Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

VŨ KHÍ HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI

Các loại vũ khí hạt nhân chiến lược cơ bản :
Bom nguyên tử (Bom A)
Bom khinh khí (Bom H)
Bom Neutron (Bom N)
Bom Phản vật chất : đang được thử nghiệm. Tuy không thuộc vào loại vũ khí hạt nhân, nhưng hiệu quả gấp nhiều lần bom N.
5 cường quốc hạt nhân : được quyền có vũ khí hạt nhân
Mỹ – Nga – Pháp – Anh - Trung Quốc
Số lượng hiện có :

Mỹ : hơn 12.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Nga : khoảng 12.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Pháp : khoảng 350 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Anh : vài trăm đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Trung quốc : hơn 100 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
3 nước có vũ khí hạt nhân : tuy không được quyền, nhưng được “lờ” đi và được “mặc nhiên” công nhận
Ấn Độ – Parkistan – Israel

Số lượng hiện có :
Ấn Độ : một vài quả bom hạt nhân
Pakistan
: khoảng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Israel
: khoảng hơn 150 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Ngoài ra Ukraina còn sở hữu 1 quả bom hạt nhân sót lại của Liên Xô cũ do việc bàn giao không rõ ràng sau “Chiến tranh lạnh”
10 nước đủ khả năng có trong thời gian ngắn :
Canada – Na Uy – Thụy Điển – Bỉ – Thụy Sĩ – Tây Ban Nha – Hungaria – CH Séc – Slovakia – Litva
2 nước đã nghiên cứu thành công :
Nhật – Hàn Quốc
6 nước có thể đang thực hiện :
Brasil – ArgentinaIran – Ôxtralia – Nam Phi – Triều Tiên - Siry
Chỉ có Iran và Triều Tiên bị chỉ trích

Tổng cộng hiện có khoảng 25.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược trên toàn TG có sức công phá tương đương khoảng 2,5 đến 3 triệu kiloton thuốc nổ TNT, đủ để phá hủy hoàn toàn 180 lần diện tích toàn bộ trái đất này, chưa kể đến sự ảnh hưởng của phóng xạ ngay tức thì và cho tương lai.

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Chim gõ kiến?

Trong sân cơ quan có một cây đa lớn. Tuy nằm ỗ trung tâm thành phố,nhưng trên cây đa cổ thụ này có đủ các loài sinh vật sống. Chỉ nghe âm thanh, ta cũng có thể biết vể sự tồn tại của các chúng sinh trên cây này. Có lẽ chỉ thiếu tiếng vượn hú...còn thì có đủ các âm thanh mà khi ta bé, sống ở Đại Từ từng nghe. Tắc kè điểm tiếng chính xác như đồng hồ, các loài chim thì rộn ràng đủ thứ tiếng kêu, hót. Hàng ngày đi làm , lúc căng thẳng tôi hay ra cái ban công kề với cây đa để hít thở, nghe tiếng chim kêu. Khoản chim chóc tôi dốt đặc, gần đây mới được mở mang tý chút qua các bài về chim (HN -SG) của bác TM. Tuy nhiên mấy chú chim tôi thấy được ở đây thật chẳng giống với những mô tả đã đọc qua trên BL bạn trỗi, trừ con chim sáo quá quen thuộc rồi. Hôm nay, tôi phát hiện ra một chú em lạ, màu khá sặc sỡ. Qua hành vi của nó tôi đoán đây là một chú gõ kiến, thậm chí có thể nghe tiếng gõ cộp cộp của chiếc mỏ to gõ lên thân cây. Tôi đoán vậy, nhưng cũng không chắc lắm nên lấy máy ảnh chộp 1 vài bức để các chuyên gia thẩm định. Chỉ chạy quãng vài chục mét ra tới cổng 240 Pasteur, bạn lại hòa mình vào dòng thác xe cộ, khói bụi, hối hả...và quên hẳn trong đó, trên cây đa già có một chú gõ kiến mũ đỏ, khăn đỏ vẫn cần mẫn gõ cộc, cộc, cộc...

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

TINH KHÔI

Nhân ngày 22/12 sắp đến, đọc blog thấy nhiều bạn kể lại vài chuyện vui buồn đời lính, tôi bỗng nhớ lại chuyện này. Trước đây có lẽ nó thuộc dạng “mật” (về cả nghĩa đen và bóng). Nay lại thuộc dạng … chẳng có gì (!) Chỉ là kể lại cho vui. Ai xem đừng cười.

* *

Sau ngày giải phóng miền Nam ít lâu, bọn Pôn Pốt bất ngờ đánh chiếm một đảo của ta ở cực Nam. Chúng tàn sát hết số dân Việt bấy nay ở đó, quăng xác xuống biển phi tang (chuyện này khi ấy chỉ phổ biến hẹp trong các đơn vị hải quân vùng 4 và vùng 5 duyên hải. Ai nghe cũng sôi sục lắm)). Ta điều một đơn vị hải quân đánh bộ ra chiếm lại đảo. Trận đánh ác liệt mà nhanh gọn. Bọn địch bị tiêu diệt, nhưng vẫn còn một số chạy thoát, tản mác trong rừng. Lệnh trên là phải nhanh chóng củng cố trận địa phòng ngự và truy quét cho kỳ hết bọn tàn quân…Sự kiện này ngày ấy, vì nhiều lý do, đài báo hai bên đều không đưa tin (coi như “ai làm nấy chịu” không liên quan chi đến nhà nước hai bên cả).

Khi ấy , tôi là một sĩ quan trẻ, được giao nhiệm vụ dẫn một tốp lính lên đảo để lập ngay mạng thông tin và đài quan sát biển. Tốp lính này đa phần là nam, nhưng cũng có hai cô gái chuyên ngành kỹ thuật. Đảo nhỏ, nhưng cũng có núi cao, rừng rậm, ghềnh đá hiểm trở và còn cả kẻ địch đang rình rập (Bọn tàn quân trong rừng và tàu địch lởn vởn ngoài khơi định tái chiếm). Vậy nên các nhóm công tác đều phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Sau một ngày làm việc quần quật (khuôn vác gỗ, đá, lắp đặt khí tài…) chúng tôi tạm nghỉ bên bìa rừng. Mọi người tranh thủ nấu cơm, tắm giặt. Qui định là : Đi đâu cũng đều phải có từ ba người trở lên, cùng vũ khí. Nấu xong cơm, hai cô gái (được anh em gọi đùa là “hai người đẹp nhất đảo”) đến xin phép tôi để đi …tắm. Phiền nỗi, họ chí có hai người và cũng chưa biết đường ra suối. Mọi người “phân công” tôi đi cùng (với cái lý : Chỉ huy đi cùng là “chắc ăn” nhất, khỏi có chuyện gì “lôi thôi” (!)) Từ chối không xong, tay dao, tay súng tôi dẫn hai cô ra suối. Vừa đi, tôi vừa chặt cây làm dấu, dặn dò cẩn thận:

– Lát nữa các cô cứ theo vết dao chém này mà về. Có chuyện gì thì nổ súng báo động.

Đến một đoạn suối bằng phẳng, có nhiều hoa rừng rất đẹp, tôi định quay lui, thì cả hai cô gái đều trợn tròn mắt lên :

– Cơ mà… Chúng em sợ lắm… Đang tắm… nhỡ ai đến thì…

– Hôm qua đổ bộ tấn công các cô xông xáo lắm mà – Tôi cự lại - Sao giờ lại nhát thế ?

– Khi ấy khác. Bây giờ… khác – Một cô lý sự – Mà chính anh đã ra lệnh là đi đâu cũng phải có từ ba người trở lên và súng đạn phải luôn sẵn sàng cơ mà.

