Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Bai dự đăng trên " SING RA TRONG KHÓI LỬA"

    HỌC SINH KHOÁ 3 TRÊN MẶT TRẬN KINH TẾ
(Hồi ký của đồng chí Trần Thắng Lợi về những năm tháng hoạt động trên mặt trận kinh tế.)

I – TỪ BAO CẤP CHUYỂN SANG TỔ CHỨC KINH TẾ HẠCH TOÁN KINH DOANH
Đầu năm 1990, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng đã tiến hành được 4 năm, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước bị đẩy lùi, thay thế bằng những cơ chế, chính sách mới, nên kinh tế nước ta từng bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
Giai đoạn này tổ chức biên chế của quân đội cũng có nhiều biến động, nhiều cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc phải tinh giản biên chế.
Ngành công binh sân bay cũng vậy, trước đây trong Bộ quốc phòng có Viện thiết kế, cục công trình Bộ tư lệnh công binh làm nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo công tác xây dựng sân bay và các công trình sân bay quân chủng PK- KQ có phòng công binh và Trung đoàn công binh 28 làm nhiệm vụ xây dựng và sửa chữa các sân bay. Sau khi hoàn thành xây dựng sân bay Thợ - Xuân (công trường 101/-79) Viện thiết kế và cục công trình của Bộ tư lệnh công binh không còn nhiệm vụ nữa dẫn đến phải giải thể.
Trước tình hình đó, Cục tổ chức động viên làm việc với quân chủng, đồng chí Bùi Vinh lúc đó là Trưởng phòng công binh, được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Bộ Tư lệnh về phương hướng sử lý các tổ chức này, làm sao có lợi nhất vừa giữ được con người, vừa xây dựng được tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ mới, có lợi cho ngành, cho quân chủng và quân đội nói chung.
Sau một thời gian nghiên cứu, đồng chí Vinh đã báo cáo đồng chí Trần Hanh Tư lệnh quân chủng như sau:
- Số anh em cán bộ của Viện thiết kế, phòng sân bay Bộ Tư lệnh công binh đều là những cán bộ giỏi về chuyên môn trong đó có 3 đồng chí được đào tạo thành phó tiến sỹ ở Liên Xô, BaLan là lực lượng nòng cốt thiết kế sân bay Thọ Xuân, năng lực anh em có thể làm được nhiều việc có lợi cho ngành cho quân chủng.
- Do chủ trương của Đảng – Nhà nước, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của quân đội không nhiều ta có thể tổ chức thành các xí nghiệp , công ty, doanh nghiệp xây dựng, sử dụng năng lực kiến thức của anh em vào hoạt động kinh tế vừa có lợi cho công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quân đội , vừa giữ được cán bộ. Nếu xảy ra chiến tranh thì điều động anh em  trở lại làm nhiệm vụ quân sự , việc điều động cũng đơn giản vì anh em mặc áo lính đang làm kinh tế.
Đồng chí Trần Hanh lại hỏi tiếp: “ Công việc xây dựng trong quân chủng cũng rất ít, Trung đoàn xây dựng 244 mỗi năm cũng chỉ có vài trăm triệu để xây dựng , cải tạo các công tình, lấy đâu ra việc để giao cho các anh em này làm”.
Đồng chí Vinh trả lời: “Thực ra công việc muốn có phải tìm kiếm trên thị trường, tìm đến và quan hệ với các đơn vị có nhu cầu xây dựng tham gia đấu thầu, chỉ có cách này mới giải quyết được công ăn việc cho anh em”.
Sau đó đồng chí Trần Hanh kết luận:
- Giao cho đồng chí Vinh lựa chọn cán bộ trong anh em những đồng chí có đủ tài đức để làm kinh tế.
- Báo cáo Bộ cho tổ chức Xí nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng công trình Hàng không có đủ tư cách pháp nhận để làm kinh tế.
- Xí nghiệp sẽ tự tìm kiếm công việc trên thị trường, yêu cầu phải có đủ công ăn việc làm cho anh em và giữ được mức sống tối thiểu bằng mức sống trong quân đội như hiện nay.
Sau kết luận của Tư lệnh, anh Vinh vừa mừng vừa lo, mừng là đã giữ được anh em ở lại quân đội, sử dụng được năng lực của anh em để xây dựng ngành, lo là không biết công việc sẽ kiếm ở đâu, hai chữ “thị trường” thì rộng lớn quá liệu anh  em có tìm kiếm công việc để hoạt động được hay không?
Sau một thời gian suy nghĩ, anh Vinh trao đổi với tôi: “nói thì nói vậy, chứ tôi thật sự không yên tâm, bên phòng sân bay có ông Dũng, ông Lý là chủ chốt, song cách làm kinh tế như các ông ấy trong thời gian qua không thể làm cho tổ chức vững mạnh được,mạnh anh nào thu vén cho anh nấy, ngay trong nội bộ cũng không ưu nhau thì làm sao có thể cạnh tranh khốc liệt ở ngoài thị trường”. Do đó anh Vinh sẽ tình nguyện thôi chức Trưởng phòng công binh sang làm Giám đốc xí nghiệp, ông Dũng ông Lý làm Phó giám đốc, như vậy Xí nhiệp mới đi đúng hướng, từng bước hoạt động có hiệu quả đứng vững trên thị trường và tưng bước phát triển được’’.
Phòng công binh hoạt động có nề nếp trong nhiều năm nay,  sẽ bổ nhiệm anh Thanh phó tiến sĩ được đào tạo ở Ba Lan về làm trưởng phòng, còn cậu, có nhiều năm cống hiến xây dựng phòng sẽ bổ nhiệm phó phòng, cậu thấy thế nào?”
Thời gian sau đó đồng chí Nguyễn Hữu Xiển, bí thư đảng ủy, Cục trưởng Cục hậu cần mời anh Vinh sang bàn một số công việc.
Đồng chí Xiển nói: “ Cục không yên tâm về phương án tổ chức lại ngành công binh như anh Vinh đã bao cáo. Về tổ chức xí nghiệp đi làm kinh tế, công việc tìm kiếm trên thị trường, anh em bên phòng sân bay sang sẽ hoạt động trong tổ chức đó, cục không có ý kiến gì, còn việc anh Vinh sang làm Giám đốc Xí nghiệp và anh Lợi sang cùng anh Vinh Cục không yên tâm, Cục không muốn hai anh phải lăn lộn vào những chỗ khó khăn, vất vả mà tương lai chẳng thấy đâu, dù sao các anh đều sinh ra từ những gia đình  có công với cách mạng, không muốn các anh vất vả như vậy”.
Ngẫm nghĩ một lúc anh Vinh phát biểu: “Trong hoàn cảnh bây giờ để hai đồng chí Dũng, Lý đứng ra xây dựng một tổ chức kinh tế mới, tôi cũng không yên tâm, cách hoạt động làm ăn của các anh trong thời gian qua là thiếu bài bản, lợi dụng cơ chế bao cấp các anh vẫn được hưởng lương. Khi làm kinh tế, từ mối quan hệ cá nhận mạnh anh nào anh ấy chạy tìm kiếm công việc, phẩn lãi đều bỏ túi cá nhân, chẳng phải nộp một đồng tiền thuế nào, không phải bỏ một đồng nào để xây dựng đơn vị. Để hai anh hoạt động theo phương thức  đó, đương nhiên Xí nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, hậu quả là sẽ mất uy tín với quân chủng, với Bộ. Do đó tôi tình nguyện sang làm Giám đốc Xí nghiệp, không làm Trưởng phòng Công binh nữa, đồng thời đưa anh Tham làm Trưởng phòng Công binh, anh Lợi Trưởng ban Xây dựng lên làm phó phòng, dù sao Phòng Công binh hoạt động nhiều năm có nề nếp, với khả năng của các anh phòng vẫn giữ  được nề nếp, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của quân chủng, của Cục giao”.
Mất vài ngày bàn bạc trong Đảng ủy, Cục mới đồng ý tổ chức theo phương án đó. Về phần mình tôi trao đổi với anh Vinh “ Anh em cùng học tập, làm việc với nhau trong nhiều năm, chúng tôi có tình cảm tốt với nhau, những lúc khó khăn trong cuộc sống trong công việc đều hỗ trợ giúp đỡ nhau vượt qua. Việc xây dựng Xí nghiệp là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn song với năng lực sáng tạo, giám nghĩ giám làm, biết quan hệ, biết tổ chức chắc chắn anh Vinh sẽ làm được”
Từ thực tiễn năm 1982 khi mới thực tập ở Ba Lan về theo ý kiến của cố vấn Liên Xô, quân chủng đã giải thể Trung đoàn 28 Công binh, chỉ để lại các tiểu đoàn Công binh trực thuộc các Sư đoàn, năng lực của ngành Công binh sân bay bị suy yếu nhiều.
Khi sửa chữa hố bom sân bay Kép, ba tháng trôi qua không triển khai được, do các tiểu đoàn công binh trực thuộc các sư đoàn không phối hợp được với nhau.
Quân chủng đã phải chỉ định đồng chí tham mưu phó Hà Chấp làm chỉ huy trưởng công trưởng đứng ra điều hành các tiểu đoàn trực thuộc các sư đoàn mới hoàn thành  được nhiệm vụ.
Cuối năm 1984, quân chủng quyết định thành lập lại Trung đoàn 28 và giao cho đồng chí Bùi Vinh làm trung đoàn trưởng chỉ huy các tiểu đoàn làm nhiệm vụ xây dựng sửa chữa các sân bay.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy điều hành của anh Vinh nề nếp nếp hoạt động của cơ quan ban ngành được xây dựng mới quan hệ của cơ quan với đơn vị tốt hơn.
