Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Suối khoáng Mỹ Lâm


“Phố” chừng bốn trăm mét mà có đủ cả lên xuống với vòng vèo. Dăm hàng cơm lam, trông đống lửa đùng đùng đoán là nấu sẵn cơm, đổ ống tre non nút lá chuối rồi đốt cho đen cật, đoạn bóc ra để lộ thân trắng ngà. Nghĩa là công đoạn không khác cơm lam siêu thị Hà Nội, làm gì ra “nướng” gạo đổ nước như lúc lên nương. Thế mà về xuôi thành quà rừng chính hiệu.

Đây nằm trên đường Yên Bái – Tuyên Quang, gọi là thôn Suối khoáng. Đầu này, cách cây cầu, là thôn Nước nóng của người Cao Lan, có cái đình rất đơn sơ chả có bàn thờ. Đầu kia thôn Cây trám, hơn ba mươi năm trước chạy thủy điện Thác Bà từ Yên Bái sang, đa phần có đạo. Trước nữa, những năm sáu mươi, họ ở Thái Bình Nam Định lên khai hoang. Nghĩa là những ông bẩy mươi đều hai lần chuyển nhà, không mạt rệp là may.
Vài khách sạn, hàng tạp hóa nữa, rất thưa khách. Đằng sau có khu nghỉ dưỡng xanh đỏ “giá bét nhất sáu trăm một đêm”, nghe nói của em bà Hà Thị Khiết. Bên này đường là bệnh viện suối khoáng Mỹ Lâm của sở y tế Tuyên Quang, có cả chỗ cho những anh “bỗng thấy người bẩn” vào tắm. Tắm bồn, nước khoan hơn trăm mét bơm lên, hơi lưu huỷnh nồng nặc, đang đói có thể say. Không “kỳ lưng” như Thanh Thủy Phú Thọ.
Giai do là một ngày đẹp trời nghe thấy ở đâu đó cơ quan đoàn thể gì ấy hoạt động không trơn tru. Leo cầu thang, nhất là xuống, thấy đầu gối đau tệ. Tuổi tác đây mà. Hồi nào thấy Nguyễn Khải dùng chữ “túi mắt” mà ghê quá đâm ít khi nghía gương. Mình sang giai đoạn hai rồi, chưa phải “lão” nhưng trẻ trung thì đã vĩnh viễn biệt ly. Lý trí sáng suốt xác định thế nhưng lúc con sồn sồn đống nào đống nấy nhọn hoắt chọc thủng mắt cứ sơn sớt gọi mình là “ông” lại tủi thân mắng nó họ hàng đâu sao không “anh” cho thân mật. Mắng thầm thôi, “con gọi thay cho cháu mà”, nghe phải câu ấy sẽ càng chua sót. Độc ác bất nhân đến thế là cùng. Quá bằng giết người không dao. Thế nên phải lên đây, lên sớm, để đuổi những thê thảm tuổi tác đi giữ phong độ oách. Mình đang bơi nghìn mét trong 25 phút bốn chục năm không vào viện bỗng dưng để mất phong độ thế nào. Nhất là viện này trình thẻ bảo hiểm (bất cứ đâu) và chứng minh thư là được giảm 70% tiền điều trị.
Nước khoáng nóng tác dụng tốt nhất với anh bệnh khớp. Nhìn thấy một chị xách làn ra viện bảo hôm vào em không mang nổi cái gì. Những ông vẩy nến ông đại tràng đỡ lắm. Nhưng phải nằm lâu, nhược bằng muốn khỏi hẳn chuyển lên đây ở. Cái chuyện lên thì đỡ về nhà “vũ như cẫn” rất bình thường. Hai ông cùng đi đều có bệnh cột sống, nằm vào cái giường buộc giây vào kéo căng ra. Mình thoái hóa khớp gối chạy hồng ngoại, điện châm, la de nội mạch, xoa bóp chi dưới và giác hơi đầu gối, năm “liệu trình” đều bằng máy. Buồng bệnh 20 k quá bình dân, đèn bóng đỏ tù mù, lạnh, và nhất là vệ sinh tắm giặt chung, phải xuống con dốc cách ba chục mét, thứ dành cho những ông bán lứa lợn vụ thóc đi viện. Nên thuê chung buồng tự nguyện ba giường 300 k, wifi ban ngày. Bên trong có bể sục bơm nước khoáng, ngày ngâm hai bận thì so với ông bên bình dân (phải trả tiền tắm dưới khu dịch vụ) đã lỡi 40 k rồi.
“Nhược bằng” ngâm sáu lần thì mình còn “ăn” được 20 k của bệnh viện. Dường như là biết vậy, họ sắp giờ chữa bệnh rất căng. Sáng dậy sớm lùa lấy được quả trứng lộn hay bát bún (cho khỏi say) rồi đi tắm bùn, khỏa thân 99,99% trong bể nghi ngút. Nguấy cà phê tan bằng cán bàn chải răng xong đổ ực vô cảm vào họng, rồi lên làm thuốc. Người bệnh có tuổi, ai cũng nhăn nhó nên đến trước làm trước không có chuyện tranh nhau. Muộn, thì chuyển sang chiều, tuy chả công to việc nhớn gì nhưng nhàn rồi vẫn hơn.
Cơm “rất sinh viên”. 18k một suất thịt rau trứng bí khiêm tốn đổi vòng quanh. 40 năm trước bếp đại học thu 18 đồng một tháng, nhưng cái mồm nó khác dạ dầy cũng khác. Đâm no bụng nhưng nhạt miệng, như thiêu thiếu cái gì. Bèn báo nhà bếp làm mâm riêng 25k, đỡ nhớ cơm vợ.
                                           #
