy điều hòa. Vườn leo lên sân thượng - nơi thường có bàn thờ thiên, đôi khi to cỡ cái miếu, ông chủ đứng tưới cây bên trên những ầm ầm huyên náo. Dưới đường, tiếng ồn, bụi bậm và sự lộn xộn làm chúa tể, tuy tiếng ồn Hà Nội còn phải gọi tiếng ồn Sài Gòn là “ cụ “. Những gốc bàng, bằng lăng bị quây gạch bít gốc để chỗ đặt bếp than tổ ong, hộp thuốc, ấm nước. Đa Cu Quyền Hàng Bông, đa Thanh Lương Ngõ Gạch chẳng có đất cắm râu. “Nhà mặt phố bố làm to “. Bởi phần vỉa hè trước mặt nhà nào đã thành sở hữu bất thành văn của nhà ấy nên nơi ngõ chung trổ ra thành chỗ kiếm ăn của các hộ bên trong. Len lách qua những bàn nước, gánh phở, mẹt bún phải “tay lái lụa “ lắm. Sự cộng sinh tạo ra những quan hệ ngọt ngào hay xô bát đổ đĩa, nhưng cuối cùng người ta cũng phải thu xếp bằng được. Trên vỉa hè, chẳng cần say rượu hay ngổ ngáo gì, không “đánh võng “ đố đi bộ nổi. Nên chi bà đầm điện ảnh Pháp C. Deneuve dòm phố cổ trên xích lô có nhận xét ngồ ngộ :” Hà Nội hoang dã, ô tô đi sau bộ hành “.
Chật ninh ních, ngày càng đông, mà phố cũ níu giữ người ta, cả người thừa tiền tậu đất xây nhà ra ven ngoại thoáng đãng. Ngoài phần là trung tâm, ở đây có trường học tốt, lắm chợ búa, quà bánh vừa ngon vừa rẻ. Cuối những năm tám mươi, khi sự làm ăn bung ra, nhiều chị nhiều cô ra bán hàng rất thanh tú, gọn ghẽ. Nhưng cốm đầu nia, nhãn đầu mùa sẵn quá, sẵn cân nhà thì đố đứa nào bán điêu nổi, thế nên chỉ vài năm mợ nào mợ nấy đã ra “eo bánh mì “ cả.
Dù nhà quản lí đã có chính sách hạn chế xây cao, xây to để giữ gìn bộ mặt cổ kính, sức sống nội tại trẻ trung vẫn tràn ra, làm bật từng mối chỉ của manh áo quá cũ. Người viết bài này có lần dẫn một đoàn sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đi thăm “ phố cổ “ . Dọc Hàng Đường , Hàng Ngang, chốc chốc lại có em hỏi “ phố cổ đâu chú ?“. Không có không gian cổ thì lấy đâu cảm giác cổ, dù chả đâu trong cả nước - ngay cả Hội An hay Huế - dày di tích bằng khu vực này. Chùa Cầu Đông, Thái Cam, đền Bạch Mã, và ngôi đình Tơ Lụa mới toanh ở 38 Hàng Đào nằm quá lạc lõng. Nên chi, đành dắt các cháu vào các ngõ. Tạm Thương, Phất Lộc, Thanh Hà dù nhem nhếch nhưng còn rung rúc cũ một chút.
#
Kiến trúc đã vậy . Còn dân cư thì sao?
