Đầu năm nay, chuẩn bị cho loạt bài 50 năm đường Trường Sơn, nhóm phóng viên chúng tôi đến Tân Kỳ – Nghệ An, nơi có di tích và tượng đài kỉ niệm km 0 con đường huyền thoại này. Gặp người lặn lội đi làm hồ sơ di tích, chúng tôi ngạc nhiên thấy ông không trả lời những câu hỏi “Tại sao lấy đây (ngã tư đặt tượng đài) làm ki – lô - mét 0?”, “Sao không thể lấy lên trên, lùi xuống dưới hoặc sang trái, sang phải?”, “Vai trò của làng Ho, khe Hó thế nào?”… Dù sao, loạt bài tuyên truyền về đường Trường Sơn vẫn hoàn thành, in ra. Nhưng nó để lại cho những người thực hiện sự bối rối, có lẽ giống như khi ta xem phim về chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Có những câu hỏi “hiện ra”: quá khứ là cái như ta hằng học, hằng ghi nhận hay chỉ gần gần như thế, khó khăn hơn là không hẳn như thế? Lịch sử gần đã vậy thì lịch sử xa còn di dịch đến thế nào? Nghĩ vẩn vơ, rồi lại nhớ đến câu của Blaga Đimit’rôva, bà nhà thơ Bungari rất thân thiết với Việt Nam thời đánh Mỹ: “Lịch sử Việt Nam trộn lẫn với huyền thoại”.
Sau nhiều “chặng” chinh chiến hoặc dài hoặc ngắn, xen giữa là vài “đợt nghỉ” ngắn ngủi, đến năm 1954, một nửa đất nước bước vào công cuộc “xây dựng”. Tiếng là “hoà bình” nhưng những ngày đó vẫn rầm rập bước quân đi, vì miền Bắc còn nhiệm vụ chi viện, giải phóng miền Nam, đương đầu với chiến tranh phá hoại. Đặc điểm chính trị – xã hội ấy quy định cho công việc của khoa học xã hội nói chung, ngành nghiên cứu sử nói riêng những quan điểm, những phương pháp, cách tiếp cận…, nhiều khi còn hệ trọng hơn cả tính khoa học. Sự kiện, con người, giai đoạn càng gần thì ảnh hưởng trên càng lớn. Cho nên, không lạ gì là thời kỳ này, những nhà khảo cổ, nghiên cứu cổ sử lại được độc lập hơn bên cận đại. Làm sử hiện đại càng khó…
Chẳng hạn, người Pháp sang xâm lăng, chấm dứt nền độc lập Đại Việt đã kéo dài ngót hai nghìn năm, thế thì đương nhiên đã là người Pháp thẩy đều là thực dân; những gì họ “bỏ lại” đất nước này chỉ để phục vụ cho sự đô hộ. “Giặc núp sau bóng chúa”, nên ảnh hưởng của những giáo sĩ tạo lập gia quốc ngữ, đào tạo nên lớp trí thức, văn nghệ sĩ thuộc địa phải bị hạn chế. Chẳng hạn, những ai Để mất nước vào tay quân Pháp, triều đình Nguyễn, đương nhiên phải mắc tội tày đình nhất. “Cõng rắn cắn gà nhà” mặc nhiên là dấu vết duy nhất vương triều này để lại. Sự ngắn gọn, chắc nịch của thành ngữ được vận dụng hằn một vệt quá sâu trong các nghiên cứu, phổ biến ra sách giáo khoa, để rồi “đóng đinh” trong nhận thức xã hội. Rồi đương nhiên tất thảy những gì, những ai dính líu đến Tây thì đều xấu xa, “tay sai phản động”.
