Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Trời Hà nội xanh.

Nhạc và lời Văn Ký Trình bầy Hồ Quỳnh Hương

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

ĐI TÌM MỘT TÍNH CÁCH HÀ NỘI.

TTC tặng chúng ta một bài nữa trong chuỗi bài về Hà Nội của mình. Mời các bạn thưởng thức.


Từ lâu ,khi nói về tính cách Hà Nội, người ta hay dẫn những câu đại để Dẫu thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, hay Ăn Bắc mặc Kinh. Có người giải thích “ Tràng An” đây là Trường Yên Ninh Bình, hay ” Kinh” là Kinh Bắc. Nhưng tôi cứ vơ vào cho Hà Nội vì thấy những tính nết ấy nó cũng định hình rồi. Nhưng dường như Hà Nội thiếu những câu nói về các thói tật không hay, như người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê...”. Hay như cụ Đặng Thái Mai đúc kết về người Nghệ mà tôi nhớ không hết: “bất khuất đến liều mạng, ý chí đến cố chấp, hà tiện đến cá gỗ…”. Mà đi tìm những tính cách Hà Nội thì, bên cạnh những tinh túy, lành mạnh, cũng cần nhấc, tóm cả những thói tật ấy.
Ngược lên nữa thì chưa biết, chưa rành. Nhưng quan sát chung quanh, những họ hàng, người quen, tôi tạm khoanh trong một lớp người ít nhất đã ba đời sống ở Hà Nội. Đời đầu, sinh ra cách nay quãng trăm năm, có thể là những ông thông, ông phán, viên chức nhỏ - cỡ thư kí. Đời thứ nhì, nay quãng bảy tám chục, năm bốn nhăm là học sinh, sinh viên, đóng cửa nhà đi kháng chiến, đầu không ngoảnh lại vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Có người ở lại, theo đến cùng cuộc trường kì, trải qua những giờ phút chiến thắng hào hùng, những đấu tố thời cải cách ruộng đất rồi sửa sai. Có người “dinh tê” vào thành, làm ăn vật vờ rồi năm năm tư sợ quá chạy vô Nam, có thể vào bảy lăm lại chạy đi Mỹ. Không ít người “lốm đốm “, sống ở vùng giáp ranh, không dư dật gì nhưng vẫn có cà phê uống buổi sáng, bụng dạ để cả hai phương. Đời thứ ba năm nay quãng 40-50tuổi, đang sống khì khì giữa bố mẹ bên trên, con cái ở dưới.
Không tính đời thứ tư ,dù rõ ràng là một thế hệ, vì họ khác nhiều quá, chưa định hình và cũng không dễ hiểu .
Những người khoanh lại ở trên đều có vài đặc điểm chung, như trải nhiều biến động chính trị, từ quân chủ mạt vận đến Pháp thuộc, Nhật thuộc, Cách mạng. Xen giữa là các vận động xã hội: Nho tàn, Tây học, cải tạo tư bản, chiến tranh giải phóng, chiến tranh phá hoại, bây giờ là kinh tế thị trường .... Lí lịch họ thường ghi xuất thân viên chức, “tạch tạch sè “ , thị dân, nội trợ gì đó. Nghĩa là họ không phải quân chủ lực cũng như quân tiên phong.
Tạm lấy một cái đặc điểm thô kệch nhất làm căn cứ, là đã cư trú ba bốn đời ở Hà Nội rồi quan sát, nhận xét họ, có thể thấy được những cái gọi là tính cách chung. Như giao tiếp nhỏ nhẹ, không ăn to nói nhớn. Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. Không nhậu lấy vui, cả mâm quay vòng một chén rượu đến lúc “đổ “ là vui, họ ưa nhâm nhi, lấy câu chuyện làm trọng, và cũng chỉ là “trà tam tửu tứ “ chứ không thích đông. Có lẽ vì vậy mà trai Hà Nội rất được gái Nam ưa, dù chưa biết so với đàn ông Nam thì ai chơi hết mình hơn. Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc, chơi, Tiếp thu văn hóa Pháp rất ngọt, hình như là tạng họ dễ chấp nhận những Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng hơn văn chương tranh đấu ( xin nói ra ngoài đề tài: Nguyễn Tuân là duy mĩ, nên đòi ông phải có màu sắc, thái độ rõ ràng, mãnh liệt quá với thiện - ác , giàu - nghèo là không phải lối) . Xin trở lại: họ ăn phở phải có cọng mùi, cá là phải thì là, rất trọng vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh đi. Đội mũ vải na ná mũ phở ngày xưa cũng gấp mép sau lên một chút, làm đỏm kín đáo như thế.