Tôi đưa khẩu tiểu liên AK và con dao rừng (thực ra là một thanh gươm Miên sắc lẻm) cho họ. Hai cô nhìn nhau… Tôi rút khẩu “rulo” chiến lợi phẩm lận sau lưng ra tính đưa nốt. Nhưng cả hai cô đều lắc quầy quậy :

– Sáng nay ta vừa chạm súng với bọn tàn quân. Chắc chúng vẫn còn rình rập đâu đây ! Chúng em đang… tắm, dù có súng đại bác cũng thua.

Tôi đâm ra bối rối không biết xử lý thế nào “tình huống ngoài dự kiến “ này :

– Thật rắc rối. Thế thì khỏi tắm. Về ! – Tôi quát.

Hai cô ngơ ngác nhìn nhau, rồi một cô ấp úng như sắp khóc :

– Là… là… chúng em… nhờ thủ trưởng… gác dùm cho chúng em… tắm.

Đến thế là … cùng. Tôi đỏ mặt… Lúc này họ mới dùng đến cái danh “thủ trưởng” (nghĩa là nhắc khéo đến trách nhiệm của mình)(!) khiến tôi chợt nhớ lại hôm lên đường, chính ủy có dặn riêng tôi :

– Vì yêu cầu nhiệm vụ mà phải cử hai cô này đi, chứ cũng… lo lắm. Đã chiến đấu thì sẽ có thương vong. Nhưng nếu mấy cô này có “làm sao” thì cậu đừng có mà … về gặp tớ.

Nghĩa là nhiệm vụ này cũng rất rõ ràng, tôi đành lẳng lặng bước ra xa và quay mặt đi :

– Vậy thì… nhanh lên ! Năm phút thôi đấy.

Được lời như cởi tấm lòng, cả hai cô gái chạy ào đi ngay.

– Anh cứ đứng… xa xa là được – Một cô khúc khích nói vọng ra từ sau bụi cây – Miễn là…

– Không được. Anh phải đứng… gần gần lại, và quan sát thật kỹ, lỡ có… gì thì… – Cô kia cãi lại ngay (làm như “thủ trưởng” chỉ là cục đá vậy, chứ không phải là một gã… đàn ông chính cống).

Họ cứ “chí chóe” như vậy cho đến khi có tiếng nước suối vang lên bì bõm. Mắt tôi nhìn thẳng đăm đăm (chẳng biết có ai chứng giám cho không (?)) Nhận ra “trọng trách” của mình, lại có phần tự hào vì được cả hai “người đẹp nhất đảo” tin cậy đến vậy, nên tôi nhấc khẩu tiểu liên và lên đạn cái “rẹc”, khiến hai cô gái thất thanh :

– Sao vậy?

– Có địch… hả anh ?

– Không… Không! Yên tâm đi. Đã có… anh – Mắt tôi vẫn nhìn chăm chăm ra mé rừng.

Lát sau, bỗng chân tôi buốt nhói, nhảy dựng lên ngay. Hóa ra tôi vừa lỡ đạp phải một ổ kiến rừng. Lũ kiến vừa to vừa hung dữ. Chúng xông ra ào ạt và ngoác miệng cắn bất cứ thứ gì. Không thể dùng súng để “nói chuyện phải quấy” với chúng, tôi đành tháo lui lên một gò đất cao. Thật bất ngờ, từ đây tôi có thể quan sát toàn bộ vùng vịnh rất đẹp trước đảo (và cũng là nơi duy nhất tàu thuyền có thể ra vào). Từ đây, nếu đặt hỏa lực mạnh, còn có thể khống chế được cả con đường độc đạo từ biển lên rừng… Thật là một “điểm cao chiến lược”. Đặt đài quan sát ở đây thì còn gì bằng! Thế mà cả ngày nay tôi cứ loay hoay tìm mãi chưa ra. Tôi thầm rủa bọn lính Pôn Pốt ngu xuẩn, không biết khống chế ngay điểm cao này, nên khi quân ta ập vào, chúng đã không kịp trở tay… Tôi thận trọng nhìn quanh, tính toán ước lượng từng khoảng cách một để về báo cáo. Tay vung dao phạt bớt mấy cành cây che khuất. Và thật bất ngờ! Tôi bỗng sững sờ : Ngay dưới kia không xa, nơi dòng suối êm đềm tuôn chảy là hai “tòa thiên nhiên” của “hai người đẹp nhất đảo” ngời ngời hiện lên giữa làn nước trong xanh, với sức sống tràn đầy, làn da ngần trắng…

Tôi như bị… thôi miên (!) Bạn thử hình dung : Với một chàng trai mới ngoài 20 tuổi, rất nhạy cảm, đang hừng hực xông pha, thì đó quả là một sự khám phá, một thế giới… tinh khôi! Súng, dao, rơi ra từ lúc nào, tôi tựa vào một thân cây, mê hoặc, thở ra nặng nhọc… Giữa cái thời hơi hướng chiến trận vẫn còn hầm hập, ai cũng gươm súng lăm lăm, máu xung sát bốc cao ngùn ngụt, thế mà lại có lúc tất cả bỗng nhiên ắng đi, mơ màng. Như không hề có trận kịch chiến hôm qua. Như không hề có kẻ thù rình rập. Như tất cả chỉ còn lại có chừng ấy thôi : Trời xanh, suối biếc, cây rừng và nét duyên con gái hồn nhiên… Lát sau, tôi giật mình, nhặt vội súng, dao lên; nhắm nghiền mắt lại, lảo đảo quay đi, lòng mông lung tự trách mình nhiều lắm. Tôi nằm vật ra bãi cỏ, mở mắt nhìn lên bầu trời cao rộng thắm xanh… Bỗng một mối lo âu ráo hoảnh đột ngột dâng lên : Nếu bọn tàn quân địch bất ngờ xuất hiện thì sao ? Rất có thể lắm chứ ! Chúng chỉ quanh quẩn đâu đây thôi… Nếu vậy thì cả cái “thế giới tinh khôi” mà tôi vừa cảm nhận đến run rẩy ấy sẽ tan tành, vỡ vụn ! Mà hình như suy cho cùng, ta cầm súng đi lang thang đây đó bấy nay, cũng chỉ để giữ gìn cho sự tinh khôi này. Tôi bật ngay dậy như một chú gấu sau cơn say mật, lầm lì xách súng tiến lại phía điểm cao : “Phải trấn ngay nơi ấy, không vì bất cứ điều gì mà…”. Đúng lúc đó hai cô gái đã rẽ lá rừng bước ra trong bộ quân phục bạc màu còn loang nước. Ánh mắt họ lấp lánh đầy vẻ tinh nghịch và luôn miệng cám ơn tôi (chắc họ vẫn nghĩ rằng tôi luôn là một “thủ trưởng”… mẫu mực (!)).

Tôi đỏ mặt quay đi, giả bộ càu nhàu :

– Lâu thế, đói lắm rồi đây.