Những năm sáu mươi có lẽ là “cao trào” phê phán nhà Nguyễn. “Quốc sử quán” - tức Viện Sử học, sách giáo khoa… đều khẳng định cách nhìn này. Cũng khó làm khác đi vì đó là thời chiến, khoa học xã hội phải phục vụ các nhiệm vụ chính trị, chưa hẳn được tồn tại hoàn toàn với những mục đích tự thân. Nhưng ngay từ thời kỳ đó, không phải đã không có những nhận thức “khang khác”. Theo GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử ngày nay, chính viện trưởng Viện Sử học hồi ấy, ông Trần Huy Liệu, từng “thổ lộ”, tất nhiên không công khai: “Nói Tây Sơn có công thống nhất đất nước tôi cứ thấy thế nào…”. Đây là điều khả dĩ thống nhất với đánh giá của Trần Trọng Kim (người ông Liệu rất không ưa) trong Việt Nam sử lược, rằng Nguyễn Phúc ánh đã “đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương nam”.
Kể thì cũng lạ. Bởi vì trước Trần Trọng Kim, sử liệu và vô số những đánh giá khác đã cho thấy cả những điều tích cực về nhà Nguyễn. Lê Quý Đôn, một “người của chúa Trịnh”, khi nhậm trị ở Thuận Hoá đã viết trong Phủ biên tạp lục về một Nguyễn Hoàng rất đẹp : “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yêu tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp. Hằng năm nộp thuế má để giúp việc quân việc nước, triều đình cũng được nhờ”.
*
Đất nước yên hàn. Mối nguy trực tiếp, sát sạt về một sự đe doạ từ bên ngoài đã tàm tạm lùi ra xa, khiến người có quyền định đoạt không còn khiến các khoa học xã hội như một công cụ. Đó là những điều kiện để giới nghiên cứu được độc lập theo đòi một phương pháp khách quan, khoa học, tôn trọng sự thực lịch sử hơn. Những tư liệu xuất hiện dưới dạng gốc, chứ không phải “thứ cấp” hoặc bị cắt xén. Những nhà nghiên cứu viết điều mình nghĩ. Những “đa”, “đề” cỡ Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giầu, Võ Văn Kiệt che mát các hoạt động khoa học. Các hội thảo đã sôi nổi cả về phần “thảo”, chứ không chỉ là cái “hội” với mọi thứ đã “nhất trí cao” trước khi diễn ra. Sáng ra một hình ảnh Phan Thanh Giản giầu lòng yêu nước thương dân, vì trung quân mà bị đóng đinh trong câu “Phan Lâm mãi quốc / Triều đình khí dân”. Sự hình thành miền đất Nam Bộ được gắn liền với những tên tuổi “khả nghi” kiểu Lê Văn Duyệt, hoặc chưa mấy ai biết đến, như cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích – những cựu thần phục Minh phản Thanh từ Trung Hoa chạy sang khai phá…Tháng 10 – 2008, hội thảo “”Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19” do Hội Khoa học lịch sử và tỉnh Thanh Hoá gây ảnh hưởng lớn theo những chiều khác nhau. Thu hút lãnh đạo, nhân dân “Quý hương” – tỉnh Thanh, các dòng hoàng tộc Nguyễn, đã đành, nó quy tụ nhiều tên tuổi trong giới nghiên cứu các vùng miền, cả giới khoa học Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc… Thời kỳ “Quảng Nam quốc” sáng lên với công cuộc nam tiến, chinh phục xong tộc Chăm… Các vua Nguyễn, điển hình là Minh Mạng, được tôn vinh với công hoàn thành thống nhất lãnh thổ, quản lý hành chính. Về văn hoá, hiếm có một vương triều nào để lại được ba di sản được UNESCO công nhận như nhà Nguyễn với cố đô Huế, phố cổ Hội An (vật thể) và nhã nhạc cung đình (phi vật thể). Những nghiên cứu có tính phát hiện rất thú vị, như Hội An đánh dấu một tư duy mở, giao thương ra thế giới và khu vực, khác hẳn cách nghĩ bảo thủ, khép kín, độc tôn của phong kiến, càng khác cái “bản chất” “sợ biển ngại rừng chỉ loanh quanh đồng bằng của người Việt”. Như Nho giáo Đàng Trong có tính chất “dân gian”, thực tế, không quá “cử tử trường ốc” như Đàng Ngoài… Như Tây Sơn, thật ra là một phong trào nông dân với đủ cả nồi da nấu thịt, tranh giành quyền lực… Vai trò chúa Trịnh cũng khác, chả phải chỉ gây ra sự phân tranh, họ cũng thúc đẩy cuộc mở mang lãnh thổ.
