Bài TL đưa ra là chuyện đùa.Nhưng có những cái VN nhất thật sự theo nghĩa đen (hoặc trong top của thế giới),tôi thử liệt kê và moi người cho ý kiến: *số người VN chết hàng ngày do tai nạn giao thông *số thiếu nữ nạo phá thai hàng năm / số nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ *số bằng giả (các loại)- hoặc số bằng thật nhưng học giả / tổng số bằng cấp. * sồ quái thai được sinh ra hàng năm / tông số trẻ sơ sinh. *số bom đạn /đầu người đân hoăc số bom đạn chưa nổ,hoặc diện tích đất chưa được làm sạch bom mìn,sạch dioxin.(theo tốc độ don dẹp như hiện nay thì phải 300 năm nữa) * số lượng sĩ quan cấp TÁ,ÚY đứng đường để làm nhiệm vụ /tổng số sĩ quan công an ( ở các nước khác, đứng đường chỉ cấp sĩ là chủ yếu) *nếu biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng theo đùng kịch bản đã đc tính toán thì VN sẽ nằm trong sồ vài nước bị thiệt hại nhất......
HCQ: mình lại thấy cái khía cạnh vui. Ở chỗ người trẻ tuổi (chắc phải là trẻ rồi) hôm nay nghĩ ngợi rất đa dạng, ko đồng phục như thế hệ trước. Nhìn thấy cái dở của cộng đồng, họ ko cáu kỉnh, bực dọc (hay là đã qua đận ấy rồi) mà thể hiện ra theo cách rất hóm. Hóm nên dễ đọc, nhiều người phổ biến, tức là nhiều người được "giáo dục" hơn hẳn kiểu xã thuyết lý luận nặng nề. Họ cũng rất kì công "chạy" qua nhiều lĩnh vực, từ thể thao, kinh tế đến văn hoá này nọ, chứng tỏ một tri thức rộng rãi. Tóm lại là tớ thấy tin tưởng vào họ, đỡ bế tắc. VÀ hình như là TL cũng phải lặn ngụp mãi trong biển mạng mới lọc lựa được cái "dễ tiêu" như thế này
@TC,HĐT-K3: Chẳng là kỳ Nghĩa có góp ý blog K3 ít chuyện cười quá. Mẩu chuyện vui nho nhỏ thì vô thiên lủng trên mạng, nhưng có vẻ nó ko gây chú ý được với dân bloger K3 mình. Cái chuyện hài này có cái gì đó theo phong cách của Aziz Nesin (kiểu 'Con chúng ta giỏi thật'),lại dùng lối nhà báo đưa tin, ở đây rất hợp.
Bên 'Út Trỗi' dẫn một bài khá hay, cóp lại ở đây , mời AE vào đọc và xin cho biết cảm tưởng.
TL:Kỳ Nghĩa chỉ cười mỉm, làm sao cho bạn ấy cười thành tiếng, thoả mãn được khó thay Tớ có chuyện này, thực 100%, vào loại nửa cười nửa khóc, và hơi hơi liên quan đến bài cậu đưa. -Cách đây chừng năm năm, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đăng trên Thể thao văn hoá mục "Thói hư tật xấu người Việt qua mắt (đại loại) các cụ xưa". Trên các báo đầu thế kỷ 20, cụ Phan Bội Châu chê thói chuộng hư danh, học lấy cái oách, cụ Phan Chu Trinh chê không thiết thực, cụ Ngô Đức Kế bảo hay đem con mắt trong luỹ tre làng xét đoán thế giới bên ngoài, rồi Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng... - Một tờ báo mạng nhánh của Vietnamnet mời ông Nhàn đến phỏng vấn trực tiếp. Đại loại "ta đã có Lý Thường Kiệt, Nguyễn TRãi, lê Lợi, Quang Trung..., sao có thể nhiều thói tật thế?". " Vậy thì truyền thống dân tộc, ông kê ra thế, toàn cái xấu xa ư?". "Ông có nói với con những chuyện xấu ấy ko, và rút cục thì chúng nó có tránh được những tật xấu ấy ko?". Đến câu này thì ông Nhàn bảo "Tôi ko thể nói chuyện thế này được", và bỏ về. - Báo ấy đăng lại nguyên văn phỏng vấn. Trên phần bình luận lập tức xuất hiện hàng chục ý kiến đập ông Nhàn, rằng bôi xấu dân tộc, ko yêu quá khứ, vọng ngoại - Liền lập tức hàng loạt blog lên tiếng, cho rằng báo ấy kích động bạn đọc, hỏi những câu kiểu "đấm dưới thắt lưng", rằng ông Nhàn có ý tốt, muốn dùng lời các cụ thức tỉnh sự mê muội, chỉ nhìn thấy mặt ưu điểm, vốn là nhận thức quen thuộc của nhiều người - "Công luận" blog đanh đá quá, đến nỗi báo mạng kia phải giỡ bài phỏng vấn và những lời bình "bị kích động"
Kể ra thế để thấy thế giới thông tin hiện nay rất đa chiều , nó khiến ai đó khó có thể "cả vú lấp miệng em", "đóng cửa bảo nhau" như trước. Hình như có những trang nhiều chuyện cười lắm KN ạ
TL,HĐ: Tinh thần dân tộc là một tài sản quý giá, suốt bao nhiêu cuộc chống ngoại xâm đã được kiểm chứng. Không có nó thì đã chả tồn tại dân tộc, đất nước, quốc gia, những khái niệm rất thiêng liêng.
