( Trao đổi cùng HCQ, HDDTK3 xung quanh một vấn đề lịch sử, trước đây vào các dịp kỷ niệm 4o năm-1994 và 50 năm-2004 ,tôi đã có một số ý kiến và tham luận trong các Hội thảo khoa học có liên quan tới sự kiện này,nay nói lại để các bạn cùng bình luận)
Nói đến Điện Biên Phủ 1954, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm thường đặut ra những câu hỏi như ĐBP nằm ở đâu trong " kế hoạch Navarre" cũng như chủ trương chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953- 1954 ( theo cách trình bầy của các tài liệu mang tính giáo khoa , phổ biến kiến thức phổ thông, thì " kế hoạch Navarre" bao gồm hai bước, còn chủ trương chiến lược của ta "tập trung mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược ở đó địch yếu nhưng không thể bỏ"- lưu ý ĐBP địch không hề yếu mà ngược lại rất mạnh.
ĐBP dường như là một hiện tượng đặc biệt của lịch sử quân sự nằm ngoài quy luật của các cuộc chiến tranh thông thường. Cuộc chiến tranh Đông Dương kéo dài 9 năm từ 1946 đến 1954 đã kết thúc ở vùng rừng núi thuộc Tây Bắc VN, cách Hà Nội 200km đường chim bay, chứ không phải là ở những trung tyâm đầu não về kinh tế , chính trị, văn hóa - xã hội của chế độ thuộc địa đương thời như Hà Nội hay Sài Gòn, kết cục này nếu xét theo cách nhìn nhận dưới góc độ mang tính chính thống về một thắng lợi "đỉnh cao,có ý nghĩa thời đại" thì dường như không được phản ánh đầy đủ trong cuộc đấu tranh ngoại giao tạii Hội nghị Geneve cũng như kết quả của Hội nghị thông qua các văn bản của Hiệp định Geneve về Đông Dương 1954.
Xét cho cùng tất cả những vấn đề trên hoàn toàn có thể lý giải được, nếu có một phương pháp tiếp
cận và giải quyết vấn đề một cách khách quan và khoa học
Trước hết cần xác định những vấn đề xung quanh chủ trương chiến lược Đông -Xuân 53-54
( theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp c hỉ là kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 53-54, xung quanh khái niệm "chủ trương chiến lược" và việc sử dụng khái niệm này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc). Từ các nguồn tài liệu hiện có như Hoàng Văn Thái- Cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954-nxb QĐND 1984 cho biết, từ tháng 1/1953 Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đã nghiên cứu và xây dựng phương án tác chiến theo chỉ đạo cuả Hội nghị BCH TƯ IV.
Một câu hỏi lớn được đặt ra , đòi hỏi phải có câu trả lời" Chủ lực của ta sẽ đánh vào đâu" nói cách khác đâu sẽ là hướng hoạt động chủ yếu trong hai năm 1953-1954?
Cũng đã có sự cân nhắc khi phân tích để lựa chọn giữa Trung Du, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc( Lai Châu và Nà Sản), câu trả lời cuối cùng là Nà Sản, nhưng bất ngờ từ 8 đến 12/8/1953 H.Navarre đã cho rút bỏ toàn bộ tập đoàn cứ điểm này ( Nà Sản được hình thành theo chủ trương của R.Salan). Vậy là phải xác định lại hướng tấn công chủ yếu của chủ lực . Theo tài liệu trên "Lai Châu không thể là hướng tấn công chủ yếu.Thượng Lào, Trung Lào, Bình Trị Thiên địch tuy yếu nhưng quá xa khó tiếp tế, Nam Bộ chưa có điều kiện đánh lớn, Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ cũng không thể là hướng tấn công chủ yếu,cho nên trước mắt chỉ sử dụng từng bộ phận nhỏ của chủ lực đánh ở đây với mục đích là để rèn luyện.