Phòng vật lý trị liệu, theo ông cùng đi, máy móc không thua những bệnh viện thông thường ở Hà Nội. Mình chẳng đau đớn quá, nên lại có cái thú vị còn được tiếp nhận, khai thác cả một thế giới thông tin. Kèm theo đó là những tính cách, lời ăn tiếng nói, sự thể hiện, những sắc thái nếu tường được sẽ rất thích thú.
Ông tám sọi ở xã Đội Cấn vừa lĩnh trăm tám tiền người già, phấn khởi nghe tin năm ’14 lên bốn trăm. Khù khì, hiền lành nhưng lại “tôi không đi công nhân nên giờ chả chế độ gì”, cho thấy “thoát ly” là giấc mơ lớn nhường nào. Nhưng thoát ly để nằm lán ven đường ngày bảo dưỡng giao thông tối họp hành phê bình nhau thì có bằng ở nhà cuốc ruộng xong làm chén rượu rồi “cuốc” vợ?
Bà Bính, chắc đẻ Bính Thân 1955, hồi trẻ chắc xinh xắn, giờ vẫn mỏng mày hay hạt. Nói liên tục. Vợ chồng làm ngân hàng cả, nhà trên thị trấn Mỹ Bằng xây cất rộng rãi con mỗi đứa mỗi cái xung quanh. “Mẹ chị mất ngoài năm mươi, ông cụ còn “nghịch” cứ cốc tiền con gái đem cho gái góa mà chị mắng cụ mắng cả con kia xong vẫn phải cho tiền cụ đấy năm ngoái cụ mất là chín nhăm mà mấy năm trước cụ vẫn “đi”. Vừa dứt câu Bính đã quay sang tôi “Đàn bà loãng xương nhiều vì phải cho thai ăn đẻ ra lại cho bú”. Biết mình nhà báo bà định “phản ảnh tiêu cực” nhưng mình lỉnh được, thì đọc “Nhật xưa phá lúa trồng đay, Nhật nay phá lúa trồng ngay cỏ bò”. Nhật là tên bí thư tỉnh trước đấy.
Bà “Văn nghệ” bé nhỏ, áo gấm cà la oách, luôn luôn đeo găng, leo giường không đến nỗi nhăn nhó quá. Bẩy sáu tuổi, cứ xưng “iem”, “nhà iem ở hạ huyện Sơn Dương, ông bà ở với nhau các cháu xung quanh cả”. Rất vui chuyện, và là một kho ngôn ngữ cổ. Ca dao tục ngữ bay phơi phới trong buồng. “Gà nhà iem ăn toàn ngô chắc như quả bí”. “Giờ làm đến cái kiến cắn rấm rứt phỏng?” (ý nói điện châm). Người già có kiểu nói chuyện “bi bô” rất hồn nhiên. Hồi ở Tam Đảo mình đi bộ, bắt chuyện với bà cụ đi ăn giỗ về, có một đoạn mà thủng nhà ông ấy mất năm nào người nhà về đủ cả bên thông gia em vợ cũng tới. Đến một chỗ thì “Khúc này ông Đường chết đây”, làm như mình biết ông Đường.
Có một đề tài ai ai cũng góp được, là những vụ kiện cáo chia bôi tài sản. Sao mà sẵn thế phổ biến thế. Em dưới thị xã bảo các anh chị trên quê cho “ít tiền”, mang xuống hóa ra nó vay ngân hàng cục tướng làm trại lợn, giờ đáo hạn bị siết. “Mà con vợ vừa lười vừa phí phạm việc gì cũng thuê người chả động tay”. Chú đã được ông bà chia đất cát bán đi rồi, nay quay lại kiện các cháu. Đồng rừng thênh thang, cơn sốt đất chưa đến nỗi xình xịch nhưng đã rung chuyển rồi. Nông thôn, với những “tế bào” truyền thống là ngôi làng, là gia đình, đang nứt toang ra, long lở. Người nông dân, khi rời ruộng đất quay sang buôn bán hoặc làm dịch vụ, có bao nhiêu tham vọng thời cũng bấy nhiêu hiểm họa. Cái chuyện tha hóa khó tránh được.
                                           #
Thấy đám khách thị thành hỏi làng mạc để vào chơi, ông Tính bảo “Theo tôi”. Ông người thôn Vại Vực thuần người Cao Lan, đi lính năm 1966 “cả tỉnh 200 về có tôi với thằng Hùng giờ trên thị xã”. Đặc công xịn, đào tạo 36 tháng biết lái trực thăng, tay trái tháo khớp đến nách, chân tập tễnh. Mà cuốc ruộng, lấy được vợ, đẻ sáu con nuôi nấng làm nhà cửa cho, giờ còn pha được cây tre. Nhà sung túc, dưới sàn để máy cày, động cơ, bên trên là đồi vườn. Từ hiên nhìn ra thấy bên kia ao cá có cây lê nở hoa trắng. Không khí êm đềm, hàng xóm thấy có khách là sang hỏi đủ chuyện. Đồi bên cạnh có đám cưới, trong xóm mừng 100k, “ai đi xe máy có  mũ bảo hiểm tức là người ngoài”.
Vại Vực là một thôn “có nếp”. Trẻ con chào rõ to. Người lớn thăm hỏi theo tuổi, đôi câu mời vào nhà dăm câu nữa để tôi xuống ao lùa con cá uống rượu. Trong một tuần ở Suối khoáng, chúng tôi đi chơi để rồi được mời vài lần như thế. Ra về văng vẳng cái câu sao người nông dân ở làng so với khi ra ngoài sinh tồn lại khác nhau nhiều đến thế…
                                                                       Trường Chiến.