Giống như mọi đô thị , Kẻ Chợ chẳng bao giờ bảo vệ được cho mình một cấu trúc bất biến. Cứ hai trăm năm một cuộc xâm lăng, gần gần chừng nấy một vương triều, bao nhiêu nước chảy qua cầu mà kể. Mỗi khi người trị vì trong thành thay đổi, cư dân ngoài thị lại xáo trộn theo. Quan binh các nơi kéo về cùng gia quyến mang theo nếp ăn ở quê nhà, thì sinh hoạt, lối sống, và trên hết, tinh thần của đô thị thật khó xác định. Thế nhưng dù sao ông giải nguyên Nguyễn Công Trứ gốc Hà Tĩnh cũng đã có câu “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An “. Thanh lịch, chắc là trên nhiều phương diện, người ta thể hiện nét văn hóa trong ngôn ngữ, giao tiếp, ăn mặc, dáng đi, nụ cười, điệu hát... Đó chắc chỉ là bên ngoài, và cũng chắc rằng đó phải là kết quả của một thời kì Kẻ Chợ được ổn định lâu dài. Chiến tranh và mọi sự xáo trộn làm đứt các tiến trình văn hóa, giáo dục. Không bị binh lửa với những thói quen thời chiến ảnh hưởng, đã phân hóa thành giầu nghèo, chí ít cũng có một lớp người không phải lo cấy cầy quá, để mà bận tâm nhiều đến cách châm chè, pha rượu, sửa câu hát, lời văn..., ô thị mới có được nếp thanh lịch ấy. Nho giáo và nho sĩ đóng vai trò quan trọng. Dù ở Thanh Nghệ ra, Kinh Bắc, Sơn Nam về, họ đều đã được tuyển chọn, là tinh tuý ở quê. Họ tập nhiễm lề thói kẻ chợ, đồng thời làm chúng giầu lên bằng bản sắc của mình. Quá trình thành thị hóa nông thôn và nông thôn hóa thành thị cứ tồn tại song song tạo nên bản sắc Tràng An. Càng ít chiến tranh, nhiều phân hóa, sự chuyên biệt ở mọi giai tầng càng rõ, thì sự khác nhau giữa “ nhà quê “ và “ nhà tỉnh “ càng lớn.
Trong ba phần tư thời gian đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam trải qua những vận động cực lớn: Nho tàn, Tây học, canh tân, cách mạng ... Bảy tám mươi năm trước, trong tôn ti phong kiến bán thực dân, khu phố có người giầu kẻ nghèo. Công chức, trí thức và người lao động chân tay có thân phận rạch ròi; bác sĩ đã được gọi “quan đốc “. Hàng Đào có những hiệu buôn lớn của người Ân. Người Việt có nhà Tam Kì, Lê Đào. Cụ Vĩnh Hòa ở Hàng Đường buôn chè sen tuyết nuôi mấy ông con phương trưởng được triều đình phong Tứ phẩm cung nhân. Sự phân hóa xã hội cùng một vài tiến trình văn hóa, kinh tế tạm ngưng lại sau cách mạng, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập, giành thống nhất đất nước. Cuối thế kỉ, sau giai đoạn nhùng nhằng chọn đường là công cuộc đổi mới. Dầu sao sự ổn định mới chỉ bắt đầu, vì thế kỉ quá nhiều biến động.
Như kiến trúc, cư dân phố cũ đảo lộn tận gốc rễ. Đảo lộn lớn nhất là ngừơi dồn về quá nhiều. Không thể nói đến các tập tính lâu đời của “dân gốc “ sau những biến động như cải tạo nhà cửa, sự xếp hạng lí lịch ... Nhiều định kiến, chính sách làm họ co lại. Có xu hướng yếm thế, nghi ngờ, thậm chí sợ hãi mọi thứ, họ hay chọn các ngành chuyên môn, kĩ thuật, nghệ thuật. Tránh xa những vị trí phải đương đầu, chịu sức ép, cũng là đồng nghĩa với sự không có quyền lực. Tinh tế, có óc hài hước, họ cũng dễ tổn thương; tóm lại là bản năng sinh tồn yếu ớt. Sinh ra, lớn lên trong sự ổn định, họ không được chuẩn bị cho sự tranh đấu còn dài dài trong cuộc đời rất dài. Hay thu mình lại, không có máu đồng hương hay làm thủ lĩnh, rốt cuộc là họ phải chịu lép trước những tập người Thanh Hóa khôn ngoan, Nghệ Tĩnh vừa mạnh mẽ vừa cục bộ. Có thể nói là trong cuộc tranh đấu toàn diện về vị trí công tác, không gian cư trú, thậm chí không gian văn hóa, ngôn ngữ, với bản tính “cô “, “cậu “, thua kém về óc tổ chức, tính kỉ luật, họ là kẻ thua - dù chả ai tuyên bố, và sẽ chả bao giờ có “ cuộc tuyên bố “ đó. Thế nên giờ đây gần như là không thể xác định được một tính cách Hà Nội. Để rồi, con cái những gia đình cũ và thế hệ thứ hai trong các “nhà mới đến “ lại hòa đồng nhau, kết hôn phổ biến. Những nét đặc thù đại thể không còn bao nhiêu, tuy chất tiểu thị dân khá rõ .
