Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Bạch tuộc Paul dự đoán kết quả World Cup


‘Bạch tuộc tiên tri’ phán TBN là đội vô địch
BAODATVIET.VN.
Cập nhật lúc :5:32 PM, 09/07/2010
“Paul đã không mất thời gian để chọn chiếc hộp có cờ Tây Ban Nha. Dường như đây sẽ là một chiến thắng dễ dàng cho đội bóng này”, Tanja Munzig, người phát ngôn của Viên hải dương học Oberhausen cho biết.
Trong khi đó, ở trận đấu tranh giải ba, Paul đã đặt niềm tin ở ĐT Đức. Lần này, mọi chuyện có vẻ phức tạp hơn. Lúc đầu, chú bạch tuộc này chọn chiếc hộp có quốc kỳ Đức rồi lại đảo sang chiếc hộp của Uruguay. Tuy nhiên, sau 15 phút "suy nghĩ" chú quyết định mở chiếc hộp của Đức và nhanh chóng chén hết thức ăn trong đó.
Nếu điều này trở thành hiện thực thì “Cỗ xe tăng” sẽ lần thứ hai liên tiếp giành huy chương đồng tại một kỳ World Cup.


Paul dự đoán trận chung kết. Video: Telegraph

Paul dự đoán trận Đức-Urugoay

Có cách khác xử lý Paul cho bõ ghét!

Kính mời các bác cổ động viên đội Đức ta cùng vô đây 'chén' bạch tuộc cho 'hạ hỏa' :

Vòi bạch tuộc ninh nhừ

Sa lát bạch tuộc

Món yeonpo-tang hay súp bạch tuộc non,Nhật

Lẩu bạch tuộc


Bạch tuộc xào cần tây

Bạch tuộc sốt ôliu kiểu Italy

Bạch tuộc rán

Bạch tuộc nướng

Bạch tuộc nấu theo kiểu Marseille,Pháp

Bạch tuộc nấu cari

Bạch tuộc luộc

Bạch tuộc hấp ăn với nước sốt mayone

( Nguồn : Xalộ.tintức)

Ôi,Paul ơi là Paul,đồng loại phải cứu chuộc cho mày thôi!







Bạch tuộc Paul dự đoán Tây Ban Nha đánh bại Đức
(Dân trí) - Cả nước Đức không khỏi lo lắng khi hôm nay (6/7), bạch tuộc Paul đã dự đoán đội tuyển Tây Ban Nha sẽ đánh bại Đức để góp mặt ở trận chung kết World Cup 2010...
Màn đoán kết quả trận Đức-Tây Ban Nha của bạch tuộc Paul ở viện hải dương học miền Tây nước Đức đã được truyền hình trực tiếp trên các kênh ngày hôm nay (6/7). Hai hộp nhựa, một chứa quốc kỳ Đức, một chứa quốc kỳ Tây Ban Nha (mỗi hộp đều có thức ăn) cùng bỏ vào bể kính.
Sau một thoáng chần chừ, cuối cùng chú bạch tuộc Paul đã chọn hộp có chứa quốc kỳ của Tây Ban Nha. Đây là điều khiến người Đức hoang mang về tương lai của đội nhà sau những gì bạch tuộc “tiên tri” đã suy đoán kể từ đầu giải.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

Bài hát theo yêu cầu


Thương lắm tóc dài ơi
Sáng tác : Phú Quang ,hát : Lê Dung
( Tạ Việt Chiến K3 yêu cầu )




Thương lắm thương lắm tóc dài ơi
Một đời long đong long đong thân cò lặn lội
Thương lắm thương lắm tóc dài ơi
Một mình lênh đênh dòng đời đục trong
Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá buốt
Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm
Yếm rách còn ngăn được gió, tình em dang dở, yếm nào che
Thương lắm tóc dài ơi, cánh chim chiều đã mỏi
Ta hát cho em bỏng rát tiếng ca buồn


Chiều đông Matxcova
Sáng tác : Phú Quang, hát : Mỹ Linh
(Trịnh Thành Công K3 yêu cầu)






Từng bông tuyết nhẹ rơi


Một chiều đông giá trắng trong lòng tôi
Niềm cô đơn lẻ loi
Khi chiều chuông lên bóng em nhỏ nhoi
Về đâu hỡi người ơi, để hàng bạch dương xót xa chờ mong
Cánh chim chiều đông lặng lẽ âm thầm
Xin em, xin em, xin em thêm một lần nữa
Dù vẫn biết mai là giã từ
Mai đây khi trong xa xôi, trong niềm thương nhớ,
Còn đâu nữa những phút giây này

Xin em, xin em, xin em thêm một lần nữa
Dù vẫn biết mai là giã từ
Mai đây khi trong xa xôi, xin người hãy nhớ,
Dẫu tình yêu là những cơn mơ.