Lặng lẽ xách súng lùi lại phía sau và không đáp lại lời cám ơn của hai cô gái, tôi mỉm cười thầm nghĩ : “Chà, không biết là ai phải cám ơn ai đây?!”. Quả có hơi mông lung một chút. Biết sao được! Nhưng suy cho cùng cũng chỉ tại cái lũ… kiến rừng hung hãn mà thôi./,

CHÍ THỌ (K3)

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Thầy Lực triển lãm Tranh tại TP HCM

Với chủ đề " Sắc màu cuộc sông", Thày Phạm Lực ngày hôm nay đã khai trương triển lãm tranh của mình lần thứ 2 với cùng một chủ đề. Các bạn trỗi được thày ưu ái mời tham gia buổi lễ khai mạc triển lãm lần này tại thành phố Hồ Chí Minh.
Là một cựu học sinh (ngoại khóa) của Thầy, tôi cũng cố gắng tranh thủ tới dự, cũng là dịp gặp lại thầy kể từ khi ra trường đến nay. Thật kỳ diệu là Thầy còn nhớ tôi và kỷ niệm tôi là đối tượng lôi kéo của thầy Lực và thầy Tuyến khi đó cho lớp ngoại khóa của mình. Tôi nhớ khi đó đã quyết định theo thầy Tuyến...Tuy nhiên, khi vào đời tôi cũng đạt được vài thành tựu trong lĩnh vực ca hát, vẽ vời (chỉ là hoạt động quần chúng ;)
Mời các bạn coi slide show sự kiện " Khai mạc triển lãm tranh của Thầy Phạm Lực" tại HCMC. Tôi xin lỗi trước là vẫn còn phải tạm dùng nhạc nền có sẵn do chưa có thời gian tìm hiểu cách đưa nhạc nền của mình vào một cách thuận tiện. Hình ảnh cũng không được thật tốt do quên mang máy chụp hình - phải chộp bằng điện thoại. Các tựa tranh là do tự đặt, tôi xin mạn phép thầy. Thật ra tôi có coi tựa của từng tranh, nhưng không nhớ hết nên đành phải làm vậy - các bạn thông cảm.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008

Con người chuyên nghiệp

“Chuyên nghiệp” hiện đang là cụm từ rất thịnh hành được nhiều người, nhất là các Doanh nghiệp rất thích dùng. Nhưng hiểu thế nào là chuyên nghiệp và nhất là làm sao là “con người chuyên nghiệp” thì không phải ai cũng có thể. Tôi xin kể một chuyện về “con người chuyên nghiệp” mà tôi đã gặp cách đây hơn 30 năm. Hồi đó thì tôi chưa hiểu đấy là chuyên nghiệp, nhưng nay nghĩ lại thì đúng là chỉ có người chuyên nghiệp mới làm vậy. Câu chuyện như sau :

Hồi đó, khi tôi còn học tại CHDC Đức, một lần có chuyện phải đi Berlin. Sau khi xong việc, sắp tới giờ tàu (lửa) chạy (hồi đó chưa có tàu điện – E.Bahn – như ngày nay, mà là tàu với đầu máy Diesel), tôi từ từ ra ga. Rất chắc ăn, chiếu theo vé tàu đã mua, xem bảng giờ khởi hành ở sân ga, tôi ra bến tàu (Bahnsteig), thấy tàu của mình đã đứng đó. Còn 5 phút nữa tàu chạy. Rất vừa phải. Lên tàu kiếm ngay một chỗ ngả lưng ngủ một giấc sau mấy ly bia vừa uống với thằng bạn ở Berlin. Yên chí lớn, sau khoảng 3 tiếng đồng hồ nữa sẽ về tới Dresden, nơi tôi ở, một thành phố đẹp thuộc miền Nam Đông Đức gần biên giới Tiệp Khắc.

Hành khách lên tàu ồn ào - kệ mẹ nó ! ngủ đã. Tàu bắt đầu lăn bánh – kệ mẹ nó ! đang ngủ mà. Có người lắc lắc vai tôi kêu dậy. Cái gì vậy ? – Soát vé – Đây, kiểm lẹ để tao còn ngủ. Tôi uể oải rút vé đưa ra. Xin lỗi, anh đi đâu vậy ? – Cái gì ? Dresden chứ còn đâu – Đi đâu ? Thằng cha soát vé gằn giọng hỏi lại – Vé ghi rõ Dresden rồi còn gì ? Chớ bộ mày muốn tao mua vé đi Rostock (một thành phố cảng ở miền Bắc) à ? Thật bực mình. Tôi càu nhàu vì bị phá giấc ngủ. – Thằng soát vé bỗng cười ngất, xung quanh, hành khách đang chăm chú nhìn vì tôi là thằng ngoại quốc duy nhất trong toa cũng bật cười theo. Giật mình tôi hỏi : Cái gì vậy ? Tại sao tụi mày cười ? – Đúng vậy, đây là tàu đi Rostock chớ đâu phải Dresden ! – Hả ? Tao lên tàu ở bến số… vào lúc …giờ trước lúc khởi hành đúng 5 phút mà sao lại là Rostock ? Xin tụi mày đừng đùa nữa, để tao ngủ một chút ! – Ha, ha… đám thanh niên trong toa cười rộ, còn đám già thì lắc đầu nói với thằng soát vé : Thôi, mày bỏ qua đi. Nó là ngoại quốc nên không biết …. Tôi bỗng tỉnh ngủ và hoảng thực sự : Cái gì vậy ?.... Sau một hồi nghe giải thích tôi mới biết thì ra tàu của tôi bị trễ giờ 10 phút và do vậy 3 phút trước giờ chạy theo dự kiến của tàu tôi, tàu đi Rostock mới khởi hành, mà tôi leo lên 2 phút trước đó. Thông báo có ghi trên bảng điện tại ngay bến, nhưng tại buồn ngủ quá nên tôi không chịu xem, lại thấy tàu đậu ngay đúng chỗ phải đậu thế là quên hết. Bấy giờ nhớ lại mới thấy hèn nào lúc ở sân ga tụi hành khách đứng đợi trông ngóng đông thế và nãy giờ trên tàu thấy toàn tụi nói giọng miền Bắc mà mình không để ý. Thôi chết mẹ rồi, làm sao đây ? Tàu vẫn lao vun vút về phía Bắc đã gần 1 tiếng đồng hồ. Đây lại là tàu nhanh chỉ dừng ở một vài ga chính… Tôi lắp bắp nhìn thằng soát vé : Tôi, tôi… hết tiền rồi. Nó mà bắt mua vé thì bỏ mẹ, lại còn phạt nữa chứ. Chết cái chắc. Thằng soát vé cũng lúng túng một lúc rồi nói : Thôi, đến ga tới, tàu sẽ dừng 2 phút, anh xuống đón tàu quay lại. Nói rồi nó trả tôi cái vé còn nguyên chưa bấm lỗ kiểm soát – Cám ơn ! Không thể nói gì hơn câu đó. Tôi ngồi thừ mặt ra trong sự thông cảm của hành khách cùng toa. May mà trời bắt đầu tối, nếu không cái mặt tôi chắc trông “chẳng ra cái giống gì !”

Tàu sắp đến ga tới, thằng soát vé lại tìm tôi dẫn ra gần cửa đứng đợi và nói : Tàu chỉ dừng 2 phút, anh phải xuống nhanh. Tôi đã báo với Trực ban ga rồi, họ sẽ có cách giải quyết cho anh về Dresden – Cám ơn nhiều ! Tàu dừng, cửa mở, tôi nhẩy xuống, một sĩ quan Đường sắt đã đứng đợi sẵn. Thằng soát vé nói xuống : Ông chăm sóc nó giùm tôi. Cám ơn ! – Không sao, tao sẽ giải quyết tốt ! Tàu tiếp tục lắn bánh. Tôi đứng lại trên một cái ga lẻ, sân ga chỉ có một bến tàu duy nhất. Gió thổi ào ào, lạnh buốt, trước mặt là ông già trực ga cần cái đèn pin ngoắc ngoắc : Theo tao. Tôi lúi cúi theo ổng đi vô nhà hàng ga nhỏ xíu, vắng hoe. Một bà mập ú đứng sau quầy hỏi : Bia ? – 2 bia ! Ông già nói và nhìn thấy bộ mặt miễn cưỡng của tôi, ổng nói thêm : Tao trả. Rồi ổng dắt tôi lại một cái bàn ngồi xuống hỏi : Chuyện gì xảy ra với mày vậy ? – Tôi ngượng ngùng trình bày sự việc.