Do chỗ là cái “ chợ lớn “, Hà Nội không có những họ danh giá như Nguyễn Khoa trong Huế, hay là “họ Hồ Nghệ An, họ Phan Hà Tĩnh “, mà chỉ có những làng khoa bảng. Tuy thế , sinh hoạt họ tộc vẫn còn. Ngay thời kì xóa tàn tích phong kiến, họ Nguyễn vẫn có người đi nối phả, sinh họat họ, tôn cụ Nguyễn Bặc làm tổ.
Sau năm 1954, không ít người hữu sản chạy vào Nam, sau này có thể lại sang Pháp hoặc Mỹ, đem theo một tầng tri thức và văn hóa nhất định. Thành phố ở lại, hệ thống hạ tầng để phục vụ vài chục vạn người nay cáng đáng lượng người đông gấp bội, sinh trưởng lại mau. Những gia đình lâu đời hoặc bị cải tạo tư sản, trưng tập nhà cửa, hoặc phải phân chia chỗ ở cho đàn con cháu, tứ tán ra nhiều nơi cư trú. Thế vào là “thị dân mới “. Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bồ ít người cũ, trong khi Hàng Bạc, Hàng Trống, Lãn Ông còn kha khá nhiều. Những ngôi nhà bị bán, chủ cũ đem đồ thờ lên đình, đền gửi Thánh. Gia phong thay đổi khi cách dạy con thưa gửi, “không dám “ với “ xin phép ra về ạ “ bị coi là phong kiến, tiểu tư sản. Giáo dục khuôn phép đã kém phù hợp, thay vào là “tác phong quần chúng “ kiểu xuề xòa. Quan trọng hơn là nhiều khi đặc tính “ chín bỏ làm mừơi “ bước sang ngự trị trong cả công việc, tư duy khoa học. Như “ giai tầng thứ ba “ sau cách mạng Pháp, người bình dân hừng hực bản năng sinh tồn vươn lên nắm giữ những cửa hiệu, vị thế quan trọng trong bộ máy mới. Thời kinh tế eo hẹp, lấy vợ lương thực, thương nghiệp thành mốt trong công chức. Sự lãng mạn, cả tinh nơi các “cô “, “cậu “, con các ông thông ông kí xưa mất dần. Quả là sự thanh lịch có ít đi: xếp hàng chen ngang, hàng xóm sửa nhà trổ cửa, để nước chảy sang nhau. Thời chống tàn dư phong kiến, mê tín dị đoan, các bà đi lễ khó vì đình đền bị xâm nhập, đồ thờ hóa bỏ hoặc không ai bảo vệ. Khi thần phật không còn, người ta ít biết sợ. Rất nhiều cuộc vận động xây dựng nếp sống mới được tổ chức trong khi quan niệm Nho giáo trong tổ chức gia đình, xã hội bị coi thường. Nhưng dầu sao thì một vài “tàn dư “ cũ vẫn tồn tại: những bà già Hàng Bạc sang trọng một cách kín đáo. Con cháu những ông lang ở Lãn Ông giàu nứt đố mà không chơi bời lối giàu xổi, khá dị ứng với loại nhạc thiên về tiết tấu.
