Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Thăm thầy

Chiều thứ 6, ngày 20/11/2009, chúng tôi gồm Lê Tiến Dũng (Dũng cố đạo), Trình Mạnh Đức (Đức cối) và tôi tới thăm thầy Vọng nhân ngày nhà giáo.
Thầy hiện đang sống độc thân tại 400/2 đường Phạm Văn Bạch, quận Tân bình, điện thoại 01262616461, (vợ thày đã về với tổ tiên, các con sống ở Sân bay Biên hòa).
Thầy rất vui khi có học trò đến thăm. Chuyện kể về những ngày xưa không dứt.
Một phát hiện mới là thầy biết đến 5 ngoại ngữ mà phần lớn là tự học.
Thế mới thấy chúng mình chẳng thể so được.
Hiện mong ước của thày là có một máy tính để lên Blog Trường Trỗi. Thỉnh thoảng thầy phải ra quán internet để lên mạng.
Mong rằng có bạn nào rảnh thỉnh thoảng gọi điện tâm sự với thầy.

‘ Ga hưu, chào mi!’

Nhân đọc bài ‘Ga Hưu’ của VCK3 ( 23/07/09)

Chuyện hưu đúng là ‘.. chẳng đơị đã đến rồi’, quá quen mà sao vẫn lạ; nó ‘xưa như trái đất’ mà vẫn có thể là bất ngờ với bất cứ ai đang tới. Vâng, những người viên chức làm công ăn lương - ai ,nào có thể không bước qua cửa này. Vậy mà lúc con tầu hành trình công chức từ từ vào ga, liệu Ta có chợt còn thấy vui buồn lẫn lộn hay nuối tiếc gì nữa không..?.. Không thể biết được! Chẳng ai giống ai.
Khóa 3 mình tính đến giờ, hầu hết đã trở về đời thường (theo cách nói của AMK3), nhiều người đã có thâm niên hàng chục năm về hưu, quá xứng đáng được gọi là ‘đại ca hưu’ và chắc chắn nhiều kiểu xuống ga đặc sắc vẫn còn chưa được họ kể ra.
‘..chần chừ chi nữa bước xuống thôi’.
Ai chần chừ cứ việc chần chừ, chứ còn lính Trỗi K3 ta thì... ào ào bước xuống, coi là ‘muỗi’ , là ‘i-run-đa’, phẩy tay một cái là xong – kết thúc một hành trình, xốc lại ba-lô , ai biết huýt sáo thì huýt,ai hát được thì hát…(cũng phải lấy lại tâm trạng chứ, là người đâu phải thần thánh gì ), và lại sải chân bước tiếp trên con đường phía trước mặt…
Lão huynh ĐĐB (B ‘ngọn..’nhà mình ấy) hai mươi năm trước, đang ‘có chớn’ trên đoàn tầu quân đội, hành trình tới hưu cũng còn gần hai chục năm nữa, đột nhiên tuyên bố ‘ga hưu’ tao đây rồi! Nói xong là ‘nàm’: nhảy tầu khóac ba-lô về nhà làm doanh nghiệp bán tã thấm và chè túi lọc đi-mat. Một lần, AE nhận xét : Ô. bán hai thứ chẳng giống ai. Đã bán tã thì bán với thứ cùng sử dụng cho em bé như quần áo, phấn, dầu thoa..còn bán trà thì bán kèm với cà phê hoặc đồ ly tách pha trà…đằng này…? Tức tối nhưng vẫn đủ nhẫn nại chờ mọi người chê xong, B mới phát biểu : chúng mày tư biện hòan thiện theo kiểu bao cấp!...Ngu! Tao bán trà cũng để bán tã, trà trước tã sau, hiểu chưa.Chúng mày vẫn đương ăn theo nhà nước nên cũng chỉ quen nghĩ theo một kiểu mô hình, làm sao mà thấy được cáí mối liên hệ ràng buộc trong đời thực. Này nhé: tao bán trà cho người ta dùng, hà hà…tới lúc nào đó muốn t., thì đây : có tã thấm sẵn sàng phục vụ bạn không cần đi đâu cả xin cứ tự tiện.. tại chỗ…đã nhìn ra sự liên hòan ‘mua cái này tất cần mua cáí kia’ chưa hử ? …Ngay lúc đó, có lẽ vì quá bất ngờ trước lý lẽ kiểu không giống ai này, nên không có một lời nào bác lại, còn AE có ai nhìn ra cái gì không? Không biết.
..Nhưng mãi sau này, càng lâu ngày ngẫm nghĩ mới thấy ‘chiết ní ‘bán hàng của đaị ca B có ý của nó đấy. Té ra, năm này sang năm khác làm việc riết trong một guồng máy vận hành tuần tự theo sắp đặt của kế hoạch, người ta ai cũng bị ảnh hưởng, nên suy nghĩ, phán xét và tưởng tượng, sáng tạo chỉ quanh một vài mô hình kiểu mẫu và thành tâm cho rằng đương nhiên đó tất cả, không có gì khác được thế, không có gì hơn được thế : cãi lộn nhau hay đồng tình a dua về cái này cái nọ, quanh đi quanh lại rốt cuộc rồi cũng vẫn nằm trong cái vòng kế hoạch ấy.
Về hưu, có khi trở thành một cơ hội?
Để nhìn lại mình, nhìn lại sự vật dưới góc độ mới!