Dầu sao, trong “nẻo rẽ” mới, các nhà khoa học đủ tỉnh táo để nhận rằng bên cạnh những điều được bổ sung trên, nhà Nguyễn vẫn là anh để mất nước. Công là công, tội là tội, không thể quên được một Nguyễn ánh đã mời 5 vạn quân Xiêm sang, ký hiệp ước Versailles với Pháp. Độc tôn Nho giáo, khinh bỉ lũ “ngạ quỷ hồng mao”, nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu, để mất nước là đương nhiên. Và cũng chả thể xoá bỏ những gì Tây Sơn đã làm được. Đó là sự khách quan về phương pháp, đem lại sự công bằng lịch sử. Người xưa có những giỏi giang và hạn chế khác với thời nay, bắt họ phải giống ta là vô lối.
Mang lại nhiều tư liệu, nhận thức khác trước, hội thảo trên không chỉ có ý nghĩa với triều Nguyễn, tỉnh Thanh, mà còn đánh dấu mốc về phương pháp, mức độ chuyên nghiệp hoá việc nghiên cứu sử. Những giả cứ, phẩm bình không thể “nhất trí” ngay, theo người ta về lọ mọ tìm hiểu thêm, là cái được của hội thảo. Hình như là có thế thì Ăng – ghen mới bảo “lịch sử luôn luôn phải được viết lại”.
Thế giới “phẳng”, nhiều thông tin, cứ liệu mới về các giai đoạn, nhân vật, sự kiện trong quá khứ tiếp tục được đưa ra, khiến ta rơi vào những nỗi bối rối khác. “Lịch sử như một sợi chỉ”, hình dung ấy thật tù mù mà cũng chả chính xác, nhưng lại ám ảnh dai dẳng. “Sợi chỉ” thì có thể rút ra cho “kim chỉ có đầu” được, nhưng có khi lại thật rối rắm, càng gỡ càng rối. Nhưng nói thế là muốn thể hiện cái cảm giác bất chợt xuất hiện khi nhìn vào những “lỗ hổng” chưa được khoa học lịch sử giải quyết, hoặc những phát hiện “mới tinh” đòi hỏi sự nhìn nhận không thể giống cũ.
Chẳng hạn, cái nhận thức ta có 4000 năm lịch sử, một ngày đẹp trời được “nói lại cho rõ” là “mấy nghìn năm” thôi, tức là chưa dài lâu đến thế đâu. Ta đinh ninh đất nước từ Âu Lạc, An Dương Vương tới nay có ngọn nguồn từ nền văn minh sông Hồng, trung tâm là người Việt, cứ thế lan toả xuống phía Nam, và kiên cường trụ vững trước thế lực từ phương Bắc. Nhưng nhiều nghiên cứu mới đây cho biết trên những vùng đất “quy tập” về Đại Việt đã có cư dân, thổ ngơi, văn hiến riêng biệt, không thể cứ “duy văn hoá người Kinh” mà soi chiếu. Nhu cầu về sự thống nhất trong tinh thần dân tộc, rất cần thiết, đã có lúc làm đơn giản nhiều sự kiện có ý nghĩa rất lớn nhưng phải được nhìn nhận đa chiều. Hà Nội chưa khôi phục lại tên phố cho công chúa Huyền Trân vừa chưa thoả đáng với người con gái hy sinh thân mình cho vương triều Trần thu được một vùng đất lớn, vừa che đi một mảng về sự mở mang cương vực của đất nước. Hoặc sự kiện cuộc mít tinh ngày 17-8-1945 ở Nhà hát lớn, bên tổ chức là Tổng hội Viên chức - tất nhiên lập thời Trần Trọng Kim - đã để Việt Minh cướp diễn đàn, thì liệu có ai trong đó lại là cộng sản?