Rồi "thời thị trường " ập về. Cuộc sống biến đổi vùn vụt. Truyền thống được đánh giá cao hơn, thi thoảng cả những " di sản phong kiến ", nhưng quay lại không thể như xưa, hoặc bị chắp vá. Do phân công tự nhiên, nhiều phố hàng xáo trộn. Thuốc Bắc chuyển sang bán đinh, Hàng Cân, Hàng Cá bán quần áo. Hàng Buồm chuyên rượu, bánh kẹo, vẫn còn lạp xường, thịt quay nhưng "rốn ông Tầu " đã hết. Người Ninh Hiệp bên Gia Lâm có nghề da sang chiếm cứ Hà Trung đã lâu, nay buôn thuốc bắc, mua lắm nhà Lãn Ông. Chợ Đồng Xuân gần như chỉ còn bán buôn. Hàng Bè thành " chợ xịn " với các bà còn chưa quen ra siêu thị, vì thịt cá rau quả vừa nhiều vừa ngon. Dù thuế cao và không ngừng tăng, nghề buôn vẫn phát đạt. Lạ, là chẳng nơi nào đất đắt như đây, mỗi mét vuông hàng chục lạng vàng, mà vẫn có người tậu nguyên số nhà. Lạ nữa là họ lại từ tỉnh ngoài về. Có lời giải thích: tỉnh ngoài, nhất là tỉnh xa, công chức - tất nhiên chỉ cỡ cao cấp -kiếm ăn qua các dự án dễ vô kể." Lấy thằng miền xuôi nuôi thằng miền ngược" mà.
#
Bây giờ thì kí ức về phố cũ ra sao? Thật khó mà kể ra. Đã tít mù tắp không gian sông hồ, mặt người chìm trong sương giăng. Khói bếp dóm than tổ ong cũng dạt nhiều ra ven ngoại. Có lẽ nên chuyển "ấn tượng" qua cái ti vi. Sáng sáng, vừa trỗi dậy, người ta với tay tìm ngay cục điều khiển. Sau một ngày làm lụng không thấy mặt nhau, tối đến, cả nhà quây quần quanh cái hộp có hình có tiếng, không ai nói chuyện với ai. Nghĩ ngợi, xúc cảm gì do TV quy định. Một nhịp sống, sự hưởng thụ có thể gọi là đơn giản. Hiện đại là như thế?...
Và phố cũ ngày một mới hơn, bất chấp những hội thảo về phố cổ và văn bản định danh "cổ". Khu phụ dùng chung trong các số nhà "đa hệ" đã "tư nhân hoá" gần hết; một quá trình béo bở cho cấp phường. Mọi sự thay đổi theo hướng tiện nghi, dễ khai thác hơn, tiêu biểu nhất có lẽ là phố Hàng Giầy. Cái nhà vệ sinh công cộng sừng sững bao nhiêu năm giờ phải nhường chỗ cho khách sạn Phan Thái và trung tâm Hướng dẫn du lịch. Tấp nập một đoạn phố con là những cà phê internet, chi chít biển hiệu Prince, Classic. Có cái hồn gì đấy trong khung cảnh không quá sang trọng, không quá nhem nhếch này, rất quyến rũ dân du lịch. Trên vỉa hè hẹp, cạnh dòng cống "róc rách", gái Bắc Âu tóc trắng ngồi tu Heineken chai. Những quán bar ốp gỗ, thắp đèn dây tóc tạo không gian "hơi bị cũ kĩ", vừa ngồ ngộ vừa gần gũi, để mà có thể chiêm nghiệm, khám phá "cái gì đấy". Sáng ra, những gánh rau quả, xe đạp chở hoa sặc sỡ đi qua hàng chí mà phù có con ngựa đá thật bắt mắt. Về giá ăn ở, dù đã là "giá tây", chắc chẳng có nơi nào trên thế giới rẻ bằng. Mà đã thế, du lịch bụi còn mò ra phở xào Ngõ Gạch tám nghìn, "giá ta". Một anh Bỉ nhờ học trước tiếng Việt được chủ khách sạn đầu Hàng Gà giảm giá phòng từ một trăm xuống còn tám chục nghìn một ngày. Ngoài ra là những giầy dép Hàng Dầu, sơ mi Hàng Đào, đĩa CD tầu ..., có lẽ "rẻ nhất thế giới ".