- Uống miếng bia đi - Ổng nói – Mày hết tiền rồi phải không ? Tôi mở ví …, Ổng gạt đi - Mày là sinh viên ? – Tôi móc thẻ đưa ổng coi. Ổng hý hoáy ghi chép vài con số gì đó rồi trả lại - Được rồi, nửa tiếng nữa tàu sẽ tới. Uống hết thì kêu thêm – Quay sang bà mập : Tính tiền thằng nhỏ nước ngoài này cho tao nghe.

Tôi lắp bắp : Cám ơn ông. Với tôi thế là đủ rồi – Mà không đủ sao được, cũng chỉ vì mấy ly bia mà tôi bị rơi vào tình cảnh này. Ông già phẩy tay, đứng lên đi ra ngoài bỏ tôi ngồi lại một mình trong im lặng. Nhà hàng vắng lặng không có ai trừ bà mập đang lim dim ngủ gật sau quầy. Tôi vôi rút cuốn “Bảng hướng dẫn giờ tàu trên toàn quốc” lúc nào cũng thủ sẵn trong túi ra xem. Mồi điếu thuốc, nhấm nháp ly bia, tôi thử tính toán xem từ cái ga lẻ này tôi có thể đi đâu đến chỗ gần nhất có các bạn có thể giúp đỡ mình. Từ từ vì mệt và căng thẳng tính mãi không ra, tôi gục xuống ngủ lúc nào không hay….

Ông già trực ga quay lại dẫn tôi tới giao cho một xe Cảnh sát đậu sẵn trước cửa từ hồi nào đưa tôi về đồn. Tại đây tôi được vào một phòng tạm giam không khóa cửa và ngủ tạm qua đêm trên một cái giường gỗ cứng ngắt với tấm mền len y như hồi sơ tán. Sáng ra tôi được cảnh sát áp tải tới ga bàn giao cho một sĩ quan Đường sắt đi kèm về tới Dresden do đã có sự bảo lãnh của nhà trường. Sau đó, suốt mấy hơn tháng trời, tôi đã phải nai lưng ra đi “cày” cật lực để trả nợ tiền nhà trường đã mua vé và đóng phạt cho tôi đúng theo quy định. Một quy định nghặt nghèo nhưng có lẽ là hợp lý. Theo đó, thẻ sinh viên chưa đủ để giảm giá (vé sinh viên chỉ bằng 1/3 vé chính thức) mà còn cần phải có giấy của trường (Bescheinigung) ghi rõ tuyến đường sinh viên đó đi. Thứ này tôi làm gì có, vì đi nhầm tàu mà. Và cũng theo quy định, vé bán trên tàu không có giá cho sinh viên mà còn phải cộng thêm 1 Mark và bị phạt thêm tối thiểu 50% giá vé (đấy là chưa kể “dịch vụ áp tải và coi giữ tôi của cảnh sát và ngành đường sắt). Ôi thôi đủ thứ rắc rối ! Đã thế, Sứ quán còn không tha, gọi lên, gọi xuống bắt làm kiểm điểm, truy hỏi tôi đi đâu ? làm gì ? để làm mất “uy tín” của người VN tại Đức….

- Dậy, tàu đến rồi ! Tiếng gọi của ông già làm tôi giật mình. Thì ra là một giấc mơ. Trời lạnh mà mồ hôi tôi ứa ra ướt sũng áo. Tôi vội uống nốt miếng bia còn lại trong ly, xách túi chạy theo và không quên quay lại cám ơn bà mập đã chào tạm biệt, chúc tôi may mắn.

Trong chốc lát, đoàn tàu từ miến Bắc đã lao tới thắng ken két trên sân ga. Cũng vội vã như khi tới, tôi được lên một toa tàu đã mở cửa sẵn với sự đón tiếp của chính ông Trưởng tàu.

- Đây là thằng nhỏ ông đã nói ? Ông Trưởng tàu hỏi - Ừ, hãy giúp nó như có thể ! Cám ơn nhiều !- Ông già nói xong quay sang tôi : Lên lẹ đi ! Tạm biệt và mong không gặp lại mày trong tình trạng này nữa nhé – Tối bối rối cám ơn ông và lên tàu. Tàu lập tức lại lao đi trong bóng tối…

Ngay sau khi tàu rời khỏi cái ga lẻ, ông Trưởng tàu quay sang tôi lúc đó vẫn còn đứng lớ xớ đó không biết phải làm gì và đi đâu. Mà đi đâu trên con tàu khuya vắng hoe chỉ có vài ba hành khách đang ngủ khì – Rồi, mày còn bao nhiêu tiền ? - Dạ khoảng 12 Mark. Tôi dốc hết số tiền trong ví cầm ở tay đưa ông - A hà, để tao tính xem … 12 Mark … thì vừa đủ … tiền vé sinh viên từ đây về tới Oranienburg (nơi có ga xe điện nhanh – S.Bahn - của Berlin xa nhất về hướng Bắc). Tao bán cho mày một vé tới đó mày xuống đi xe điện về Ga Trung tâm rồi chuyển sang tàu lửa về Dresden bằng vé mày đã có – Ông cắt một vé đưa tôi, nhận tiền rối nói tiếp : Đó là giá vé tàu thường, còn vé tàu nhanh có thêm phụ thu (Zuschlag) 3 Mark thì tao mua giùm mày – Vừa nói, ông vừa cắt thêm vé phụ thu đưa tôi trong sự ngạc nhiên cực kỳ. Mẹ, thằng cha này có khùng không nhỉ ? Trên tàu chẳng có một ai. Hắn không nói, tôi thì chắc chắn là không rồi, việc gì hắn phải mất thêm 3 Mark. Không hiểu được !!! Nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn ngoài câu : Cám ông rất nhiều – Không có gì ! Thôi mày kiếm chỗ ngủ đi, khi nào tới tao kêu - Ổng dợm bước đi, nhưng bỗng quay lại : Chắc mày không còn tiền để đi xe điện về Ga Trung tâm. Đây, cầm lấy 1 Mark ! Ổng đưa tiền rối bước đi thẳng không thèm nghe câu cám ơn của tôi.

Từ đây trở đi thì mọi chuyện đã qua, không có gì để kể nữa. Song lúc bấy giờ tôi vô cùng ngạc nhiện về sự “điên khùng” của tụi Đức, đặc biệt là ông Trưởng tàu đã phải cố gắng suy nghĩ, tính toán vận dụng và lại còn móc tiền túi (một sự hiếm có đối với dân Đức nổi tiếng “keo kiệt”) chỉ để giải quyết cho đúng quy tắc vì một thằng nhóc nước ngoài không quen biết. Câu chuyện đọng mãi trong tôi cho tới khi tôi hiểu ra cụm từ “chuyên nghiệp” thực chất là như thế nào. Tối hôm đó tôi đã được gặp những con người chuyên nghiệp chứ không phải như những cái máy. Chất “chuyên nghiệp” của họ đã ngấm vào máu xương trở thành bản tính tự nhiên trong mọi hành động và suy nghĩ rất nguyên tắc và rất “con người” ! Đó mới là “tính chuyên nghiệp” thực thụ.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Tiếp theo bài TSQ VN

aAMK3 đã đăng hình ngày hội này từ trên xuống, tôi xin đăng những tấm hình nhìn từ dưới lên.



"Phóng viên" TSQ NVT tác nghiệp










Xúm xít chụp hình khi TSQ NVT phát biểu







Trường ca được biểu diễn trong hội trường trống lốc








Nhưng tại đây thì ai cũng phải nghe








Quân ta chiếm 3 bàn "hoành tráng" nhất







KQ vô dự mà trốn AE ? Hay ... là người anh em chưa được biết tới?