Tuy nhiên cho đến đầu tháng 9/1953 do đã phần nào nắm được "kế hoạch Navarre" nhưng do chưa có thể nắm được toàn bộ ý đồ chiến lược cũng như phương thức tác chiến của địch, cho nên chủ trương chọn Lai Châu và Trung Lào với mục đích phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Navarre đang tập trung ở đồng băng Bắc Bộ.
Các tài liệu hiện có như Võ Nguyên Giáp- ĐBP điểm hẹn lịch sử, Văn kiện Đảng về ĐBP, các bài viết của các nhà nghiên cứu Hoàng Minh Phương, Trần Trọng Trung ch o biết, từ ngày 19 đến 23/11/1953 Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng đã triệu tập cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông -Xuân 1953-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:
" Hướng chính là Tây Bắc, kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch,tranh thủ nhân dân,giải phóng Lai
Châu và mở rộng căn cứ kháng chiến,uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch,tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tác chiến sau này.Lực lượng sử dụng hai đến ba đại đoàn. Hướng phụ là Trung Lào,lực lượng sử dụng hai trung đoàn.Hướng phối hợp là đồng bằng..." Trước đó vào tháng 10 đã có cuộc họp của Bộ Chính trị để bàn về kế hoạch tác chiếni Đông -Xuân 1953- 1954, Bác Hồ đã kết luận Hội nghị trên tinh thần chọn Tây Bắc là hướng hoạt động chính.
Như vậy Chiến dịch Tây Bắc II đã được khởi động và từng bước hình thành. Ngày 26/11/1953 Bộ tư lệnh tiền phương của chiến dịch đã được hình thành và lên đường đi Tây Bắc bao gồm Tổng tham mưu phó Hoàng Văn Thái, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục cung cấp Đặng Kim Giang và Cục phó cục tác chiến Đỗ Đức Kiên.
Cniến dịch Tây Bắc II dự kiến chia làm hai đợt ( chỉ là dự kiến bởi vì sau này đã có sự thay đổi căn bản so với kế hoạch ban đầu) :
Đợt 1: Đại đoàn 316 đánh Lai Châu, kết thúc vào cuối tháng 1/1954, sau đó nghỉ khoảng 20 ngày để chấn chỉnh và củng cố để tiếp tục đánh ĐBP.
Đợt 2 : Tấn công ĐBP thời gian dự kiến 45 ngày, nếu địch không tăng cường có thể rút ngắn hơn
Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4/1954, sau đó sẽ tiếp tục phát triển sang Thượng Lào uy hiếp Luông Phabăng.
Ngày 6/12/1953 tờ trình của Tổng quân ủy gửi Bộ Chính trị nêu rõ " Thời gian tác chiến ở ĐBP ước độ 45 ngày, dự kiến bắt đầu tháng 2/1954"
Sau này khi cuộc chiến đã chấm dứt, người Pháp cứ day dứt mãi với câu hỏi"Tại sao ĐBP" H.Navarre đã trả lời,mục đích của việc hình thành tập đoàn cứ điểm ĐBP không phải chỉ là " ĐBP sẽ là một cái cối xay thịt nghiền nát chủ lực của VM" mà còn là thực hiện ý đồ ngăn chặn sự phát
triển của VM sang Thượng Lào" nhưng chính giới Pháp lại cho rằng VM hoàn toàn có thể bỏ qua
ĐBP nếu họ vẫn muốn tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc- Thượng Lào.
Tương tự như chính giới Pháp , người VN cũng có thể đặt vấn đề , tại sao ta không tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc -Thượng Lào như chủ trương đã được hoạch định.
@LC: Vậy là thêm một câu hỏi giả thiết : 'tại sao ta không tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc -Thượng Lào như chủ trương đã được hoạch định.'?
Trả lờiXóaVà thêm một nhận thức mới về LS: thực ra ta đã có hoạch định đánh ĐBP trong 45 ngày ngay từ đầu?
LC: đánh thêm Thượng Lào nữa mệt bỏ mẹ. Vả cm ta luôn luôn đặt trong tương quan giữa các thế lực quốc tế (khi thù địch, lúc bạn bồ)
Trả lờiXóaLê Liêm, Đỗ Đức Kiên, Đặng Kim Giang, sao các cụ khéo gặp nhau ở NQ 9 thế?
