Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Đi thi H2

   Khi đang còn là binh nhất Sờ Ku Ba (Scuba) thì anh Chí nhớn đã phong cho tôi là Hạ sỹ (H1) rùi. Tôi nhớ cách nay một năm, anh Chí nhớn đã có 1 bài viết về cấp bậc của binh chủng Scuba trên BT. Khi đó tôi đang còn học lý thuyết trên mạng, loay hoay mày mò mấy cái thuật ngữ chuyên môn của binh chủng thì biết rằng anh Chí nhà mình đã lấy bằng OW của PADI, tương đương binh nhất Scuba! Thật đáng nể, đang vi vu lượn trên bầu trời thoáng sau đã ngao du dưới đáy đại dương. Khi tôi lọ mọ thi lên được binh nhất thì anh đã ăn lương H1vì tuy là B1 nhưng anh chơi ráo mọi khoa mục của hạ sỹ quan: Lặn thuyền, lặn hang, lặn đêm, lặn sâu 28m...chỉ còn mỗi lặn xác tàu là chưa thử. Khi tôi có quân hàm binh nhất (B1) thì quyết định sẽ thi tiếp lên H1 ngay vì không có được điều kiện thời gian xông xênh và A trưởng hết lòng hỗ trợ như anh Chí lớn. Tôi báo cáo với A trưởng của mình là tôi phải học và thi 5 hạng mục nữa mới xong chương trình căn bản của lặn Scuba. Nghe nói HỌC rối THI...A trưởng đồng cảm...duyệt!
     Do chỉ tranh thủ được vào cuối tuần, tôi phải ra Nha Trang hai lần để thực hiện 5 khoa mục huấn luyện. Mỗi lần đi vào tối thứ 6 và về vào tối chủ nhật. Chuyến đi thứ nhất cùng anh Chí Nhớn và đã có bài trên BT. Chuyến đó tôi thực hiện 3 bài lặn: PPB (tối ưu điều khiển nổi), lặn thuyền và lặn sâu (30m). Cũng chuyến đó, anh Chí chỉ đi lặn nhởn cùng Vina Dive, còn tôi xong 3 hạng mục lặn adventure đã có thể được coi là H1 ( tương đương anh Chí ). Đầu tháng 10 anh Chí và nhóm bạn của anh lại ra Nha Trang và lần ngày trong vòng 1 tuần anh làm luôn 5 khoa mục + một cú "Nhởn" và lên H2 ngay. Kết quả chuyến này của anh Chí ngoài quân hàm H1 là các tấm hình dưới nước trên BT. Tôi luôn chạy sau anh, tự nhủ cũng không thể bì được! dù ngay sau đây mình có thể thi lên H3 thì vẫn kém ở khoản nhảy dù và bay lượn. Vậy là giữ tháng 10 tôi chọn một cuối tuần rảnh rỗi và phi ra Nha Trang thực hiện nốt 2 khoa mục để lấy lon trung sỹ.
    Lần này tôi thực hiện bài Lặn định hướng (không có và có la bàn) và bài Nhiếp ảnh dưới nước. Tôi đã chắc mẩm mình sẽ có một phóng sự ảnh dưới nước huỳnh văn tráng để không thua anh Chí. Thật xui xẻo cho tôi, phút cuối cùng tôi mới nhận ra là hầu hết số hình chụp được (cả video) bị hư hết khi đổ váo máy tính. Hoặc sốc điện khi gắn vào cổng USB của máy, hoặc chất lượng thẻ nhớ dởm...Kiểu gì thì cũng làm tôi thất vọng não nề. Chỉ còn vài hình và 1 đoạn video clip ít giá trị, tôi đưa hình lên đây để các bạn thấy - dù sao thì cũng có cố gắng để có hình chụp đáy biển. Và vì ít hình Underwater, tôi phải thêm cả các hình trên mặt nước và đôi khi hình trên mặt nước cũng gợi cảm lắm chứ - ví dụ như tấm "Hai tòa thiên nhiên" ở dưới cùng đó.