‘Vui buồn sướng khổ xin để lại
Sống trọn chữ nhân hết cuộc đời’


Vậy chắc là ‘kẻ hưu’ này khai tâm đi tu chữ ‘người’ rồi đó.
- Tu thì tu, sợ gì,chỉ cần đừng bỏ lại ‘Vui buồn sướng khổ’. Sống bằng ấy năm đến giờ kết lại cuộc đời Ta có được bi nhiêu đổi bằng tâm trí, máu, nước mắt, sao lại bỏ?
Chữ ‘nhân’ liệu có thể hiện lên ở đâu,nếu không phải ở giữa vui buồn,sướng khổ, giữa yêu thương và thù hận, giữa hèn nhát và lòng quả cảm….
- Hì hì, xin bác ‘Ta’ bớt bớt.. giận, hạ hoả cho mát. Mà em hỏi khí không phải : vậy ‘tu’ là thế nào ạ?
- ‘Tu’ là tu.. Ờ.ờ... muốn được giảng giải cho có ngọn ngành mày phài hỏi thầy K.NGH khoá 3 may ra mới biết được.

Vâng ,’Tu’ thì trừu tượng quá mà kết quả được cái gì , hoạ có đến tết tây đen mới thấy được, ấy là lại chỉ vơí người ‘có căn’ thôi nhé.
Nhưng việc này thì có thể làm được ngay: chỉnh trang ,thanh lọc lại bản thân con người mình.Mấy mươi năm - từ khi mới 17 ‘ăn không no, lo chưa tới’ (lời B ‘ngọn’) lăn lộn,tả xung hữu đột kiếm sống trong trường đời- tới nay, ai mà dám chắc hình hài Ta còn nguyên vẹn như thuở nào.Giờ mới thấy : xương khớp, dáng vẻ xiêu vẹo méo mó hết cả, thương tích tích tụ đầy mình…thậm chí có chỗ còn bốc mùi nữa, ngay cả giọng nói cũng thành ngai ngái, mắt nhìn mở to hết cỡ cũng quên mất rồi..., cái nguyên thuỷ của mình đâu mất cả ,quay đi quay lại tuyền thấy cái vay mượn ở đời… vv..và vv.. (trộm nghĩ : K3 ở tp.HCM có 2 sư huynh vẫn còn nhiều chất na-tu-re trong người là: số 1: TR.D, số 2: Đ.Đ.B?)
Vậy thì còn chờ chi nữa: chấn chỉnh, uốn nắn đi thôi! Thời gian có, lại không còn phải chịu bất cứ sức ép nào, thì không có lý gì Ta lại không tìm về được. Và biết đâu biết đâu đấy điều kỳ diệu sẽ xẩy ra : Ta lại về tinh khôi !
- Ôi! Bác ‘Ta’ tỉnh dậy đi! Khổ thân, lại nằm mê giữa ban ngày, bệnh thành mãn tính mất rùi,tội nghiệp quá! Dậy đi, rừa mặt là tỉnh ngay thôi.
- Ơ..ơ..cái thằng này, để yên nào, tao mơ thì có làm sao, việc gì đến mày? Ông nói cho mà biết: đời này cũng là mơ đấy..!Vì sao à..?Vì đời có còn mãi đâu, tới lúc rồi cũng tan biến mất tiêu.

Về hưu cho điều kiện để chấn chỉnh sức khoẻ và tìm lại những bản tính tốt đẹp tự thân cuả ta mà vô tình đã bị lãng quyên.