Trong thời gian đó quân chủng giao nhiệm vụ nâng cấp, kéo dài sân bay Kiến An, trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ , đồng thời được tổng cục HKDD giao cho gói thầu xây dựng sân đỗ sân bay Cát Bị  giá trị hàng tỷ đồng khôi phục lại hoạt động của cảng hàng không sân bay Cát Bị. Đơn vị thi công đảm bảo tiến độ, được đồng chí Tổng cục trưởng biểu dương, số tiền lãi tiết kiệm được, đơn vị đã sử dụng để đầu tư xây dựng hội trường, nhà ở, nhà làm việc của Trung đoàn ở Nhổn thành cơ ngơi khang trang.
Cuối năm 1988 anh Vinh được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng phòng công binh , với thành quả và thực tiễn công tác , tôi tin tưởng anh Vinh sẽ xây dựng được Xí nghiệp từng bước ổn định ăn ra làm nên và phát triển trong kinh tế thị trường.
Tôi bày tỏ nguyện vọng với anh Vinh, sang xí nghiệp cùng anh Vinh xây dựng đơn vị mới. Còn vị trí phó phòng công binh đề nghị quân chủng bổ nhiệm đồng chí Lê Trọng Sen Trưởng ban công binh sư đoàn 371 về làm phó phòng giúp việc cho anh Thanh.
Ngày mùng 6 tháng 11 năm 1990, Bộ ký quyết định thành lập Xí ngiệp khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình hàng không, sau đó quân chủng tuyên bố quyết định, anh  em trong xí nghiệp tổ chức liên hoan ra mắt Xí nghiệp mới thành lập.
Trong buổi liên hoan đồng chí Phạm Thanh Ngân – Tư lệnh quân chủng cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh, đồng chí Cốc, đồng chí Tuân, các đồng chí trong cơ quan Bộ Tư lệnh như anh Sâm, anh Thái, anh Tưởng và thủ trưởng cục hậu cần đồng chí Xiển đã nâng ly, chúc mừng sự ra đời của Xí nghiệp và chúc Xí nghiệp ăn ra làm nên, ổn định và phát triển.
Anh Vinh, anh Dũng, anh Lý cám ơn lời chúc mừng của Tư lệnh, các Phó Tư lệnh , các có quan ban ngành của quân chủng trong không khí vui vẻ, cởi mở. Sau này gặp lại anh Sâm anh nói: “ Thực ra chúc các cậu thế thôi chứ tất cả đều lo không biết Xí nghiệp có tồn tại được hay không?”.
Xí nghiệp được quân chủng giao cho sử dụng dãy nhà cấp 4 của cục chính trị làm cơ quan, văn phòng giao dịch. Tư lệnh cho 20 triệu đồng để sửa sang làm nơi giao tiếp, ngoài ra quân chủng cho anh  em Xí nghiệp hưởng lương bao cấp trong một năm , từ năm sau trở đi sẽ tự tìm kiếm công việc nuôi nhau để tồn tại.
II- NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU TIÊN HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Thời gian đầu tìm kiếm công việc trên thị trường thực sự khó và hiếm, anh Vinh cho anh  em xuống Hải Phòng mua thép xây dựng từ cảng về bán để hưởng chênh lệch, song thực tế lãi không được bao nhiêu.
Giữa năm 1991 có công trình xây dựng đường quanh Hồ Tây sau trường Chu Văn An do một chủ đầu tư người Hồng Kông làm chủ và thành phố Hà Nội giới thiệu, song khi hoàn thành công trình, chẳng thấy chủ đầu tư đâu Xí nghiệp không có tiền trả nợ, lâm vào cảnh nợ nần.
Giữa năm 1992, Cục HKDD triển khai gói thầu sửa chữa đường băng sân bay Đà Nẵng trị giá 15 tỷ đồng. Tại thành phố Đà Nẵng có công ty cầu đường 503 chuyên rải bê tông  nhựa cải tạo nâng cấp mặt đường, khi được giao hồ sơ thiết kế, dự toán nhà thầu nói rẻ quá không làm được. Trước tình hình đó cục HKDD quyết định phải đưa thêm một nhà thầu để tăng tính cạnh tranh giữ được giá trị hợp đồng theo đúng giá trị dự toán của Nhà nước.
Các đồng chí trong Cục HKDD biết anh Vinh từ năm 1985 khi thi công sân bay Cát Bi, biết anh đang cần công ăn việc làm nên đã quyết định chỉ định thầu Xí nghiệp KSTKXD công trình hàng không vào làm nhà thầu thứ hai thi công 600m đẫu cuối đường CHC, công ty 503 thi công phần còn lại.
So với công ty 503, ta thiếu mọi mặt, tất cả xe máy, thiết bị thi công đều phải đi thuê, còn công ty 503 là lực lượng tại chỗ có mọi phương tiện thiết bị thi công từ trạm trộn BTN ,máy lu, máy rải, cuộc cạnh tranh không cân sức diễn ra.
Trước tiên là việc đào bỏ lớp mặt đường BTN cũ. Tất cả các xe máy chủ lực đều nắm trong tay công ty 503 như máy gạt đại Caterpilar của Mỹ đến máy cày lắp thiết bị cày đào bỏ mặt đường, còn ta chỉ có một xe gạt trung có lắp lưỡi cày và một máy ủi D7 của Mỹ thuê của tiểu đoàn 6 công binh sư đoàn 372.
Về trạm trộn BTN, máy rải, máy lu anh Vinh phải ra Hà Nội làm việc với Tổng công ty cầu Thăng Long thuê của các đơn vị giao thông. Nhiều đơn vị từ chối,  không muốn tháo rỡ trạm trộn đi xa. Song cũng may có công ty cầu đường 126 đồng ý đưa trạm trộn và máy móc thiết bị vào Đà Nẵng thi công sân bay.
Anh Vinh giao cho tôi chỉ huy máy móc đào phá mặt đường BTN. Tôi quan sát máy gạt đại của công ty 503, đều có các lưỡi cầy BTN, có móng guốc lắp ở phía trước, sau một ngày làm việc móng  guốc bị mòn phải thay móng khác. Máy gạt ta thuê cũng có lưỡi cày và móng guốc tương tự, riêng máy ủi D7 là phải nghiên cứu sáng chế ra lưỡi cày từ những lưỡi lam đá mòn qua sử dụng bằng hợp kim rất cứng.
Chúng tôi đến Đà Nẵng vào giữa tháng 7, thời tiết nắng ráo, sang tháng 9 mùa mưa bão miền Trung đã ảnh hưởng, khó khăn cho việc thi công.
Cuối tháng 8, máy móc thiết bị như trạm trộn BTN máy rải, máy lu cùng thợ vận hành của công ty 126 tập kết vào sân bay Đà Nẵng. Sau hơn một tuần lắp dựng trạm trộn chuẩn bị đi vào hoạt động. Trạm trộn có công suất 25 tấn/ giò do Xí nghiệp cơ khí giao thông (mùng 1 tháng 5) của Bộ Giao thông sản xuất, do đây là thế hệ máy đầu tiên nên liều lượng vật liệu, đá, cát, bột đá, nhựa chủ yếu đong theo thể tích , không có thiết bị cân đong bằng đồng hồ như máy của Liên Xô, Mỹ. Ban quản lý công trình sau khi đã kiểm tra đều có ý kiến “ Thiết lộ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do đó chỉ cho phép thi công lớp dưới, lớp trên không được thi công” như vậy giá trị hợp đồng bị cắt giảm từ 3,3 tỷ đồng xuống còn 2,3 tỷ đồngbị cắt giảm 1/3 giá trị hợp đồng.
Đầu tháng 9 việc đào bỏ lớp BTN của công ty 503 cơ bản xong , máy gạt đại thuê của công binh QK5 đã hết việc, nằm chờ.Trước tình hình đó tôi sang liên hệ với anh em , anh em sẵn sàng sang làm cho ta, song công ty 503 không muốn cho anh  em sang định gây khó khăn cho ta. Được đồng chí lữ đoàn trưởng đồng ý , anh  em đưa máy sang làm việc với chúng tôi cho tới khi xong công việc.
Thời tiết mưa nằng thất thường, chúng tôi phải làm đêm để bù lại thời gian đã mất. Đầu tháng 12 công trình cơ bản hoàn thành. Ngoài ra anh  em còn được Ban quản lý công trình ký hợp đồng giao thêm việc làm lề nhựa thấm nhấp mép đường CHC trị giá 200 triệu đồng để bù lại phần nào khối lượng đã mất.
Đây là công trình lớn đầu tiển của anh  em tham gia. Qua 4 tháng hoạt động anh  em được học nhiều điều từ kinh tế thị trường mà quy luật cạnh trạnh chi phối lớn nhất. Nếu chúng ta không có thiết bị, máy móc thi công hiện đại thì không thể cạnh tranh giành giật được công việc trong cơ chế thị trường.
Với sự cần kiệm để xây dựng Xí nghiệp, số lãi thu được của công trình đã giải quyết xong nợ nần từ những công trình trước cũng như đảm bảo tiền lương cho anh  em năm tiếp theo.
III – TỪNG BƯỚC ĐI VÀO ỔN ĐỊNH
Sau công trình Đà Nẵng, quân chủng cũng có nhu cầu sửa chữa sân bay Nha Trang. Đầu Tây sân bay Nha Trang có 400m đường lăn, do mặt đường nhựa lâu ngày bị hỏng, quá xấu nên anh  em đã phải lát ghi để cho máy bay lăn, tuy vậy vẫn không có độ êm như mặt đường bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa. Sau khi kiểm tra đồng chí Phạm Thanh Ngân – Tư lệnh quân chủng quyết định cải tạo sửa chữa đường lăn và sân đỗ sân bay quân sự Nha Trang và giao cho Xí nghiệp KSTKXD công trình hàng không thiết kế và thi công, vốn xin Bộ vào kế hoạch năm 1993, nếu thiếu quân chủng bổ sung.
Tháng 12 năm 1992 anh em vào Nha Trang khảo sát đo đạc và giao cho anh Dũng Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách về thiết kế, dự toán công trình mọi việc diễn ra khẩn trương. Ngoài ra Xí nghiệp được Cục HKDD tín nhiệm giao cho việc quy hoạch sân bay Nội Bài, giá trị hàng tỷ đồng, như vậy công việc đang nhiều dần chỉ lo tổ chức và làm tốt để tạo được chữ tín trên thị trường.
