Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Bọn mình yêu văn nghệ, mê thể thao
Kính tặng các thầy, cô.
Mến tặng các bạn K3 rất đỗi yêu thương.
Phàm những ai yêu thể thao thì cũng thường là yêu luôn văn nghệ. Trong
thể thao, cụ thể hơn là những trận đấu, nó cũng có giai điệu, có trầm bổng, có
cao trào, có cả luyến láy và có cả những điểm nhấn hoa mỹ nữa là đằng khác.
Nghĩa là có tính nhạc trong đó? Xem một trận đấu hay, tim mình nhảy nhót loạn
xạ. Đội ta yêu mà thắng thì tâm thần ta phấn chấn, bay bổng … lên xuống nhấn
nhá và cả những khoảng lặng đến thót tim.
Nói đến nhạc, họa, người ta hay ví von trong nhạc có thơ, có họa hay
trong họa lại có nhạc có thơ … Suy cho cùng ra, nếu yêu nhạc có lẽ cũng mê luôn
thơ họa, hoặc mê họa rồi thì cũng yêu thơ yêu nhạc chăng? Vậy anh em Trỗi mình
(nói nhanh cho nó … vuông – từ nay cứ gọi thế nhé) mê gì? Yêu gì? Thì cũng phải
đến tận bây giờ mọi chuyện mới ngã ngũ.
*
**
Bọn mình được chơi thể thao từ tấm bé, được làm văn nghệ: Hội họa thì
có Cao Quốc Bảo, Phi Hùng, Thái Chi. Sáng tác nhạc là Phạm Nguyễn, Đồng Hiền.
Soạn kịch: Xuân Lăng, Việt Hùng. Làm diễn viên: Xuân Nam. Hải Bằng, Cao Quốc
Bảo, Phi Hùng … Và được xem văn nghệ của: Tổng cục chính trị, Cục Hậu cần của
các Quân khu từ lúc còn măng tơ thì dĩ nhiên nó ngấm vào người, mỗi ngày mỗi
ít. Dần dần, từ từ, làm cho mình mê nó từ hồi nào, yêu nó từ hồi nào mà không
hay.
Trận cầu siêu kinh điển mà tôi được “mục kích sở thị” lần đầu tiên
trong đời diễn ra vào tầm 9 giờ tối, khi mọi người đã lên giường: Xin chú ý!
Chú ý! Sau đây là buổi tường thuật trực tiếp trận bóng đá giữa hai đội … Thời
tiết trên sân lúc này rất đẹp, mây bay gió thổi. Gió thổi nhè nhẹ từ khán đài A
sang khán đài B. Dòng sông Tô Lịch lững lờ trôi, vài con cá nhảy lên đớp …
Trọng tài lùa hai đội ra sân. Mười hai cô gái Hà Nội, tai lá mít, đ … lồng bàn
chạy ào ra tặng hoa và ôm hôn các cầu thủ. (Con gái Hà Nội đâu như thế nhưng vì
trung thành với nguyên tắc – Mong độc giả thông cảm). Các cầu thủ đứng đực ra
như ngỗng v v …và v v …
Tên các cầu thủ, trọng tài nghe cũng choáng lắm: Trọng tài Giác – Mắt –
Toét (Mắt toét mà đòi làm trọng tài- nhưng biết đâu có tật lại có tài!). Trung
phong thì có Lí Tủn … Thủ môn: Cách – Cành – Cạch. Trận bóng rất sôi nổi, tay
tường thuật viên (Hình như là Việt Chiến) cũng rất có nghề. Những thuật ngữ như
điều 3, hay mục 4 trong “Luật bóng đá” hiện hành được anh ta vận dụng triệt để.
Những kỹ thuật cá nhân như đảo người, động tác giả, kiểu đá nửa nảy, đá Vô lây
nghe cứ loạn cả lên, nhưng rất sướng tai và êm đềm … đi vào giấc ngủ lúc nào
không hay. Tình yêu thể thao có lẽ cũng bắt đầu từ nhưng trận “bóng mồm” như
thế. Đêm nào cũng có “tường thuật trực tiếp” nên nó cứ ngấm dần, ngấm dần.
Khoái “bóng mồm” rồi thì mấy chốc mà khoái “bóng chân” chính hiệu.
Còn con đường đưa mọi người tới những tình cảm với âm nhạc, với văn
nghệ là những bài hát đồng dao: Nu na nu nống; Xỉa cá mè đè cá chép … và ở Đại
Từ thì bắt đầu bằng những lời ca như thế này (Giai điệu rất vui): “ Tôi đi thăm
đồng, đêm tối không trăng không sao. Trên cây đa cao cao, gió đưa vi vu, Cò ta
yên giấc ngủ ngon …” Hay là: “ Cất tiếng hú, vang trong rừng rú hay là đêm
trường …”. Và “Bà ba béo, ăn gì (mà) to béo, trông mà kinh hồn…”.
Hồi còn đóng trong nhà dân (cũng ở Đại Từ), lớp học sao mà giản dị và
gần gũi với thiên nhiên thế. Bàn ghế được kê ngay ngoài bãi trống, xung quanh
là rừng vầu và lồ ô xanh ngăn ngắt. Nhìn từ trên xuống, lớp học rất kín đáo vì
có rừng vầu che phủ, nhưng cũng rất thoáng đãng vì không có mái che, không có
tường ngăn trông rất thơ mộng. Thế thì cũng khó mà tập trung được vào việc học
hành lắm. Bất ngờ, trong rừng vầu vút lên giai điệu của bài hát “Con ếch xanh”
bằng tiếng huýt sáo. Tiếng sáo mồm cao vút, du dương bay bổng. Giai điệu bài hát
lại hay nên cả bọn ngẩn tò te ra mà nghe. Họa có là tai trâu thì mới không cảm
nhận được cái hay, cái trữ tình của giai điệu sáo ấy. Lúc đó không biết người
huýt sáo ấy là ai, sau này thì ra là (Cập thời Vũ Tống) Công Minh – Minh đen.
Minh hát cũng được nhưng huýt sáo thì cực hay. Đấy là sáo mồm, còn sáo trúc thì
đích thị Phan Hoài Thuận rồi. Ai đã từng một lần nghe “Lý Hoài Nam” của Thuận
chắc cũng không thể nào quên được.