Dường như cách đây hơn bốn chục năm, khi đề cương Lịch sử Việt Nam, cuốn thông sử của thời đại còn đang được tính toán, đã có một vấn đề đặt ra, rằng nên “nghiêng” về mảng dựng nước hay giữ nước? Nói theo cách khác, đây là tương quan giữa “võ công”, để mở mang, bảo vệ đất nước, với “văn trị” - để cho nó ổn định, phát triển. Thời phong kiến xếp “sĩ” lên đầu, còn “thương” đứng sau cả “nông, công”, nay có nên dùng lại thứ bậc ấy? Chuyện chưa đi đến đâu, nhưng rõ ràng đến nay đây vẫn còn là thời sự.
Là bởi vì “quan điểm” “được làm vua thua làm giặc” đã là chính thống trong nhiều thế kỷ làm sử. Hồ Quý Ly hạn chế số ruộng đất, nô tỳ của quốc thích nhà Trần, phát hành tiền giấy thay tiền kim loại, xứng bậc nhà cải cách lớn. Nhưng ông thường bị coi là một “điểm đen”, không thể sánh với Trần Thủ Độ – cũng “cướp ngôi” đấy chứ, vì đã để mất nước vào tay quân Minh. Nguyễn Huệ dùng binh cái thế trước quân Xiêm, Mãn Thanh, dễ được “quên” đi những chuyện ông lục đục với Nguyễn Nhạc. Chính vì sợ hở lưng với ông anh cả mà Nguyễn Huệ không thể truy đuổi Nguyễn ánh về phương Nam đến tận cùng, để rồi sau này bị quật lại. Kế vị ông, Quang Toản cũng xử với con Nguyễn Nhạc khá tệ. Đấy có phải là một lý do để Quang Trung, sau khi thống nhất sơn hà, không định đô ở Thăng Long với đám “kẻ sĩ Bắc Hà”?
Đấy là chuyện xa xa. Còn gần gụi thì những gì có đóng góp cho cuộc sống phát triển trong lòng một chế độ chính trị bị phụ thuộc ngoại bang vẫn “lép” so với những người có công đánh bật ngoại bang ấy đi. Buôn bán như Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi, làm báo, trước tác như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, vì đều là trong “thời Tây”, thành thử đều “có vấn đề” cả. Thợ nấu ăn ngon, con hát giỏi càng vắng bóng. Họ rất phức tạp. Nhưng thời thế nó thế, công tội đến đâu đều nên minh xét. Đơn giản hoá cuộc sống, phân định mọi thứ đều ra “bên địch” với “bên ta” không phải là một thái độ khoa học khách quan, vì thật hiếm có ai thập toàn như Nguyễn Trãi, giai đoạn nào “trong vắt” như thời Lê Thánh Tông, và ngược lại.
Ta hằng trách học sinh, thanh niên không quan tâm, bàng quan tới môn học lịch sử, thuộc sử Trung Hoa – giờ đây là sử Hàn Quốc – hơn sử mình. Điều ấy có thật, và lý ra thì nhiều nguyên nhân lắm. Nhưng định hình, “là” phẳng, “trói chặt” quá khứ vào một hình hài nhất định, “mầu” thì chỉ hoặc trắng hoặc đen, không coi nó là một đối tượng còn “cựa quậy”, diễn biến để tìm hiểu tiếp tục thì chính những người có tuổi cũng thấy nhàm.