Đầu tháng 3, hồ sơ thiết kế dự toán công trình Nha Trang đã xong, anh  em chuẩn bị lên đường vào Nha Trang, trước khi lên đường anh Vinh họp bộ phận thi công lại phân công nhiệm vụ: “Đây là công trình do quân chủng đầu tư, Ban quản lý là trường Sỹ quan Không quân, mối quan hệ nhìn chung là thuận lợi, tôi sẽ quán xuyến chung ở Hà Nội, việc điều hành chỉ huy công trường giao cho đồng chí Lợi, trợ lý kế hoạch là đồng chí Đặng Hùng, trợ lý kỹ thuật là đồng chí Khanh, trợ lý vật tư là đồng chí Mai Hùng. Trạm trộn bê tông nhựa, máy rải,máy lu vẫn hợp đồng với công ty 126, máy móc thiết bị cần thiết nếu thiếu thì thuê ngoài.Quyết tâm thi công công trình đạt tiến độ, chất lượng, hiệu quả để lấy chữ tín với quân chủng, chúc các đồng chí lên đường mạnh khỏe, vui vẻ, an toàn”.
Anh em phấn khởi cảm ơn đồng chí Vinh và xuất phát lên đường.
Sau 2 ngày hành quân, chúng tôi đã tới Nha Trang tới Ban công binh gặp anh Bình – trưởng ban. Anh Bình cho biết, Trường đã nhận được nhiệm vụ từ phòng công binh, mọi việc đã sẵn sàng, anh em trong Ban sẽ cộng tác tốt với các anh để hoàn thành nhiệm vụ. Trưa hôm đó anh em đã chiêu đãi chúng tôi món thịt nai. Cách Nha Trang 10-15 km là rừng, hàng ngày dân đi săn bắn được thú rừng đều mang ra chợ bán. Thịt thú rừng ngon và bổ, anh  em vui vẻ đến tận chiều tối, sau đó anh Bình dẫn chúng tôi sang vị trí đóng quan tại tiểu đoàn 103. Nhà cấp 4 khang trang, sạch sẽ.
Anh em ổn định nơi ăn chốn ở trong vài ngày, sau đó công ty 126 cơ động trạm trộn và máy móc, thiết bị vào, chúng tôi ra đón ở cổng sân bay, đưa anh em vào vị trí đóng quân. Trạm trộn đặt ở đầu Tây Nam sân bay có sân bãi rộng rãi tập kết vật liệu, đường ra vào thuận lợi. Sau khi chọn ngày lành tháng tốt, chúng tôi làm lễ khởi công mọi việc diễn ra nhanh gọn, không hình thức phô trương theo sự chỉ đạo của quân chủng.
Hôm sau, xe máy bắt đầu hoạt động, máy dùng chủ yếu là máy gạt , máy xúc và xe ben. Mặt đường BTN  cũ bị hỏng nhiều nên việc đào tương đối dễ dàng, sau đó là đến việc đào bỏ lớp mỏng đất đá gia cố được lu lèn chặt từ thời Mỹ Ngụy. Các xe máy hoạt động tốt. Sau một tuần thi công, khuôn đường lăn mới đã hoàn thành. Việc tiếp theo là làm lớp móng đá hộc.Anh em công ty 126 phải căng dây xếp từng viên một, song do thi công loại móng này nhiều nên anh em rất thành thạo. giữa các viên đá hộc được chèn khe bằng đá 2÷4, sau đó máy lu bắt đầu hoạt động. Công tác đảm bảo vật tư tương đối thuận lợi, xe chở đá các loại chở đúng theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật. Nhựa đường chúng tôi tiết kiệm được từ công trình Đà Nẵng dùng luôn cho công trình Nha Trang.
Sau khi hoàn thành lớp móng, Ban quản lý công trình tiến hành đo đạc,nghiệm thu kỹ thuật, các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế đều đạt.
Tiếp theo là rải mặt đường bằng lớp bê tông nhựa, máy móc thiết bị hoạt động tốt, thời tiết tháng 4 khô ráo, anh  em thi công chỉ mới 3 ngày xong chiều dài 400m đường lăn , sau đó cơ động máy rải ra sân đỗ đầu đông, phía sân đỗ bằng bê tông nhựa công ty 126 thi công , phần sân đỗ bê tông xi măng anh  em Xí nghiệp thực hiện sử dụng bộ đội của tiểu đoàn 103 làm nhân công tạo điều kiện cho đơn vị có thêm thu nhập. Anh em cán bộ kỹ thuật là những đồng chí từ Trung đoàn 28 về Xí nghiệp có nhiều kinh nghiệm thi công mặt đường BTXM. Mặt đường sau khi thi công song bằng phẳng đẹp. Xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xong trước 1 tháng so với thời gian quy định, Đồng chí Phạm Thanh Ngân Tư lệnh và đồng chí Phạm Tuân phó Tư lệnh đã kiểm tra và biểu dương Xí nghiệp.
Sau đó đồng chí Nguyễn Văn Thanh- Trưởng phòng công binh tổ chức hội nghị ngành công binh tại đoàn 20, các đồng chí đại diện Trung đoàn 28, các Ban công binh, các phòng tham mưu các sư đoàn về dự lễ cắt băng hoàn thành công trình. Công trình Nha Trang trị giá tuy không lớn (1,8 tỷ đồng) song có ý nghĩa lớn.Vì đây là công trình đầu tiên quân chủng giao cho Xí nghiệp thi công đạt được tất cả các yêu cầu về tiến độ, chất lượng và hiệu quả, phát huy truyền thống của ngành công binh “mở đường thằng lợi” và “Quyết tâm đánh thắng trận đầu” của quân chủng không quân.
Tháng 8 năm 1993, quân chủng nhận được điện của Trưởng sỹ quan KQ : “Đường lăn sân bay Cam ranh bị sập, máy bay không thể hoạt động được, đề nghị quân chủng giao cho ngành nghiệp vụ vào kiểm tra,nghiên cứu, xử lý”. Tôi được giao nhiệm vụ cùng anh Thanh trưởng phòng công binh vào Camranh để kiểm tra. Từ thời Mỹ Ngụy các sân bay miền Nam đều được xây dựng theo tiêu chuẩn của Mỹ, hệ thống thoát nước sân bay đi qua đường lăn, sân đỗ đều được làm bằng cống vòm tôn. Sau khi giải phóng cống vòm tôn trở thành mục tiêu đào bới, lấy cắp của kẻ trộm để bán cho những kẻ chuyên mua phế liệu từ sân bay đưa ra. Nước mưa chảy qua những đoạn bị tháo rỡ cuốn trôi đất dưới nền đường làm cho mặt đường bê tông bị sập, tất cả các phương tiện giao thông không thể đi lại được.
Anh Thanh đã chụp nhiều ảnh lập thành hồ sơ để báo cáo quân chủng, Bộ. Hồ sơ “ Các sân bay phía Nam đang kêu cứu” trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong quân chủng, tiếp đó là báo cáo tường trình đề nghị Bộ đầu tư sửa chữa khẩn trương.Nếu chậm công tác đảm bảo an toàn bay sẽ bị ảnh hưởng.
Cuối năm đó Bộ thông báo sẽ đầu tư sửa chữa hệ thống thoát nước các sân bay phía Nam vào năm 1994, yêu cầu quân chủng nhanh chóng lập hồ sơ thiết kế, dự toán để trình Bộ phê duyệt.
Công tác khảo sát, thiết kế nhanh chóng được Xí nghiệp triển khai, công việc được giao cho bộ phận anh Dũng.
Tháng 3 năm 1994 Hồ sơ hoàn thành và trình Bộ phê duyệt. Tháng 4 Bộ phê duyệt xong, quân chủng giao cho Xí nghiệp triển khai. Như vậy trong năm 1994 sẽ sửa chữa cải tạo hệ thống thoát nước hai sân bay Phù Cát và Cam Ranh bằng nguồn vốn biển đông hải đảo và Nhà nước đầu tư qua Kho bạc thành phố Hà Nội.
Hệ thống thoát nước sân bay Cam Ranh, tuy vậy đơn giản dễ thi công hơn do đặt ở độ sâu không lớn và lực lượng các nhà thầu phụ khá rồi rào như Lữ đoàn công binh 394, còn hệ thống thoát nước sân bay Phù Cát đặt ở độ sâu lớn hàng chục mét so với mặt đường CHC việc thi công khó khăn hơn nhiều trong đó có 3 tuyến xuyên qua đường CHC, không thể đào phá mặt đường trong khi máy bay vẫn hoạt động. Biện pháp duy nhất là luồn cống Bê tông cốt thép vào cống vòm tôn cũ mà biện pháp này từ khi ngành cầu đường Việt Nam ra đời chưa có tiền lệ thi công theo biện pháp này, đòi hỏi anh em Xí nghiệp phải mày mò, sáng tạo mới giải quyết được.
Đồng chí Vinh họp anh em trước khi lên đường giao nhiệm vụ như sau: Giao cho đồng chí Đặng Hùng làm chỉ huy  trưởng công trường, đồng chí Tuấn làm trợ lý kỹ thuật, đồng chí Hưng trợ lý vật tư, đồng chí Quân phụ trách xe máy thi công hệ thống thoát nước sân bay Cam Ranh. Giao cho đồng chí Lợi làm chỉ huy trưởng công trường cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước sân bay Phù Cát, đồng chí Trung làm trợ lý kế hoạch, đồng chí Khanh làm trợ lý kỹ thuật , đồng chí Mai Hùng trợ lý vật tư, xe máy, đồng chí Thu phụ trách xe tải, xe con”.
Anh em phấn khởi nhận nhiệm vụ và chuẩn bị lên đường. Thật may mắn, trước đây chúng ta lo Xí nghiệp ra đời không có công ăn việc làm, đến nay công việc có liên tục làm vất vả nhưng vui.
Ngày hôm sau chúng tôi lên đường trở lại chiến trường quen thuộc mà anh  em đã hoạt động trong mấy năm qua. Đoàn chúng tôi đến sân bay Phù Cát trước gặp gỡ anh  em trong ban chỉ huy tiểu đoàn căn cứ, thông báo nhiệm vụ quân chủng giao và mong muốn anh em tạo  điều kiện giúp đỡ Xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Năm ngoái, anh  em trong xí nghiệp đồng chí Khanh, đồng chí Hưng đã cùng anh  em tiểu đoàn sửa chữa cống T trong sân bay nên khi gặp lại, anh  em rất cởi mở, chân thành tạo mọi điều kiện để Xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