Đang thời buổi chiến tranh, ăn uống tất nhiên kham khổ. Thường thì đói
đi liền với khổ, nhưng bọn mình đâu có khổ. Tụi con gái vẫn xinh xắn, mà lại
còn: “Con gái, trắng nõn những búp tay …” (Bài hát người Châu Yên bắn máy bay)
nữa cơ đấy. Ngồi bệt xuống sườn đồi, dưới ánh sáng của hai ngọn đèn măng xông
mà nghe tam, tứ ca (Hoài Nam, Minh Châu, Hoà Bình, Kim Thành …) của các bạn thì
“tuyệt cú mèo”.
Còn bọn con trai: Ngực nở, bụng thon, trông dáng người rất mê … (bài
hát nhóm Tâm giao của thầy Chi Phan?). Bọn con trai nhìn đám con gái thì đắm
đuối. Đán con gái thì nhìn tụi con trai lại đằm thắm. Nếu nói khổ thì trai gái
không thể nhìn nhau như thế được (!!!).
Đinh Thắng Lợi, Từ Linh là những nghệ sĩ violon trứ danh của bọn mình.
Phạm Nguyễn, Đồng Hiền là những tay đàn gió có hạng, tất nhiên cả chú em Minh
Nghĩa là người độc tấu ắc coóc chuyên nghiệp thì khỏi phải bàn.
Bạn đừng nghĩ văn nghệ chỉ là món ăn tinh thần thôi đâu. Theo tôi, nó
còn có tác dụng vật chất cụ thể hẳn hoi nữa. Đó là hôm ngồi xem hát ở cổng Trường
Mới, nửa chừng mưa xuống. Mới đầu còn lưa thưa sau nặng hạt, không một ai có
mũ, nón, thế mà mọi người vẫn bình thản xem các tiết mục một cách say sưa. Kỷ
luật nhà binh là một chuyện, nhưng chính tình yêu văn nghệ, yêu tiếng hát mà
các học sinh nhí không cảm thấy bị ướt, bị rét, bị khó chịu. Đấy, sức mạnh của
hát hò nó như thế đấy.
Cái máu văn nghệ của bọn mình còn “nhí nhố” sang những trò chơi khác.
Ví như chơi chữ chẳng hạn: Bạn tên là Hứa Bá Thiện, anh em gọi là Hứa Gậy Gộc
(phải đọc tiểu thuyết “Rừng thẳm tuyết dày” thì mới biết được căn nguyên của
cái tên này). Còn Trần Trường Chiến thì phải gọi là Trần Truồng Chiến cơ (nghe
sexy quá). Thanh Hùng gọi là Hùng Phi Mô Zít. Chắc tụi nó vô tình thấy đồng chí
mình đến tuổi vị thành niên rồi mà “cục cưng” chưa đàng hoàng, chững chặc lại
đang ẩn dật, chờ thời nên nhìn “mặt” đặt hình dong đó chăng? Võ Quấn Tấn là Tấn
Teo Réo (chắc có gì teo và nhỏ lại?). Thì cái ông vua truyện ngắn Nam Cao đấy
thôi, ổng xây dựng nhân vật Trạch Văn Đoàng nghe mà điếc cái lỗ tai. Anh em
Trỗi yêu văn nghệ bắt chước cũng xây dựng nhân vật “quái” chớ sao.
Bây giờ sang chuyện mê thể thao. Cái này nghe còn ghê hơn, vì mê và yêu
nó hơi khác. Về cấp độ thì “mê” nó cao hơn “yêu” một bậc. Đã mê thì chả ngán gì
cả. Sước chân, trầy tay ư? Coi như không có gì. Thâm tím mặt mày ư? Chuyện nhỏ,
và có thể gãy tay, gãy chân lắm chứ, chấp nhận. Đã nói là mê mà!
Ông Dũng “Vịt bầu” (tên nghe rất văn nghệ nhé), khi còn là cầu thủ thì
chuyện đứng ở vị trí hậu vệ. Hậu vệ thường phải to, khỏe. Hồi ấy ông này to,
hùng dũng và đi đứng cũng hơi … lạch bạch. Mỗi lần đối phương xuống bóng, gặp
ông ấy là né ngay. Chân trái làm trụ, chân phải quét ngang một đường chí mạng.
Không thành công cũng thành nhân. Của phải tội, ít khi hắn đá trúng bóng lắm
nên anh em tiền đạo ngại là phải. Chém đinh chặt sắt thế này, Ba Đẻn gặp chắc
cũng chả vui vẻ được … Tránh ai, chứ tránh ông này (Chỉ là vịt thôi thì chắc
cũng chả xấu mặt nào!).
Sân đá bóng của trường Y Trung lý tưởng quá. Từ chỗ sân bóng nham nhở
trong rừng (ở Đại Từ), mà ra được cái sân này thì oách chứ còn gì. Tuổi 17 bẻ
gãy sừng trâu, quả không có ngoa. Chủ nhật, chúng nó đá bóng suốt cả ngày: Sáng
đá, chiều đá, mưa lất phất đá, mưa xối xả cũng đá. Mới đầu còn mặc quần dài (do
lười và tính khẩn trương), giữa hiệp cởi quần dài, còn quần đùi. Trời mưa cởi
luôn quần đùi, còn quần xì (may mà có quần xì) và đá đến tối mịt mới giải tán.
Ghê chưa! (Không phải phịa đâu, thật 100% đấy). Không biết chừng đêm mà có
trăng, các “bố” cởi luôn quần xì ra để đá ấy chứ.
Trong bài hát “Tổ tâm giao” có tả lính mình ngực nở, bụng thon …, không
phải thầy cố tình đánh bóng tụi nó đâu, mà đúng thực tế như vậy. Anh em mình đã
nói là mê thể thao mà: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ …, xà đơn, xà kép, xà lệch
… đều chơi tuốt tuột. Xà kép là môn thể thao luyện thể hình, chơi cái này
nhiều, tập cái này nhiều thì ngực nở, bụng thon là điều hiển nhiên. Và thấy đưa
“nó” vào bài hát cũng là điều hiển nhiên.
Anh em khoá 3 yêu thể thao đến mức tụi nó tập tạ ầm ầm, huỳnh huỵch
trên lầu (trung đội của Việt Hùng) cả ngày, cả đêm. Tầng trên hưng phấn bao
nhiêu thì bọn ở tầng dưới đau khổ bấy nhiêu. Tập tạ thì phải ăn nhiều. Khỏi
phải lo, vì ở nước bạn, ra căng tin là đã có chao, có kẹo, có đường, lại được
ăn no. Ăn xong là tụi nó trèo lên cân, cân thử độ rày nặng bao nhiêu ký.