Bâng quơ
Sáng tác : Phú Quang , hát : Lê Dung

( Nguyễn Chí Nhân K3 yêu cầu )



Đôi khi ta nhớ một thoáng heo may
Đôi khi ta nhớ một sớm sương bay
Con đường mùa đông hàng cây lá đổ
Đôi khi ta thèm lang thang như gió
Đôi chân vô định về miền hư vô
Đôi khi em bỗng về giữa cơn mơ
Đôi khi ta hát lời hát nghêu ngao
Thương một vì sao giờ xa quá rồi
Đôi khi ta thèm nghe lời em nói
Dẫu biết bây giờ chỉ là xa xôi
Đôi khi mưa về ta thương em rừng xưa rũ lá
Đôi khi mưa về ta thương ta ngu ngơ bài ca
Đôi khi đêm dài ta thương con đường xưa xa mãi
Riêng
em đi về đôi chân bơ vơ trong chiều phai
Đôi khi cuộc tình ngỡ đã nhạt nhòa
Bỗng chợt về với xót xa.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Khoảng cách trong Vũ trụ

TIN BUỒN

Lão thành cách mạng Hoàng Tùng (phụ huynh anh Trần Chiến Thắng k3, em Việt Hoa k7) vừa từ trần tại Quân y viện 108. Tang lễ tổ chức vào sáng thứ sáu, 2/7/2010, tại Nhà tang lễ Quốc gia, 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. 
Anh chị em có thể đi viếng cùng k3: có mặt lúc 10g. 
BLL k3 trân trọng thông báo!

Quân đội Mỹ trong chiến tranh VN (1965-1973)

VỀ TỔ CHỨC HÀNH QUÂN VÀ TÁC CHIẾN

Đơn vị cơ sở của các lực lượng hành quân và tác chiến là Trung đội (Platoon) có biên chế 41 lính dưới sự chỉ huy của một viên Trung úy( Lieutenant) cùng với hai lính hợp thành Ban chỉ huy Trung đội. Biên chế tổ chức của một trung đội bao gồm 3 tiểu đội (Rifle Squad) có 10 lính
do một viên Thiếu úy ( Second lieunant) chỉ huy , 1 tiểu đội hỏa lực(Weapons Squad) với 9 lính

+ Trên trung đội là Đại đội(Company) có một Ban chỉ huy đại đội dưới sự chỉ huy của một viên
Đại úy(Captain) cùng với 2 sĩ quan và 10 lính, trong biên chế có 3 trung đội+1 trung đội hỏa lực
+ Tiểu đoàn (Battalion) đặt dưới sự chỉ huy của một viên Trung tá ( Lieutenant-Colonel) bao gồm 1 đại đội chỉ huy+4 đại đội+ 1 đại đội hỗ trợ chiến đấu và hỏa lực(Combat Supp Company)
+ Lữ đoàn (Brigade) :3 tiểu đoàn do một một viên Đại tá( Full-Colonell) chỉ huy.

+Sư đoàn (Division) bao gồm 3 lữ đoàn dưới sự chỉ huy của một viên Thiếu tướng ( Major-Geneal)

QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH MỸ ĐÃ TRIỂN KHAI TÁC CHIẾN Ở VN NHU THẾ NÀO ?

+LỤC QUÂN
Ngày 8.3.1965- Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến ( 9th Marine Expeditionary Brigade- 9MEB)
đổ bộ xuống bãi biển Nam Ô -Đà Nẵng mở đầu cuộc triển khai lực lượng lục quân Mỹ ở VN.
Trên chiến trường VN , Lục quân Mỹ được triển khai thành 4 vùng chiến thuật.
+Vùng 1 chiến thuật -ICTZ ( Combat Tatical Zon) do Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến có biệt danh Old Breed có Bộ chỉ huy đóng tại Chu Lai và Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến có Bộ chỉ huy đóng tại Phú Bài trấn giữ, bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam- Đà Nẵng, Quảng Tín, Quảng Ngãi.
Vào tháng 4.1967 Westmorland đã cho ra đời Lực lượng đặc nhiệm Oregon (Army Task Force O) bao gôm 3 lữ đoàn , còn gọi là Sư đoàn Americanl đóng tại Chu Lai để thay thế cho Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến được điều chuyển ra trấn giữ Khe Sanh(Quảng Trị)