Kẻ chợ là nơi chịu nhiều sức ép. Những luồng dân từ tỉnh du nhập theo các thay đổi thời thế, mang lại lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt ở quê lên. Phải nói là bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh. Thời cải tạo nhà đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Để rồi, dần dà, con cháu sinh ra, một nhà ba bốn thế hệ, dù cố giữ lấy lề nhưng vục vặc nhau là điều không thể tránh. Cũng bởi sức tranh đấu kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những việc chuyên môn như bác sĩ, kĩ thuật, văn nghệ, dạy học ... (nhiều khi không chọn mà do lí lịch sắp xếp ). Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh (vốn chiếm một nửa các cơ quan ngành giáo dục đào tạo ở thủ đô hiện nay). Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ - dù chưa đến nỗi yếm thế. Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép. Sắc sảo trong quan sát nhưng hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỉ luật, sự đoàn kết để làm nên thành công. ít người làm quản lí, có nghĩa là không quyền lực, không đè khiến được kẻ khác, phần do chính sách cán bộ, phần do cái cá tính ấy.
Với sự học và phông văn hóa trên trung bình, với sức cạnh tranh kém, trong đời sống cộng đồng, người tiểu tư sản dễ chấp nhận các sinh hoạt ngoài tỉnh tràn về, nhưng không dễ tiếp thu, hòa hợp. Gặp người ho khạc bừa bãi, phơi quần áo nhỏ nước xuống nhà dưới, họ phản ứng nhún nhường, tránh xung đột. Bị cơi nới lấn chiếm xin đểu, càng co lại. Có phải vì thế mà bị đánh giá “ hoài nghi , lừng chừng “ không? Hào hoa nhưng khinh bạc, vừa tự tôn vừa tự ti, họ thường tỏ tính cách không mạnh, không có ý làm thủ lĩnh. Trong công việc họ có chủ kiến, tinh ý, nhưng phải có người khác tạo điều kiện mới phát huy được khả năng. Tóm lại, tiềm lực người tiểu tư sản phát lộ nhiều ở thời kì hòa bình, ổn định hơn. Không ít đã có thành quả, tạo được những giá trị. Chứ vào thời điểm phải tranh đấu, họ lại ít bươn chải, thiếu quyết đoán. Họ có quá nhiều cái để tiếc. Hiển nhiên là người mới “ ở quê ra “ dễ tiếp thu cái mới hơn họ. Tất nhiên tiếp thu hồn nhiên, ít chọn lọc hơn.
Con người tiểu tư sản là vậy. Còn văn học viết về họ thì sao? Tôi thấy là chưa nhiều và bị vương vướng không ít. Viết về sự đổi đời của người nông dân, một anh thợ gắng học hành, ”trí thức hóa“ rồi trở nên có cương vị dễ hơn những “cô “, “cậu “ gọi bố mẹ bằng “ba me”, “cậu mợ “ đi vào cách mạng. Trong những vận động khoảng dăm chục năm gần đây người tiểu tư sản được ít hơn người nông dân nói chung, và mất ít hơn
người mại bản, quan lại cũ. Mẫu người bị tịch thu nhà rồi nung nấu những ước mơ trên gác xép khó có thể là một điển hình tích cực trong văn học. Một đằng được thấy rõ, như ruộng đất, như vị trí xã hội, đằng này lại có những đòi hỏi rất vô hình, tù mù, thỏa mãn những riêng tư khó vô cùng . Kiểu nhân vật “gàn dở”, theo lối “ chủ nghĩa trí thức “ như tấm gương lấp lánh đâu đó nhưng không đẩy tới, nên cứ bàng bạc, nhàn nhạt, đáng tiếc vô cùng .
Những người sống tại đô thị, có thời phải rời bản quán đi xa vì chiến tranh hay những biến động nào đấy, đã rì rầm làm nên bản sắc văn hóa riêng, những sáng tạo văn nghệ , khoa học cho thành phố. Nhưng để phát huy được bản sắc Hà Nội trong họ lại là chuyện rất khác rồi .