Không ai thật giỏi một môn nào để thành tuyển thủ này, nọ nhưng tình
yêu thể thao đã phổ cập trong mọi người (như bây giờ người ta đòi phổ cập giáo
dục vậy …). Các bạn cần thể thao như cần hít khí trời, như cơm ăn, nước uống mỗi
ngày. Bóng đá ư? Ai cũng chơi được. Bóng bàn ư? Ai cũng biết chơi. Các danh thủ
như Trần Thắng Lợi, Thanh Hùng, Việt Thắng, Minh Chính, Hoa Khôi … là các
chuyên gia vợt gỗ và bàn đá đấy. Riêng Thắng Lợi có cây vợt mút Trung Quốc và
bộ dây kéo lò xo ngoại thì không chê vào đâu được.
Nói thế thôi chứ vẫn có những người nỗi trội, sở trường về một nội dung
gì đó:
Vẽ vời thì ai bằng được Cao Quốc Bảo, Thái Chi.
Kịch coọc thì có Xuân Lăng.
Nhào lộn, bơi lặn ai bằng Phi Hùng.
Tinh thông Toán ai được như Thanh Hùng, Đôn Nguyên hay Mỹ Toàn.
Còn đá bóng ư? Đã có Dũng cận, Tăng Bá Khải, Quang Chí và Ngọc Kỳ, Lân
Lư, Trung Nghĩa.
Thầy Khổng tử từng nói với học trò rằng: Trong ba người đi chung với ta
trên đường, thì thế nào cũng có người là thầy của ta đó. Vậy trong đội ngũ của
chúng mình có hơn 200 người bạn ấy, chắc chắn sẽ có vài chục người là thầy của
ta vậy, những người vượt trội như đã nói ở trên, và còn nhiều, nhiều nữa.
Văn thì đã có Trần Hồ Bắc, Trần Trường Chiến, Trần Chí Thọ (mà sao toàn
là Trần nhỉ? Đúng là con cháu nòi của tác giả “Hịch Tướng Sỹ” Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn đây mà!).
Hùng biện thì ai bằng Tuấn Linh, Hữu Dũng. Hai đồng chí này mà “giao
lưu” với nhau thì mất thời gian lắm, giống như Trương Phi đánh với Mã Siêu, cả
ngày vẫn bất phân thắng bại.
Quậy tưng bưng tá lả là “ngài” Mai Tự. Hồi đó, tuổi đó mà có được kiểu
tóc hất ngược về sau là tự sành điệu quá đi chớ!
Phát ngôn chậm mà chắc là Cao Sơn Trà.
Cho vào cối giã không chết là ông Đức Cối.
Nói một phát lên đến giời là ông Đức Kháng. Giờ này thì Kháng đã lên
giời thật rồi. Bọn tôi còn nhắc đến ông thì ông vẫn còn hiện hữu, quây quần với
anh em, bạn bè vậy. Như lần gặp lại ở nhà hàng Bốn Mùa trên bờ biển Nha Trang
đầy nắng gió thôi. (Sinh thời, Kháng cũng là tay mê văn nghệ thứ thiệt đó nghen.
Đã từng cùng Xuân Lý, Quang Hưng, Trần Thắng Lợi biểu diễn rất thành công bài
“Sinh ra trong khói lửa” tại Thủy Tiên karaoke quán ở Nha Trang những năm 1998
… mặc dù suốt 30 năm không ôn luyện gì!).
Yểu điệu thục nữ thì ai bằng Minh Châu, Thu Lương, Hoà Bình.
Đẹp rạng ngời mà không chói loá: Song Yên, Hoài Nam, Kim Thành, vì nước
da bánh mật nên không chói đó thôi?
Tán gái như … chớp thì ai bằng … ; cái này không thể tuỳ tiện được, vì
là sinh mệnh chính … trị nhà của thân chủ. Với lại nó mơ hồ lắm. Nhiều người
chả tán, ve vãn gì mà gái theo nhiều như cào cào, châu chấu …
Còn những người thầy của thầy? Không biết thế này là có mạo muội nhưng
với lòng thành kính, lòng biết ơn, tụi em xin được giao lưu với những người BẠN
LỚN của mình.
Hào hoa phong nhã: Là thầy Chi Phan. Khi cầm phấn viết lên bảng, ngón
tay út của thầy cong vút lên. Nét cong cong ấy nó từa tựa những đường cong nơi
hai đầu mái cái Đền, cái chùa có ở trên khắp đất nước này.
Đẹp trai (12 chân kính) là thầy Bạch Quốc Bính. Mắt sáng, nhân từ. Mũi
thẳng và cái miệng nhỏ xinh xắn duyên dáng mỗi khi thầy chuyện trò và giải Toán
cho bọn em.
Bền bỉ dẻo dai (12 sức ngựa ): Thầy Nguyễn Phú. Tiếng còi báo động để
hành quân hoặc để sáng dậy và chạy dài của thầy nghe như loạt đạn tiểu liên AK
ba phát một. Không ai có thể lần khần, chần chừ được. Vừa xuống cầu thang, vừa
xỏ quần còn không kịp nữa là. Làm sao quên được những biểu tập thể lực, những
biểu chạy dài bài bản do thầy phụ trách. Mệt bở hơi tai, khói xì ra cả đằng …
sau khi về đích (giống máy bay phản lực tăng tốc), thế mà toàn đại đội vẫn đứng
xoạc chân, hay tay bắt chéo đằng sau lưng và miệng hô lớn: “Vì nhân dân phục
vụ!” tới 3 lần, khi được thầy hỏi: “Các đồng chí có mệt không?”
*
**
Đến giờ này “các cụ” đều trên dưới 60 một chút. Không biết có còn yêu
văn nghệ, còn mê thể thao nữa không? Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Gia cảnh mỗi
nhà cũng thế. Vậy xin hãy nghe thử đoạn thoại sau đây, để mà quyết định xem có
còn nên tiếp tục yêu cái này, mê cái kia nữa không nhé.
Hai bà hàng xóm tôi (các bà hàng xóm ở đâu cũng thế thôi) buôn chuyện:
- Này này bà có biết không? Ông xã nhà tôi về hưu rồi đấy.