+Vùng 2 chiến thuật ( IICTZ) bao gồm các tỉnh duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa,Ninh Thuận ,Bình Thuận và Cao nguyên Trung phần như Lâm Đồng ,Quảng Đức , Tuyên Đức ,Đăk Lăk, Phú Bổn ,Pleiku ,Kontum là vùng tác chiến của Lực lượng dã chiến số 2(IIField Force ) đóng ở Nha Trang .Ngày 21.9.1965 tại căn cứ An Khê trên đường 19 từ Quy Nhơn đi Pleiku đã xuất hiện Sư đoàn số 1 Kỵ binh bay(1 Cavalry -Division Airmobile), trận đụng độ đầu tiên với quân giải phóng diễn ra tại IaDrang-núi Chu Phong(Pleiku) trong chiến dịch "Lưỡi Lê bạc " (Silver Bayonet).
Tháng 4. 1966 Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn Bộ binh 25 có biệt danh Tia chớp nhiệt đới (Tropical Lighting) với nhiệm vụ bảo vệ Pleiku đã đụng dầu vơi quân giải phóng tại Đức Cơ-Pleime .

+Vùng 3 và 4 chiến thuật có Lực lượng dã chiến số 2 đóng ở căn cứ Long Bình .Tháng 10.1965 Sư đoàn số 1 Bộ binh nhiệt đới dã triển khai trấn giữ Bắc Sài Gòn vơi Lữ đoàn 3 ở Lai Khê
Lữ đoàn 2 ở Quản Lợi, Lữ đoàn 1 ở Dĩ An.

Phía Tây SG được bảo vệ bởi Sư đoàn 25 Bộ binh được điều chuyển từ Pleiku về đóng ở Củ Chi. Tháng 8.1966 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào căn cứ của Trung ương Cục, Lữ đoàn 196
Khinh binh đã đến Tây Ninh. Tháng 9.1966 Lữ đoàn Kỵ binh vũ trang số 11 có biệt danh Ngựa đen ( Black Horse) trang bị xe tăng M48 và thiết vận xa M113 đến đóng tại Long Bình, cũng tại đây vào tháng 12 đã xuất hiện Lữ đoàn 199 Khinh binh, đồng thời Sư đoàn 9 Bộ binh triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long.


+ HẢI QUÂN : Với sự kiện vịnh Bắc Bộ, Hạm đội 7 đã áp sát vùng biển VN. Đầu 1965 các
Hàngkhông mẫu hạm USS Coral Sea và USS Hancock cũng đã đến vùng biển Bắc VN.
Hoạt động của Hạm đội 7 ở vùng biển VN được phân chia thành hai khu vực tương ứng với hai miền Bắc- Nam. Vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17 thuộc phạm vi hành động của trạm Yakee( Yakee Station).Nhiệm vụ chủ yếu của Yakee Station là tấn công Bắc VN bằng không quân từ 3 đến 5 tầu sân bay nằm cách bờ biển Bắc bộ 140 Km. Trong chiến dịch"Sấm rền"(Rolling Thunder) từ tháng 3.1965 đến tháng 11.1968 mỗi tầu sân bay hoạt động 12 giờ mỗi ngày.
Ở vùng biển phía Nam trạm Dixie( Dixie Station) hoạt động cách Nam Cam Ranh 85Km, có nhiệm vụ hỗ trợ cho lục quân khi các phi cảng quân sự chưa được hình thành.
Ngoài ra trên đất liền còn có Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ ở VN( Naval Force VN Commander) ở SG.

Lữ đoàn 3 công binh cơ động Hải quân( The 3rd Naval Mobile Construction Brigade) ở Đà Nẵng
Trung tâm hỗ trợ hoạt động Hải quân( Naval Support Acitivity) ở SG và ĐN

Ở khu vực duyên hải và sông ngòi, hình thành 3 lực lượng đặc nhiệm:

- Lực lượng đặc nhiệm 115 giám sát cận duyên( Task Force 115 Coastal Suveillance Force) đóng ở Cam Ranh.Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn con đường Hồ Chí Minh trên biển, hải phận từ vĩ tuyến 17 đến Brevie Line trên Vịnh Thái Lan với 120.000 dặm vuông được chia thành 9 khu vực tuần tiễu, đã có 5 căn cứ giám sát được hình thành ở Vũng Tàu,Quy Nhơn,Nha Trang Đà Nẵng, An Thới.Vào 1966 lực lượng này có 100 khinh tốc đỉnh (Fast Patrol Craft), 30 tuần dương đỉnh ( Coast Guard Cuter) và 500 thuyền vũ trang

- Lực lượng dặc nhiêm 116 tuần tiễu sông ngòi (Task Force 116 River Patrol Force) đóng ở Bình Tuy - Lực lượng đặc nhiệm 117 , lực lượng cơ động ven sông ngòi đồng bằng sông Cửu Long ( Task Force 117- Mekong Delta Mobile Riverine Force), còn gọi là Hải quân nước nâu(Brow Water Navy), đóng ở Đồng Tâm, Mỹ Tho. Các lực lượng này có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động giao thương trên sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với Sư đoàn 9 Bộ binh ngăn chặn hoạt động của Quân giải phóng bằng tàu tuần và tàu lướt ( Hovercraft). Từ tháng 8.1966 đến tháng 11.1967 từ việc vét 17 triệu mét khối bùn , căn cứ Hải quân Đồng Tâm, Mỹ Tho đã ra đời.