"Sinh ra trong khói lửa" có đoạn cô Thục kể về phép, anh em Đặng Kim Sơn - con cụ ĐKG - bơ vơ ko ai đón, thấy tội quá, cô Thục lấy xe đạp đèo về nhà
Kim Sơn bảo trường Trỗi chỉ mình tui học ĐH Nông nghiệp. Chắc sư phạm cũng chỉ mình cậu
Thực dân Pháp có con mắt nhìn xa, trông rộng: Điện biên phủ là quân bài quan trọng trong chuỗi đomino của kế hoạch Nava. Điện biên thất thủ thì chuỗi đomino trước sau gì thì cũng sụp, tốt nhất là nghỉ cho khỏe.
Trả lờiXóaMặt khác, Pháp là con nợ của Mỹ, nợ đầm nợ đìa, và Pháp đã có ý định đem Đông dương gán nợ cho Mỹ. Như vậy nếu Pháp đánh tiếp thì càng lún sâu vào nợ, chứ nào có được hưởng sái chi mô.
Ngược lại, Việt minh (VM) là con nợ của Trung quốc (TQ). TQ không thích để VM đánh tiếp (lí do nói sau) mà VM cứ đánh thì cũng mệt.
Thế là ngừng cuộc chiến. Chú hồi đó VM ráng thêm chừng 1 năm (có thể không tới) là "ăn không" cả Viêt nam, biết đâu được cả ... Đông dương.
Một Binh nhì Bộ đội binh chủng hợp thành.
Bài Hay wá, cháu Múc VỀ ĐÂY để Ngâm Kíu. Bài cho ta hàng loạt câu hỏi mới, tự trả lời và tự đưa ra câu hỏi tiếp theo:
Trả lờiXóa1. Các Dấu Hỏi giống bác tualinh.
2. Tại sao ta chọn ĐBP mặc dù nó k nằm trong kế hoạch ban đầu ?
3. Tại sao ta cứ fải liên tục điều chỉnh kế hoạch ? những Thế Lực nào đã tác động vào Tiến Trình này ? Vì Mục Đích gì ?
4. Dù liên tục k được thoải mái TỰ LÀM THEO Ý MÌNH, tại sao ta vẫn liên tục giành thắng lợi ?
5. ĐBP là đòn quá đau cho Pháp buộc họ và các Đồng Minh phải thay đổi thái độ, nhưng tại sao ở Geneve nó lại không có tác dụng lớn như mong đợi: chia tại Vĩ Tuyến 17 cùng hứa hẹn 1 cuộc Tổng Tuyển Cử k chắc chắn là QUÁ THIỆT THÒI cho ta - Mặc dù lúc đó người Pháp gần như CHẲNG CÒN GÌ để đưa lên bàn đàm fán.
6. Tại sao ta không tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc -Thượng Lào ?
7....? 8....?....
HCQ:Cậu xem lại,ĐBP không có trong"kế hoạh Navarre", ngày 20/11/1953 phát hiện Đại đoàn 316 đang di chuyển theo
Trả lờiXóahướng Tây Bắc,y vội cho 6 tiểu đoàn dù nhẩy xuống ĐBP để ngăn chặn ta và che chở cho Lai Châu và Thượng Lào,cũng từ đó ĐBP phát triển thành tập đoàn cứ điểm phong thủ vào loại mạnh nhất ĐNÁ. Sau này chính giới Pháp chất vấn H.Navarre cũng từ chỗ không có trong kế hoạch ĐBP lại trở thành trung tâm điểm của"Kế hoạch NV"
Ngày 20/11/1953 là ngày Nava thực hiện "hành vi Điện biên" theo kế hoạch quân sự (chiến lược quân sự) đã định. Sau này lịch sử Pháp và lịch sử Viêt nam (không rõ tại sao) thường hạn chế nhắc tới kế họach mà chỉ nhắc tới hành vi của Nava.