- Thế thì sao? Sáu mươi rồi, ai mà chả hưu!
-
Những được cái
ổng vẫn chăm chỉ thể thao lắm. Dưỡng sinh này, cầu lông, bóng bàn này. Bơi ếch,
bơi nhái nữa.
- Thế thì tốt, quá tốt là đằng khác. Đừng đàn đúm rượu chè, đề đóm là
được.
- Quan trọng là ở chỗ, giọng hơi chùng xuống, bà này tiếp: Việc nào vẫn
ra việc ấy nhé.
- Hả? Tôi không hiểu.
- À, là cái chuyện một người khẻo … hai người vui ấy mà. Hiểu chửa?
- Ái chà chà! Hiểu, cái này thì tôi hiểu quá ấy chứ. Có phải thế này
không: Thượng tầng kiến trúc thì hưu, hạ tầng cơ sở thì chưa hưu chứ gì? (chưa
có hưu). Nhưng cẩn thận nhé. Một người khẻo hai người vui thì được, chứ đừng 3,
4 người vui cùng thì rách việc lắm.
- Ôi dào! Bà ích kỷ quá, thì cũng phải thế này thế nọ chứ. Nhân bất
thập toàn, nghe chửa? Ông Trời chả cho không ai hết cả đâu. Được cái này thì
phải mất cái kia. Mình có cơm thì hàng xóm cũng có tí cháo. Chỉ sợ rồi thì đến
khi không có cả cám mà ăn ấy chứ. Hì, hì. Bà này liến thoắng phân bua.
- Nỡm ạ, bằng ấy tuổi rồi mà còn tí ta tí tởn!
- À mà còn chuyện này nữa, bà này tủm tỉm, ý nhị.
- Chuyện gì nữa đây?
- Tôi thương ông ấy, thỉnh thoảng có hỏi: Trong người ông thấy thế nào?
Các cơ quan, đoàn thể có … mệt không? Thế mà … bà này bỏ lửng rồi nhìn xung
quanh dè chừng.
- Ông ấy nói sao? Bà kia sốt ruột hỏi dồn.
- Vì nhân dân mà … có sao đâu. Sáu mươi năm, máy móc còn chạy tốt! Bà
này cười hi hi ra chiều đắc ý lắm. Bà kia nghe thế thì tự dưng mắt chữ “A” mồm
chữ “O”, ngẩn tò te một lúc rồi buông một câu: Gớm, nói như nghị quyết chi bộ
ấy. Đang sung đang sướng tự dưng lại chen … nghị quyết vào …
Thấy hai bà “buôn dưa lê” đang hăng say, mình không dám dây. Nhưng bụng
lại bảo dạ: “Ông” đây, ngày nào chả hô “Vì nhân dân” mà những 3 lần cơ đấy, còn
chả ăn ai nữa là. Mới có tí xíu thì nhằm nhò chi.
Trộm nghĩ, nói gì thì nói, “câu này” anh em mình quá quen còn gì, từ
tấm bé ấy chứ và thực sự nghiêm túc mà hồi tưởng. Lời của thầy Nguyễn Phú kính
yêu của tất cả chúng ta vẫn còn vang vọng đến tận bây giờ. Và lúc này đây,
chúng em sẽ ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng, nắm tay phải đặt vào bên ngực trái và
đồng thanh hô lớn: “ Vĩnh biệt Thầy, chúng em xin thề VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ!”.
Lê
Xuân Lý (Nhím)
Nha Trang 22 – 12- 2011
Đón Xuân Nhâm Thìn
H S khóa 3
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
22/12 tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22 tháng 12 năm nay đúng vào thứ 5. Các quân nhân được nghỉ lễ, còn các cựu QN như lũ CLB Bình Ngọng này cũng được nghỉ cả vì đều đã quá tuổi đi làm! Trùng vào thứ năm - ngày "họp" CLB nên chủ tịch Bình tuyên bố : "Kết hợp kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam, mở rông thành phần tham gia (Thực ra CLB này luôn mở, chỉ có điều một số anh em nhà không được mở cho lắm nên không tham gia thường xuyên) "
Lần này trọng thể, có K Tường, trưởng BLL phía Nam tới dự. Các thành viên không thường xuyên của CLB là VC, Trung Đ, Mạnh Đ và Minh C. Có Oanh và Minh đại diện các bà xã và thâm chí cả thế hệ Trỗi con: Hoàng Anh - con Hoàng P cũng mang chai Henessy tới chúc sức khỏe các chú, bác.
Điểm danh nào: T Tuấn, Bình Ng, Trung Đ, HXN
VC, Cố đạo, Mạnh Đ, Minh C, AMk3
Oanh nhà Hoàng, Minh nhà Việt, VC nhà...
Tu Lì, Thái T, TTuan
Ở trung tâm là trưởng BLL K Tường
Cháu H Anh kính chúc các chú các bác nhân ngày QĐNDVN (Cháu cũng từng là lính PKKQ)
Bạn già lâu ngày gặp nhau, vui cười phấn khởi. Kết thúc bằng bản Trường Ca SRTKL do Tu Lì bắt nhịp.
22 THANG 12 NAM 2011 TAI HA NOI
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Nhân ngày 22/12 đọc lại một bài thơ Xô Viết
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
М. Матусовский
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ những bức tranh
trong quyển sách vỡ lòng tuổi thơ của bạn
Từ những người bạn tốt, thủy chung, tin cậy,
cùng một sân chơi, hàng xóm thủa nào.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ bài ca, dịu dàng mẹ hát
vỗ về ta lúc tuổi thiếu thời,
Từ lòng keo sơn, giữa bất kỳ gian nan thử thách
Không một ai chúng ta lui bước, rời xa.
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ chiếc ghế băng thân thuộc bên lối vào cổng nhỏ,
Từ cây bạch dương non trên cánh đồng qua vụ,
mặc gió uốn cong thân, vẫn vươn thẳng mọc lên.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng hót chào xuân của con chim sáo đá,
Từ con đường qua làng
mở lối đi tít tắp về xa,
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ đốm sáng xa xa,
lấp lánh cháy sau ô cửa sồ những mái nhà,
Từ chiếc mũ kỵ binh Buđionnưi, của cha,
sờn mầu, nằm khuất đâu trong góc tủ,
mà bỗng một lần ta bất chợt tìm ra.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng gõ vòng quay bánh xe
đoàn tầu hành trình dường như không nghỉ,
Và cả từ lời thề của tuổi trẻ,
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ những bức tranh
trong quyển sách vỡ lòng tuổi thơ của bạn
Từ những người bạn tốt, thủy chung, tin cậy,
cùng một sân chơi, hàng xóm thủa nào.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ bài ca, dịu dàng mẹ hát
vỗ về ta lúc tuổi thiếu thời,
Từ lòng keo sơn, giữa bất kỳ gian nan thử thách
Không một ai chúng ta lui bước, rời xa.