Trường Chiến K3
Thằng bạn mình tài thật,kiến văn đầy ăm ắp,cứ cham nhẹ vào lại trào ra,chảy thanh dòng.Văn tài giống cha,nhỏ nhẹ dễ thương giống mẹ,chả thế mà dẫu đã 60 nhưng hễ đi đến đâu là lại" sinh chuyện" gió trăng!,chẳng hiểu đáng thương hay đáng trách?(nói be bé thui kẻo cái H nó nghe thấy).
Trả lờiXóaLịch sử thường bí ẩn, bởi vậy mà nó hay khiến ng ta cứ phải đào bới. Nói tới quân sử,mới chỉ cách nay có chừng 40 năm,mà biết bao sự kiện lớn vẫn chưa có tiếng nói cuối cùng.
*Chẳng hạn sự kiên Tết MậuThân,cho đến nay vẫn chưa có kết luận ai là ng đề xuất chủ trương?-ng này nói NCThanh,ng kia nói VTDũng(bàn riêng với LDuẩn trong 1 ngày đẹp trời nào đó...).Lại có ý kiến đây là sản phẩm của VNG- mà kì thật,khi sự kiên xảy ra,lúc cần đến ô nhất thì TTL lại đang ở phương trời Tây,xa lắc!
Đã đành đây là một chiến thắng có tính bước ngoặt:"đập tan ý chí xâm lược của ĐQM",nhưng như dại tá HồKhang(viện phó VLSQS)nói:khi LĐThọ đến chỉ đao tổng kết đã khẳng định(đại ý):chỉ để đánh bại ý chí ĐQM thì cần gì phải hy sinh nhiều đến thế,chấp nhận thiệt hại nhiều đến thế?(để mãi 3 năm sau ta mới gượng lại đươc).Ko hiểu trong sách giáo khoa ở HVQS cấp cao bình sư kiện này ra sao nhể?
Lại chuyện QTrị 81 ngày đêm,ko hiểu với muc đích va quyết tâm chính trị gì mà mỗi đêm cho 1 đại đội vượt sông ThHãn vào thành cho phi pháo nó xay?,cuối cùng ko chịu nổi lai phải rút.
Các bạn thử phân tích giùm tui,ý nghĩa của c/t này ở chỗ nào?
Một chút vậy đẻ ace mình cùng "8".
HĐ:Chuyện xung quanh Tết Mậu thân 1968
Trả lờiXóatớ cũng có một bài tham luận trong Hội
thảo nhân kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước (2005),chắc sẽ gửi lên blog cho cậu đọc chơi.
Chuyện Mậu thân đúng là sự việc rất phức tạp trong mối liên hệ Mỹ - VN - LX - TQ. Thằng em này cũng mới xem xong 1 số tài liệu về nó, rất "ngứa ngáy", nhưng chắc đợi hết WC'2010 "đi Nam Phi" về rồi sẽ có bài hầu các đại ca.
Trả lờiXóaHMK6
Chào LC:Cậu post nốt bài ĐB đi sau là Tết 68.Bọn mình đang chờ.
Trả lờiXóaHôm vào SG nghe TL nói cậu có những kiến giải riêng về GNV mình thấy cũng thú vị.Hẹn cậu ta sẽ thảo luận v/d này sau nữa nhé!
@HĐ,TC : nhà sử học LC luôn mồm nói về 'nghề' như thế này : môn sử là môn làm việc với người chết! nên không có gì phải nói cả,không có gì phải nói... vv..
Trả lờiXóaHôm TC ghé SG,trong bàn nhậu tán chuyên loanh quanh thế nào lại động tới 'sử'.LC kết một câu xanh rờn: 'sử' có cũng được,ko có cũng chẳng chết ai,mấy nghìn năm chưa chắc hơn vài trăm năm!Anh ấy dẫn chứng : nước Mỹ lịch sử mới chỉ có chừng 300 năm,nhưng nó là 'bố thiên hạ'. 'Sức mạnh mấy nghìn năm lịch sử' của thế giới Ai cập,của Trung hoa đại lục...cũng phải kiêng dè nó-thằng 'vài trăm năm'...và rút ra nhận xét kiểu 'sử' là 'món ăn chơi' của 'chính trị',vì 'sử' ko có sức mạnh 'hiện hình'?