Vui tới mức mất thẻ xe nên phải ký cam kết

TSQ Nguyễn Văn Trỗi trong TSQ Việt Nam.


Mời các bạn xem phóng sự ảnh " TSQ NVT trong TSQ VN" - Về cuộc gặp mặt các cựu thiếu sinh quân Việt Nam tại Tp HCM ngày 26/10/2008. Đây là cuộc gặp mặt của các thế hệ TSQ từ mọi miền đất nước - với không gian trải dài từ địa bàn KQ9 ở cực nam đến KQ1,2 ngày nay. Thời gian từ từ cách nay 60 năm, khi đại tướng Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh thống nhất các trường TSQ VN. Phóng sự này chỉ phản ánh phần nào không khí của sự kiện bằng hình ảnh, sẽ có các bài viết với số liệu và suy ngẫm đầy đủ hơn của JM và những người khác. Cá nhân tôi nghĩ, học sinh NVT cũng có những cái chung căn bản với TSQ VN và thực chất là một thành phần trong TSQ VN. Bản thân tôi tự hào về điều này.
Tiếc là không tham gia được phần hai của sự kiện - Nghe nói cũng rất vui và hoành tráng. Mong các bạn có hình góp thêm để phóng sự này đầy đủ hơn.



Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

THI ĂN

Nghe chuyện Nhà hàng “Bánh mỳ vua” của aDS K4 tổ chức thi ăn bánh mỳ với người Vô địch đã “nuốt” hết 6 cái (mỗi cái dài khoảng 3 tấc bao gồm cả nhân thịt, rau cỏ…) trong vòng có 20 phút, tôi bỗng nhớ tới chuyện “thi ăn” ở trường Trỗi.

Hồi học lớp 5, khi còn ở Đại từ, ở K6 cũng có mấy đứa “cá” nhau ăn nhiều cơm nhất – tất nhiên là chỉ có cơm chớ lấy đâu ra thịt và rau cỏ. Không biết “vòng loại” thì như thế nào, nhưng vào đến “chung kết” là T.“hăm” và KT (lúc đó đều ở B1). Hôm đó, sau khi cả Đại đội đã ăn xong đi về, trước sự “chứng giám” của 1 lô “trọng tài” (là đám đã tích cực đi gom lại toàn bộ cơm thừa của các mâm thành 2 nồi quân dụng), 2 đứa múc cơm đầy chén B52 rồi “tọng” vào miệng. “Mánh” của tụi nó là múc đầy cơm rồi chan nước trà vô (thực chất là nước cơm cháy của nhà ăn), rồi lại múc nước trà đổ đi để lợi dụng cho một vài hạt cơm theo đó ra ngoài. Lúc đầu thì còn “chửi” nhau là ăn gian, nhưng sau thì cà 2 bên đều thực hiện. Thế là “công bằng”. Ban trọng tài theo dõi từng chén một và cùng nhau gào lên đếm kết quả của mỗi bên. : một, hai, ba…. Rồi tám, chín, mười…. Thật là “sôi động và gay cấn” !

Kết quả cuối cùng : T.“hăm” dừng lại hình như ở chén thứ 11, còn KT “làm” xong chén thứ 12 là đã thắng, nhưng “khuyến mãi” thêm 1 chén nữa là 13 trong “vinh quang” ! Cả 2 đứa đều “tự hào” một cách nặng nề “bò” về đến nhà và lên giường nằm ngay. Sau chừng nửa tiếng, T.”hăm” biến mất… rồi xuất hiện trở lại tươi tỉnh đi họp Đại đội. Còn KT thì báo ốm nghỉ họp nằm nhà. Nhưng chỉ 1 lúc thì nó quằn quại đau bụng và lên Quân y báo chú Thích (y tá đại đội). Chú Thích hoảng hồn rờ nắn bụng nó lung tung cả mà hình như cũng chẳng biết là bệnh gì ? Sau có mấy đứa nói chuyện thi ăn, chú Thích mới cười ra tiếng, lấy 1 ngón tay thọc vào miệng nó…. Và nó ói ra 1 đống. Ôi thì một đống cơm còn nguyên xi chưa được nhai nghiền gì hết chứ đừng nói tới tiêu hóa. Sau 5 phút “bệnh” nó khỏi liền. Báo hại chú Thích chắc đã “nôn ruột” (vì sợ nó đau ruột thừa ?).

Chuyện từ hồi trẻ con, lúc đó thật là vui, nhưng nay nghĩ lại mới thấy sợ. AE thử nghĩ xem, nếu hôm nay con mình khoảng 11, 12 tuổi “nốc” 1 lúc 13 chén cơm B52 thì sao nhỉ ? Thật khủng khiếp ! (Không biết 2 thằng này mà ăn “bánh mỳ vua” thì sao nhỉ ?)

TB. Sau này, khi lên Đại học, KT cũng trở thành “vô địch” (không thi đấu) về ăn nhanh, nó chỉ lùa 3 lùa là hết 1 chén cơm ! Bởi vậy chẳng bao giờ nó phải ăn ngô, mỳ độn (dù lúc bấy giờ độn tới 60%). Còn tụi cùng mâm thì chỉ “được phép” nếm mùi cơm qua chén đầu tiên. Thật tội nghiệp !

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

CHUYỆN CHIA LY CỦA ĐÀN ÔNG

Tôi có thằng bạn, trước là HSMN. Nó tốt nghiệp Đại học vào hạng “ưu”, về Nam đúng thời kỳ mới giải phóng. Tuổi trẻ, có trình độ, con nhà nòi, hăng hái làm việc, chẳng mấy chốc nó được kết nạp vô Đảng rồi trở thành Trưởng phòng. Cái ghế phó Giám Đốc Xí nghiệp cũng đang trong tầm tay, chỉ cần đợi thời gian ngắn khi ông Giám Đốc già về hưu là tới lượt nó được đôn lên. Tương lai sáng lạng. Các em nhân viên trong Xí nghệp “kéo” theo nó từng đàn, suốt ngày líu la líu lô, trông thật thích mắt. Các em nhiều tới nỗi nó phải kêu mấy thằng bạn cùng học tới “phân chia” bớt. Nhưng cho dù gì thì nó vẫn là “mục tiêu số 1” của các em tranh giành đủ kiểu.

Rồi kết cục cũng phải tới. Nó “dính” 1 em dễ thương nhất. Kẹt một nỗi, gia đình em vốn là Tổng Đại lý 1 hãng nước ngoài có tên tuổi của Sài gòn trước kia, nhưng “may” mà đã phá sản nên sau giải phóng không bị quy là “Tư sản mại bản”. Đã thế, gia đình em lại đang đợi xuất cảnh do đã được bảo lãnh, mà thằng “con rể tương lai” thì lại không đủ tiêu chuẩn vì cái “dớp Cộng sản”. Còn bên này thì ông già nó không chịu “tô đen” cái lý lịch mà ổng đã tạo nên mấy chục năm trường cho anh em nhà nó. Hai đứa vận động, thuyết phục, gây áp lực đủ cả nhưng vẫn không đi đến đâu. Rồi “tình yêu” đã thắng. Em gái khẳng định rõ ràng sẽ không xuất cảnh cùng gia đình mà quyết ở lại VN để kết duyên vợ chồng với tay “Cộng sản” nòi nay. Nhận thấy sự tiến bộ muốn “cải tạo thành phần” của “con dâu tương lai”, ông già nó cuối cùng đã chấp nhận. Còn phía bên kia thấy cũng khó mà lo tương lai cho con gái ở bển tốt hơn thằng này. Thôi thì OK.