Ngay sau khi hưu, người có khí chất kẻ sỹ thường suy ngẫm, tỉ mỉ tổng kết đánh giá cuộc đời trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì khác. Thành đạt là khó nói lắm, dù cho cũng có thể qui nó về một số gạch đầu dòng và một vài dãy số.
Không cần phải suy nghĩ về cái sự thành đạt người ta vẫn sống tốt, sống khoẻ, nhưng nếu có nghĩ về nó chút ít cũng ích lợi lắm chứ : bởi đôi khi ta cứ phải thành tâm tự hỏi rằng : mình đang đứng ở đâu giữa cái nhân quần này?
Nhà tâm lý học người Mỹ gốc do thái Maslow (1908-1970) đưa ra bẩy bậc thang từ thấp lên cao về nhu cầu cần thoả mãn của con người để làm tiêu chuẩn đánh giá sự viên mãn của đời người tuỳ theo mức độ đạt được đến đâu:
Bậc dưới cùngcác nhu cầu sinh lý như đói,khát.nóng,lạnh.
Bậc thứ haicác nhu cầu về an toàn và an ninh .
Bậc thứ ba các nhu cầu của cải, tình yêu và được thừa nhận.
Bậc thứ tư nhu cầu được kính trọng.
Bậc thứ năm nhu cầu nhận thức : muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
Bậc thứ sáunhu cầu thẩm mỹ: muốn thấu hiểu lẽ huyền vi của tính đối xứng, sự trật tự và vẻ đẹp lộ thiên cũng như ẩn dấu và khát vọng sáng tạo cái đẹp.
Bậc thứ bẩynhu cầu khám phá đến tận cùng cái đơn nhất của bản thân,cái nó khác biệt với tất cả các cá nhân còn lại.

Nội dung bẩy bậc viên mãn rất là hàm súc, dễ hiểu và cũng mở, khi liên hệ ai cũng có thể tìm thấy sự thành công của đời mình thấp thoáng ở đâu đó trong các nấc thang này mà không hề phát sinh cảm giác ức chế bởi sự ‘cao-thấp’,’trên-dưới’. Hơn nữa bẩy bậc này còn cho một cách lý giải nguyên nhân xẩy ra bi kịch của những số phận: khi mà ta đạt được mức độ cao ở một trong các bậc thang từ thứ tư trở lên, nhưng chỉ ở mức thấp ở các bậc từ thứ ba trở xuống.
Tuy nhiên vẫn khó khẳng định được là nó đầy đủ và đúng cho phần lớn các trường hợp. Ít nhất có hai thất vọng khi đọc các tiêu chuẩn của Maslow trong bối cảnh hiện nay ở xã hội Việt nam :
Thất vọng thứ nhất : tiêu chí thành đạt cao nhất mà dư luận xã hội ta thường đề cao một con người là ‘cuả cải’ và ‘được thừa nhận’ lại chỉ nằm trong hai nội dung của bậc viên mãn thứ ba / bẩy.Như vậy các bậc thang từ bốn tới bẩy thì sao, nó ở đâu trong thang bậc đo giá trị con người của xã hội chúng ta?
Muốn hiểu rõ thêm để trả lời các thắc mắc này, họa chăng phải nghe được ý kiến từ Đ.Kh, Ch.Th – là những bạn K3 từ lâu đã có cốt cách suy nghĩ như những bậc trượng phu.
Thất vọng thứ hai : Quyền lực không được kể tới trong tiêu chuẩn của Maslow.
Liệu có thành kiến của người trí thức ở đây không? chuyện này nhất quyết phải thỉnh giaó thầy Th.C mới được.

Về hưu rồi cũng nên chuẩn bị cho mình cách nhìn nhận thông thái những giá trị của con người và xã hội. Biết mình là ai, đang ở đâu sẽ giúp cho tâm lý ta khoẻ mạnh vui vẻ được với đời.
Chuyện về hưu với nhiều bạn K3 còn đơn giản hơn nhiều : nó như cái vạch trắng phân biệt người đi bộ với xe cộ khi sang đường, bước vài bước là qua. Và một cuộc sống nữa mở ra bất kể đoạn đường trước thành công đến đâu, được mất những gì. Tr.M.Đ làm chế bản, VCK3 làm bê-tông tươi, Ch.Nh làm nghề in,V.Tr lại ngồi sau vô-lăng, H.Đ làm nghề dạy học,Th.K làm văn phòng…vv và vv.. Bạn về hưu trước luôn là tấm gương cho bạn về hưu sau học tập làm theo.
Như Ch.Nh nói : dù hoàn cảnh thế nào AE ta cũng sống ‘OAI HÙNG’.

Vậy đấy! Đến đây chuyện về hưu này không còn gì để nói nữa!

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009