Thoạt đầu nghe thấy thế,toi rất ngạc nhiên,nhưng để ý thấy mắt LC hấp háy thành ra nghi ngờ: cha này ắt có ẩn ý gì đây?
...Nhưng dù là thế nào chăng nữa, thằng bạn già này mà nói lên thành lời những câu ý tứ 'phủ định' cái nghề 'hắng' dốc lòng theo đuổi cả đời thì phải là một 'đại cao thủ' trong môn phái của mình?
Có phải thật thế k0 các anh?
Tôi có cuốn tài liệu của tướng Lê Quốc Sản, có đoạn nói về Mậu Thân và hậu Mậu Thân - gói gọn trong khu vực Khu 8. Vui có, buồn có.
Trả lờiXóaVề Mậu Thân 1968 cháu xin ti toe vài ý, dù sao Cha cháu cũng là 1 trong những Tác Giả của Đồ Án này, cũng như nhiều PHỤ HUYNH TRỖI, ông là 1 CHIẾN LƯỢC GIA:
Trả lờiXóa- Mậu Thân 1968 ta THẮNG hay THUA thì CÒN PHẢI BÀN.
- Nếu coi là THẮNG thì cũng k Ngọt Ngào như ĐBP, tuy nhiên:
- Quan trọng là ta buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và Thế Giới + Dân Mỹ + mấy Anh Giai thấy được THỰC LỰC của Việt Cộng, từ đó có thái độ thuận lợi cho ta - lúc đó họ Mù Mờ nên Lừng Khừng lắm !
- Hiệp định Geneve đã được chọn, việc kết thúc ĐBP trước phiên đầu tiên 2 ngày chỉ là Tình Cờ; còn Hiệp định Paris thì khác hẳn: nhờ Mậu Thân 1968 và hàng loạt các hoạt động sau này, họ mới chịu ngồi vào, ở đây 2 bên Cù Cưa, Đòn Thế, Gặm Nhấm nhau từng miếng và mấy Anh Giai k thể CAN THIỆP QUÁ SÂU như Geneve.
- ACE mình cũng NGƯỜI TRẦN thôi, nhưng vì k được dạy Sử đúng đắn nên càng muốn biết Sự Thật, nhất là cái Sự Thật có Cha Anh mình tham gia.
------------------------
THAM KHẢO:
- Kế hoạch tổng tiến công chiến lược xuân 1968 ra đời như thế nào?
- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA ĐÒN TIẾN CÔNG
CỦA TẾT MẬU THÂN
TL: giờ là thời của họ Vi rồi. Sẽ là Vi Tiểu Chiến , nếu có, ko phải Lệnh Hồ gì đó nữa
Trả lờiXóahôm trước cậu nói "bế tắc" vì thấy tham sân si xấu xa, vô đạo đức, nhưng lại tạo điều kiện cho phát triển (đại loại thế nhé). Đó là một "tâm trạng trí thức", biết và chấp nhận, ko vùng vẫy tranh đấu nữa, nhưng vẫn "ấm ức". Vì thế trí thức bị coi là lừng khừng, hoài nghi, luôn luôn mâu thuẫn.
LC nói câu trên, mình nghĩ nghiêm túc đến chín phần. Lịch sử chỉ nhắc người thắng cuộc thôi, hoặc anh thua thôi. Những sắc thái lờ đờ nước hến - vốn rất nhiều - thì ít lên được. Nên ai bàn lại bàn thêm cái gì đó đã khẳng định thì dễ là thừa, là xa xỉ rồi. Anh làm sử hay có "tâm lý người thừa" là thế.