Với những hương vị không giống Sài Gòn hiện đại, rất khác Huế, Hội An - có không gian cổ riêng để bảo tồn, khu Hà Nội Ba sáu phố phường mang lại cho khách nước ngoài những ấn tượng riêng. Nhưng nó đâu có giống những Arbat của Maxkva, Ile de la Cité của Paris, mà là khu thương nghiệp phừng phừng sức sống. Sự bán buôn chẳng bao giờ già nua. Cái câu "nhất cận thị nhị cận giang" chả hề đúng với những bảo tàng, di tích, kiến trúc tôn giáo. Những cụ hưu, đám Việt Kiều hồi cố và du khách hiếu kì đâu có mang lại động lực sống cho khu phố. Không làm ăn, xông ra mặt phố, không khiến đồng tiền đẻ lãi thì lấy gì đóng thuế - nguồn thu chính cho Nhà nước. Dám chắc là trên một diện tích tương đương, chẳng khu vực nào ở Hà Nội đều đặn góp vào ngân sách thành phố một lượng tiền tương đương. Cho nên không thể bắt chước nước người biến phố cũ thành khu bảo tàng, gái già kể chuyện ngày xưa. Nói thô tục, "cô gái" ấy mà bị áp đặt vào những dự án kiểu phố đi bộ thể nào cũng "thủ dâm". Cái áo cũ bận ngoài cơ thể trẻ trung chỉ nên giữ lại những đường nét, chi tiết "cổ" thôi. Các vật liệu nhôm kính, dáng nhà quá cứng cáp, và loại "hộp diêm đứng" chênh vênh cần bị hạn chế. Rồi phải có những điểm độc đáo cho người ta thăm thú. Chẳng may là trụ sở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở 10 Hàng Đào - một biểu tượng của khát vọng canh tân - chưa phải địa chỉ được lựa chọn, trong khi phố ẩm thực Tống Duy Tân được chăm sóc đến nơi lại nhiều nỗi "rất đáng tiếc". Hồ Gươm - gạch nối giữa khu phố Tây và khu phố cũ, nếu không đập bỏ được những kiến trúc quá nghiêm khắc thì xin đừng cho xây thêm công trình đồ sộ nào bên cạnh nữa. Hà Nội Vàng, "Hàm cá mập" chẳng phải những bài học đủ ê chề rồi hay sao...
Nhưng không làm "đông cứng" phố cũ thì Hà Nội có cái gì để khoe là bản sắc (về văn hoá), là điểm du lịch (về kinh tế)? Khu vực ven ngoại và ngoại thành còn khối nét son đấy. Thành phố đã chọn những làng nghề như Bát Tràng gốm sứ, Vân Hà chạm gỗ, Ninh Hiệp buôn thập cẩm. Nếu Huế có nhà vườn thì sao Hà Nội không khai thác những làng cổ, văn vật. Phú Thượng, Mọc có bao nhiêu vị khoa bảng, còn những cổng làng gợi nhớ đến cánh cổng phố làm nên tên phố Hàng Ngang cách nay trăm năm, những cụm di tích đủ cả đình đền chùa, những dòng họ còn nhà thờ, phả hệ, giữ nguyên ngày giỗ tổ... Đi chơi chỗ đấy bây giờ có thể hình dung "ngôi làng lớn nhất nước" đã "hàng phố hoá" như thế nào...
Nhưng đấy lại là sự tìm hiểu, là du lịch văn hoá, thứ hiện nay ta chưa lí đến nhiều. Còn phố cũ thì nó sẽ "vầy vậy", vừa là di sản vừa là chỗ đồng tiền đẻ lãi từng phút từng giây.
TTC-K3 2002