Ban chỉ huy công trường đóng quân cạnh tiểu đoàn căn cứ, gần đó là kho bãi để vật tư vật liệu. Tôi giao cho đồng chí Khanh tìm kiếm thợ xung quanh sân bay để triển khai việc đúc cống, đồng chí Trung ra Hà Nội để tìm mua máy phun vữa cát, xi măng, đồng chí Mai Hùng tìm vật tư, vật liệu như thép, xi măng, cát đá các loại, mọi việc đến khẩn trương. Vài ngày sau vật tư vật liệu đã tập kết đầy đủ, thợ vào xin việc khá đông, ván khuôn đúc cống anh em giao cho thợ sắt gia công. Máy móc phục vụ thi công như đăm dùi, đăm bàn tại Quy Nhơn cũng nhiều cần mua là có ngay. Sau nửa tháng chuẩn bị, cuối tháng 4 chúng tôi triển khai việc đúc cống công việc diễn ra khẩn trương, thợ đúc mỗi ngày được 40 – 50 ống cống , cống có 3 loại D75, 100, đến 125 cm bên trong có cốt thép.Đầu tháng 6 chúng tôi đã đúc xong 2000 ống cống. Sau đó chúng tôi chuyển sang thi công cống G. Cống G nằm ở khu vực ga hàng không dân dụng cống vòm tôn đã bị mất từ lâu, nước mưa sau nhiều năm gây sạt lở lớn làm sập cả một đoạn tường rào dài hàng trăm mét, đồng chí Khanh phải mất vài ngày huy động máy xúc, máy ủi,máy đào để san ủi mặt bằng thi công, tiếp đó là đổ bê tông móng cống. Ban quản lý công trình của quân chủng cử đồng chí Hào trợ lý ban công binh làm nhiệm vụ giám sát thi công. Tiếp đó là lắp đặt ống cống trên  móng cống, chúng tôi dùng xe cẩu đưa ống cống xuống và thợ dùng tay đưa ống cống vào vị trí lắp đặt, sau đó là quét nhựa đường chống thấm, chèn khe mối nối bằng dây thừng và nối xung quanh mối nối bằng bao tải tấm nhựa đường. Việc cuối cùng là san lấp cống và xây cửa cống bằng đá chẻ. Sau 3 tuần thi công, tuyến cống đã hoàn thành. Anh Hộng Phó Tổng giám đốc cụm cảng HK Miền Trung đi công tác qua thấy công trình gọn đẹp biểu dương khen ngợi đồng chí Khanh. Tôi nói đùa: “ Hiểm họa đối với ga HKDD đã được loại trừ”, mọi người phá lên cười vui vẻ.
Đồng chí Trung sau gần một tháng ra Bắc mang theo một máy phát điện thuê của Trung đoàn 28 và một máy bơm vữa của Ba Lan, tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Đức, tôi phải thuê dịch ra Tiếng Việt, song khi sử dụng vẫn phải mày mò, sáng tạo mới sử dụng được.
Trong các cống nằm xuyên qua đường CHC, đường lăn, sân đỗ đầu Bắc thi công D ở sân đỗ đầu Bắc nằm ở độ sân không lớn thuận lợi cho thi công. Chúng tôi chọn cống D thi công trước. Khi còn ở Hà Nội tôi và anh Vinh suy nghĩ nhiều về phương pháp luồn cống, làm cách nào tốt nhất và giao cho đồng chí Trung cùng anh em nghiên cứu bàn bạc. đồng chí Trung định dùng tời điện để kéo cống trên hai thanh ray bằng thép góc. Khi ra thực tế thấy phương pháp này phức tạp anh  em lại thôi. Chiều hôm đó, tôi và đồng chí Mai Hùng ra bãi đúc cống, thấy có tấm ghi sắt gần đấy, đồng chí Mai Hùng đưa tấm ghi sắt lại, đưa ống cống lên và kéo,ống cống bị kéo trượt đi hơn 1 mét, tôi nói với đồng chí Hùng “Kéo được”. Chúng tôi cười lên nói “ Không cần đường ray, cứ để ống cống trên cống vòm tôn là kéo được, vấn để nan giải đầu tiên đã giải quyết xong” .
Một vấn đề nữa là bơm vữa cát xi măng vào khoảng trống giữa ống cống BTCT và cống vòm. Máy bơm vữa đã có song khi bơm vữa xi măng vát vàng thì vừa không đi, bơm bị tắc, sau vài ngày mày mò vẫn chưa giải quyết được. Đồng chí Mai Hùng trao đổi với lái xe chở cát, anh lái xe nói : “Ngoài cát vàng, ở đây còn có cát tô chuyên dùng để tô chát tườn, cât tô tô chát mặt tường sẽ nhẵn hơn, ngoài ra hạt cát tô nhẹ, trôi lơ lửng trong nước, thấy vậy đồng chí  Mai Hùng cho chở thử 1 xe cát tô về thử. Đồng chí Hùng cho máy bơm vừa bơm thử máy không tắc, vữa được bơm đều trong ống lấp đầy khoảng trống. “Được rồi”, tôi và đồng chí Mai Hùng hét vang lên mọi người xô đến xem kết quả công việc, phấn khởi bắt tay nhau vì vấn đề khó khăn nhất đã được giải quyết.
Chúng tôi mất một tuần để thi công kéo cống và bơm vữa vào khoảng trống. Tin vui báo về cho đồng chí Vinh.Anh Vinh liền đi máy bay hàng không vào để kiểm tra. Nhìn kết quả công việc anh cười và nói “chỉ nằm tại hiện trường mới tìm ra được giải pháp hợp lý, sáng kiến thực sự chứ ngồi ở Hà Nôị thì suy nghĩ chỉ viển vông không có thực tế”. Tôi phá lên cười chỉ anh lái xe nói “ Đây là Khổng Minh – Gia Cát Lượng mà chúng ta cần” mọi người đều cười đùa vui vẻ.
Đồng chí Đặng Hùng triển khai công việc ở sân bay Cam ranh có nhiều thuận lợi. Thợ đúc cống ở quanh sân bay rất nhiều kéo nhau vào xin việc , các cống thoát nước đền nông thuận lợi cho việc phá dỡ. lữ đoàn công binh 394 gần sân bay có máy móc nhiều tham gia việc đào đất, làm nền lắp đặt ống cống. Đầu tháng 10 công việc tại Cam Ranh cơ bản hoàn thành.
Thấy công việc tại Phú Cát, khối lượng còn nhiều anh Vinh quyết định tăng cường lực lượng từ Cam Ranh ra Phù Cát để đẩy nhanh tiến độ.
Đồng chí Đặng Hùng cùng anh em lữ đoàn 394 mang theo máy bơm vừa ra Phú Cát cùng xe cẩu, xe tải để luồn cống.
Sau khi bố trí nơi ăn chốn ở cho anh  em, tôi giao cho anh em luồn 2 cống B và C xuyên qua đường CHC, còn cống A, cống sâu nhất, khó nhất giao cho đồng chí Khanh, Mai Hùng tại Phù Cát thi công.
Đồng chí Khanh cho đào ở 2 đầu cống cách đường băng 20m hai hố sâu 15m rộng 25×25m sâu như một cái giếng. Đồng chí Mâu Tuấn Trung đoàn phó trung đoàn 920 ra xem lắc đầu nói “ Hố thi công của các anh sâu quá, nhìn đã thấy chóng mặt”.
Ống cống được tập kết trên miệng hố, thả xuống bằng dây cáp và tời tay cống được thả xuống từng chiếc một theo khẩu lệnh của đồng chí Mai Hùng, dây cáp kéo cống được luồn từ hạ lưu lên thượng lưu đoạn cuối dùng một đoạn liên kết có 2 móc cố định vào mép cống xiết chặt bằng các bu lông, phía hạ lưu đầu kia của cáp được nối vào đuôi xe IFA do đồng chí Thu lái. Sauk hi liên kết cống vào dây cáp xong và báo cáo với đồng chí Mai Hùng , đồng chí Mai Hùng ra khẩu lệnh “ Chuẩn bị kéo cống”, xe IFA từ từ chuyển bánh kéo cống vào vị trí. Mỗi đợt chúng tôi kéo 5 ống cống, sau đó cho thợ chèn khe giữa các khe nối, đắp bao tải cát ngăn vữa rồi bơm vữa vào khoảng trống , thời gian bơm khoảng 45 phút thì đầy một đoạn dài 5m, mọi việc cứ tuần tự tiến hành. Sau thời gian một tuần việc luồn cống A đã xong.
Các cổng B và C do Lữ 394 thực hiện đểu tiến hành thuận lợi  do việc đào đất cống nông hơn.
Gần 1 tháng thi công 3 cống xuyên qua đường CHC đã hoàn thành, công việc còn lại chỉ còn cống E xuyên qua đường lăn, tôi giao đồng chí Khánh, đồng chí Mai Hùng tiếp tục thực hiện. Lữ 394 hoàn thành công việc trở về Cam Ranh.
Trước tết âm lịch, mọi công việc tại Phù Cát cơ bản hoàn thành. Như vậy thời gian dự kiến thi công ban đầu là 12 tháng, nay chúng tôi thực hiện chỉ mất 9 tháng.
Trong thời gian thi công đồng chí Phạm Phú Thái – Phó Tư lệnh trưởng ban quản lý công trình đến kiểm tra. Ở Cam Ranh anh nhăn mặt than phiền khi một số ống cống chất lượng không cao. Tại Phù Cát anh lấy búa gõ vào ống cống, âm thanh phát ra kêu “coong coong”, anh Vinh nhìn anh Thái cười và nói “ về chất lượng anh yên tâm, an hem kỹ thuật và thợ ở khu vực này đã làm cống nhiều lần rồi, có nhiều kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng tốt”
Sau khi ăn tết xong anh Vinh quyết định “Anh em công trường Phù Cát tiếp tục vào Vũng Tàu tăng cường cho đồng chí Lý đang thi công công trình của Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, các việc còn lại ở Phù Cát đồng chí Lợi ở lại tiếp tục giải quyết”.
Tôi quay trở lại Phú Cát trước tiên là cám ơn anh em đơn vị đã giúp đỡ Xí nghiệp suốt gần một năm qua, thăm hỏi lại anh  em thợ gắn bó với chúng tôi trong thời gian qua sau đó giải quyết một số việc còn lại như đổ bê tông mặt đường các cống trên trục đường nội bộ.
Tháng 6 tôi được Xí nghiệp cho an dưỡng cùng gia đình  tại đoàn 20 Nha Trang, thăm lại anh  em ban công binh, phòng hậu cần. Anh em đến chúc mừng công trình Phù Cát đã hoàn thành , mấy năm qua sự gắn bó giữa anh  em với Xí nghiệp ngày càng bền chặt, việc thống nhất và giải quyết các công việc ngày càng thuận lợi.
Tháng 7 năm 1995, tôi tiếp tục được anh Vinh giao nhiệm vụ làm chỉ huy trưởng công trường xây dựng đường kéo dắt máy bay SU – 27 tại Phan Rang, giai đoạn 1 của công trình cải tạo và sửa chữa sân bay Phan Rang, sau khi giai đoạn 1 hoàn thành tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Thời gian này theo yêu cầu nhiệm vụ Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không được tách thành 2 công ty là Công ty khảo sát, thiết kế và tư vấn công trình hàng không do anh Dũng làm giám đốc và Công ty xậy dựng công trình hàng không do anhVinh làm giám đốc, bộ phận anh  em thiết kế theo anh Dũng, còn bộ phận anh  em thi công theo anh Vinh.