2000 TTC-K3
(Hình minh họa của hanoivanhien.com)

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Vyacheslav Tikhonov, huyền thoại của “17 khoảnh khắc mùa xuân”

(TT&VH) - Vyacheslav Tikhonov, nam diễn viên Nga từng gây tiếng vang với bộ phim 17 khoảnh khắc mùa Xuân, đã qua đời hôm 4/12 sau một cơn đau tim, thọ 81 tuổi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông.

Bài hát ‘Мгновения’- Những khoảnh khắc trong bộ phim tình báo Xô-viết ’17 khoảnh khắc của mủa xuân’ do ca sỹ Иосиф Кобзон trình bầy. Mời các bạn đóng góp lời của bài hát.



Мгновения

Автор текста (слов): Рождественский Р.
Композитор (музыка): Таривердиев М.

Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения спрессованы в года,
Мгновения спрессованы
В столетия,
И я не понимаю иногда,
Где первое мгновенье,
Где последнее.
У каждого мгновенья свой резон,
Свои колокола,
Своя отметина.
Мгновенья раздают
Кому позор,
Кому бесславье,
А кому бессмертие.
Из крохотных мгновений
Соткан дождь,
Течёт с небес вода
Обыкновенная,
И ты порой почти полжизни ждёшь,
Когда оно придёт,
Твоё мгновение.
Придёт оно большое,
Как глоток,
Глоток воды во время
Зноя летнего.
А в общем надо просто
Помнить долг
От первого мгновенья
До последнего.
Не думай о секундах свысока,
Наступит время -
Сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули, у виска.
Мгновения, мгновения,
Мгновения.
Мгновения.

Bạn Ẩn danh
15:01 Ngày 09 tháng 12 năm 2009

Lời dịch :


Nhng khonh khc
Robert Rozgestvenski

Đừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
những khoảnh khắc.
Những khoảnh khắc nén dồn vào năm tháng Hay thế kỷ - những khoảnh khắc tụ vào Và đôi khi riêng tôi cũng không hiểu
Đ
âu đầu tiên, đâu cuối cùng - khoảnh khắc thần tiên
Mỗi khoảnh khắc âm vang riêng một cách
Đ
iệu chuông riêng, và dấu ấn riêng mình Những khoảnh khắc khiến cho ai nhục nhã Khiến ai đớn hèn, nhưng bất tử cũng cho ai
Từ những khoảnh khắc nhỏ mưa dệt dài Trời rải xuống những giọt trong thường lệ Và bạn chờ nửa cuộc đời, hẳn thế Khi khoảnh khắc riêng bạn sẽ tới nơi
Nó sẽ đến, sẽ lớn như ngụm nước Như ngụm nước giữa cháy bỏng trưa hè Nhưng phải rõ, đơn giản nhớ ghi nghĩa vụ Từ khoảnh khắc đầu tiên đến cuối chớ quên

Đ
ừng khinh thường khi nghĩ về giây khắc Sễ đến lúc chắc chắn bạn hiểu thôi Những khắc, giây như đạn réo liên hồi Những khoảnh khắc, những khoảnh khắc,
những khoảnh khắc.
( By LD 20.03.2008)


Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Ở đâu đó-nơi xa ấy.

Bài hát ‘Где-то далеко’ (Ở đâu đó-nơi xa ấy) trong bộ phim tình báo Xô-viết ’17 khoảnh khắc của mùa xuân’,do ca sỹ Дмитрий Хворостовский trình bày. Mời các bạn đóng góp lời của bài hát.


Где - то далеко

Музыка: М. Таривердиев Слова: Р. Рождественский

Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Берег мой, покажись вдали,
Краешком, тонкой линией,
Берег мой, берег ласковый,
Ах до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы хотя б когда-нибудь.