Hai đứa cưới nhau sống hạnh phúc, sinh ra 2 đứa con kháu khỉnh, dễ thương trong sự đùm bọc của ông bà nội và “tiếp tế” của ông bà ngoại trong suốt thời kỳ “bao cấp ăn bo bo”. Nhưng sau 10 năm, đến 1 ngày, vợ nó bất ngờ nổi lên “tình thương” với gia đình, cương quyết ra đi để “đoàn tụ”. Với cái gốc nhà nòi “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, với việc làm, sự nghiệp ổn định (lúc này nó đã là phó Giám Đốc Liên hiệp Xí nghiệp), nó không chịu ra đi dù gia đình vợ đã sẵn sàng “trải chiếu đỏ”. Vậy là vợ chồng đành chia tay. 2 đứa con được vợ nó đem sang bển cho có điều kiện sinh hoạt học tập tốt hơn. Nghe thấy hợp lý, nó đành đồng ý (mà nếu không thì nó cũng khó mà chăm sóc 2 đứa khi không có vợ trong cái thời kỳ bao cấp vậy).

Sau này, khi “mở cửa”, nó cũng đã từng qua bển thăm con và gia đình vợ. Cuộc sống không đến nỗi khó khăn, nhưng nó không thể ở lại được. “Tao cũng đi nhiều nước rồi, đâu có lạ gì. Chơi dăm ba bữa thì được, chớ sống luôn thì…. Tao chết vì không có bạn. Tao về !” Nó từng tâm sự với tôi như vậy. Nó cương quyết không qua nữa. Rồi thời gian trôi đi, vợ nó đi bước nữa với 1 thằng Tây, nghe nói là cũng rất tử tế với 2 đứa nhỏ. Còn nó ở bên này vẫn “ở vậy” một mình (tuy thỉnh thoảng cũng “cặp” bồ ngắn hạn với mấy em già cho đỡ cô quạnh). Thôi thì vẫn còn hơn.

Song cuộc đời đâu có đơn giản. Một ngày kia, nó ghé tôi và nói : Con vợ tao điện về nói 2 đứa nhỏ đi học sẽ có bảo trợ của chính phủ với rất nhiều ưu đãi… - Thì tốt chớ sao. – Nhưng để có các bảo trợ, bảo hiểm… thì tụi nó phải được nhận là con Tây, vì con vợ cũ của tao chưa “nhập tịch” được. – Thì sao ? – Tụi nó sẽ mang họ thằng chồng Tây. Thằng đó đồng ý rồi. - …? – Và tao phải đến Tổng lãnh sự ở đây ký đơn từ con thì thủ tục mới xong được. Theo mày thì sao ?

Ôi, chuyện đến lúc này thì tôi cũng chẳng biết phải nói thế nào. Chúng nó có biết mày là ba không ? – Có, tao vẫn nói chuyện với tụi nó mỗi khi vợ tao điện về. Tình cảm lắm. - Thôi thì…”vì tương lai con em”, nó đành “nhắm mắt xuôi tay” ký vào cái đơn “tuyên bố” giao con cho vợ hoàn toàn quyết định. Mất con ! Thật không còn gì đau buồn hơn.

Nhưng có lẽ “trời còn có mắt”. Mới rồi, tụi con nó (nay đã lớn) dắt díu nhau về nước thăm ba với “tình phụ tử”. Chỉ tiếc rằng con chị nói tiếng Việt hơi ngọng nghịu, còn thằng em thì phải có phiên dịch mới thổ lộ hết tình cảm được với “ông già tía”. Thật đáng buồn. Từ đó nó không muốn gặp ai nữa. Mọi chuyện khác chỉ còn là “phù phiếm”, kể cả cái ghế Giám Đốc mà nó đã từ bỏ không hề luyến tiếc sau khi ký cái đơn đó. Niềm vui của nó bây giờ là … chai rượu ! Nó đến tôi chỉ đứng ngoài cổng gọi đi nhậu. Tôi hiểu thằng bạn mình không muốn nhìn thấy cảnh gia đình xum họp, nhất là gia đình tôi, nó quen biết từ khi tụi tôi còn chưa cưới nhau.

Vậy đó, chuyện chia ly đối với đàn ông là như vậy !

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Ai đây nhỉ?

Có một bạn gái HSMN (một fan của Bantroi) gửi tôi 1 tấm hình nhờ post lên blog Trỗi với một còm men là: "Đây chính là một tên K3 khi chuẩn bị lên trường Trỗi, cậu thử đăng lên coi có ai nhận ra không". Cô bạn này thời đó vẫn thường gửi thư qua lại với anh bạn của chúng ta, trước cùng QK Lý Nam Đế.
Không biết hắn mang cái huy hiệu gì nhỉ?

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Giấy mời



Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Gia tộc họ Vũ


Kính mời: Đại diện các khoá, học sinh trường Ng. Văn Trỗi tới dự

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ (tức Vũ Nguyên Bác)
(1/10/1908 - 1/10/2008)

Chương trình:

8h - 8h30: đón tiếp đại biểu
8h30: khai mạc

8h30 - 10h30: Các bản tham luận:
- nhà sử học Dương Trung Quốc,
- GS Đinh Xuân Lâm,
- GS Phạm Xanh,
- Đại tá TS Phạm Văn Thạch,
- TS Nguyễn Văn Khoan,
- Đại tá Tuỳ viên QS Trung Quốc Trương Thiếu Khuê,
- GS Vũ Tuấn,
- Kỹ sư Vũ Mạnh Hà, ...

10h30: trao học bổng
10h45 - 11h30: chương trình biểu diễn ca nhạc mừng 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn.
Chỉ đạo nghệ thuật: nghệ sĩ Vũ Nguyên Hà.
Lời bình: nhạc sĩ Hồ Quang Minh.


Thời gian: thứ Tư, ngày 1/10/2008
Địa điểm: Hội trường lớn Viện Bảo tàng Cách mạng - 25 Tông Đản, Hà Nội

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

TIN BUỒN

 Thượng tướng Hoàng Minh Thảo từ trần
                                 

    Ban Liên lạc K3 kính mời các bạn tới dự tang lễ Thượng tướng Hoàng Minh Thảo- cụ thân sinh bạn Hoàng Quang Minh K3. Các bạn tập trung lúc 10g00 ngày thứ năm 11/09/2008 tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng.

      BLL K3 NVT.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2008

TIN BUỒN

 
Cụ bà Nguyễn Thị Hiếu - Mẹ bạn Từ Linh, từ trần ngày 05 tháng 9 năm 2008. Tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc Phòng, Lễ viếng từ 10 giờ 00 đến 12 giờ thứ ba ngày 09 /09/2008. Các bạn K3 đến viếng từ 11 giờ 30. Ban Liên lạc khóa 3 phía Nam xin thông báo để các bạn chia buồn với Từ Linh.


 

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

k3 SG đón Cảnh Nghĩa.

   


Cảnh Nghĩa, bạn Trỗi k3 sống ở Huế. Nơi cố đô này không có nhiều bạn Trỗi an cư dù có rất nhiều bạn quê gốc ở đây (tôi cũng là một trong số này). CN cũng là người cuối cùng trong cùng đoàn K3 đi QL năm ngoái mà tôi còn nợ bộ đĩa DVD về chuyến đi. Vì thế mới vô SG hắn đã gọi tôi "Con gái tao mới sinh, cả hai vợ chồng vào giúp nó...." Thật là mừng cho thằng bạn đã lên chức ông "ngại"! Sau đó hắn hỏi ngay về bộ đĩa QL, tôi hoãn binh "Thế nào anh em cũng phải gặp nhau chứ, tao chỉ phải ghi đĩa và in nhãn cho lịch sự là ok...sẽ phone lại để hẹn địa điểm!".
   Đúng ngày Quốc Khánh, hẹn nhau 11h00 tại quán Cây Sứ (khu bảo tàng Miền Đông). KT đã gửi tin nhắn cho mọi người theo kế hoạch này - tuy nhiên sáng 2/9 lại có 1 tin nhắn mới của TBLL thông báo buổi gặp mặt dời tới 17h00 do cả nhà CN tranh thủ đi Vũng Tàu dịp lễ QK (thật là một quyết định sai lầm!).
      Khi tôi tới "Cây Sứ" thì đã có một số AE K3 ở đó, rồi còn tiếp tục kéo đến. Riêng Cảnh Nghĩa chẳng thấy đâu, gọi điện thoại thì nghe nói đang ở tọa độ gần Suối Tiên! Coi như xong, giờ này đang là cao điển dân tình đổ về SG để sáng mai đi làm trở lại. Mọi ngưởi yêu tâm xác định ăn mừng Quốc Khánh chỉ ta với ta.
    Như mọi khi, chỉ có duy nhất võ 'phóng sự ảnh' tôi lại xin post lên cái photo story 'k3 SG mừng quốc khánh và đón Cảnh Nghĩa từ Huế vô'. Xin nhấn vô hình dưới đây để coi.