Nhưng sang thời xây dựng thì niềm tự hào ấy không thể không điều chỉnh. kém cỏi, dốt nát, lạc hậu mà cứ ta nhất, ta ko có gì dở cả, thế nào cũng ko tiến bộ được. Rất buồn cười là vừa tự tôn vừa tự ty. Nhược tiểu đấy, chẳng dám và cũng chẳng thể "tay bo" về bản lĩnh làm chủ cuộc sống của mình,nhưng lại đóng kín cửa, ko ngó sang nhà người mà bắt chiếc.Nhezavitximot nỗi gì! Đầu thế kỉ trước có những "Người Mỹ xấu xí", rồi "Người TRung Hoa xấu xí", để rồi sau họ cưỡi lên đầu đám nhược tiểu. Dường như là muốn đánh động tình trạng "căn bản chưa thức tỉnh" như TL nói, ông Nhàn sưu tập những tư tưởng trên của các tiền nhân trong báo chí đầu thế kỷ. Đăng báo trước để làm thuốc thử. Rồi ra sách. Lão ấy làm bài bản đấy chứ
@HĐ,TC : Thấy được cái 'xấu xí' của mình đã là một bước 'lột xác',tiếp theo cũng cần nhìn ra cái hay,cái tốt đẹp của người khác thì mới có cơ may 'trưởng thành'?
Có thể tán chuyện 'tỉnh', chuyện 'u' được quá chứ...Dưng mà hãy để mình gửi cho HĐ một thư (ko biết email của TC) đã.
Hì hì,ấy là học lỏm được ở cửa Phật mấy chữ 'bá tánh vô minh' mà luận bừa ra thôi. Có chi 'quá đà' xin ACE lượng thứ. Mẹ kiếp! mình 'mê mờ' mà luận đứa khác 'vô minh' thì chắc là sướng lắm đây,sẽ có đủ vị trong đó!
TC:VươngTríNhàn làm đc nhiều cái hay nhưng bài viết " TôHoài nhìn ở khoảng cách gần" thì "ác" quá.Không hiểu cậu nghĩ sao chứ mình thấy cánh nhà văn cư sử với nhau " độc " quá!
HĐ:ông Nhàn học cùng lớp sư phạm với ông Chí Phan nhà mình. Khoá này lắm người tài: Nghiêm Đa Văn, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vỹ, Tô Hoàng, hình như cả Phạm Tiến Duật
Nhà văn ko ác thì dễ nhạt cậu ạ. Tất nhiên yêu thương cũng cần, nhưng yêu quá lắm khi cũng ra ác
Phần về Tô Hoài, ông Nhàn có một đoạn "Trần Chiến kể...". Thực ra phải là "T. C nghe rồi kể lại..." mới đúng. Nhưng nói lại nó ầm lên, "nổi tiếng" kiểu này mệt lắm
TC: Ừ,không ác thì nhạt,nhưng ném con chữ vào mặt nhau đến tóe máu mồm máu mũi ra thế thì xem ra cũng ko ổn!Chân lí là 1 chuyện,đằng này lại vì cái hoàn toàn khác.Xem cái đại hội 8 các nhà văn thì rõ.....Đoc lại hồ sơ nhân văn giai phẩm .....muốn khóc quá!