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ chiếc ghế băng thân thuộc bên lối vào cổng nhỏ,
Từ cây bạch dương non trên cánh đồng qua vụ,
mặc gió uốn cong thân, vẫn vươn thẳng mọc lên.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng hót chào xuân của con chim sáo đá,
Từ con đường qua làng
mở lối đi tít tắp về xa,
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ đốm sáng xa xa,
lấp lánh cháy sau ô cửa sồ những mái nhà,
Từ chiếc mũ kỵ binh Buđionnưi, của cha,
sờn mầu, nằm khuất đâu trong góc tủ,
mà bỗng một lần ta bất chợt tìm ra.
Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng gõ vòng quay bánh xe
đoàn tầu hành trình dường như không nghỉ,
Và cả từ lời thề của tuổi trẻ,
vồng căng lồng ngực,
đinh ninh, bạn nguyện mãi mang theo
trong trái tim mình.
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu...?
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu...?
12/2011
Tuấn Linh dịch (trên cơ sở tham khảo một số bản dịch có trước đó)
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
Xe đạp.
Mấy năm trước tui có một bài viết về xe đạp điện (eBikes) trên blog Trỗi. Khi đó tui chạy chiếc xe này vì thích giải pháp công nghệ của chiếc xe và cũng vì nhu cầu phải hoạt động chân tay. Chiếc xe đạp điện này hoạt động theo nguyên tắc trợ lực. Chỉ khi đạp pê đan thì motor mới được kích và chạy, đẩy xe đi. Chạy xe đạp này không tốn sức như xe đạp thường mà vẫn phải đạp đều đều như đi bộ. Hàng ngày đi làm với quãng đường khoảng 13 Km sáng đi chiều về bằng xe đạp điện giúp cho cơ thể như được đi bộ quãng một tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Thế rồi có thời kỳ các trận mưa Sài Gòn gây ngập lụt tuyến đường Phan Đình Giót chổ sân vận động QK7. Nước ngập tới mức phần điện tử của chiếc xe bị hư luôn và tui phải tháo phần động lực và điều khiển của chiếc xe ra để tìm cách khôi phục lại. Vậy là eBike trở thành Bike - xe đạp thông thường! Trong khi chưa khắc phục được phần điện của xe thì tui phải dùng sức mạnh cơ bắp để đạp xe thôi. Do chạy xe đạp điện cũng đủ lâu để quen và nhất là không cảm thấy ngại khi quyết định chạy xe đạp đi làm nên việc chuyển qua hoàn toàn đạp chân với tui không gặp khó khăn. Thế rồi cũng chẳng có thời gian khôi phục phần điện của xe, tui quen chân và chuyển hẳn sang chạy xe đạp thường (vứt phần e ở chữ eBike đi).
Chạy xe đạp quen cũng có cái thú của nó. Ngoài ưu thế chính là bắt cơ thể phải vận động thì nó cũng là thứ buộc ta phải quan tâm, bận rộn hàng ngày. Việc duy trì cho tình trạng của xe luôn sẵn sàng hoạt động, an toàn và bền bỉ cũng buộc ta phải suy nghĩ, hành động :) Nơi tui làm việc gần ngay khu mua bán xe đạp và phụ tùng nội ngoại trên đường Võ thị Sáu nên tui thỉnh thoảng cũng la cà xem xét, mua đồ, đồ chơi ở đây.
Khi bạn chạy xe đạp, kinh nghiệm là luôn phải giữ được tốc đô phù hợp với giao thông chung. Đường phố SG chủ yếu là xe gắn máy, có rất ít xe đạp lưu thông và hoàn toàn không có đường dành riêng cho xe đạp như ở châu Âu. Vì thế bạn phải chạy với tốc độ càng gần với tốc độ của xe gắn máy trong thành phố càng tốt, như thế bạn sẽ dễ dàng xử lý tình huống trên đường. Điều này mới nghe có vẻ phi lý nhưng sự thực là như vậy. Tui thường chạy xe đạp với tốc độ khoảng 20-24 km/h khi đi trên đường phố. Xe máy thường cũng chỉ chạy với tốc độ 20-30 km/h do đông xe và nếu xe máy chạy ào ào ~40 km/h thì đó là lúc đường vắng xe và bạn có thể yên tâm chạy tà tà bên lề phải. Xe đạp lại có ưu thế vượt trội so với xe máy và ô tô khi tình trạng giao thông bị quá tải - bạn có thể leo vỉa hè và chạy theo đường hẻm (ngõ nhỏ) để đến nơi làm việc đúng giờ.
Tui đã ghi hình lại chặn đường đi làm của tui bằng xe đạp từ nhà ở quận Tân Bình đến công ty ở Quận 3. Quãng đường 6,5 Km với đủ loại đường đi: Đường cao tốc Trường Sơn, đường lớn Nguyễn Văn Trỗi, vỉa hè, cầu NVT và cả một loạt hẻm nối NVT - Lý Chính Thắng, đường nhỏ Huỳnh Tịnh Của rồi hẻm nối Trần Quốc Toản - Võ thị Sáu và cuối cùng là 50 met ngược chiều đường Pasteur (chạy trên vỉa hè).
Trên đường đi làm, lúc 8h sáng đường không đông lắm. Coi trên đồng hồ tốc độ có thể thấy trung bình khoảng 20 km/h
Khi về nhà thì trời đã tối, tui không quay video mà chụp hình và tạo clip dạng time laps.
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
Chia sẻ cùng bè bạn
ĐẾN TUỔI NÀY
Thơ Hồng Thanh Quan
Đến tuổi này giở báo
Đọc tin buồn đầu tiên
Lỡ đâu đồng đội cũ
Lỡ đâu lại người quen.