Tôi đi máy bay vào Tân Sơn Nhất, sau đó cùng đồng chí Thu ra Phan Rang sẽ gặp anh Vinh và đồng chí Nguyễn Đức Soát - Phó Tư lệnh quân chủng đang ở Phan Rang. Tối hôm đó chúng tôi lên đường ra Phan Rang. Qua một đêm thức trắng trên xe, 4 giờ tôi đến Phan Rang, 5 giờ tôi vào sân bay. Sáng hôm đó tôi ngồi cùng anh Vinh, anh Soát ở ban chỉ huy Trung đoàn 937. Anh Vinh giới thiệu “ đồng chí Lợi vào triển khai nhiệm vụ thi công xây dựng đường kéo dắt máy baySU– 27  tại Phan Rang”
Anh Soát cười và bắt tay tôi nói “Mặc dù còn nhiều bất đồng, xong Liên Bang Nga bán cho ta máy bay SU- 27, đây là loại máy bay mới có nhiều tính năng ưu việt so với các loại máy bay trước đây. Quân chủng đang nghiên cứu cải tạo và xây dựng một số công trình phục vụ cho loại máy bay mới”.
Tôi hứa trước Phó Tư lệnh sẽ cố gắng làm tốt đảm bảo chất lượng mà quân chủng giao.
Anh Vinh giao nhiệm vụ: Tôi là chỉ huy trưởng, đồng chí Trung Phó chỉ huy trưởng phụ trách kế hoạch kĩ thuật, đồng chí Cứ phó chỉ huy trưởng phụ trách vật tư và đối ngoại với các đơn vị bạn. Tôi và đồng chí Cứ ở trong lán trại tạm quây bằng tôn khi anh em thi công xây dựng nhà Ban chỉ huy Trung đoàn, nhìn chung tạm bợ và chật chội. Tôi bàn với anh Cử: “ăn ở thế này không được sắp tới sẽ cho làm thêm nhà tạm tường 10 lợp mái bằng phi broximăng, trần cót ép rộng rãi cho anh em ăn ở, tôi giao cho anh Cứ việc này. Thông tin liên lạc lúc đó chưa thuận tiện bằng điện thoại di động như bây giờ. Tôi đến công ty bưu chính viễn thông liên hệ đặt một máy điện thoại loại Cookwil của Nhật trong hệ thống tổng đài tự động 6 số, liên lạc 24/24 giờ với công ty ngoài Hà Nội.
Yêu cầu công việc thì khẩn trương, anh  em chỉ có tôi và anh Cử, tôi nói với đồng chí Thu: “Gía lúc này có đồng chí Khanh như ở Phù Cát thì tốt biết mấy”, đồng chí  Thu hiểu được tâm tư của tôi. Một lần anh Vinh gọi điện vào tôi đi vắng, đồng chí Thu cầm máy nói tâm tư của tôi cần người như đồng chí Khanh ở Phù Cát, lập tức anh Vinh điện cho đồng chí Khanh, vừa bước chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất “Ra ngay Phan Rang tăng cường cho đồng chí Lợi”, tối hôm đó đồng chí Khanh lên tàu, sáng hôm sau có mặt tại Phan Rang.
Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, bàn ngay vào công việc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ thiết kế, dự toán đồng chí Khanh đề xuất “về ngay Phù Cát cần một số ván khuôn đúc cống, tôi đồng ý. Sáng hôm sau đồng chí Khanh lên đường. Sau 3 ngày đồng chí Khanh trở lại Phan Rang với 10 thợ đúc cống, ổn định ăn ở xong anh  em bắt tay vào làm việc. Sau một tuần ống cống đã đúc xong. Chờ cho bê tông đủ cường độ thiết kế, anh  em thợ chuyển ống cống lên vị trí đặt cống.
Việc làm nền đường và móng đường bằng đá 4×6 anh Vinh chủ trương giao cho Trung đoàn 28 đang thi công gần khu vực đó. Đồng chí Thu trung đoàn trưởng mới được bổ nhiệm, trước đây là học trò của tôi khi làm đồ án tốt nghiệp Đại học kỹ thuật quân sự tôi đã hướng dẫn. Vừa là đồng chí, vừa là thầy trò, nay là đối tác, anh  em gặp nhau vui vẻ ôn lại những kỉ niệm cũ .
Việc khó khăn là làm bê tông nhựa lớp mặt đường của đường kéo dắt. Do không có máy móc thiết bị như trạm trộn, máy rải, máy lu và thợ đi theo máy anh  em phải đi thuê. Dự toán công trình được lập theo đơn giá Nhà nước,khi đi thuê phần lớn các công ty cầu đường đều đưa ra cái giá tối thiểu bằng giá Nhà nước, ít khi họ chấp nhận giá thấp hơn. Trong trường hợp này người đi thuê chỉ có lỗ, như vậy không đạt được yêu cầu của công ty.
Tại Phan Rang có 2 công ty cầu đường đều có trạm trộn, đó là Công ty đại tu đường bộ 677 và Công ty quản lý đường bộ 671. Công ty đại tu đường bộ 677 có trạm trộn BTN công suất 80 tấn/ giờ của Hàn quốc, máy rải, máy lu đều là thiết bị đồng bộ của Nhật chuyên sửa chữa lớn và đại tu đường bộ tuyến quốc lộ 1 đoạn Phan Rang , Phan Thiết và quốc lộ 13 từ Phan Rang đi Đà Lạt. Công ty quản lý đường bộ 671 chuyên làm công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ hai tuyến trên, song cũng được trang bị trạm trộn BTN của Liên Xô, công suất 25 tấn/ giờ máy rải, máy lu đồng bộ. Như vậy trạm trộn BTN tại Phan Rang không thiếu bây giờ chỉ còn lựa chọn ai là được. Tôi giao cho đồng chí Khanh trước tiên đến công ty 671 xem giá cả, khả năng của họ ra sao. Đồng chí Khanh đến công ty 671 gặp giám đốc công ty . Qua việc tự giới thiệu, trò chuyện giám đốc công ty đồng ý nhận việc theo đơn giá Nhà nước, đồng chí Khanh về báo với tôi. Chiều ngày hôm đó tôi cùng đồng chí Khanh ra gặp giám đốc công ty rồi đi xem trạm trộn, máy móc thiết bị. Nhìn chung đều đạt yêu cầu, riêng có máy lu lốp bánh lu mòn khi lu nhựa đường sẽ bám vào lốp, không đảm bảo độ láng của mặt đường.
Ngày hôm sau tôi cùng đồng chí Khanh sang công ty cầu đường 677 gặp anh Hiền, đội trưởng phụ trách trạm trộn. Tôi và đồng chí Khanh tự giới thiệu là công ty của quân chủng vào thi công ở sân bay Phan Rang, anh Hiền quay máy điện thoại gọi đồng chí giám đốc công ty đang làm việc tại Phan Thiết. Sau khi nghe tôi tự giới thiệu, đồng chí giám đốc công ty hẹn chiều mai lúc 14 giờ gặp nhau tại trạm trộn.
Đúng 14giờ ngày hôm sau tôi và đồng chí Khanh ra trạm trộn gặp đồng chí giám đốc đang chờ. Sau khi chào hỏi, tự giới thiệu đồng chí giám đốc nói: “Hôm trước cách đây nửa tháng có 2 đồng chí ở sân bay ra muốn gặp chúng tôi, song không thấy quay trở lại”. Sau này anh Cử có nói cùng đồng chí Trung ra trước song không gặp.
Đồng chí giám đốc muốn vào sân bay thăm công trình, chúng tôi mời đồng chí giám đốc lên xe vào sân bay xem trung đoàn 28 đang thi công làm nền đường. Sau đó mời chúng tôi xem công trình của công ty thi công tại thị xã Phan Rang gần bãi biển Ninh Trữ, công ty 677 mới hoàn thành đoạn đường độ dài 3 km gần khu nghỉ dưỡng có lớp mặt bằng BTN có thảm cỏ xanh ở giữa khang trang, sạch đẹp. Sau đó chúng tôi kéo nhau vào khách sạn khu  nghỉ dưỡng.
Trước tiên hai bên giới thiệu thành phần tham gia giao lưu. Tôi tự giới thiệu tôi là đại diện của công ty xây dựng công trình hàng không quân chủng không quân vảo thi công công trình ở sân bay Phan Rang,là chỉ huy trưởng công trường, đồng chí Khanh là trợ lý kế hoạch, kỹ thuật.
Bên công ty 677, đồng chí giám đốc tự giới thiệu tên  là Trần Xuân Sanh, giám đốc công ty 677 ( nay là Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng đường cao tốc Việt Nam), anh Bảy Phó giám đốc công ty phụ trách Phan Rang, anh Hiền đội trưởng phụ trách trạm trộn, anh Năm đội trưởng phụ trách đội thi công ngoài hiện trường. Chúng tôi vui vẻ nâng ly chúc nhau sức khỏe, hỏi thăm công việc. Tôi với  đồng chí Khanh cho anh  em biết vừa hoàn thành thi công công trình ở sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định, công việc nhiều dải khắp miền Trung, về công việc sắp tới mai sẽ về bàn cụ thể, song phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, mọi người vui vẻ ủng hộ ý hiến của tôi, cuộc vui kéo dài đến đêm.
Sáng hôm sau, trước khi làm việc tôi bàn với đồng chí Khanh “ để ý kiến ta đưa ra có tính thuyết phục, phải dựa trên đơn giá nhà nước, các công việc trộn, rải và lu trên lớp BTN giao toàn bộ cho công ty 677 sản lượng quy ra tấn bê tông nhựa giá trị tương tự như trong dự toán đã lập, còn lại phần chi phí chung, lãi định mức , thuế ta là người phải chịu trách nhiệm làm nghĩa vụ với Nhà nước, ta giữ lại như vậy hai bên dễ đi đến thống nhất”. Đồng chí Khanh cơ bản nhất trí.
Đúng 9giờ sáng tôi và đồng chí Khanh gặp anh Sanh, trao đổi quan điểm anh Sanh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói “Thực ra chúng tôi biết để có được công trình này các anh phải đi quan hệ, mất nhiều thời gian, thậm chí cả tiền bạc. Ở trong ngành làm nhiều chúng tôi cũng biết như hôm qua trao đổi với các anh công trình này chúng ta hợp tác, 2 bên cùng có lợi, tạo lòng tin với nhau để tiếp tục hợp tác các công trình sau nữa”.
Tôi cười và nói “đây là công trình giai đoạn 1, song công trình này chúng tôi còn giai đoạn 2 cải tạo và sửa chữa sân bay Phan Rang, mong rằng sẽ cùng các anh hợp tác”.