TL:"...THỨC TỈNH " "...TRƯỞNG THÀNH ", câu chữ của cậu thật ám ảnh.Nó vừa là chính đề lại vừa là phản đề. * Vài chục năm trước,trong cuộc chiến Đông dương 1 và 2, hỏi rằng có ai trên thế gian này dám nói dân tộc VN (lương tri nhân loại )là chưa thức tỉnh,chưa trưởng thành? Một dân tộc có tới 4000 năm lịch sử,đã lập nên những chiến công hiển hách đến vậy mà tại sao đén hôm nay bỗng nhận ra mình lại chưa trưởng thành?,có thật vậy ko? *Vậy 1 dân tộc trưởng thành là gi?tiêu chí của nó ra sao? Thử nhìn quanh ta hoặc xa hơn nữa," anh nào " được bạn coi là đã trưởng thành? *Trong thời đại ngày nay,1 dân tộc ko phấn đấu,học hỏi để trở nên trưởng thành thì chỉ làm thằng ở và con đĩ( chữ của Ng Trung ).Đến đây là chạm tới sứ mạng lịch sử của giới tinh hoa - trí thức, trên con đường tìm tòi triết lí và con đường p/t của dân tộc. Mối tương quan giữa lãnh đạo và trí thức là câu chuyện muôn đời-nếu ko giải quyết đc bài toán này thì chúng ta mãi mãi chỉ đi sau mà "hít bã mía " mà thui!!!!
@HĐ: ớ...ớ...sao lại ra thế này...? cậu nói như thế thì tớ...ngọng rồi, tớ chỉ còn cách tự vả vào cái mồm mắm muối của mình thôi! 'Thức tỉnh','trưởng thành' nhắc tới ở đây,là ý tớ tán về khoản 'nhận thức' của con người nhân chuyên TC nêu ra diễn biến quanh bài phỏng vấn ô.VTN.Với ô.VTN,tôi rất phục vì thấy trí tuệ của ô.'tỉnh thức'. U60,U70-như chúng ta,được mấy ai tự hỏi: cho đến giờ,các gía trị có trong ta và các giá trị ta cho là...có trong XH,liệu có phải là 'đích thực'-như là điều 'duy nhất', điều 'tuyệt đối'? Và tại sao, từ đâu mà hình thành ra nó-các giá trị ấy?... Thật khó có câu trả lời toàn vẹn, tuy nhiên nếu chỉ thỉnh thoảng ngẫm nghĩ để tìm lời đáp thì cũng đã tốt lắm rồi.Con đường 'thức tỉnh'' bắt đầu là từ đây. Trong một lần nói chuyện về 'Thiền và sức khoẻ' ở HN,trước cử toạ là các nhà KH,hoà thượng Thích Thanh Từ-Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm, đột nhiên nói :xin hỏi, tôi ko nói nữa,các vị có còn nghe ko? Im lặng một lúc,ko có ai trả lời. -Dĩ nhiên chúng ta nói là 'ko nghe'.Đây là câu sai.Thực ra quí vị vẫn đang nghe,vì cơ chế nghe của não bộ vẫn làm việc,nhưng lúc này ta nghe thấy 'im lặng'. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tương tự như cái sự 'nghe' này. Những việc gắn bó thường nhật, ngày lại ngày nhập vào người đến nỗi ta tự nhiên mà coi nó là hiển nhiên ko còn gì phải 'nhận thức' nữa,và nếu có,thì ta chỉ nhận thấy nó ở vẻ bên ngoài. 'Thức tỉnh' ỏ đây, là ở chỗ nhận thức được rằng,ko nghe thấy gì vẫn là đang nghe.
Hì hì,cậu thấy 'mùi' gì chưa? Đã bẩu 'mê mờ' luận chuyện 'vô minh' là nó thế,bốc mùi ráng chịu đó nghe!
Bài TL đưa ra là chuyện đùa.Nhưng có những cái VN nhất thật sự theo nghĩa đen (hoặc trong top của thế giới),tôi thử liệt kê và moi người cho ý kiến:
Trả lờiXóa*số người VN chết hàng ngày do tai nạn giao thông
*số thiếu nữ nạo phá thai hàng năm / số nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ
*số bằng giả (các loại)- hoặc số bằng thật nhưng học giả / tổng số bằng cấp.