Đến tuổi này thấy ngại
Những quan hệ vàng son
Lắng những lời to tát
Tránh suy bì thiệt hơn
Đến tuổi này bầu bạn
Vừa ngồi vào đã say
Chuyện xưa cùng nhau nhớ
Dở mấy vẫn còn hay
Đến tuổi này chỉ sợ
Lỡ mạo phạm thương yêu
Một chiều em phố rộng
Bỗng nghe lòng cô liêu.
LC (ST)
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Bài hát yêu cầu ( Đoàn Đức Bình K3)
Tình Ca Cho Em
Nhạc: Nguyễn Nam, Lời : Nguyễn Nam - Phan Vũ
Tình yêu là chiếc lá xanh
là những đám mây bồng bềnh trong nắng
Tình yêu là những cánh chim
là tiếng hát em trong xanh êm đềm
Hãy giữ lấy tình yêu giữ lấy mùa xuân
Vì tình yêu là chiếc lá trên cành mãi màu xanh
Vì tình yêu là cánh én mang đến cho đời
hạnh phúc mùa xuân
Hãy giữ lấy tình yêu Hãy giữ lấy đời nhau
Tình yêu là những tiếc thương
là những vấn vương mờ tựa làn sương
Dịu êm mà sao đắng cay
mà sao đổi thay như chim xa bầy
Tình yêu là chiếc lá xanh
là những đám mây bồng bềnh trong nắng
Tình yêu là những cánh chim
là tiếng hát em trong xanh êm đềm
Hãy giữ lấy tình yêu giữ lấy mùa xuân
Vì tình yêu là chiếc lá trên cành mãi màu xanh
Vì tình yêu là cánh én mang đến cho đời
hạnh phúc mùa xuân
Hãy giữ lấy tình yêu Hãy giữ lấy đời nhau
Tình yêu là những tiếc thương
là những vấn vương mờ tựa làn sương
Dịu êm mà sao đắng cay
mà sao đổi thay như chim xa bầy
Về thăm lại con phố xưa tìm bóng dáng ai
một chiều trong mưa
Mùi lan nhà ai thoáng đưa
dịu dàng phố xưa nhớ mấy cho vừa
Tình yêu là chiếc lá xanh
là những đám mây bồng bềnh trong nắng
Tình yêu là những cánh chim
là tiếng hát em trong xanh êm đềm
Hãy giữ lấy tình yêu giữ lấy mùa xuân
Vì tình yêu là chiếc lá trên cành mãi màu xanh
Vì tình yêu là cánh én mang đến cho đời
hạnh phúc mùa xuân
Hãy giữ lấy tình yêu Hãy giữ lấy đời nhau
Tình yêu là những tiếc thương
là những vấn vương mờ tựa làn sương
Dịu êm mà sao đắng cay
mà sao đổi thay như chim xa bầy
Tình yêu là chiếc lá xanh
là những đám mây bồng bềnh trong nắng
Tình yêu là những cánh chim
là tiếng hát em trong xanh êm đềm
Hãy giữ lấy tình yêu giữ lấy mùa xuân
Vì tình yêu là chiếc lá trên cành mãi màu xanh
Vì tình yêu là cánh én mang đến cho đời
hạnh phúc mùa xuân
Hãy giữ lấy tình yêu Hãy giữ lấy đời nhau
Tình yêu là những tiếc thương
là những vấn vương mờ tựa làn sương
Dịu êm mà sao đắng cay
mà sao đổi thay như chim xa bầy
Về thăm lại con phố xưa tìm bóng dáng ai
một chiều trong mưa
Mùi lan nhà ai thoáng đưa
dịu dàng phố xưa nhớ mấy cho vừa
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011
Bài hát theo yêu cầu
Ngẫu Hứng Giao Duyên
( Nguyễn Tiến Dũng K3 yêu cầu )
Sáng tác: Trần TiếnNgười Bắc Ninh vốn trọng chữ tình hừ làNgười Bắc Ninh vốn trọng giao duyên ối a
Khách đến nhà là hát, khách uống trà là ca
Khách đi xa, giữ chẳng cho về
Rằng người ơi sao nỡ chia lìa,
Rằng người ơi hãy ở bên tôi
Người đừng về đêm nay, quan họ nào chia tay
Trăng thôn Chè xanh buồn đến thế, câu quan họ sao hồn nhiên thế
Người đừng về đêm nay, rượu còn đầy trên tay
Rót cho đầy những ngày mong nhớ
Rót cho đầy giếng cạn tình khô, cho yêu nhau đến dại khờ
Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình hừ là
Người Bắc Ninh vốn trọng giao duyên ối a
Có chút gì nhường khách, có mối tình đành xa
Chút thơ ngây, giữ lại riêng mình
Rằng người xinh sao đứng một mình,
Rằng người xinh ơi hãy ngồi bên tôi
Người đừng về đêm nay, chuyện buồn rượu thêm say
Trai thôn Chè có người xa quê, gái thôn Dọc có người ngồi khóc
Người đừng về đêm nay, giọt rượu nào chua cay
Hát cho người muôn trùng bể dâu
Hát cho dòng Đuống đỏ vực sâu
Cho xa nhau dứt ruột tình đầu
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình...........thơ ngây./.
Khách đến nhà là hát, khách uống trà là ca
Khách đi xa, giữ chẳng cho về
Rằng người ơi sao nỡ chia lìa,
Rằng người ơi hãy ở bên tôi
Người đừng về đêm nay, quan họ nào chia tay
Trăng thôn Chè xanh buồn đến thế, câu quan họ sao hồn nhiên thế
Người đừng về đêm nay, rượu còn đầy trên tay
Rót cho đầy những ngày mong nhớ
Rót cho đầy giếng cạn tình khô, cho yêu nhau đến dại khờ
Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình hừ là
Người Bắc Ninh vốn trọng giao duyên ối a
Có chút gì nhường khách, có mối tình đành xa
Chút thơ ngây, giữ lại riêng mình
Rằng người xinh sao đứng một mình,
Rằng người xinh ơi hãy ngồi bên tôi
Người đừng về đêm nay, chuyện buồn rượu thêm say
Trai thôn Chè có người xa quê, gái thôn Dọc có người ngồi khóc
Người đừng về đêm nay, giọt rượu nào chua cay
Hát cho người muôn trùng bể dâu
Hát cho dòng Đuống đỏ vực sâu
Cho xa nhau dứt ruột tình đầu
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình thơ ngây.
Người đừng về đêm nay. Quan họ tình...........thơ ngây./.
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Vô đề
Đây là hình do phóng viên chụp ở Hải phòng.