Hai bên thống nhất soạn thảo hợp đồng và ký kết. Như vậy công việc khó nhất đã được giải quyết.
Tôi điện cho anh Vinh báo cáo kết quả làm việc với công ty 677, anh Vinh vui vẻ và hẹn sẽ vào Phan Rang.
Hai ngày sau anh Vinh cùng đồng chí Đặng Hùng vào gặp chúng tôi, ra xem trạm trộn, máy móc thiết bị của công ty 677, anh Vinh vui vẻ nói “Cái khó anh Cử, anh Trung không làm được thì nay ông Lợi ông Khanh đã làm được”. Tôi cười và nói “ trong cái rủi có cái may, trong cơ chế thị trường việc nắn gân nhau, bắt chẹt nhau là chuyện bình thường, anh nào rắn một tí, kiên nhẫn một tí và có nhiều phương pháp sử lý thì đối tác sẽ phải chấp nhận, lộ ra cái yếu là cần việc lúc đó sẽ thuận lợi cho chúng ta”. Tối hôm đó anh Vinh quay trở lại Phan Thiết và gặp Ban giám đốc công ty 677, giao lưu vui vẻ qua đêm. Trước khi rởi Tân Sơn Nhất anh Vinh còn dặn đồng chí Đặng Hùng: “Công ty 677 còn muốn hợp tác với chùng ta nhiều hơn nữa, giao cho đồng chí Đặng Hùng ra Phan Rang ngoài BTN ra công ty 677 còn làm việc gì thì giao nốt”. Đồng chí Đặng Hùng gặp tôi và trao đổi: lớp đá dăm thâm nhập trung đoàn 28 không quen làm nên giao việc này cho công ty 677. Tôi đồng ý sau đó ký thêm hợp đồng với công ty 677 làm lớp đá dăm thấm nhập nhựa.
Như vậy sau hơn hai tuần làm việc, công tác tổ chức hợp đồng cơ bản đã xong, nay đôn đốc các nhà thầu phụ triển khai hợp đồng.
Lúc  bấy giờ là cuối tháng 8, miền Trung bắt đầu vào mùa mưa, những ngày mưa kéo dài làm cản trở việc thi công. Tuy vậy, xen kẽ cũng có những ngày nắng, chúng tôi đôn đốc đẩy nhanh tiến độ.
Cuối tháng 8 việc làm nền móng đá 4×6 của Trung đoàn 28 cơ bản đã hoàn thành.
Giữa tháng 9, việc làm lớp đá dăm thâm nhập nhựa của công ty 677 hoàn thành.
Từ ngày 20 tháng 9 trở đi việc dải lớp dưới bằng BTN hạt trung bắt đầu thực hiện, anh Năm đội trưởng điều hành máy rải máy lu và thợ hoàn thiện mặt và các loại xe lu bánh sắt, lu lốp hoạt động ngoài hiện trường, Đồng chí Khanh cùng 2 anh  em kỹ sư cầu đườngmới được bổ sung vào bám sát hiện trường, chỉ đạo anh Năm điều chỉnh máy rải đảm bảo bề dày lớp BTN theo đúng thiết kế,  việc đo nhiệt độ BTN giao cho anh  em kỹ sư trẻ.
Cuối tháng 9 lớp BTN hạt trung đã rải xong , tuyến đường kéo dắt máy bay đã hình thành.
Đầu tháng 10, đồng chí Tư lệnh Phạm Thanh Ngân vào kiểm tra sân bay. Tôi đại diện cho đơn vị thi công báo cáo tình hình “ Tất cả các công việc đang triển khai đúng với hợp đồng, về khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là thời tiết, mưa nên chậm tiến độ”.
Đồng chí Tư lệnh kết luận “Thời gian gấp xe máy, thiết bị đều phải đi thuê, song đạt được kết quả như bây giờ là đạt yêu cầu rồi. Mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ, song thi công phải đảm bảo chất lượng, không vì tiến độ mà coi nhẹ chất lượng”
Khi ra hiện trường, đồng chí Tư lệnh vui vẻ khi nhìn thấy tuyến đường kéo dắt đã hình thành.
Cuối tháng 10 việc rải BTN cơ bản đã xong, phương tiện giao thông đi lại trên con đường mới rộng thênh thang, mọi người đều phấn khởi khen con đường đẹp cũng bõ công sức anh  em cũng như các nhà thầu thi công suốt 4 tháng qua.
Việc hoàn thiện hồ sơ, anh Vinh giao cho Ban quản lý đảm nhiệm, đồng chí Thi cán bộ tư vấn giám sát thường xuyên cập nhật đảm bảo các thủ tục pháp lý khi thanh, quyết toán công trình.
Đầu tháng 11, tôi vào thành phố Hồ Chí Minh để nhận hồ sơ thiết kế dự toán giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 thực hiện các hạng mục công trình ở ngoài khu bay, bao gồm sửa chữa hệ thống thoát nước, sửa chữa lề BTN đường CHC, sửa chữa ma tít khe co dãn. Tôi giao cho đồng chí Khanh nghiên cứu hồ sơ, sau đó thống nhất giải pháp như sau:
Việc đúc ống cống tiếp tục giao cho thợ Phù Cát
Việc sửa chữa ma tít mạt đường BTXM giao cho Lữ đoàn 270 công binh QK5.
Việc sửa chữa lề BTN giao cho công ty 677
Đầu tháng 1 năm 1996 sẽ triển khai
Tháng 11 công việc hợp đồng thuê các nhà thầu phụ được tiến hành. Nhiều công việc tương tự như giai đoạn 1 nên công việc triển khai nhiều thuận lợi.
Trước tết âm lịch việc đúc ống cống đã được hoàn thành việc cậy, đục , bỏ ma tít của mặt đường BTXM cũng hoàn thành. Việc sửa chữa lề BTN đường băng gặp nhiều khó khăn do lớp móng đất đá cấp phối bị ngập nước mưa lâu năm trở nên bùng nhùng không đảm bảo chất lượng. Anh Sanh giám đốc công ty 677 nói “Việc này chúng tôi gặp nhiều trong quá trình thi công nền đường, biện pháp duy nhất là phải đào bỏ lớp bùng nhùng, thay lớp mới vào rồi lu lèn chặt mới giải quyết được”. Tôi đồng ý làm  theo ý kiến của anh Sanh, sau đó báo cáo về công ty.
Sau một tuần ăn tết vui vẻ cùng gia đình, mọi người trở lại Phan Rang tiếp tục công việc.
Anh Vinh cùng cán bộ thiết kế công ty khảo sát, thiết kế và tư vấn công trình hàng không (ADCC) vào kiểm tra. Anh Vinh nói: “Thực ra trước khi thiết kế, việc khảo sát không thấy hết được tình trạng ngậm nước của nền móng cũ, đây là việc phát sinh ngoài dự kiến mà nhà thầu phải làm”. Và đồng ý cách giải quyết tôi đã báo cáo. Sau đó việc sử lý diễn ra thuận lợi.
Cuối tháng 6 mọi việc cơ bản hoàn thành, tưởng chúng tôi có thể tập trung vào thanh, quyết toán công trình ai ngờ lại xẩy ra một việc mới.
Khi gặp anh Vinh ở Tân Sơn Nhất, đồng chí Võ Tuấn lúc đó là trung đoàn trưởng, trung đoàn 937 đóng tại Phan Rang cho biết: “Nhựa đường ma tít khe co dãn, chảy trên mặt đường, máy bay lăn qua dính bánh bắn lên dính vào thân máy bay, làm bẩn máy bay”.
Sau đó anh Vinh điện trao đổi với tôi. Tôi nói “Quy trình thi công anh  em đều làm đảm bảo theo đúng quy trình,nhiệt độ đun nhựa thường xuyên có đồng chí Minh tư vấn giám sát thực hiện kiểm tra do đó không thể có sai sót được”.
Anh Lý phó giám đốc công ty cho biết tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng vậy, ma tít khe co dãn trên đường băng đường lăn đều chảy, văng lên, dính thân máy bay.
Tiếp đó trung đoàn 28 thi công ma tít sân bay Kép cũng vậy văng lên dính thành máy bay. Như vậy, đây là trình trạng chung, thành phần của ma tít ta dung ở sân bay bằng hỗn hợp nhựa đường, cát mịn, và bột đá là không phù hợp, phải thay đổi.
Tháng 7 đồng chí Thi trợ lý Phòng Công binh cho biết: “ Đã trao đổi với giáo sư Hà Huy Cương trên học viện KTQS. Học viện đã sản xuất thành công loại ma tít mới, đơn vị thi công chỉ cần đun lên đổ vào khe là xong, không phải mất công pha trộn như trước đây.
Cuối tháng tôi nhận được ma tít từ Hà Nội vào, sau đó cho đun và sử dụng ở vị trí đầu đường CHC nơi nhiệt nóng từ động cơ máy bay phụt xuống mặt đường làm chảy nhựa.
Tháng 8 tôi tìm đến chỗ máy bay Su 27 đỗ và hỏi anh em thợ máy.  Anh em cho biết: “ Trước đây đúng là có hiện tượng này, gần đây không có nhựa văng lên máy bay nữa”. Tôi mừng thầm: “Vấn đề nan giải của ma tít đã được xử lý xong.”
Tôi ở Phan Rang hơn một năm, làm được nhiều việc, mối quan hệ giữa công ty với các đơn vị như Trường sỹ quan KQ, sư đoàn 370 được tăng cường, qua những kết quả đã đạt được các đơn vị đánh giá cao kết quả công ty đã làm được cho các đơn vị.
Đồng chí Đặng Hùng sau công trình Cam Ranh được công ty giao tiếp công trình sửa chữa sân bay Cần Thơ, rải lớp BTN tăng cường. Tương tự như tôi ở Phan Rang cũng phải đi thuê máy Trạm trộn, máy rải, xe lu, trình độ và năng lực hợp đồng thuê máy móc thiết bị của anh em được nâng lên.
Phương châm hoạt động của công ty trong giai đoạn này là chất lương, hiệu quả. Nghĩa là chất lượng công trình được đảm bảo, hiệu quả kinh tế phải cao. Hiệu quả được đo bằng chênh lệch giữa giá trị thanh quyết toán và giá trị thực thanh thực chi tại công trường. Qua thống kê, giá trị thực tế thực thi chiếm 55-60% giá trị thanh quyết toán. Công ty thu được lợi nhuận lớn, hàng chục tỷ đồng, để đầu tư mua trang thiết bị hiện đại như trạm trộn bê tong xi măng, máy rải SP-500 chuyên rải BTXM xe chở bê tông trong thùng quay, đây là dây truyền công nghệ mới hiện đại nhất của Công hòa Liên Bang Đức chưa có ở Việt Nam, duy nhất chỉ có công ty ACC mới có.