+KHÔNG QUÂN: Bao gồm các lực lượng - Không quân của không lực Mỹ ( U.S Ai Force-USAF.

- Không quân của Hải quân ( Phù hiệu Navy trên áo phi công) -Không quân của Thủy quân lục chiến( Marine Wing).

Có thể nói phần lớn các căn cứ không quân của Mỹ trong chiến tranh VN đều không nằm trên lãnh thổ miền Nam VN. Căn cứ xuất phát của các phi vụ không tập có thể từ Hạm đội 7, đảo Guam hoặc từ các sân bay Utapao, Khorat , Udothani, Nakhon... trên đất Thái Lan.

THỜI HẠN CÔNG VỤ CỦA BINH LÍNH VÀ SĨ QUAN MỸ Ở VIỆT NAM.

Đối với mọi người lính trong mọi binh chủng thời hạn công vụ ( Tour of duty) là 12 tháng
- riêng Thủy quân Lục chiến là 13 tháng.
Đối với sĩ quan chỉ có 6 tháng cho một nhiệm okỳ ở VN, điều này được giải thích là do số
lượng sĩ quan hiện tại quá nhiều , tỉ lệ sĩ quan-binh sĩ từ chiến tranh Triều Tiên là 1/15, cho
đến chiến tranh VN là 1/6 , hơn nữa đều không có điều kiện tham gia chỉ huy chiến đấu, cho
nên phải chia nhỏ thời hạn công vụ trong chiến tranh VN. Hệ lụy nẩy sinh từ thực tế này là sĩ
quan chỉ huy luôn thiếu kinh nghiệm chiến trường, binh lính luôn bất mãn với chỉ huy vì những
ưu đãi về thời hạn thi hành công vụ dành cho họ.

+Lính Mỹ đến miền Nam VN theo con đường nào ?

Trước hết họ nhận được lệnh điều động đến Tiểu đoàn 22 với quân bưu chính APO96384, tập
trung ở một điểm thuộc bờ Tây nước Mỹ, trước khi bay đến VN bằng máy bay dân sự , ở các phi
cảng Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng,ở đây họ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan và đổi dolla
xanh sang dolla đỏ( Military Payment Certificates-MPC).
Khi đã thực hiện được phân nửa thời hạn công vụ ,họ sẽ được hưởng tiêu chuẩn 5 ngày nghỉ ở
Hongkong, Thailan hoặc Singapore.
Tổng số người Mỹ đã tham gia trong chiến tranh VN- nhân viên quân sự và dân sự- khoảng
2.800.000 trong đó có 11.500 nữ từ 1965 đến 1975, trong số đó 58.191 người (8 nữ) đã không còn
có nhận DEROS ( Date Eligible to Returnfrom Oversea) - niên hạn hồi hương từ công tác hải ngoại.
LC (st)

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

THÊM CHUYỆN CHO VUI

"NGHỊCH LÝ ĐÊM ĐEN

Với lý thuyết Big Bang, vũ trụ có một lịch sử...Vì tuổi của vũ trụ là 14 tỷ năm, nên chúng ta chỉ nhìn thấy những ngôi sao trong một mặt cầu bán kính 14 tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng của các ngôi sao xa hơn không có đủ thời gian để đi đến chúng ta. Vì thế, lần sau khi bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của màn đêm, bạn hãy tự nhủ rằng chính màn đêm này có chứa sự khởi đầu của vũ trụ.
....
CUỐN LỊCH VŨ TRỤ

Nhịp của lịch sử sự sống đã được gia tốc đáng kể vào thời kỳ cuối...Chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự gia tốc theo hàm mũ này của lịch sử bằng cách tưởng tượng ra một cuốn lịch vũ trụ trong đó 14 tỷ năm của vũ trụ được nén vào chỉ trong một năm. Trong cuốn lịch này, mỗi một ngày tương đương 38,4 triệu năm (một năm là thời gian mà Trái đất phải mất để thực hiện trọn vẹn chuyến chu du quanh mặt trời), mỗi giờ tương đương với 1,6 triệu năm, mỗi phút tương đương 26.667 năm, và mỗi giây với 444 năm. Big Bang đã xảy ra ngày 01 tháng 01 và thời kỳ hiện nay tương ứng với đêm 31 tháng 12. Bức tranh khổng lồ về vũ trụ hiện ra như thế này :