Где-то далеко, где-то далеко
Идут грибные дожди.
Прямо у реки в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.
Где-то далеко в памяти моей
Сейчас, как в детстве тепло,
Хоть память укрыта такими большими снегами.

Ты гроза, напои меня,
Допьяна, да не досмерти.
Вот опять, как в последний раз,
Я все гляжу куда-то в небо,
Как будто ищу ответа...

Я прошу: хоть ненадолго,
Боль (грусть) моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Bạn Ẩn danh
14:51 Ngày 09 tháng 12 năm 2009

Lời dịch :


Ở đâu đó – nơi xa ấy.
Ta xin ngươi dù chỉ một thoáng thôi Nỗi đau của ta hãy rời ta một lát Hãy hoá thành những áng mây xanh trắng Bay về kia nơi tổ ấm thân thương Bay từ đây về nơi ấy dấu yêu
Bến bờ của ta ơi hãy hiện ra dù chỉ từ xa thôi Những đường viền dẫu chỉ là mỏng mảnh Bến bờ của ta, bến bờ hiền hậu Ước về bên ngươi bến bờ yêu dấu Bơi được tới nơi, mặc cho tới khi nào
Ở xa xôi đâu đó rất xa xôi
Đ
ang rơi rơi những giọt mưa ấm áp Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín Quả mọng đỏ trĩu cành... Ở đâu xa xôi lắm trong ký ức trong lành Vẫn như lúc tuổi thơ, nơi ấy đang ấm áp Dẫu ký ức giờ đây chất phủ dầy băng tuyết
Dông bão ơi cho ta uống nỗi nhớ Uống đến say đừng đến chết mà thôi... Lại một lần như thể lần cuối rồi Ta ngước nhìn trời xa xôi đâu đó Như thể câu trả lời trong mây gió
Ở xa xôi, rất xa xôi đâu đó Những giọt mưa ấm áp đang rơi rơi Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín không thôi Quả mọng đỏ trĩu cành sát đất Ở đâu xa xôi lắm, trong ta ký ức Nơi ấy đang ấm áp hệt như lúc còn thơ Dẫu ký ức chất phủ dầy băng tuyết bây giờ
Ta xin ngươi dù chỉ là một thoáng Nỗi đau ơi, một lát, hãy rời ta Hãy hoá thành những áng mây bay xa Hãy bay về nơi quê hương yêu dấu Bay từ đây về nơi kia tổ ấm...
( by LD 23.03.2008)


Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Thơ Trung Việt


Tôi yêu Hà nội của tôi


…Lần đầu tiên biết yêu, ngã tư Hai Bà Trưng hẹn gặp
Cây rụng lá như tim mình hồi hộp
Bao mùa qua hoa phượng đỏ học trò
Sau 30 năm vẫn nhớ ngã tư xưa…
(??...1973) …
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô
Những ngôi đình xưa có tự bao giờ
Nét thơ đượm trên vòm cong mái cổ
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Có tấm tình nào ta mắc nợ Cha Ông…
(Bằng Việt - Trở lại trái tim mình)

Tặng các Bạn tôi_____________________________________

Văn miếu,Tháp Rùa,Trấn Võ, Ngọc Sơn…tôi đã đi qua
Đã lang thang ba mươi sáu phố phường,
đã say ngắm chiều tím Hồ Tây
đã chìm trong không khí hội hè mà trang nghiêm.
Phủ Tây hồ, rằm tháng Giêng vẫn tràn không khí Tết
Còn bao phố phường, bao Miếu mạo,
danh lam tôi chưa đi hết
Nhưng tôi yêu Hà Nội theo cách của mình.Hà nội của tôi.

**

Hà nội trong tôi
là những con đường Hoa phượng đỏ ngày xưa
Nơi tôi đã tung tăng đến trường,
và vui vẻ trở về nhà khi tan lớp
Nơi tôi đã thấy Em lần đầu, đã yêu,
đã làm bài thơ đầu tiên vụng về
mà cháy bỏng Niềm khao khát
Nơi tôi đã cùng các Bạn lên đường vào trường Trỗi
- Những ngày Quân ngũ đầu tiên.