* sồ quái thai được sinh ra hàng năm / tông số trẻ sơ sinh.
*số bom đạn /đầu người đân hoăc số bom đạn chưa nổ,hoặc diện tích đất chưa được làm sạch bom mìn,sạch dioxin.(theo tốc độ don dẹp như hiện nay thì phải 300 năm nữa)
* số lượng sĩ quan cấp TÁ,ÚY đứng đường để làm nhiệm vụ /tổng số sĩ quan công an ( ở các nước khác, đứng đường chỉ cấp sĩ là chủ yếu)
*nếu biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng theo đùng kịch bản đã đc tính toán thì VN sẽ nằm trong sồ vài nước bị thiệt hại nhất......
Chi co the noi: buon qua.
Trả lờiXóaHCQ: mình lại thấy cái khía cạnh vui. Ở chỗ người trẻ tuổi (chắc phải là trẻ rồi) hôm nay nghĩ ngợi rất đa dạng, ko đồng phục như thế hệ trước. Nhìn thấy cái dở của cộng đồng, họ ko cáu kỉnh, bực dọc (hay là đã qua đận ấy rồi) mà thể hiện ra theo cách rất hóm. Hóm nên dễ đọc, nhiều người phổ biến, tức là nhiều người được "giáo dục" hơn hẳn kiểu xã thuyết lý luận nặng nề.
Trả lờiXóaHọ cũng rất kì công "chạy" qua nhiều lĩnh vực, từ thể thao, kinh tế đến văn hoá này nọ, chứng tỏ một tri thức rộng rãi. Tóm lại là tớ thấy tin tưởng vào họ, đỡ bế tắc.
VÀ hình như là TL cũng phải lặn ngụp mãi trong biển mạng mới lọc lựa được cái "dễ tiêu" như thế này
@TC,HĐT-K3:
Trả lờiXóaChẳng là kỳ Nghĩa có góp ý blog K3 ít chuyện cười quá.
Mẩu chuyện vui nho nhỏ thì vô thiên lủng trên mạng, nhưng có vẻ nó ko gây chú ý được với dân bloger K3 mình.
Cái chuyện hài này có cái gì đó theo phong cách của Aziz Nesin (kiểu 'Con chúng ta giỏi thật'),lại dùng lối nhà báo đưa tin, ở đây rất hợp.
Bên 'Út Trỗi' dẫn một bài khá hay, cóp lại ở đây , mời AE vào đọc và xin cho biết cảm tưởng.
TL:Kỳ Nghĩa chỉ cười mỉm, làm sao cho bạn ấy cười thành tiếng, thoả mãn được khó thay
Trả lờiXóaTớ có chuyện này, thực 100%, vào loại nửa cười nửa khóc, và hơi hơi liên quan đến bài cậu đưa.
-Cách đây chừng năm năm, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đăng trên Thể thao văn hoá mục "Thói hư tật xấu người Việt qua mắt (đại loại) các cụ xưa". Trên các báo đầu thế kỷ 20, cụ Phan Bội Châu chê thói chuộng hư danh, học lấy cái oách, cụ Phan Chu Trinh chê không thiết thực, cụ Ngô Đức Kế bảo hay đem con mắt trong luỹ tre làng xét đoán thế giới bên ngoài, rồi Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng...
- Một tờ báo mạng nhánh của Vietnamnet mời ông Nhàn đến phỏng vấn trực tiếp. Đại loại "ta đã có Lý Thường Kiệt, Nguyễn TRãi, lê Lợi, Quang Trung..., sao có thể nhiều thói tật thế?". " Vậy thì truyền thống dân tộc, ông kê ra thế, toàn cái xấu xa ư?". "Ông có nói với con những chuyện xấu ấy ko, và rút cục thì chúng nó có tránh được những tật xấu ấy ko?". Đến câu này thì ông Nhàn bảo "Tôi ko thể nói chuyện thế này được", và bỏ về.