 
Sau khi kết thúc ở Cây Sứ mọi người kéo Cảnh Nghĩa đi tiếp tăng 2. Tôi chạy xe đạp nên theo không kịp, phải dìa.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

30 Năm Quân ngũ K3 HCMC

Phục vụ QĐ 30 năm! - bạn đã đủ để có thể vể hưu dù chưa đủ tuổi như qui định. Thế nhưng chúng tôi không nghĩ vậy khi đó. Khi đó tất cả chúng tôi còn rất "trẽ" (hay ít ra cũng tự cho là vậy!). Giờ đây, sau khi vừa cùng nhau kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ, xem lại những hình ảnh chính mình cách nay 10 năm - tôi cũng phải gật gù, khi đó mình còn quá trẽ!
Trong khi bài "40 Năm Quân ngũ K3 HCM" còn dở dang với ..."Còn tiếp" ở cuối bài. Hôm nay tôi phải xin phép các bạn quay trở lại 10 năm trước. Cũng vào tháng 8, năm 1998 tại nhà hàng....Q3-TP HCM. Cũng những khuôn mặt quen thuộc k3 HCM (già hơn khi mới bình nhì nhưng trẻ hơn nhiều so với hôm nay). Nhưng những thay đổi thì thật đáng kể dù chỉ mới 10 năm...Ít nhất có 3 bạn đã không thể cùng dự kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ cùng chúng ta. Khi đó hầu như mọi người còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp, thể hiện qua nét mặt, sắc thái của từng người (cộng không khí bạn trỗi đặc biệt trong những dịp thế này). Xin giới thiệu album ảnh của Công "còm" GS sử học K3 - (chỉ có GS Công mới lưu giữ được tư liệu quí giá này). Album này được thực hiện 10 năm trước, khi công nghệ số còn chưa phổ biến như hôm nay. Tôi phải mất chút thời giờ để quét, chỉnh, để có thể post lên đây. Mời các bạn xem.
Do chế độ trình chiếu của Picasa hơi khó đồng bộ hình và chú thích nên tôi để cái liên kết ở đây để mọi người xem trực tiếp album luôn: Để xem Album "30 năm quân ngũ K3 HCM" xin nhấn vào hình dưới đây.


Khi xem album, nếu nó tua nhanh quá, bạn nhấn con trỏ vào dấu cộng để tăng thời gian dừng hình -> có thời gian mà tự ngắm và tự gật gù ..."sao mà mình trẽ dzậy!" Nhất là Hữu Hoàng(phò)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

TIN BUỒN.



Cụ  Phạm Hùng Anh, nguyên cán bộ Quân giới  đã nghỉ hưu ( bố vợ bạn Nguyễn Khánh Tường ) đã từ trần hồi 20g00 ngày 20 tháng 8 năm 2008 thọ 82 tuổi. Tang lễ cử hành tại tư gia 606/13 đường 21 tháng 8 TP Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Lễ viếng từ 7g00 thứ 6, ngày 22 tháng 8 năm 2008, động quan lúc 15g00 cùng ngày. Ban Liên lạc khóa 3 phía Nam xin thông báo để các bạn chia buồn với Khánh Tường.

Ban LLK3 TP HCM

TIN BUỒN.



Cụ bà Nguyễn Thị Toan (Mẹ vợ bạn Trần Chí Thọ), từ trần lúc 12 giờ ngày 20 tháng 8 năm 2008 - thọ 98 tuổi. Lễ viếng từ 6 giờ 30 đến 10 giờ 30 thứ sáu ngày 22 tháng 8 tại Nhà Tang lễ số 1 - BV Bạch Mai, Hà Nội. Động quan lúc 11 giờ cùng ngày, an táng tại công viên Vĩnh Hằng- Bất Bạt. Ban Liên lạc khóa 3 phía Nam xin thông báo để các bạn chia buồn với Chí Thọ.

Ban LL K3 TP HCM

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

40 Năm quân ngũ - K3 HCM

 
      Có một chi tiết tôi bỏ lỡ tại buổi gặp mặt thường niên đặc biệt này, chính là phần "lễ". Do có công chuyện phải qua quận 7 vào buổi sáng nên tôi đã tới trễ. Vì là gặp mặt thường niên nên tôi biết những gì đã xảy ra tại phần mở đầu này. Thế nào cũng có phút mặc niệm, tưởng nhớ những người bạn đã đi xa. Trưởng ban LL Khóa 3 HCM dọc diễn văn báo cáo thành tích , đã tổ chức những sự kiện gì ? chăm lo tới nhau ra sao? một năm qua có bao nhiêu bạn sớm ra đi...số còn đang tại chức có đủ đếm trên 10 ngón tay hay vẫn còn phải huy động cả 10 ngón chân...Nhưng trên hết vẫn là sự kiện 40 năm quân ngũ, dù đang mang quân hàm hay đã thành thảo dân...chúng tôi vẫn rất trân trọng những tháng năm mà hầu hết đều là thời trai trẻ cùng chiến đấu dưới cờ "Quyết Chiến Quyết Thắng!". 
Phần đầu của chương trình, photos do TK8 cung cấp.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2008

Món quà của Út trỗi'

Út Trổi có một món quà gửi bantroikhoa3 nhân kỷ niệm 40 năm quân nhân của K3. Tôi xin đăng lên đây để các bạn cùng thưởng thức.



Cám ơn Vinhnq đã gởi slideshow này,

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2008

40 Năm quân ngũ - K3 Hà nội.(Phần 2)

Nếu không muốn chờ đến tết Conggo thì hãy post tiếp P2 của "40 năm quân ngũ - K3 Hà nội"! Đ/c JM khuyến cáo quá đúng , bởi chiều nay K3 HCM tổ chức gặp mặt rồi, cũng là kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ, nhưng là của các bạn K3 tại TP HCM -Rồi lại cả đống tư liệu, làm sao kịp...
Quay lại Hà nội, sau phần "Lễ" trọng thể là chụp hình lưu niệm với tất cả các đại biểu và khách mời cùng tấm backdrop ghi rõ tên sự kiện 40 năm bộ đội của K3. (Lẽ ra tôi nên  mượn Thái Chi tấm phông này để trang trí cho buổi gặp mặt hôm nay của K3 HCM!). Chỉ 30 phút sau, BTC đã tặng ngay mỗi người một tấm hình lưu niệm đó - được phóng to đủ để nhận mặt từng người.

Sang phần "Hội".
Tiệc rượi và ca nhạc làm nên phần "Hội" của bất kỳ sự kiện nào, đặc biệt là sự kiện 40 năm này. Thủ quỹ Thế Việt và ca sỹ đệ tử của DMĐ - Theo bạn, trong hai người này ai hăng say hơn?