**

Ôi Hà nội của tôi những năm tháng đi xa
Da diết trong lòng Nỗi nhớ
Trái tim trẻ trung say những vần thơ ai
“ Tôi trở lại những bờ đường ngày xưa.
Cây già trắng lá.”
Mỗi lần vội vã trở về là “Trở lại Trái tim mình.” (*)
Hà nội càng rộng lớn và sầm uất hơn nhiều,
Nhưng tôi yêu Hà nội của Ngày xưa
Khi Kẻ Bưởi còn là vùng ngoại ô thanh vắng
Những đêm đạp xe về đơn vị,
qua Liễu Giai, vẫn còn ruộng lúa,
còn một hồ sen hương bay thoang thoảng
Những sớm tinh mơ, phố phường chỉ có xe đạp chen vai
và tiếng chuông tàu điện leng keng
Ôi những âm thanh quen thuộc, yên bình
Của Cuộc sống giản đơn của chúng ta
Của Hà nội những ngày đẹp đẽ và xa xôi ấy.

**

Cao ốc nào đã mọc lên nơi ngôi nhà Tuổi thơ của tôi
Con đường Mùa Thu đẹp như tranh
giờ ồn ào, xô bồ, tấp nập.
Những mảng tường xưa cũ rêu phong,
đầy Kỉ niệm ngày nào đã thay bằng
những cửa hàng, Kiốt.
Tôi yêu Hà nội trầm lặng của tôi,
dù hình bóng đã khác rồi…

**

Hà Nội ngày càng to đẹp hơn,
nhưng tôi yêu Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội Bé nhỏ và Yên tĩnh của tôi.
Nơi có những con đường dưới hàng cây lá vàng Mùa thu
Nơi tôi và Em cùng chờ một chuyến xe trên bến đợi.
Đôi mắt ta đã gặp nhau
Tôi như bay trong Mơ, và Em cười bối rối
Còn Tình yêu lặng thầm của tôi
đã hoá thành bao nhiêu những trang Thơ
say đắm nồng nàn mà chẳng dám trao Em..

**

Hôm nay… Em đã ở nơi xa.
Những trang Thơ dạt trôi về đâu ?
Và Tình yêu không còn trong Trái tim tôi
Chỉ còn lại một chút buồn vấn vương
từ những giọt nắng Mùa thu năm ấy
Chỉ nặng thêm một chút tình trong tim tôi yêu Hà Nội
Chỉ thấy yêu Hà Nội hơn
Hà Nội bao đổi thay
Hà nội của tôi
Hà Nội chẳng có Em.

**

Năm tháng qua đi…
Và hôm nay, tuổi Tri thiên mệnh đã qua,
tôi nhẹ bước trên phố phường Hà Nội của mình.
Bao thăng trầm đã qua, giờ tôi cảm thấy gì trong tim ?
Yên tĩnh và thanh thản
Bão tố, muộn phiền đã ở phía sau,
hay Hiểm nguy nào còn chờ phía trước?
Nhưng hôm nay nhớ lại Những ngày qua
Tôi mỉm cười, lòng cảm thấy Yên bình.
Tôi sẽ giữ Lòng Dũng cảm và sự Thanh thản
Bình yên kia, theo suốt Cuộc hành trình.
Sẽ bình thản đương đầu với những
Thử thách còn chờ Phía trước.
Những ngày này tôi càng yêu các Bạn tôi,
muốn san sẻ Niềm Hạnh phúc.
Những ngày này tôi càng say
Tình yêu Hà nội của mình…

**
Tôi còn yêu Hà Nội của mình vì những lẽ gì?
…Một quán nhỏ bên đường quen,
những đêm khuya nào cùng Bạn bè tôi vẫn đến
Những ngõ phố dẫn đến nhà các Bạn tôi,
nay đã thành Kỉ niệm…
Và tôi yêu những quán đêm…những ngõ nhỏ này như
yêu Hà Nội của tôi, như Bạn yêu Hà Nội của mình.
Và tôi yêu Hà nội của tôi.



KST 8/6/2000