Thôn Vại Vực 1,2,3 Cao Lan, ông La Văn Tính thương binh cụt tay, đặc công cao cấp học 36 tháng, biết lái trực thăng. Tuyên Quang năm 66 đi 200 về 2. Cuốc 6 sào ruộng, lấy vợ 68 đẻ 6 con, đan lát hết, chỉ ko gói bánh tày được. Đang đám cưới, dựng rạp hồng mừng 100k, khách đội mũ bảo hiểm là từ xa tới. Đồi chè lâm trường đã khoán, có bể tưới trên cao tưới vòi vòng quanh nhưng ko còn nước. Nhà sàn chắc chắn, bếp giữa nhà nhưng mẹ mất cho ra bếp. Ở với con út, máy móc động cơ, cày bừa cho anh em là đủ. Chỉ lấy tiền dầu. Bà cụ 78 sang có túi trầu, nhổ ra bô nhựa đựng đất, mời ở lại đánh cá dưới ao. Chim treo chi chít, dàn trầu, vườn rau non, cây mơ nở hoa cho 5-6 cân quả ngâm. Con suối êm đềm chảy ra quốc lộ.
Tại sao nông dân tử tế, nhân chi sơ… ra ngoài thành lưu manh. Sao mù dày. Tuổi già thê thảm. Túi mắt đã kinh, giờ nước rãi chảy, ruồi ko xua, áo len nhét trong quần, ko cài cúc… chấp nhận già nhưng ứng xử với nó thế nào cho “đúng”? ko thể như buổi Cây cao bóng cả lừa mình còn tác dụng, túi khôn của xã hội, mà chỉ có hiếu với cháu đưa đón đã quá tốt.