Theo các "vận động viên", bí quyết đi trên miểng chai là tâm tĩnh.
Đầu tiên dòm hình ông bọ, thấy tâm tĩnh quả là có tác dụng. Trúng phóc lý thuyết.
Dòm tới cô gái thì cũng rứa, tuy có khác chút đỉnh.
Tới khi coi hình một cặp cõng nhau, bạn gái áp triện vào lưng, cười xoe xóe, chả "tĩnh" chi cả.
Vậy mần răng mà cứ phải tĩnh tâm cho cực, cứ nhào dzô mần một phát là xong. Miễn tâm lý thoải mái, không lo, không sợ, hề?
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
Một chuyện tình
Chuyện tình bên sông Mã
Hạm tàu tôi về lại xứ Thanh
Một hải trình tuần duyên cuối năm sáu tám
Bến cũ Hoằng quang thả neo, giấu hạm
Đối diện bờ Nam ngạn vừa đỏ vụ cam.
*****
Hải quân về, dân nô nức đến thăm
Các mẹ cầm tay rưng rưng mước mắt…
Đò chị Tuyển sang, gọi lên réo rắt:
- Các chú Hải quân, các chú lại về!
Một hải trình tuần duyên cuối năm sáu tám
Bến cũ Hoằng quang thả neo, giấu hạm
Đối diện bờ Nam ngạn vừa đỏ vụ cam.
*****
Hải quân về, dân nô nức đến thăm
Các mẹ cầm tay rưng rưng mước mắt…
Đò chị Tuyển sang, gọi lên réo rắt:
- Các chú Hải quân, các chú lại về!
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
Bài hát theo yêu cầu
( Theo yêu cầu Kỳ Nghĩa K3 )
Hà Tiên
Sáng tác : Lê Dinh
Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ
Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ
Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ
xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa
như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi
Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi phục
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên
Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu là mấy
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên
ĐK:
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi
Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông nghiêng chiều vắng, như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên
Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ơi luyến lưu làn mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên
Hà Tiên
Sáng tác : Lê Dinh
Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ
Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ
Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ
xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa
như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi
Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi phục
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên
Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu là mấy
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên
ĐK:
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi
Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông nghiêng chiều vắng, như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên
Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ơi luyến lưu làn mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
Một thời điện ảnh
Khoảng những năm sáu mươi, tôi được xem một phim VN, “Hai người lính”. Anh lính Việt giải thằng lính Pháp về phía sau, trên đường đi nảy sinh những cảm thông gì đó, kiểu thằng Pháp sưng chân ông này lấy bẹ tre làm giày cho đi…
Rồi phim bị cấm. Nghe nói ông thứ trưởng văn hoá chịu hệ luỵ, một thế hệ điện ảnh như đạo diễn Huy Vân (chồng bà Tuệ Minh) chịu theo. Bên quân đội là báo QĐND “dinh luỹ xét lại” với Văn Doãn, Lê Vinh Quốc, Trần Thư… Vụ này không liên quan đến đám “Nhân văn” trước đó. Có một kết luận là “chịu ảnh hưởng từ các đại hội Đảng Liên Xô” sau khi Stalin chết, đâu như từ đại hội 20. Một loạt phim Liên Xô như “Khi đàn sếu bay qua”, “Bài ca người lính”, “Người thứ 41”, “Bầu trời trong sáng” nhập vào bị cấm, do “không phân biệt bạn thù rõ ràng”, “lập trường không vững”…
Chuyện ấy đúng sai thế nào, giờ đánh giá vẫn khó. Đó là lúc ta chuẩn bị bước vào chiến tranh, đứng giữa hai thế lực Liên Xô, Trung Quốc, hoàn cảnh rất khắc nghiệt chứ không tung tẩy như giờ. Trí nhớ tôi lưu lại “chuyện” đăng trên báo “Màn ảnh Hà Nội”, nữ diễn viên Xamôilôva đóng vai chính phim “Khi đàn sếu bay qua” dự liên hoan phim Canes, nhảy dây với trẻ em Pháp rất hồn nhiên. Rồi Tuấn Linh dịch, xuất bản trên bờ lốc của ta bài thơ “Đàn sếu” trong phim này.
Chủ nhật 30-11, VTV1 chiếu lại Đàn sếu. Xamôilôva lông mày đậm, đôi mắt “biết nói”, mông to như mọi đàn bà Nga. Vai nam là Batalốp, sau này gặp lại trong “Maxkva không tin vào nước mắt”. Cốt chuyện là chàng ra trận, nàng ở nhà không giữ được mình, bi luỵ này nọ, tóm lại là “không xứng đáng” lắm dù vẫn yêu nắm nắm. Ngày chiến thắng, chàng không về, nàng mới thấy mất mát lớn quá… Đại thể là những chuyện bi giờ nói ra rất đơn giản.
Chủ nhật 6-11 này, 21g15, VTV1 sẽ chiếu “Bài ca người lính" trong xê ri phim nói trên, nhân cách mạng Tháng 10.
Tr Chiến
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Đấng sinh thành
" Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự?
Đám mây nào in bóng rồng bay?..."
( Hà nội phố. Phan Vũ )
“Một con người rất con người”
Thứ Sáu, 28.10.2011 | 15:08 (GMT + 7)
“Một con người rất con người” là đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với Trần Huy Liệu, hai gương mặt từng nổi bật trong một thời kỳ của lịch sử Việt Nam hiện đại và cũng là 2 người gắn bó với giới sử học nước nhà.
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011
THÔNG TIN
Gừng càng già càng cay
(một trong hai bài trên Dân trí - trích)
Tổ chức Guinness đã tặng danh hiệu kỷ lục thế giới cho ông Fauja Singh 100 tuổi (sinh ngày 01/04/1911) đã hoàn tất cuộc thi chạy ma ra tông 42 km, trong 8 giờ 25 phút 16 giây, tại Toronto, Canada, 16/10/2011.
Quãng đường 42 km là một thử thách cực lớn cho bất kỳ ai. Sau 35 km trên đường đua, có vẻ như ông Singh đã phải dừng lại. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng tiếp tục để hoàn tất 7 km còn lại trong vòng 2 giờ tiếp theo, và về ở vị trí thứ 3.850, xếp trên 5 vận động viên khác.