 
Lúc này chính là cơ hội giao lưu, chào hỏi của những người bạn sau nhiều năm . Bản thân tôi cũng thế, phải hơn 30 năm tôi mới gặp lại anh T Thái Liên - người anh cả của K3 thời NVT. Còn có bạn gặp lại sau 40 năm!

  
Vân Hùng: phải chữa lửa, phải chữa lửa... các ông cứ bia mãi thế này thì xỉn ngay.


Nào cùng cạn ly vì các bạn K3!

Các bạn MN có nhận ra các bạn K3 trên đây? 


Và cả đây nữa... tôi và 2 anh em nhà Phi Hùng 


Các bạn nữ, không phải tất cả cùng từ K3.


Không khí sôi động nhờ các giọng ca của thày trò DM Đức 

NSND Quang Thọ, rất nhiệt tình với các bạn trường Trỗi


 Ngọc Hà - cameraman K3 HN đang tác nghiệp.

Chuyên nghiệp tất nhiên là rất hay! Nhưng lính Trỗi cũng có truyền thống văn nghệ giỏi nên song song với các tiết mục "chuyên" này luôn là những bài ca, giọng hát hào hùng sôi nổi của anh em mình. Một phen làm các bé phục vụ tại số 1 Trấn Quốc cứ trố cã mắt thích thú .


"Bài ca HVKTQS": K3 với gần 90% quân số sau khi ra trường đều vào các khoa khác nhau của Đại học KTQS nay là HVQS.

 
Hai nghệ sỹ k3,4 Họa sỹ Cao nguyên và Danh ca Khà khà


Các đại biều K4 + Kiến Quốc hát tặng bài "Lối nhỏ".



  
Tốp ca 4 anh em nhà Hùng - Thực ra là tam ca, Vân Hùng múa phụ họa!


Cuối cùng tất cả lên sân khấu - cả chủ và khách hát đồng ca dưới sự chỉ huy của NSƯT DM Đức
[]

Liên khúc quân hành.



                                               * Cám ơn Trần Thành Đô (K7) -
                                       đã giúp góp nhiều hình và clips cho sự kiện này

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

Phụ lục cho bài "40 Năm quân ngũ K3 HN"



Sau khi nghĩ lại, tôi quyết định bổ sung thêm cái "phụ lục" này vào phần 1 của phóng sự ảnh của mình. Lý do là để các bạn nào còn chưa nhận thấy tầm quan trọng của cái "B-NỐC" của anh em mình (đang là cái yếu nhất trong đám BL bantroi  hiện hành) thì sẽ có thêm hứng thú để nhảy vào. Như các bạn thấy, tôi đây đang là một thằng vô danh không tài cán trong đám bạn k3 của mình ở HCMC đột nhiên được sếp Thái Chi ưu ái, tôi vừa ra Hà nội đã nhận được alo của TBLL kêu ra Bia Ngọc Hà gặp mặt cùng một lô các bạn K3, K4 (do có cả Lý X Hoa). Rồi trong buổi lễ trang trọng kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ của K3 đ/c trưởng ban LL lại giới thiệu tôi lên phát biểu ý kiến thay mặt AE miền Nam! Oai chưa? có thể sánh với GS TS Bình "môi" của k3HN!
 Tuy nhiên, do không lường trước được đoạn này nên khi bị "bắt" lên tôi chẳng kịp nghĩ mình phải nói gì nữa, cứ ậm ừ mãi. Dù sao thì mọi người cũng hoan hô ầm ỹ để động viên vì không thể chỉ vì một tên nói lắp bắp mà làm hỏng buổi lễ long trọng! Vậy thì kết luận là gì? Tôi được mời lên như vậy là vì tôi đã tham gia vào cộng đồng Blogger Bantroi! Ban đầu chỉ với ý định chia sẻ những cảm xúc của mình sau chuyến về thăm trường ở QL và muốn đẩy cái bantroikhoa3.blogspot.com lên cho bằng chị bằng em. Vậy mà khi thành blogger bantroi, tôi lại thấy mình còn được nhiều hơn ngoài việc mình được góp vui cùng các bạn mình, mình cũng quen biết thêm nhiều bạn khác khóa và ngược lại nhiều người cũng biết đến mình. Cái này rất quan trọng, tôi vẫn nghĩ rằng quan hệ của cánh Trỗi là mối quan hệ rất đặc biệt, không thể mô tả theo kiểu thông thường và mỗi ngày lại có phát hiện mới. (nếu bạn thường xuyên đọc bantroi). Phải chăng ỏ lứa tuổi này, chúng ta lại dần trở về với tuổi thơ? 
     Giờ đây, khi nghĩ lại tôi rất lấy làm tiếc vì đã không tận dụng được cơ hội của mình tại buổi lễ 40 năm quân ngũ đó, khi được phát biểu với các bạn K3 HN. Lẽ ra tôi có thể nói về trang Blog Bantroikhoa3 như một phương tiện giúp cộng đồng bạn trỗi trao đổi thông tin, trợ giúp nhau và cả giao lưu tình cảm bạn bè đồng đội. Tôi đã lỡ mất cơ hội vận động các bạn tham gia diễn đàn này. Giờ thỉ chỉ có thể cố gắng làm cho ngôi nhà BLK3 có sức hút hơn với các bạn mình , rồi từ từ mọi người sẽ hưởng ứng, tôi mong thế. Tuy nhiên, tôi cũng rất cám ơn Nguyễn Cương đã cho tôi quyền đồng Quản trị của blog bantroikhoa3. Tôi đã có nhiều khả năng hơn để làm gì đó với blog K3 và cũng có khả năng mời các bạn Blogger các khóa tham gia với blog K3. Cuối cùng, xin nói với tất cả các bạn K3 là ai cũng có thể dễ dàng trở thành blogger của blog K3, chỉ cần bạn gửi cho tôi địa chỉ email của bạn theo địa: chỉ laombeo@gmail.com, tôi sẽ tạo cho bạn 1 tài khoản thành viên blog bantroikhoa3. Khi đã là thành viên, bạn hoàn toàn chủ động đăng bài của mình lên diễn đàn này. Nghĩa là không chỉ vào xem, phát biểu ý kiến mà còn có thể trực tiếp viết bài cho mọi người đọc hay đơn giản chỉ là chia sẻ khoảng khắc nên thơ mà bạn vô tình chụp được hoặc một bài thơ trào phúng có thể làm dịu những căng thẳng của đời....Bạn hãy thử đi, rồi bạn sẽ có hứng thú ngay. Biết đâu ngày nào đó, bà lão K9 của bạn sẽ lại trì triết bạn chỉ vì blog-bloet bởi khi đã dính vào nó, bạn cũng sẽ sa vào các cuộc giao ban off-line, các giao lưu càfe định kỳ và bất thường ...  Nhưng bảo đảm bạn sẽ được rất nhiều! :))

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

Họp kỷ niệm 40 năm nhập ngũ của Khóa 3 trường Trỗi

Cương đên dự kỷ niêm 40 năm ngày nhâp ngũ thì nhận được một tài liệu quí do bạn Thanh Ky cung cấp đó là quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng đầu tiên của trường ta là bác Nguyễn Hữu Điền, là bố bạn Thanh Kỳ (K3), thời kỳ trường ta còn ở phố Thắng, Hiệp Hoà, Hà Bắc. Xin đưa lên cho các bạn biết.
Sau đây, Cương cũng đưa một số ảnh đã chụp trong ngày họp kỷ niêm 40 năm ngày nhập ngũ của khóa 3.
Trước khi vào họp


Bắt đầu họpTiếp theo là phần Văn nghệ và Liên Hoan
4 anh em nhà Phi Hùng (K3): Vân Hùng (K4), Võ Hùng (K8), Hồng Liên "K9"