Dải Ngân hà sinh ra ngày 21 tháng 2, nhưng Hệ Mặt trời cùng với bầu đoàn hành tinh của nó mãi đến ngày 03 tháng 9 mới xuất hiện, tức là sau khi ba phần tư của năm đã trôi qua. Những tế bào sống đầu tiên trên trái đất bước lên sân khấu vào ngày 23 tháng 9, các vi sinh vật sáng tạo ra giới tính ngày 26 tháng 10, các sinh vật đa bào chào đời ngày 14 tháng 11, và khí quyển của trái đất có thêm ôxy ngày 28 tháng 11. Sự phát triển của sinh vật xảy ra chủ yếu trong nửa sau của tháng cuối cùng của năm : sự bùng nổ kỷ Cambri, với sự ra đời của rất nhiều các loài, diễn ra ngày 16 tháng 12, cá và động vật có xương sống đầu tiên sinh ngày 18 tháng 12. Các đội quân xanh thực vật xâm chiếm các lục địa ngày 20 tháng 12. Ngày 21 tháng 12, những côn trùng đầu tiên xuất hiện và đến lượt chúng xâm chiếm các lục địa. Tiếp sau chúng là các động vật lưỡng cư ngày 22 tháng 12 , và bò sát ngày ngày 23 tháng 12. Khủng long bắt đầu sự thống trị của chúng trên Trái đất ngày 24 tháng 12, ngay trước Noel. Những động vật có vú đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của chúng ngày 26 tháng 12 , và tiếng hót líu lo của những con chim đầu tiên trên Trái đất ngày 27 tháng 12. Trái đất trở thành một Hành tinh rực rỡ hoa trái, nhưng một Tiểu Hành tinh sát thủ đã đến va vào nó ngày 28 tháng 12, gây ra một thảm họa toàn cầu và làm cho loài Khủng long vĩnh viễn bước ra khỏi sân khấu. Những người anh em họ gần nhất của chúng ta, những loài linh trưởng, bước vào ngày 29 tháng 12. Sự phát triển của não và bước chuyển từ khỉ sang người diễn ra trong hai ngày cuối cùng của năm, ngày 30 và 31 tháng 12.
Còn về loài người, toàn bộ sự phát triển diễn ra vào tối ngày 31 tháng 12. Những con người đầu tiên bắt đầu bước đi vào lúc 21 giờ 49 phút. Với khả năng phát triển vê tư duy tượng trưng và trừu tượng hóa, Homo sapiens (Người tinh khôn) đã bắt đầu biết sáng tạo và sáng chế. Những sáng chế được nhân lên và lồng vào nhau để cải thiện đời sống vật chất của con người, và cũng để truyền lại tri thức và hiểu biết, làm tôn lên và soi sáng tinh thần. Nhiều điều xảy ra trong phút cuối của năm. Con người phát minh ra nông nghiệp lúc 23 giờ 59 phút 17 giây và chế tạo ra các công cụ bằng đá lúc 23 giờ 59 phút 26 giây. Ngành Thiên văn học ra đời lúc 23 giờ 59 phút 50 giây, ngay sau đó là bảng chữ cái lúc 23 giờ 59 phút 51 giây và luyện kim lúc 23 giờ 59 phút 54 giây. Các vĩ nhân đã xuất hiện để dẫn đường đồng loại của mình trong cuộc sống tâm linh : Đức Phật lúc 23 giờ 59 phút 55 giây, Chúa Giêsu lúc 23 giờ 59 phút 56 giây và Mahomet lúc 23 giờ 59 phút 57 giây. Thời Phục hưng và sự lên ngôi của khoa học thực nghiệm xuất hiện trong giây cuối cùng của năm, lúc 23 giờ 59 phút 59 giây.
Chúng ta hiện đang ở nửa đêm.
......"

(Trích từ "NGUỒN GỐC - Nỗi hoài niệm về những thưở ban đầu", tác giả Trịnh Xuân Thuận, dịch giả Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ, Nhà Xuất bản trẻ - 2006).