Thời gian này cục HKDD đều bù cho quân chủng vài chục tỷ đồng để xây dựng sân đỗ và nhà ga Quân sự mới ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh Lý Phó Giám đốc công ty là chỉ huy trưởng công trường. Qua thi công, dàn thiết bị hiện đại của công ty hoạt động tốt tạo tiền đề cho công ty nhận công trình tiếp.
Đầu năm 1997, Tổng công ty bay dịch vụ dầu khí Việt Nam giao cho công ty thi công xây dựng đường CHC sân bay Vũng Tàu, đồng chí Cử làm chi huy trưởng công trường, anh em đã thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình,  phát huy sức mạnh của dàn thiết bị mới. Điều đáng lưu ý đã xảy ra là: Trong khi đang thi công thì anh Nguyễn Đức Khánh bạn học ở Đại học KTQS của đồng chí Trung người của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. (Việt Nam Airline) xuống Vũng Tàu tham quan dàn thiết bị của ta đang hoạt động, mừng rỡ nói: “ Chỉ có dàn thiết bị này mới đảm bảo chất lượng thi công BTXM”. Lúc đó Tổng công ty Hàng khôngViệt Nam đang cần để thi công xây dựng sân đỗ A76
Tháng 7 năm 1997 công ty trúng thầu công trình xây dựng sân đỗ A76, đồng chí Trung làm chỉ huy trưởng công trường, qua một năm thi công giữa năm 1998 công trình hoàn thành, tạo dấu ấn đầu tiên trong ngành HKDD Việt Nam.
Tháng 8 năm 1999 , trong khi đang thi công công trình cải tạo, sửa chữa đường băng quân sự sân bay Đà Nẵng, anh Sơn –Tổng giám đốc cụm cảng HK miền Trung  xem dàn thiết bị BTXM của ta đang thi công, anh Sơn phấn khởi kéo anh Vinh đi nhậu nói: “Nhìn dàn thiết bị của các anh đang hoạt động, nỗi lo của tôi về xây dựng sân đỗ BTXM ở Phú Bài, Phù Cát được giải quyết”. Anh nói thật lòng, nhìn những nhà thầu trong những năm qua thi công BTXM đều không đạt yêu cầu, tiến độ thì chậm, chất lượng không đảm bảo, gặp chúng tôi anh mừng như vớ được vàng. Anh Vinh vui vẻ cùng anh Sơn hẹn cùng nhau hợp tác.
Tháng 11 năm 1999 công ty trúng thầu côg trình xây dựng sân đỗ sân bay Phú Bài – Huế, chuẩn bị đón Festival lần đầu tiên tổ chức tại Huế. Đồng chí Trung làm chỉ huy trưởng công trường. Sau sáu tháng thi công, công trình đã hoàn thành trước ngày khai mạc Festival một tháng. Trong lễ cắt băng khánh thành, anh Nguyễn Tiến Sâm- Cục trưởng Cục KHDD rất phấn khởi vì mọi yêu cầu của công trình công ty đều đạt được và nói: “ Chỉ có công ty ACC thi công BTXM đứng hàng đầu ở Việt Nam, xứng đáng được nhận các công trình của ngành HKDD Việt Nam.”
IV. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SANG NGÀNH HKDD – BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH CỦA CÔNG TY TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Những năm tiếp theo, công ty trúng thầu nhiều công trình lớn của ngành HKDD tài Phù Cát, Tân Sơn Nhất, Côn Đảo đưa công ty lên vị thế mới đi từ ổn định sang phát triển mạnh như ngày nay.
Tôi sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Phan Rang, được công ty giao cho làm Trưởng chi nhánh tại Nha Trang, thi công xây dựng các công trình phổ thông, dân dụng tại khu vực miền Trung từ Nha Trang tới Đà  Nẵng, trong đó có hai công trình lớn là xây dựng khu cư xá phi công sân bay Phù Cát và xây dựng sân bay Đông Tác (Tuy Hòa).
Anh em nhân viên dưới quyền đều là những người mới, song họ đều có tinh thần học hỏi cầu tiến như đồng chí Nguyễn Thanh Đá, cháu Tưởng, cháu Tú.
Đồng chí Nguyễn Thanh Đá là cán bộ kỹ thuật của tôi ở công trình xây dựng khu cư xá phi công sân bay Phù Cát, sau khi hoàn thành công trình, đồng chí Đá đã chủ động tìm kiếm công việc ở khu vực miền Trung, cuối năm 2004 được  bổ nhiệm làm Giám đốc xí nghiệp 245 chuyên xây dựng các công trình dân dụng tại khu vực miền Nam.
Cháu Tưởng trình độ trung cấp mới vào công ty, khi ở sân bay Phan Rang với tôi đã đăng ký xin học lớp sử dụng vi tính ba tháng, rồi học đại học tại chức tại Nha Trang.
Khi triển khai dự án khu cư xá phi công sân bay Phù Cát, công trường phải tự làm hồ sơ thanh quyết toán công trình, tôi giao việc này cho cháu Tưởng, hướng dẫn nguyên tắc, cách làm từng loại hồ sơ. Với khả năng sử dụng vi tính, cháu đã làm tốt các văn bản hồ sơ thanh quyết toán, trình chủ đầu tư nhanh chóng ký thông qua, thuận tiện cho việc giải ngân thu hồi vốn của công ty.
Cháu Tú được đào tạo trung cấp xử dựng và sửa chữa xe máy ở trường dạy nghề Hà Nội, từ Phù Cát vào tôi đã giữ cháu lại làm nhân viên sửa chữa xe máy, với đặc tính mầy mò, sáng tạo, cháu đã sửa chữa các máy thi công như máy trộn, máy phát điện, máy đầm đất đảm bảo các phương tiện luôn hoạt động.
Nay các cháu đều là nòng cốt của chi nhánh Nha Trang.
Đầu năm 2005 tôi được điều động ra Hà Nội, bổ nhiệm làm Trưởng phòng dự án chuyên làm hồ sơ đấu thầu các công trình. Năm 2006 lại được bổ nhiệm làm giám đốc xí nghiệp 24 chuyên xây dựng các công trình sân bay, hàng không. Xí nghiệp này triển khai công việc chủ yếu ở hai sân bay phía Bắc là Nội Bài và Kiến An.
Công trường Nội Bài có đồng chí Việt Hà làm chỉ huy trưởng, xây dựng đường CHC, mở rộng sân đỗ, đường lăn có uy tín với cụm cảng HK miền Bắc. Công trường Kiến An có đồng chí Đức làm chi huy trưởng thi công các hạng mục còn lại như đường kéo dắt may bay, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, tôi xuống tăng cường cho đồng chí Đức, đồng chí Tuấn. Công trình kéo dài bốn tháng. Trong thời gian thi công anh Phan Phú Thái, phó tư lệnh quân chủng, trưởng ban quản lý công trình cùng đồng chí Thi tham mưu phó quân chủng xuống kiểm tra công trình. Trong buổi liên hoan đón tiếp các anh, anh Thái, anh Thi đến chúc sức khỏe tôi vui vẻ ôn lại khi triển khai công trình xây dựng sân bay Đông Tác năm 2003 tại thị xã Tuy Hòa tình Phú Yên. Anh nói: “ Mặc dù ta bị  ép vì thời gian triển khai chậm, song cuối cùng chất lượng công trình ta lại đứng đầu, các công trình do công ty ACC thực hiện như đài K4, K5 đều được khen là đẹp.” Mọi người cười vui vẻ nâng ly chúc sức khỏe các anh.
Trong buổi liên hoan kết thúc công trình, tôi, đồng chí Đức gặp đồng chí Kế, kế toán trưởng công ty, đồng chí Kế vui vẻ nói: “ Ở công ty này chỉ có anh Lợi anh Đức thi công công trình mang lại hiệu quả cao cho công ty.” Đúng vậy chúng tôi thực thành thực chi tại công trường chỉ hết 6 tỷ, trong khi đó giá trị thanh quyết toán là 11 tỷ gần 60% giá trị thanh toán, ít công trình đạt được giá trị cao như vậy.
Tháng 9 năm 2004 anh Vinh được điều động và bổ nhiệm làm Cục phó rồi Cục trưởng Cục Kế hoạch đầu tư – Bộ Quốc phòng. Đồng chí Đặng Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty,công ty tiếp tục phát triển mạnh, trúng thầu nhiều công trình lớn, doanh số hàng năm đạt vài nghìn tỷ động, trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu của ngành xây dựng.
V. NHỮNG BÀI HỌC ĐƯỢC RÚT RA.
Qua nhiều năm hoạt động trên mặt trận kinh tế, tôi và anh Vinh cùng một số anh em khác thương trao đổi với nhau một số bài học từ thực tiễn được rút ra như sau:
1/.Về năng lực, các cán bộ, kỹ sư được đào tạo từ các nhà trường quân đội đều có thể hoạt động kinh tế, song trước tiên phải đổi mới tư duy, trong đó có tư duy kinh tế, nghĩa là trong từng công việc phải biết tính lỗ lãi.
2/. Về phẩm chất, trên mặt trận kinh tế đòi hỏi người cán bộ cũng phải có phẩm chất như Bác Hồ đã dạy. “cần kiệm liêm chính, trí công vô tư” mọi công việc, việc làm đều phải xuất phát lợi ích của tổ chức, của tập thể mới đạt được mục tiêu xây dựng doanh nghiệp, xây dựng công ty vững mạnh.
3/. Trong kinh tế thị trường quy luật cạnh tranh là quy luật phổ biến, song bên cạnh đó vẫn có yếu tố hợp tác, cộng tác với nhau vì lợi ích chung.
Trong 14 năm xây dựng công ty, anh Vinh, tôi cũng như anh em khác, lớp cán bộ đầu tiên của công ty đã hoạt động dựa trên những nguyên tắc đó, đã xây dựng công ty với số vốn ban đầu là con số 0, đến nay đã tăng trưởng đạt hàng nghìn tỷ đồng trở thành một doanh nghiệp vững mạnh.
Trên đây là những câu chuyện, những ký ức của tôi trong suốt 18 năm hoạt động kinh tế, mong các đồng chí và các bạn cùng đọc, chia sẻ với tôi cùng những khó khăn, vất vả, gian lao những cũng đầy vinh quang khi thành đạt trong công việc, góp phần xây dựng quân đội chính quy hiện đại như ngày hôm nay.



