Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Bài hát yêu cầu (Lê Tiến Dũng K3)



Có những niềm riêng - hát : Sinh Nguyễn
Sáng tác: Lê Tín Hương


Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợi.

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười.

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất
Như một ngày như mọi ngày
Như vạn ngày không thấy đổi thay.

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.

Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi. 

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Họp CB mở rộng. (P2)


Xin giới thiệu phần "động" của buổi gặp mặt CB Bình Ngọng mở rộng nhân ngày Thống nhất đất nước.



Clips quay bằng máy  ảnh sealife D800!

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Thời cổ đại có bị ung thư không

Các giáo sư, tiến sỹ cãi nhau mấy chục năm nay chỉ vì mỗi chuyện: Con người thời cổ đại có mắc bệnh ung thư không? Dưới đây là một vài ý kiến trong bọn họ:

Ung thư là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên hành tinh, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Theo WHO, mỗi năm có hơn 6 triệu người chết vì ung thư và gần 10 triệu trường hợp mới được phát hiện. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu khoa học đang tìm cách để đánh bại căn-bệnh-có-nguyên-nhân-đến-nay-vẫn-chưa-được-hiểu-rõ. Đôi khi, phải đi sâu vào quá khứ để cố gắng trả lời các câu hỏi mà giới chuyên viên đặt ra. Đó cũng là công việc của các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu gần một nghìn xác ướp cổ Ai Cập và Nam Mỹ. Họ nhận thấy, trong số tất cả các loại bệnh tác động tới con người cách đây 3000 năm, không gặp trường hợp thuộc về bệnh ung thư.

Thời cổ đại, con người không bị bệnh ung thư. Đây là kết luận của các nhà khoa học Anh, đi sâu vào quá khứ hàng nghìn năm để nghiên cứu các nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Theo họ, ung thư là một sản phẩm của nền văn minh.

Giáo sư David Zaridze, Trung tâm nghiên cứu ung thư Viện hàn lâm y học Nga nhận xét, có những cơ sở thực tế cho giả thuyết của các nhà khoa học Anh, cho rằng vào thời thượng cổ, trong môi trường không tồn tại yếu tố gây nên căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần tham khảo các thống kê liên quan cũng đủ thấy rằng, ngay cả vào đầu thế kỷ 20, rất hiếm gặp trường hợp khối u ác tính.

Theo David Zaridze, những nguyên nhân gây bệnh xuất hiện cùng với sự phát triển của tiến bộ công nghệ, do ảnh hưởng của các yếu tố nền văn minh. "Trước hết, đi liền hoạt động công nghiệp hóa là những biểu hiện ô nhiễm môi trường. Đó không chỉ là không khí mà chúng ta hít thở, mà trước hết là sự ô nhiễm môi trường làm việc. Tiếp đến, giai đoạn Thế chiến thứ nhất, thuốc lá đã được đưa vào sản xuất công nghiệp. Cùng với sự ra đời của công cụ mở rộng khả năng tiêu thụ thuốc lá, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi và các loại ung thư khác liên quan đến hút thuốc lá đã tăng nhanh".

Tuy nhiên, cũng có giả thuyết là người cổ đại đã không được sống tới lúc bị bệnh ung thư, bởi căn bệnh này có đặc tính tuổi tác. Giáo sư David Zaridze nói "Người cổ đại chết vì bị thú ăn thịt, chém giết nhau trong chiến tranh. Có thể họ chết vì một số bệnh mà ngày nay chúng ta không biết đến. Người cổ đại thường qua đời trước khi ung thư kịp phát triển. Ung thư là căn bệnh của tuổi già và trung niên. Ngay cả vào đầu thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình trên thế giới mới chỉ ở mức 40-45 tuổi, còn hiện nay tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển là 80-85".

Trong cơ thể con người liên tục diễn ra các sự đột biến của gen. Thông thường những đột biến này được bù đắp, có nghĩa được cơ thể loại bỏ. Nếu điều này không diễn ra sẽ xuất hiện ung thư. Những yếu tố bên ngoài đang làm tăng mạnh nguy cơ nảy sinh đột biến không thể loại bỏ. Dưới thời cổ đại, hầu như không có những mối nguy hiểm như vậy. Kết luận của các nhà nghiên cứu Anh không có ý kêu gọi chúng ta trở về hang động, nhưng nói lên sự cần thiết giảm thiểu tác động có hại của môi trường đối với con người.