XN.K3

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

DẠYvà HỌC LỊCH SỬ: Một vài kiến nghị

Hội thảo khoa học-“Thực trạng- giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy - học"


Lê Công

Nếu chỉ căn cứ vào kết quả của một kỳ thi cho dù là tuyển sinh Đại học để xem xét, đánh giá và phê phán việc dạy và học lịch sử trong tường phổ thông hiện nay,e rằng không thể tránh khỏi có phần chủ quan, phiến diện.Tuy nhiên cũng phải thừa nhận dư luận xã hội thông kênh báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã gióng lên một hồi chuông báo độngvề một hiện tượng có nhiều dấu hiệu bất bình thường.Trong lúc này hơn bao giờ hết cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo nhìn nhận, xem xét lại toàn bộ quy trình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông từ nội dung chương trình,sách giáo khoa(SGK),cho đến việc dạy và học, ngõ hầu chỉ ra được nguyên nhân đích thực, cũng như bản chất của một vấn đề đã không còn chỉ dừng lại như những hiện tượng
Trong phạm vi của một tham luận của một cuộc Hội thảo, chúng tôi không dám có tham vọng làm một cuộc “cách mạng” để thay đổi về cơ bản hiện trạng của vấn đề trong tình hình hiện nay, nhưng cũng thử đề xuất một vài kiến giải với hy vọng góp một tiếng nói ngõ hầu góp phần cải thiện tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử trong trường PTTH hiện nay
Có thể nói toàn bộ hệ thống chương trình cũng như những cấu trúc chủ yếu của SGK phổ thông hiện nay về cơ bản đã được xây dựng cách ngày nay trên dưới 40 năm, dù đã trải qua bao thăng trầm của các cuộc cải cách giáo dục, thay sách,v.vv...
Trong hệ thống giáo dục 10 năm, những nội dung thuộc khóa trình Lịch sử dân tộc từ 1858 cho đến ngày nay, được giảng dạy ở cấp III, bắt đầu từ lớp 9(Học kỳ II) và tiếp tục ở lớp 10,cho đến khi học sinh hoàn thành chương trình phổ thông.Những nội dung Lịch sử chủ yếu được trình bầy trong SGK và được truyền tải đến người học, thuộc phạm vi Lịch sử Cận đại (1858-1945) và Hiện đại VN(1945-Đến ngày nay),có thể nói đã được định hướng với những mục đích phục vụ cho những nhu cầu chính trị trước mắt(Chúng tôi không có ý phê phán, bởi vì điều đó là cần thiết và đó chính là lịch sử), tuy nhiên cho đến ngày hôm nay,vơi những yêu cầu cũng như những nhiệm vụ chính trị mới, có thể nói toàn bộ hệ thống,chương trình, nội dung cùng với những cấu trúc cấu thành SGK phổ thông hiện nay đã trở nên lạc hậu, không thể tương thích ,do đó không thể đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi đối với sự phát triển của xã hội và con người VN.
Tình trạng đó càng trầm trọng hơn với những quy định bất thành văn về tính pháp lệnh của SGK,trong cái “vòng kim cô” đó những người trực tiếp đứng lớp truyền tải kiến thức tới học sinh, vói danh phận chỉ là những công chức giáo dục không có thể làm gì hơn ngoài những nỗ lực do lòng tự trọng, để không tự biến mình thành nhữngcái loa, lịch sử vốn mang trong mình những giá trị tự thân, giờ đây bỗng trở thành một thứ công cụ minh họa cho chủ trương, đường lối, chính sách v.vv...và như thế thử hỏi làm sao lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng,với đày đủ sự sinh động và những mầu sắc của sự luân hồi của nhân tình thế thái,lại có thể đến được với những học sinh ở lứa tuổi 16,17đang ở những năm cuối của bậc PTTH.
Xem xét một cách cụ thể toàn bộ hệ thống cũng như các cấu trúc của chươngtrình,nội dung cũng như cách trình bầy lịch sử trong SGK lịch sử phổ thông hiện nay rất dễ nhận thấy những bất cập(Chúng tôi sẽ không nói tới dự án thay SGK đang triển khai), những nội dung lịch sử chủ yếu được truyền tải tới người học trong chương trình cấp III (Nay là THPT) thuộc phạm vi lịch sử Cận đại VN từ 1858 đến 1945 và lịch sử Hiện đại VN từ 1945 đến ngày nay,hơn thế nữa với một định hướng đã được xác định về măt nguyên tắc, vai trò mang tính quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng VN là phải thuộc về ĐCSVN và nội dung lịch sử này đương nhiên sẽ phải có một vị trí thích đáng trong toàn bộ khoá trình lịch sử dân tộc của bậc phổ thông, học sinh năm cuối cấp để có thể vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp TH và tuyển sinh ĐH khối C buộc phải nắm được những nội dung lịch sử từ 1919 cho đến nay. Chúng ta cũng được biết các yêu cầu có tính nguyên tắc đối với những người xây dựng chương trình đồng thời cũng là các tác giả của SGK, đó là việc phải luôn luôn nắm vững tính Đảng và tính Giai cấp và đương nhiên sau đó mới là tính khoa học,phải chăng đã có đã có một bước lùi trong việc xác định các nguyên tắc để xây dựng một nền Văn hóa VN-năm 1943 trong bản “Đề cương Văn hóa VN” tác giả Trường Chinh nguyên là
Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương đã đưa ra các nguyên tắc “Khoa học-Dân tộc-Đại chúng”-Và cũng để triển khai thực hiện các mục đích , yêu cầu đã dược định hướng trên,nguyên tắc đồng tâm cũng đã được xác định như một nguyên tắc chủ đạo trong việc xây dựng chương trình(Tham khảo sách “Hướng dẫn giảng dạy lịch sử cấp III
phổ thông”-NXBGD),theo đó lịch sử dân tộc từ nguồn gốc cho đến 1858 sẽ được dạy chủ yếu ở cấp II( Nay là THCS),sự khác biệt chủ yếu trong các nội dung sẽ được
trình bầy trong SGK cấp II và câp III cũng như các kiến thức cơ bản được truyền tải tới người học cũng đã được xác định không phải ở số lượng và nội dung các sự kiện đã được cung cấp, để từ đó đi đến hy vọng có thể hình thành các khái niệm lịch sử,rút ra những kết luận mang tính khái quát và những bài học lịch sử.Hướng dẫn mang tính chỉ đạo trên dù với mục đích như thế nào đi nữa cũng đã phạm phải một số sai lầm cơ bản, trước hêt là về nhận thức luận nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng,
trước hết cần phải khẳng định về mặt phương pháp luận: số lượng và nội dung các sự kiện lịch sử mà người học cũng như các nhà nghiên cứu tiếp thu được sẽ là một cơ sở
quan trọng nếu không muốn nói quyết định, để nhận thức lịch sử. Chủ trương nguyên
tắc đồng tâm dù vô tình hay cố ý các tác giả SGK có thể nói đã phủ nhận các quy luật cơ bản của nhận thức.Thử hỏi với một số lượng cũng như nội dung các sự kiện lịch sử rất hạn chế được tiếp thu cấp II hoặc THCS với năng lực nhận thức cũng rất hạn chế tâm, sinh lý lứa tuổi, có thể hy vọng gì ở bậc học cao hơn,người học sẽ có những nhận thức đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn về lịch sử,ngõ hầu có thể hình thành khái niệm, để có những kết luận khái quát và cả những bài học kinh nghiệm,phủ nhận cảc
phạm trù lịch sử,vội vã khái quát, coi đó là quy luật, là logic, hậu quả để cho ngày lại
cho ngày hôm nay đối việc dạy và họclịch sử ở bậc học phổ thông quả là đã quá rõ ràng.Có thể nói không còn quá sớm nhưng cũng chưa phải là muộn, để bắt đầu cho những đổi mới mang tính cách mạng cho việc dạy và học lịch sử ở bậc phổ thông trung học.
Từ một vài nhận xét về nội dung, chương trình,SGK lịch sử như trên, chúng tôi mạnh dạn thử đưa ra một vài đề xuất như sau ,mong được sự đóng góp của các quý vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, cần thiết phải có sự đổi mới trong tư duy về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử.Lịch sử trước hết là một khoa học,những giá trị mang tính khoa học của lịch sử sẽ là một đảm bảo có quyết định cho hiệu quả của giáo dục lịch sử, vì vậy có thể nói, bộ môn lịch sử chỉ có chức năng giáo dục một cách gián tiếp, đây cũng chính điểm mạnh của khoa học nói chung và khoa học lịch sử nói riêng, có lẽ cũng không cần phải gì nhiều hơn khi chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế trí thức,khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,rất tiếc cho đến nay người ta vẫn chưa chịu hiểu đúng về một điều tưởng như đã là hiển nhiên.Sai lầm trong quan niệm về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử, áp đặt một cách khiên cưỡng việc giáo dục tư tưởng chính trị một cách trực tiếp đã phá hỏng thế mạnh vốn có của khoa học lịch sử.Người ta thường hay nói “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống” cần phải hiểu như thế nào cho đúng về quan niệm trên, trước hết là những bài học đã được rút ra từ chính lịch sử, người xưa có nói “Thất bại là mẹ thành công” thế thì tại sao chỉ có thắng lợi,cũng như chỉ có chiến thắng, dù chỉ là của một trận đánh nhỏ mới được coi là những bài học lịch sử, phải chăng bên cạnh những thành công hơn thế nữa để có những vinh quang còn có vô vàn những hy sinh mất mát và cả nhũng bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị cho hậu thế.Chúng ta đều biết vào đầu thế kỷ XX,nhận xét về thực trạng xã hội và dân trí của nước ta,các sĩ phu có tư tưởng tiến bộ và yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều nói tới cái“ngu” và cái “hèn”, thậm chí Phan Bội Châu còn chỉ ra tới “năm cái ngu”,bài học lịch sử đó đã được hậu thế tiếp thu như thế nào? Nếu khuôn khổ của SGK phổ thông có hạn chế thì hãy để cho bản thân sự kiện lịch sử nói lên những điều cần nói chứ đừng gò ép một cách khiên cưỡng các bài học lịch sử,mọi sự áp đặt một cách chủ quan,duy ý chí chắc chắn sẽ phải trả một giá đắt