Trần Thắng Lợi -K3

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Thơ bạn - Bạn thơ

Lâu lâu , thấy trang nhà " vắng " , tôi kéo về bài thơ " ruột " của cố thi sỹ Trần Xuân Lăng để cả nhà cùng tưởng nhớ nhé ! 

PHÙ  SA  MẶN 

Xin thắp nén nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ
trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh
nơi cuối nguồn của những dòng sông .

TRẦN XUÂN LĂNG *  Học sinh khóa 3 


Kể đi sông ơi!
Tôi muốn nghe tất cả
Hỡi con sông chở nặng phù sa,
Xứ Quảng Trị - dẫu quen mà rất lạ
Bao lớp người qua, bao lớp đất bồi.

Tôi đến bên sông với tâm trạng bồi hồi
- Đâu rồi nhỉ? Đâu rồi lịch sử?
Sông vẫn chảy mặc nhiên dáng trầm ngâm tư lự!
Hãy kể tôi nghe… dù chỉ đôi lời…!

Tôi vẫn biết: Trong suốt cuộc đời
Sông cũng như người: Buồn vui đủ cả.
Có khác chăng:
- Sông đục phù sa mùa hạ.
- Sông trong xanh nổi đá mùa đông.

Nhưng sông ơi! Sông có còn nhớ không?
Những đồng đội tôi đến bên sông ngày ấy
Những con người đầu trần, lưng cháy
Những “thiên thần” đi xuyên bóng đêm!

Có phải vô tình? Hay lâu quá sông quên?
Như con nước vẫn đổ xuôi về biển…
May có lớp phù sa - phù sa còn lưu luyến
Giữ lại trong mình bao kỉ niệm xa xăm!

Thời gian trôi qua khỏa lấp tháng năm
Nhưng phù sa đến hôm nay còn mặn
Mang trên mình vết thương chưa lành hẳn
Lẫn xương, máu bao người
nên phù sa có vị mặn… Sông ơi!
Đồng đội tôi bao người đi xa rồi
Nhưng sông không bồi - mà sông chỉ lở
Những con người trẻ trung từng làm nên bão tố!
Họ ở đâu bây giờ?
chỉ có phù sa mới nói hộ sông thôi.

Tôi muốn xới lên bao lớp đất bồi
Để tìm dấu chân những đồng đội cũ
Tìm những hương hồn bao năm yên ngủ
Họ vẫn chưa về sau cuộc chiến tranh?

Tôi đang đi trong vô tận mầu xanh
Nghe phù sa vẫn thì thầm kể mãi:
- Đây nơi quân vào, đây nơi vượt bãi…
Tôi như trôi trong huyền thoại…
chơi vơi!

Sông vẫn vô tình đổ nước về khơi
Đâu có biết tôi đang đi ngược dòng chảy.
Bởi có phù sa!
lớp phù sa rực một màu đỏ ấy!
Vẫn mặn mà với bao chuyện đã qua.

Ai đó trên sông đang cất tiếng ca
Hát về chiến công của một thời xa ấy.
Câu hát tỏa lan - xôn xao - sóng dậy.
Như lớp phù sa – chập chờn mãi
…trong tôi!

                            Quảng Trị, 8-2002
                                      T.X.L