Trả lờiXóaSau thất bại Điện biên, Nava bị cả nước Pháp chưởi bới dữ dội, trong khi trước đó thì khen con bài Điện biên hết nhời. Quan chức Pháp đua nhau lên Điện biên để mà ... khen Nava.
Thực tình, về chính trị, Chính phủ Pháp (theo hồi kí Nava) đang "...tìm cách thoát ra khỏi chiến tranh trong danh dự. Nhưng về mặt quân sự, Việt minh đang ưu thế, chúng tôi không có khả năng giành được thắng lợi bằng chiến thắng quân sự...".
Sau khi CMT8 thành công,với tầm nhìn của mình,Cụ ko hề muốn làm Chủ tịch,nhưng từ chối ko đc(1).Việc thứ 2 là Cụ cho "giải tán" Đảng(TrChinh chống kịch liệt,hơn nữa việc này gây nhiều rắc rối cho Cụ về sau).Điều này nhằm tránh quân Tưởng,nhưng sâu xa hơn là tránh sự để ý của những lực lượng chống cộng q/tế (đặc biệt là Mĩ)(2)
Trả lờiXóaHòa Pháp ko đc, phải đánh.Thắng c/d Biên giới,nhận đc quân viện,mạnh lên nhưng cũng phải phụ thuộc ng ta nhiều....
TriềuTiên tạm thời đình chiến,Mỹ căm TQ cực độ(chí nguyện TQ đánh tơi bời với liên quân 16 nước do Mĩ cầm đầu).Vì vậy nếu Pháp thua,cộng sản sẽ lan xuống DNA (Mĩ sợ và quyết ko để như vây ),và ta nằm kẹt giữa quyết tâm của 2 thằng to đầu(TQ quyết ko để căn cứ Mĩ gần mình) nên đành phải mang cái ách "sứ mạng lịch sử" ( đ...mẹ nó! )
Lúc này cuộc chiến tay bo Việt-Pháp đã bi q/tế hóa. Chính quyền Mĩ lúc này rất hiếu chiến nên khi DBP sắp thất thủ chúng điên cuồng tăng viện trợ qs,thậm chí định đổ bộ luc quân,hoặc ném bom ng tử(?).
Vậy là lúc này đây,khi đã có c/t ĐBP,ko phải ta muốn làm gì thì làm (theo các kế hoạch trước đây)mà vận mệnh đã nằm trên bàn cờ thế giới,trong tay ngũ cường.Nên phải vừa đánh vừa nghe ngóng....
---------
Không hề đơn giản như HCQ nói đâu!Ở hội nghị LiêũChâu (4-6/7/54) khi ChuÂnLai hỏi "nếu Mĩ ko vào,đánh với Pháp thi bao lâu thu đc VN? ViQuốcThanh trả lời 3 năm,còn Cụ cẩn thân hơn-5 năm ).
(1),(2): Nhờ LC và ace bổ cứu cho tui chỗ này !
@HĐ: mình ko có đủ mọi thứ để 'bổ cứu' đề tài cậu nêu ra,dù vậy vẫn chia sẻ : Thằng tầu nó thâm,nó k0 muốn VM thu cả dải chữ 'S' về một mối nên dọa ta là Mỹ có thể ném bom A nếu ta ko chịu ngồi vào bàn GNV.
Trả lờiXóaRõ đểu,Mỹ mà muốn ném bom A nữa thì đã ném ở cuộc chiến Triểu tiên rồi.
Tôi thấy CP Mỹ khá 'sòng phẳng'tới cùng (theo cách của Mỹ) với những ai có liên quan trực tiếp. Mỹ ném 2 quả A xuống Nhật vì mấy nguyên nhân :
- Muốn thử xem trên thực tế hiệu qủa tàn phá của bom A thế nào.
- Lúc đó chỉ có Mỹ là có bom A,muốn dằn mặt LX.
- Vì Nhật đã tấn công Mỹ trước bằng trận Trân Châu Cảng thê thảm.