Để tập luyện, mỗi ngày ông đã hoàn tất quãng đường 16 km. Trước đây, ông cũng đã từng giữ kỷ lục Guinness thế giới năm 2003 khi hoàn tất đường chạy ma ra tông trong cuộc thi cũng tại Toronto, với thành tích 5 giờ 49 phút.
Theo ông Singh, bí quyết để sống lâu sống khỏe là ăn nhiều cà ri gừng, uống trà, sống hạnh phúc và đừng căng thẳng: “Bí mật cho cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh là đừng căng thẳng. Nếu có điều gì bạn không thể thay đổi, hãy đừng lo lắng về nó. Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có, tránh xa những người sống tiêu cực, hãy mỉm cười và … tiếp tục chạy”.
Sinh tại Punjab, Ấn Độ, ông Singh yêu thích môn chạy khi còn nhỏ, nhưng tham gia chạy chuyên nghiệp "mới chỉ" cách đây có 50 năm, khi ông bắt đầu sinh sống tại Anh.
Tổ chức Guinness đã tặng danh hiệu kỷ lục thế giới cho ông Fauja Singh 100 tuổi (sinh ngày 01/04/1911) đã hoàn tất cuộc thi chạy ma ra tông 42 km, trong 8 giờ 25 phút 16 giây, tại Toronto, Canada, 16/10/2011.
Quãng đường 42 km là một thử thách cực lớn cho bất kỳ ai. Sau 35 km trên đường đua, có vẻ như ông Singh đã phải dừng lại. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng tiếp tục để hoàn tất 7 km còn lại trong vòng 2 giờ tiếp theo, và về ở vị trí thứ 3.850, xếp trên 5 vận động viên khác.
Để tập luyện, mỗi ngày ông đã hoàn tất quãng đường 16 km. Trước đây, ông cũng đã từng giữ kỷ lục Guinness thế giới năm 2003 khi hoàn tất đường chạy ma ra tông trong cuộc thi cũng tại Toronto, với thành tích 5 giờ 49 phút.
Theo ông Singh, bí quyết để sống lâu sống khỏe là ăn nhiều cà ri gừng, uống trà, sống hạnh phúc và đừng căng thẳng: “Bí mật cho cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh là đừng căng thẳng. Nếu có điều gì bạn không thể thay đổi, hãy đừng lo lắng về nó. Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có, tránh xa những người sống tiêu cực, hãy mỉm cười và … tiếp tục chạy”.
Sinh tại Punjab, Ấn Độ, ông Singh yêu thích môn chạy khi còn nhỏ, nhưng tham gia chạy chuyên nghiệp "mới chỉ" cách đây có 50 năm, khi ông bắt đầu sinh sống tại Anh.
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Tới thăm người bạn đã bốn chục năm chưa gặp
Thư Trần Quang Trung K4 (Tr.Trung)
Vào 14:21 Ngày 21 tháng 10 năm 2011, trung tran <tqtrung.0519.0101@gmail.com> đã viết:
Tuấn Linh thân mến! Hôm nay tôi và anh Thắng k5 đã đến thăm anh Chu Văn Kim, bạn Trỗi khóa 3, bởi ngoài tình bạn Trỗi, tôi và Chu Kim còn có sự quen biết từ nhỏ, sống cùng khu tập thể. Do sự nhiệt tình của anh Thắngk5 mà chúng ta đã tìm lại được một bạn học cũ. Chúng tôi đã quyết định đi thăm Chu Kim sáng nay, mục đích là để gặp lại anh bạn cũ mà cũng là để biết nhà biết cửa, hoàn cảnh sinh sống, chụp vài kiểu ảnh để bạn bè xa gần gặp lại Kim "tút".Chu Kim không còn trẻ, chắc rồi, nhưng trên khuôn mặt khắc khổ vẫn còn đọng lại nét tinh nghịch, dí dỏm cũ. Cách nói chuyện vẫn vậy, không lúc nào thiếu lạc quan "cách mạng" C.Kim vẫn đang làm việc không mệt mỏi, anh ấy mở một quán nhỏ ven đường sửa xe máy, xe đạp. Mặc dù Nhà đất các cụ để lại bán bớt đi từ lúc còn rẻ, không được bao nhiêu, nay còn năm chục mét nhà cửa, sống thoải mái, nhưng chỉ vợ con về ngủ, còn bản thân C.Kim phải ngủ lại cửa hàng ( chòi thì đúng hơn) để trông hàng. Vợ cũng mở quán bán nước ( Chứ không phải bán Tổ quốc! hehe!) ngay đó. Nhưng hôm nay chúng tôi không gặp, bởi đang lên chùa làm nghĩa vụ tâm linh.Tào lao chi khươn, ôn nghèo kể khổ xong chúng tôi mở cho Kim xem ảnh các cuộc gặp gỡ của anh em Trỗi, các kì đại hội, các khuôn mặt quem biết để góp phần giúp CK gặp lại bạn cũ- qua ảnh. Tiếc rằng cứ tưởng nhà CK có mạng, mà ở đó không có sóng Wifi nên không mở cho K xem các Blog Trỗi được, tuy nhiên sẽ lạc quan sáng sủa hơn, bởi như anh cu con nói "Bố cháu sắp mua "ai pét" cho cháu rồi ", hehe! lúc đó chắc nó sẽ dẫn bố vào đời ( đời sống tin học !!!. mà nó đang đi trước). Sơ qua vài điểm như vậy. . Thế nhé. Chúc TL khỏe và vui vẻ. ( Bản quyền ba cái ảnh 141, 142, 137 là của Tk5 nhé, mấy cái kia chụp bằng đtdđ .)
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Thông báo số 2 họp mặt kỷ niệm 45 năm HVKTQS
THƯ MỜI
Trân trọng kính mời các cán bộ, giáo viên, CNV, chiến sĩ và các thế hệ học viên Học viện KTQS tại phía Nam về dự gặp mặt truyền thống.
Thời gian: từ 9-14g ngày thứ bảy 22/10/2011.
Địa điểm: KS Tân Sơn Nhất, 200 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TpHCM.
Đề nghị CLB Bạn chiến đấu Học viện phía Nam, BLL các khoá, các đầu mối QK, QĐ, trung tâm...thông báo tiếp đến từng thành viên.
Mọi đóng góp xin gửi về tài khoản:
ĐOÀN MẠNH HƯNG, 117129729, NGÂN HÀNG TM Á CHÂU.
ĐOÀN MẠNH HƯNG, 117129729, NGÂN HÀNG TM Á CHÂU.
BTC