Chúng ta không phủ nhận việc xây dựng một nền giáo dục có định hướng,cũng như phải có những mục tiêu cụ thể trong thời điểm lịch sử cụ thể, vấn đề là ở chỗ những yêu cầu và mục tiêu trước mắt đó có được xác định trong một tổng thể mang tính chiến lược và được coi như một bước đi ban đầu có giá trị của sự đột phá,mở đường, hay vẫn chỉ coi như một “giải pháp tình thế”thực chất chỉ là để chữa cháy.
Nếu đã xác định mục đích “xây dựng một nước VN giầu mạnh, công bằng,dân chủ và văn minh” và coi đó như là một mục tiêu mang tính chiến lược, thì trước hết cần phải xây dựng “ một xã hội công dân và một nhà nước pháp quyền”,chủ thể của xã hội hiện đại đó, phải là những con người mang đầy đủ ý thức và trách nhiệm công dân,cũng có thể khẳng định trong xã hội công dân, ý thức chính trị cao nhất chính là ý thức công dân.
Như vậy việc xây dựng lại toàn bộ hệ thống cũng như các cấu trúc chủ yếu của chương trình, nội dung SGK lịch sử phổ thông hiện hành đang được đặt ra một cách cấp bách.Trong phạm vi của một cuộc Hội thảo, chúng tôi thử đưa ra một vài đề xuất có tính tham khảo, mong được các quí vị đại biểu và các bạn đồng nghiệpcó quan tâm cùng trao đổi, thảo luận, ngõ hầu tìm ra hướng đi cho một vấn đề đang được đòi hỏi phải được giải quyết để đáp ứng nhu cầu phát triến của giáo dục phổ thông cũng như của đất nước hiện nay
Trước hết để có thể thay đổi một cách toàn diện, cơ bản hệ thống ,chương trình,nội dung SGK lịch sử,cần phải loại bỏ một nguyên tắc có tính truyền thống nhưng đã trở nên lạc hậu, đó là nguyên tắc đồng tâm,những hạn chế của nguyên tắc này,như đã trình bầy ở trên xin phép không nhắc lại.
Toàn bộ hệ thống cũng như những cấu trúc của SGK lịch sử phổ thông,sẽ phải được hình thành từ việc xác định quá trình hình thành và phát triển của đất nước và con người VN bao gồm cả hai hoạt động dựng nước và giữ nước,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở “Các vua Hùng dã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”,như vậy lịch sử dân tộc VN đâu phải lúc nào cũng chỉ có chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc, tất nhiên đó là một đặc điểm nổi bật của lịch sử dân tộc,bên cạnh đó những hoạt động trong lao động và sản xuất mang tính sáng tạo của quá trình dựng nước để hình thành “một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”
cũng là một đặc trưng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử.Như vậy những hiểu biêt tối thiểu về nền văn hóa và văn minh mang tính truyền thống cũng như đương đại của dân tộc không thể thiếu được trong hành trang kiến thức của học sinh trung học sẽ là những người chủ tương lai của đất nước.
Với quan niệm như trên, chúng tôi đề nghị hệ thống và những cấu trúc chủ yếu của SGK lịch sử phổ thông(phần lịch sử VN) sẽ được chia làm hai phần, tương ứng với hai nội dung: lịch sử dân tộc và lịch sử văn hóa, văn minh, trong đó ở PTCS, học sinh sẽ được học toàn bộ lịch sử dân tộc,những kiến thức cơ bản mà các em đã tiếp thu được ở bậc học này sẽ là những cơ sở quan trọng để tiếp cận với những nội dung lịch sử thuộc phạm trù văn hóa và văn minh ở bậc PTTH( lịch sử văn minh TG được học song song với lịch sử văn hóa,văn minhVN ở PTTH)
Chúng tôi nghĩ rằng hệ thống và cấu trúc trên, phù hợp với các quy luật về nhận thức,
kiến thức lịch sử của học sinh được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao một cách vững chắc, đồng thời cũng phù hợp các quy luật về tâm, sinh lý lứa tuổi Trên đây là một vài đề xuất mang tính định hướng, chủ yếu là để tham khảo, mong có được sự phản hồi từ quý vị đại biểu, các bạn đồng nghiệp và những người có quan tâm.
29.10.2005