Sau này vẫn một kiểu như thế :
-Họ Ngô- NĐD do Mỹ đưa lên,trở chứng cứng đầu phản chủ là thịt.
-Taliban nhờ Mỹ tiếp sức mới đánh đuổi quân LX về nước được,sau phản lại thì mỹ đổ quân vào thịt,vụ 11/9 chỉ là tạo ra để lấy cớ.
- Sa đam Huxen do Mỹ tiếp sức mà theo đuổi được cuộc chiến IRắc-IRan trong 8 năm trời.Sau phản lại,Mỹ đổ quân vào thịt. Nguyên cớ 'vũ khí giết người hàng loạt' của Irắc lại cũng chỉ là ngụy tạo.
- Một tay TT Panama cũng vậy,do Mỹ đào tạo và đưa lên,chỉ cần ko nghe lời, ko dừng việc buôn ma túy là đổ biệt kích xuống dinh TT,bắt đem về Mỹ xử.
Đây là phong cách yangki- cao bồi miền Tây.
Mình chưa đọc được tài liệu nói về việc Mỹ ra đòn tàn độc tới cùng với một nước tương tác gián tiếp với Mỹ. Vì thế mình nghĩ Mỹ ko có ý đồ ném bom A xuống ĐBP.
Bằng chứng nữa năm 1975 Mỹ thua đau đến thế ở VN nhưng có ném bom A đâu.Thế nên nói khả năng Mỹ ném Bom A ỡ ĐBP,ngay cả lúc Truman vờ vô tình xì ra ý định đó cũng chỉ là đòn gió để cùng TQ cố phân chia nước ta mà thôi.
Có ý đồ đấy chứ, a.tuanlinh.
Trả lờiXóaHồi cuối trào Điện biên, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nói riêng với Bộ trưởng ngoại giao Pháp "nếu nước Mỹ "biếu" Điện biên 1 trái bom A?". Nhưng Pháp lập tức từ chối với lí do "vậy thì quân tụi tui ở Điện biên cũg toi!". Ngoài lí do nhân đạo với quân mình ra, anh Pháp đã nợ Mỹ ngập đầu, nay nợ thêm trái bom A thì nợ chồng nợ, chưa kể sự xỉ vả của dư luận thế giới.
Hồi cuối trào 1975, trong cuộc họp nội bộ của Mỹ, cũng đã có 1 quan chức cao cấp Mỹ ướm "hay mình cho VC 1 phát bom A?" nhưng bị "cả làng" chưởi "B52 mà Quốc hội còn không cho xài nữa là, dẹp" (theo cuốn "Đại tướng Tổng tư lệnh VNG, vị tướng của hòa bình" - nặng 4,19 kg).
(tất nhiên về hình thức ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp sẽ không hẳn như câu chữ tui viết ở trên).
Cụ HỒ vân hết công lực, vừa cố hòa với Pháp vừa tranh thủ Mĩ,theo tui là đẻ tránh 1 cuộc chiến,hơn nữa tránh cho VN trở thành điểm nóng của xung đột Đông-Tây.Thực tiễn chỉ ra là cố gắng này của Cụ đã thất bại.
Trả lờiXóaVậy vấn đề cần đào sâu thêm là liệu còn có thời cơ ,thời điểm nào nữa ko ?, mà nếu ta tranh thủ đc ,ta khéo léo hơh thì đã có thể tránh đc cuộc đụng đầu lịch sử với Mỹ?
Mời mọi ng ta cùng thảo luân tiêp!
Theo cảm giác của 1 Chính Trị Gia hạng bét như cháu thì cho đến trước Hiệp Định Paris, VN rất GÀ trong Đàm Phán, luôn chịu phần Thua Thiệt - Đã đành là Vị Thế của ta lúc đó Yếu hơn sau này nên Nói Năng cũng kém Uy, nhưng với những thắng lợi rõ ràng trên Chiến Trường, với Vai Trò quan trọng trên bàn cờ Chiến Lược của mấy tay to, ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn. Việc đánh giá Ta - Địch, Xu Thế, Tương Quan Lực Lượng...hoàn toàn nhìn qua cái Lăng Kính cùa 2 ông Anh.