Nông thôn tan nát đến từng tế bào. Vay nợ, lừa lọc, thế chấp sổ đỏ, kiện con cái, chị em, bán nhà rồi quay lại đòi, nhận phần rồi lại đòi chia lại. Hương hỏa bán luôn dù ko nuôi bố. Khi ko còn ruộng, nông dân tha hóa, ko biết tính toán làm ăn, làm thương nghiệp nhưng hoang phí, đài các, chơi ô tô rồi vỡ nợ. Sĩ diện cả vợ chồng, xin gia đình tiền trả nợ nhưng ngân hàng bảo vay gấp nhiều lần.

Cá Chép đưa Ông Táo về Trời

Vừa cùng các Bạn Phan Bình,Hoàng Giang,Hoàng Sơn,và Hôm sau cùng Cao Long Tỉnhđi Chúc tết Thầy và gia đình đồng đội đã mất
Thầy giáo kính yêu Bạch Quốc Bính và Phu nhân, Bên Đông Anh đón Trò -Trò chưa nói được những lời chúc mong thầy luôn có mặt mãi  mỗi khiChúng em Họp -Lễ truyền Thông -Sông Bách niên giai lão thi Thầy căn dặn Trò phải lấy Đạo đời Đạo phật để sống -Còn Cô đã chuẩn bị cơm rượu nhưng chót hứa với Vợ chồng Sỹ Thành nên mong thầy cô thứ lỗi.
Đên Thắp hương cho Bạn Lê Mỹ Toàn thật cảm động-Trên bàn thờ Ngoài ảnh Toàn là ảnh BỐ Mệ Toàn  Thu vợ Toàn -Trong nước mặt Hiền mong ngày giỗ Anh Toàn các Anh nhớ đên ( 5-3-2002 tức 21 th1 âm).
Tại Nhà Bạn Hồ phước khải Hoàng Giang bùi ngùi vì từ khi ra đi đột ngốt ai ai cũng nhớ -Mỗi lần ngồi với nhau ,hay với nhóm Vô thương cứ như Khải ở đâu đó rất cương trưc và hết lòng vì Bạn-Me Khải đã Già xin TM Gia dình cảm ơn các Cháu
Riêng Nhà Bùi Đức Hải phải chờ để Vợ Hải Tắm tất niên-Vệ sinh nên có dịp tâm sự cung Ông Bà đắc biệt Cháu trai-giống Hải khỏe và học giỏi-Sinh viên năm thứ 2 ĐH GTVT HN.
Với Đại Nghĩa gửi cho Má (Là em của Ba Thái Chi) gần 90 nay chỉ cạy nhờ cậu con trai đi làm khuya mới về Má nói với Cao longTỉnh "Nghĩa ít nói và khép kín các Cháu bổ qua"
 Video 1-Thời gian 8 phút

 Video số2-thời gian 16 phút

Lấy cảm hứng hôm nay là ngày 23 tết Ông Công Ông Táo-Cưỡi Cá Chép về TrờiL,.Cá Chép hóa rồng vật Linh
 Giống Bà Xã mình  mua đêm thả chỉ 1,2 lạng giá 30-45 nghìn .Còn giống cá sông Mê công con nặng nhất 102 kg và cũng là nặng to nhất thế giới. Cá chép cảnh  cũng được coi trọng trong những nhóm cá cảnh ,Tại Thái Lan đã có giá 30 ngàn ĐôlaMỹ/con.Nhân ngày này Thaichik3 gửi kèm những tự chế không dám gọi là những hạng mục"Công Trình "làm cho 2 Cháu . Chỉ là con cá nhựa giá  5 nghìn làm ra để Ông Cháu cùng ngắm mỗi khi chúng yêu cầu và không có nhạc., Chỉ có nhac làm nền khi ngồi một mình với điếu thuốc (rẻ tiền mà ngon ) Nhạc người lớn các điệu Cha cha ,Tang go, Boleero.hay  rumba, cổ điển xưa và ít hiện đại lấy qua mạng.....Văn Trung có Hoa Lan, Mình có sông,  nước trong nhà vậy đó.