- Báo ấy đăng lại nguyên văn phỏng vấn. Trên phần bình luận lập tức xuất hiện hàng chục ý kiến đập ông Nhàn, rằng bôi xấu dân tộc, ko yêu quá khứ, vọng ngoại
- Liền lập tức hàng loạt blog lên tiếng, cho rằng báo ấy kích động bạn đọc, hỏi những câu kiểu "đấm dưới thắt lưng", rằng ông Nhàn có ý tốt, muốn dùng lời các cụ thức tỉnh sự mê muội, chỉ nhìn thấy mặt ưu điểm, vốn là nhận thức quen thuộc của nhiều người
- "Công luận" blog đanh đá quá, đến nỗi báo mạng kia phải giỡ bài phỏng vấn và những lời bình "bị kích động"
Kể ra thế để thấy thế giới thông tin hiện nay rất đa chiều , nó khiến ai đó khó có thể "cả vú lấp miệng em", "đóng cửa bảo nhau" như trước.
Hình như có những trang nhiều chuyện cười lắm KN ạ
@TC : tôi cho rằng về căn bản,chúng ta chưa 'thức tỉnh'.
Trả lờiXóaHè hè ! TL nói "cô đọng" quá.Cậu triển khai rõ thêm đi...chắc lại tạo sóng đó!
Trả lờiXóaBiết tự trào kiểu "....xấu xí" là 1 phẩm chất mà ko phải dân tộc nào cũng có được!
TL,HĐ: Tinh thần dân tộc là một tài sản quý giá, suốt bao nhiêu cuộc chống ngoại xâm đã được kiểm chứng. Không có nó thì đã chả tồn tại dân tộc, đất nước, quốc gia, những khái niệm rất thiêng liêng.
Trả lờiXóaNhưng sang thời xây dựng thì niềm tự hào ấy không thể không điều chỉnh. kém cỏi, dốt nát, lạc hậu mà cứ ta nhất, ta ko có gì dở cả, thế nào cũng ko tiến bộ được. Rất buồn cười là vừa tự tôn vừa tự ty. Nhược tiểu đấy, chẳng dám và cũng chẳng thể "tay bo" về bản lĩnh làm chủ cuộc sống của mình,nhưng lại đóng kín cửa, ko ngó sang nhà người mà bắt chiếc.Nhezavitximot nỗi gì!
Đầu thế kỉ trước có những "Người Mỹ xấu xí", rồi "Người TRung Hoa xấu xí", để rồi sau họ cưỡi lên đầu đám nhược tiểu. Dường như là muốn đánh động tình trạng "căn bản chưa thức tỉnh" như TL nói, ông Nhàn sưu tập những tư tưởng trên của các tiền nhân trong báo chí đầu thế kỷ. Đăng báo trước để làm thuốc thử. Rồi ra sách. Lão ấy làm bài bản đấy chứ
@HĐ,TC :
Trả lờiXóaThấy được cái 'xấu xí' của mình đã là một bước 'lột xác',tiếp theo cũng cần nhìn ra cái hay,cái tốt đẹp của người khác thì mới có cơ may 'trưởng thành'?
Có thể tán chuyện 'tỉnh', chuyện 'u' được quá chứ...Dưng mà hãy để mình gửi cho HĐ một thư (ko biết email của TC) đã.
Hì hì,ấy là học lỏm được ở cửa Phật mấy chữ 'bá tánh vô minh' mà luận bừa ra thôi. Có chi 'quá đà' xin ACE lượng thứ.
Mẹ kiếp! mình 'mê mờ' mà luận đứa khác 'vô minh' thì chắc là sướng lắm đây,sẽ có đủ vị trong đó!
@HĐ: gửi đc email cho mình,mất đc của cậu rồi.
Trả lờiXóaTC:VươngTríNhàn làm đc nhiều cái hay nhưng bài viết " TôHoài nhìn ở khoảng cách gần" thì "ác" quá.Không hiểu cậu nghĩ sao chứ mình thấy cánh nhà văn cư sử với nhau " độc " quá!
Trả lờiXóaTL: Của mình :vankieptran@yahoo.com
Trả lờiXóaHĐ:ông Nhàn học cùng lớp sư phạm với ông Chí Phan nhà mình. Khoá này lắm người tài: Nghiêm Đa Văn, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vỹ, Tô Hoàng, hình như cả Phạm Tiến Duật
Trả lờiXóaNhà văn ko ác thì dễ nhạt cậu ạ. Tất nhiên yêu thương cũng cần, nhưng yêu quá lắm khi cũng ra ác
Phần về Tô Hoài, ông Nhàn có một đoạn "Trần Chiến kể...". Thực ra phải là "T. C nghe rồi kể lại..." mới đúng. Nhưng nói lại nó ầm lên, "nổi tiếng" kiểu này mệt lắm
TC: Ừ,không ác thì nhạt,nhưng ném con chữ vào mặt nhau đến tóe máu mồm máu mũi ra thế thì xem ra cũng ko ổn!Chân lí là 1 chuyện,đằng này lại vì cái hoàn toàn khác.Xem cái đại hội 8 các nhà văn thì rõ.....Đoc lại hồ sơ nhân văn giai phẩm .....muốn khóc quá!