Trả lờiXóaMấy Anh Giai thì hay dùng CÁI GẬY VÀ CỦ CÀ RỐT: Bảo k nghe là Ông...CẮT. Sao mình k thử Gấu lên 1 fát xem sao - ngay cả 1 ĐÒN CHỚP như vậy cũng chẳng có...HỮU wá, rùi chuyển sang QUÁ TẢ !
Nói chuyện để giải trí, đọc các bác để thỏa mãn tò mò thui ! :-O
@TK8 : 'cháu' kiểu gì mà bình luận quá hay vậy?
Trả lờiXóahihi, Bình...Loạn mà bác TL - Đúng-Sai thế nào k bít, cứ nói Vung xích Chó lên cho Vui.
Trả lờiXóaTheo cháu thì Cụ rất giỏi về QUAN HỆ QUỐC TẾ, TỔ CHỨC, ĐƯỜNG LỐI...còn về QUÂN SỰ thì k nổi bật lắm (Cụ cũng có viết vài tác fẩm về QS, k hỉu sao nó k được tuyên truyền rộng) - Liệu có fải vì thế mà...?
* Khi đang làm kế hoạch ĐX 53-54,ta đã có toàn bộ k/h NaVa,do ĐCSTQ tặng (ViQuốcThanh mang sang).Điều này quan trong đến đâu mình chưa rõ!.
Trả lờiXóa* Chuyện bom A,tới c/t TrTiên và 1954, Mĩ ko độc quyền nữa - vả lại sức mạnh phi nhân tính của nó mọi ng đã biết - nên ném hay ko xuống DBP rất ko đơn giản,theo tui là ko.Nhưng Mĩ rất "máu",chỉ cần Anh đồng ý là Mĩ cho liên quân đổ bộ và thực tế Pháp đã động viên cục bộ,chuẩn bị tăng quân.Phía ta cũng máu ko kém,nếu ko kí ,tháng 10/54 sẽ đánh đồng bằng sông Hồng.
* @tk8 :Cụ PVD ở GNV cũng "bương" lắm chứ! MoLoTop và CAL khuyên mãi ô mới chịu công nhận có quân ở Miên,Lào và mãi mới chịu rút(các cụ rất máu LBDD).Nhưng kiên quyết giữ vĩ tuyến 13 hoặc 14,ko ai thuyết phuc đc.CAL đành phải về thuyết phuc và nhờ Cụ Hồ ở LiễuChâu ,mang sang , vã bọt mép (1 đêm thuyết phục) ô PVD mới chịu.
*Riêng về QS, Cụ vẫn là thầy của VNG.Tư tưởng QS của Cụ là kim chỉ Nam cho VNG trong mọi trường hợp .Ko tin cứ xem các bài nói và viets của Đại tướng!
Nghe các bác K3, K4 cháu thấy mình BIẾT còn ít mà hay PHÁN láo - nhưng cháu thích nói lăng nhăng cho Vui.