Trong thời gian tàu chạy ra đảo Hòn Mun, các bạn lặn làm quen với đội ngũ huấn luyện viên và hướng dẫn viên của Rainbow Diver - CLB lặn tôi theo học. Mọi người được hướng dẫn về "địa hình' đặc điểm của điểm lặn và các chỉ  dẫn về an toàn cũng như các điểm cần chú ý để chuyến lặn vui vẻ và hữu ích nhất.




Lặn biển là một trong các môn thể thao giải trí mạo hiểm! Nguyên tắc thứ nhất là luôn luôn phải có bạn lặn (Buddy)  khi đi lặn dù là giải trí hay lặn kỹ thuật, thương mại.

   
Cũng có nhiều người thích lặn chỉ với ống thở. Hòn Mun là khu bảo tồn sinh thái biển, vì thế nước trong xanh, rặng san hô phong phú. Chỉ với mặt nạ và ông thở, cộng thêm đôi chân nhái là bạn có thể tung hoành ven bờ hòn đảo vả thưởng thức phong cảnh lung linh bên dưới với các loài cá tung tăng. Đôi khi còn bắt gặp 1 cặp sinh vật to lớn, bơi chậm rãi và nhả từng chùm bong bóng đuổi nhau xô lên mặt nước. Đó chính là các bạn lặn Scuba đang lượn...




Loài cầu gai này khá phổ biến ở đây




San hô thân cứng và thân mềm - Tuy được gọi là cây, san hô là động vật chứ không phải thực vật. Do đặc điểm của môi trường nước, loài động vật này không cần di chuyển mà vẫn có cái ăn và sinh sôi nảy nở.




"Sinh vật" này đến từ thế giới của chúng ta - chính là huấn luyện viên của tôi.




 Đôi khi ta có thể bắt gặp một chiến binh đơn độc, một mình lang thang trong không gian sâu thẳm.




Trong khi đó, phần đông cư dân ở đây đều sống theo bầu đàn...Dưới nước là một thế giới hoàn toàn khác với những gì ta thường thấy hàng ngày trên trái đất. Những tư duy, suy luận của thế giới chúng ta không thể đem áp dụng dưới đây được! Tất cả đều do khi xuống đây, chúng ta đã bước sang một môi trường mới, một hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn nơi chúng ta sống hàng ngày.




Một người lặn tự do (free diver) đang nổi lên từ độ sâu 15 m - Ông bạn này còn chẳng cần tới chân nhái để lặn xuống độ sâu như vậy.




"Safety Stop" - 3 phút "Dừng an toàn" ở độ sâu 5 m trước khi nổi lên mặt nước. Với tân binh, việc này khá khó khăn do chưa tự điều chỉnh được tối ưu độ nổi. Đây là một học viên Open Water (B1) và huấn luyện viên, theo bạn trong hình này ai là Huấn luyện viên?




Tiếc là không thể ở mải dưới đáy nước được, sau khi tận hưởng niềm vui dưới thùy cung rồi hết dưỡng khí  bạn cũng phải ngoi lên, trở về với cuộc sống thường ngày. Đi lặn cũng là cơ hội tốt để bạn gặp gỡ, có thêm nhiều bạn mới. Trong hình, mamg kính là Kha, một Dive Master của Rainbow. Chú này vui vẻ thân thiện và nhanh nhẹn, chỉ mỗi tội kêu tôi bằng "bác" :)




Trở lại thực tại từ thế giới thủy cung đôi khi cũng không quá tệ! Đây là "Hai tòa thiên nhiên" tôi chộp được khi vừa kết thúc chuyến lặn cuối cùng của ngày. Các bạn thấy thế nào? nếu được chọn, bạn sẽ chọn tòa nào? trên hay dưới? :D