Trả lờiXóaTL:"...THỨC TỈNH " "...TRƯỞNG THÀNH ", câu chữ của cậu thật ám ảnh.Nó vừa là chính đề lại vừa là phản đề.
Trả lờiXóa* Vài chục năm trước,trong cuộc chiến Đông dương 1 và 2, hỏi rằng có ai trên thế gian này dám nói dân tộc VN (lương tri nhân loại )là chưa thức tỉnh,chưa trưởng thành?
Một dân tộc có tới 4000 năm lịch sử,đã lập nên những chiến công hiển hách đến vậy mà tại sao đén hôm nay bỗng nhận ra mình lại chưa trưởng thành?,có thật vậy ko?
*Vậy 1 dân tộc trưởng thành là gi?tiêu chí của nó ra sao?
Thử nhìn quanh ta hoặc xa hơn nữa," anh nào " được bạn coi là đã trưởng thành?
*Trong thời đại ngày nay,1 dân tộc ko phấn đấu,học hỏi để trở nên trưởng thành thì chỉ làm thằng ở và con đĩ( chữ của Ng Trung ).Đến đây là chạm tới sứ mạng lịch sử của giới tinh hoa - trí thức, trên con đường tìm tòi triết lí và con đường p/t của dân tộc.
Mối tương quan giữa lãnh đạo và trí thức là câu chuyện muôn đời-nếu ko giải quyết đc bài toán này thì chúng ta mãi mãi chỉ đi sau mà "hít bã mía " mà thui!!!!
@HĐ: ớ...ớ...sao lại ra thế này...?
Trả lờiXóacậu nói như thế thì tớ...ngọng rồi, tớ chỉ còn cách tự vả vào cái mồm mắm muối của mình thôi!
'Thức tỉnh','trưởng thành' nhắc tới ở đây,là ý tớ tán về khoản 'nhận thức' của con người nhân chuyên TC nêu ra diễn biến quanh bài phỏng vấn ô.VTN.Với ô.VTN,tôi rất phục vì thấy trí tuệ của ô.'tỉnh thức'.
U60,U70-như chúng ta,được mấy ai tự hỏi: cho đến giờ,các gía trị có trong ta và các giá trị ta cho là...có trong XH,liệu có phải là 'đích thực'-như là điều 'duy nhất', điều 'tuyệt đối'? Và tại sao, từ đâu mà hình thành ra nó-các giá trị ấy?...
Thật khó có câu trả lời toàn vẹn, tuy nhiên nếu chỉ thỉnh thoảng ngẫm nghĩ để tìm lời đáp thì cũng đã tốt lắm rồi.Con đường 'thức tỉnh'' bắt đầu là từ đây.
Trong một lần nói chuyện về 'Thiền và sức khoẻ' ở HN,trước cử toạ là các nhà KH,hoà thượng Thích Thanh Từ-Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm, đột nhiên nói :xin hỏi, tôi ko nói nữa,các vị có còn nghe ko?
Im lặng một lúc,ko có ai trả lời.
-Dĩ nhiên chúng ta nói là 'ko nghe'.Đây là câu sai.Thực ra quí vị vẫn đang nghe,vì cơ chế nghe của não bộ vẫn làm việc,nhưng lúc này ta nghe thấy 'im lặng'.
Trong cuộc sống có rất nhiều điều tương tự như cái sự 'nghe' này.
Những việc gắn bó thường nhật, ngày lại ngày nhập vào người đến nỗi ta tự nhiên mà coi nó là hiển nhiên ko còn gì phải 'nhận thức' nữa,và nếu có,thì ta chỉ nhận thấy nó ở vẻ bên ngoài.
'Thức tỉnh' ỏ đây, là ở chỗ nhận thức được rằng,ko nghe thấy gì vẫn là đang nghe.
Hì hì,cậu thấy 'mùi' gì chưa? Đã bẩu 'mê mờ' luận chuyện 'vô minh' là nó thế,bốc mùi ráng chịu đó nghe!