Đây là tớ "lái" ý LC đi một chút, ngoài ra , nó có những cái ý riêng khác của nó
Lịch sử luôn đầy rẫy những lộn xộn, trớ trêu, nhất là những lúc thay đổi nhiều, ko ổn định. CM Pháp vĩ đại vậy mà xơi béng luôn ông Robespiere - là một tác giả của nó. Ông Rugiê đơ Lislơ tác giả Mác xây e, quốc ca Pháp, làm bài ấy để cổ vũ lính tráng bảo vệ nền cộng hoà đang bị nước Phổ quân chủ tấn công. Khi cả nước Pháp hát Mác xây e thì ông này chán những máu me, khẩu hiệu, đám đông lật đổ, trật tự mới..., từ chối phủ định phe bảo hoàng, thế là ăn đòn của cách mạng, nhờ là tác giả bài kia mới thoát. Nghĩa là tư tưởng của cách mạng khi đã chuyển dịch vào đám đông sẽ rất khó lường, làm ông trí thức ngơ ngác, cuống cuồng. Cái tâm lý trùm chăn ko hành động từ đấy mà ra
Dạo này bờ nốc của chúng ta nóng ran lên rồi. Được cái khi bàn chuyện nhạy cảm, ai cũng có cách nói bình tĩnh, an toàn, khiến nhiều khi khó nắm hết ý định nói. Đấy là điều phải chấp nhận thôi. Nhưng các bố viết tắt nhiều quá khiến con dân phải đoán mệt bỏ mẹ
@TC : cậu trở lại 'chỗ hỏi' CLBDS là CLB Dân Số à,để 'nói chuyện' với 'Nhậm Doanh Doanh' đi nào. 'Vi' hay 'Lệnh' cũng là thằng 'củ khoai'cả thôi,nên thế nào cũng được. Chả việc gì phải lúng túng là có chính danh không. :)
Trả lờiXóa@TL,TC:Tui vừa lượn sang chỗ Nhậm tiểu thư + trỗi k6 thấy blog k3 bị để ý rùi,vậy là khó tán láo các cậu ạ.Với mình cứ vài ba câu nghiêm chỉnh lại phải có 1 câu " đểu" - ko thế ko chịu đc!
Trả lờiXóaHu hu biết làm sao giờ?
" Sử làm việc với ng chết,có cũng đc,ko có cũng chẳng sao "- thế thử hỏi vì đâu mà cả ngàn năm nay (và có lẽ cả vạn năm tiếp nữa ) sử lại bắt nhân loại tốn nhiều giấy bút,nhiều thời gian và tâm lưc đén vậy nhỉ?
Trả lờiXóaNếu ko có môn khoa học đc gọi là lịch sử,ko có văn học dã sử, những truyền thuyết từ thủa xa xưa về gốc tích loài người và những thành công, thất bại của nó trong suốt hành trình dằng dặc cả ngàn năm thì cuộc sống tinh thần của chúng ta ngày hôm nay sẽ nghèo nàn biết nhường nào !.
Tôi trộm nghĩ câu nói đó chỉ là sự dằn dỗi đáng yêu của LC nhắn gửi ai đó thui!.... " Thâm trầm uyên bác như tao,xứng đáng là cây đa cây đề như tao...mà sao chẳng thấy....!
Tui cứ tự nhủ chịu khó chờ đợi cho đến ngày thằng bạn mình bước lên đài vinh quang.
Sống ,uống bia,tán láo để câu giờ!
HĐ:Tớ đồng ý với cậu (có sửa một chút)
Trả lờiXóa"đài vinh quang:Sống,uống bia...câu giờ" nói cho "vuông"là tứ khoái.He he
Cám ơn Tk8, 2 Tài liệu tham khảo rất hay.