Trả lờiXóaRiêng về LBĐD thì cháu đã thấy cái Dã Tâm của các Cụ rùi, nhưng thời thế kcho fép mình Xơi Tái như các Tiên Đế xưa nên các Cụ có lắm BÀI biến hóa...nhưng Chân Lạp bị nhiều nước xâu xé chứ k riêng ta (Lãnh thổ ban đầu của nó bao gồm miền trung và nam Lào và đông bắc Thái Lan), có điều chắc chắn: ý thức MỞ MANG BỜ CÕI và CHỐNG NGOẠI XÂM là sợi chỉ xuyên suốt các triều đại VN, hìhì, giống cái chương trình trên TV: SĂN và BỊ SĂN (HUNTER HUNTED)
Nửa đầu thập niên 50,sự đối đầu Đông-Tây nằm trong xu thế tạm thời hòa hoãn biểu hiện qua tình trạng của Đông Đức và Tây Đức,Nam và Bắc Triều Tiên.Trung Quốc đã tận dụng tối đa xu thế này để chia cắt VN thành hai khu vực, khi đó Bắc VN sẽ trở thành "trái độn" nhằm ngăn cản sự phát triển của Mỹ,tranh thủ xây dựng phát triển KT.Có
Trả lờiXóathể nói TQ đã phần nào thành công trong việc thực hiện âm mưu này. VN bị chia cắt 20 năm,Mỹ sa lầy trong chiến tranh VN. Năm 1972 R.Nixon đến
Bắc Kinh ( chứ không phải Mao Trạch Đông đến 0asinhton),ký thông cáo chung
Thượng Hải,họ "mặc cả,mua bán" với nhau bất chấp cái giá không thể tính được bằng xương máu của người VN.
Lãnh đạo Bắc VN có biết được âm mưu của TQ hay không, hay có biết nhưng phải chấp nhận, vấn đề nay vẫn là một
câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Về Hội nghị Geneve 1954 cho đến nay các tài liệu chính thống cũng đã thừa nhận hạn chế lớn của Hội nghị này thông qua các văn bản của Hiệp định là
đã không giải quyết đồng bộ hai giải pháp quân sự và chính trị- Văn bản chính của Hiệp định là văn bản mang nội dung về vấn đề Đình chỉ chiên sự
trên toàn cõi ĐD,do ông Tạ Quang Bửu ký, còn vấn đề Hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc được thể hiện trong Tuyên bố chung của 8 nước( Liên Xô,Trung Quốc,Anh,
Pháp,Mỹ, Căm pu chia,Lào,VNDCCH,quốc gia VN.), nhưng sau đó Mỹ không ký.
Cho nên cho rằng Mỹ phá hoại Hiệp định Geneve chỉ là một cách nói.
@LC:
Trả lờiXóa'Lãnh đạo Bắc VN có biết được âm mưu của TQ hay không, hay có biết nhưng phải chấp nhận, vấn đề nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.'
Theo tôi biết,biết chứ!quá trình 'biết' bắt đầu từ sau ký GNV,có thể tính kể từ khi lục lượng cán bộ MN tập kết ra Bắc.
Chỉ có điều có thể ta bị 'bất ngờ' vì chuyện đó 'trắng trợn' xẩy ra trong lúc đang ở thời điểm quyết định của đàm phán Pari.Nó tiếp sức cho sự ngoan cố của Nixon,tác hại như một hành động 'phản bội'của 'hậu phương lớn lớn': bật đèn xanh cho Mỹ chơi VN thả ga với mấy câu nói nổi tiếng của MTĐ 'người ko động tới ta,ta ko động tới người',hay 'chổi ngắn ko quét được nhện xa'.Và vì thế mà NDVN lại phải đổ máu thêm nữa.
Sự kiện TH 1972 đã làm lộ nguyên hình chiến lược hai mặt nhằm khống chế VN vì quyền lợi riêng ích kỷ của ĐCSTQ.
Ko thể chối cãi được là nhờ sk TH mà Mỹ quyết tâm hạ độc thủ với VN : ném bom B52 thủ đô HN,nhằm đánh trận cuối cùng dập nát đầu não của VN,ngay sau khi Kit sinh giơ tuyên bố với thế giới 'hòa bình đã trong tầm tay với'.
Tôi nhớ lúc đó,ngay trong lúc đàm phán Mỹ-Trung có một bài xã luận đăng trên báo ND với tựa đề hình như là 'Chiến lược các nước lớn' (không nhớ chính xác đến từng chữ), trong đó có câu kết tội TQ 'mặc cả,mua bàn trên lưng người bạn của mình'.
Vậy 'Chiến lược các nước lớn' là cái gì? Tại sao TQ cứ muốn chia cắt VN?
Xin ý kiến mọi người '8' chơi.