Trả lờiXóaHMK6
TC:Cậu nói tới Cách mạng TS Pháp,nhưng đây chỉ là cách mạng "cung đình" mới chỉ giải quyết được cái thượng tầng là cuộc cách mạng không triệt để, Cách mạng công nghiệp Anh mới đáng chú ý, C/mạng Nga 1917 của Lê nin cũng chỉ một bản sao của c/m Pháp .Mỹ không cần c/mạng vì đã có tiền đề từ Anh.
Trả lờiXóaCó lần cháu nghe loáng thoáng thế này: "Làm nên cuộc Cách Mạng là những kẻ Cuồng Tín; Hưởng thụ Thành Quả của cuộc Cách Mạng bao giờ cũng là những tên Vô Lại" - Bác nào bít câu này của nhà Hiền Triết nào ? nguyên văn ông ta fát biểu ra sao ?
Trả lờiXóa@TK8: Dù ko tìm được văn bản gốc, nhưng có thể kết luận câu "Làm nên ..." là của Troski.
Trả lờiXóaChỉ có ông ta sau khi chứng kiến quá trình giành quyền lực trong Đảng Bonsevic Nga và Nhà nước LX mớiđủ sức rút ra kết luận đó!
4 SG
"Kể làm chi truyện đã qua!",
Trả lờiXóavà Lịch sử là Sử của lịch!
Tìm về truyền thuyết đi TC ơi,
mình đang vậy.
XN.K3
XN: Truỳên thuyết nào, cho mình biết với
Trả lờiXóaNhiều lần ru "cái lịch sử mày ngủ cho ngoan..." rồi, nhưng nó cứ ngọ nguậy
@TC : ý XN.K3 là sử 'Việt cổ' kể từ thời Kinh Dương Vương.
Trả lờiXóaAE: Hắc công tử HXN thích huyền sử tức là thích đi vào cái....MÔNG ..lung!
Trả lờiXóaHè hè!Đọc 2 bài tham khảo TK8 đưa ra là của các chuyên gia "lề phải",họ khó nói dc gì nhiều hơn thế.
Trả lờiXóaNếu kết hợp với những nguồn khác thì
*)VNG có vai trò ko "sáng" như đáng lí phải có, trong suốt quá trình ra quyết sách Mậu Thân.Nguyên nhân vì sao? - do ô ốm? - do bất đồng quan điểm với ô Ba? - bị vô hiệu hóa....( di Hunggari từ 9/67 đén 2/68). Điều ngac nhiên nữa là ko thấy nhắc gì đền HVThái,1 yếu nhân của BTTM ,trong khi nhiều nhân vật khác kém q/t hơn đc nhắc hoài hoài...
*)Vai trò của Cụ? Ta thấy Cụ còn minh mẫn kinh khủng - những đánh giá của Cụ về bản báo cáo của BTTM,sau này THEO DIỄN BIẾN THỰC ,ĐÚNG HOÀN TOÀN!.Hình như,theo tài liệu nước ngoài,Cụ bỏ phiếu trắng khi hop BCT (và còn chuyện giật gân trong chuyến bay về từ TQ mà VũKì kể mãi sau này !!!)
Như vậy là có 2 trong vài năm bộ não xuất sắc nhất của bộ thống soái ko măn mà với kế hoạch MT 68.
Tài Năng, Đức Độ, Quá Trình của cụ HVThái thì khỏi fải bàn rồi. Cái chức PHÓ TTM trưởng chắc cụ không MẶN, vì cụ đã từng là TTM trưởng đầu tiên. Năm 1967 cụ là Tư lệnh bộ tư lệnh miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy miền, nên có thể k tham gia họp bàn kế hoạch và thậm chí kcòn trong Quân Ủy TW - cháu có sưu tầm dược danh sách ỦY VIÊN QUÂN ỦY TW trong giai đoạn này, hình như là 14 cụ, quăng đâu mất tiêu rùi, bác nào có Pót lên đây nhá !
Trả lờiXóa