Có mấy thông tin, ae tham khảo:
Trả lờiXóa*)những năm 50,TQ 3 lần bị đe dọa ném bom A,H : c/t TriêuTiên,1955,1958 khi bắn pháo vào KimMôn,MãTổ....
*)Đầu những năm 60,Mĩ định ném bom tiêu diệt những cơ sở nghiên cứu nguyên tử của TQ,nhưng LX ko đồng ý.Mĩ đành chịu.
*)16/10/1964 TQ thử thành công bom A." Đây là ngày đen tối nhất của thế giới tự do " -TT Gionxon nói vậy
*) 3/1969 Xô - Trung xảy ra chiến tranh biên giới trên sông Issurii.
8/69 LX hoàn thành kế hoạch tấn công hạt nhân TQ,thông báo cho các đòng minh châu Âu. 20/8 đại sứ LX tại Mĩ thông báo với Kítinhgio,yêu cầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Mĩ ko đồng ý, cố tình để lộ tin tức cho các báo,28/8 Mĩ công bố ném bom 130 thành phố LX nếu TQ bị tấn công.Mĩ coi LX là đối tượng tác chiến chính va muốn cùng TQ kiềm chế LX.Thang8+9/69 tình hình căng thẳng TQ làm mọi viêc để c/b chiến tranh....
Vậy trên bình diện toàn cầu,đã có sự chuyển hóa bất ngờ : từ chỗ là kẻ thù nguy hiểm,TQ trở thành đối tác của Mĩ,tạo thế chân vạc,Trung-Mĩ hiểu là họ cần nhau thế nào!....và chẳng bao lâu thông cáo T/H ra đời.
Vậy nếu bạn là CAL hay MTD bạn có làm như họ ko ? Chính trị là " con điếm " bẩn thỉu! Với các nước lớn lại càng như vậy!và ta cùng con cháu phải học thuôc bài học này.
Chào bác tuanlinh.
Trả lờiXóaBác théc méc "tại sao TQ cứ muốn chia cắt VN".
Theo tôi TQ không muốn chia cắt VN mô, mà muốn chia cắt toàn thế giới thành 3 phần tươi đỏ, gồm "phe bên này" và "phe bên kia" ("bên này", "bên kia" là ai, là cái gì không quan trọng), bên thứ 3 là bọ.
Tức phải hình thành thế kiềng 3 chân. Bọ ngồi trên núi uống trà coi 2 con cọp (2 phe) đánh nhau, ai thua ai thắng mặc lòng, miễn kẻ thua và người thắng đều kiệt sức là ... bọ thắng rồi.
Chỉ rung đùi uống trà mà thu phục được thiên hạ, ấy mới là cao cơ. Các chú phục bọ chưa, chứ như nhà "chú Tôn Tử", khờ thấy mẹ, chỉ biết đánh đấm, võ biền, hạ sách.
@HCQ : anh lại đưa ra một diễn giải rất thú vị nữa ở tầm ...toàn cầu cũng vẫn dựa trên cơ sở 'thuyết 3 cực' ...của anh.
Trả lờiXóaLiệu có gì đảm bảo chắc chắn TQ sẽ 'tọa sơn' còn 2 thằng kia là 'hổ'. Biết đâu một trong hai thằng 'tọa sơn' quan 'hổ' TQ đấu với 'hổ' -là thằng còn lại, thì sao? :)
Ke ke HCQ : Sao anh cứ mê mải với thuyết 3 cực vậy nhỉ?
Trả lờiXóaVề thực chất Tàu chỉ thích 1 cực do nó làm bá chủ thui.Nhưng thời thế ko cho phép nên nó vẽ ra 3 và bây giờ là 2 cực ( chia TB Dương thành 2, chuẩn là Hawoai).
Không khéo bây giờ thế giới chia ra TQ (+ đàn em )và phần còn lại.VN nằm ở đâu đây??? nhớ là đừng kẹt ở giữa!ko lại thành "điểm tựa" với cái "sứ mạng l/s" bỏ mẹ nào đấy thì ...chết!