Lên máy bay thấy toàn lính mang ba lô, cả vũ khí tùm lum hết. Chỉ có tôi tay xách cái va ly và một anh nữa khoảng 30 tuối là bận thường phục. Ảnh chỉ xách theo một cái giỏ nhựa nhỏ. Thấy tôi, ảnh xáp lại ngồi gần và làm quen : Đi Sài Gòn lần đầu hả? – Dạ - Thăm gia đình? – Dạ …Trong suốt chuyến bay ảnh nói chuyện đủ thứ. Hầu hết là những chuyện tôi đã từng nghe khi ở Hà Nội. Nào là vô Sài Gòn phải coi chừng, tụi ngụy vẫn còn đó. Nào là ở trong đó trộm cướp kinh khủng. Nào là chuyện có người bị tụi cướp giật đồng hồ không được liền chặt cả cái tay mang đi ! … Toàn những chuyện khủng khiếp. Mặc dù trong thâm tâm tôi đã xác định : Cướp giật cỡ nào thì không biết, người ta sống được thì mình cũng sống được, nhưng nghe riết cũng thấy nhờn nhợn….
Xuống máy bay, may mà có ảnh, nếu không tôi đã theo đám lính đi sâu vô Tân Sơn Nhất rồi. Ảnh kêu : Đi đây! Ra cổng đi đường này. Rồi đi một đoạn, ảnh vẫy một cái Pick-up chạy ngang đi nhờ ra cổng Phi Long, chớ để tôi lết cái va ly thì chắc đến “Tết Công –gô” mới tới.
Vừa ra tới cổng, ảnh ngoắc ngay một cái xích lô máy (thứ mà lần đầu tiên trông thấy trong đời – xe gì mà có cái “bàn thớt” chĩa ra cho khách ngồi lên chạy ào ào cứ như muốn đút mình vô gầm xe tải đằng trước vậy!), 2 anh em lên ngồi chung. Ảnh hỏi tôi về đâu rồi nói : Ừ anh ở gần hơn, nhưng giờ về nhà em trước rồi vòng lại anh sau. Ảnh quay lại nói địa chỉ cho ông xích lô xong ghé tai tôi nói nhỏ : Em mới vào, không biết chứ, phải cảnh giác. Vừa nói ảnh vừa hé miệng cái túi để trên đùi cho tôi xem thấp thoáng một khẩu K59 bên trong. Nghe cũng thấy run, nhưng tôi tin tưởng vào bộ dạng của mình với cái quần zin loe, áo bụi, đi sa-bô trông không khác dân Sài Gòn là mấy.
Xe chạy dọc đường Trương Minh Ký (Lê Văn Sĩ bây giờ). Tôi giương mắt quan sát 2 bên đường náo nhiệt và chen chúc (so với Hà Nội bấy giờ thì đúng là quá mức tưởng tượng, chớ với ngày nay thì thật chẳng thấm vào đâu). Rất, rất nhiếu thứ đập vào mắt một thằng lần đầu tiên vô Sài Gòn. Nhà cửa san sát, cái nào cũng là cửa hàng, ko bán thứ này cũng bán thứ khác, xôm tụ như Hàng Ngang, Hàng Đào ở HN vậy. Biển hiệu, quảng cáo xanh đỏ y như trong mấy phim của tụi Tư bản. Xe gắn máy (Honda, PC …) chạy ngợp đường (theo con mắt lúc đó) chẳng thua gì xe đạp ở HN. Thanh niên ăn bận quần loe, áo bó rất mốt chớ không có áo bà ba khăn rằn như vẫn tưởng tượng về miền
Chắc nhìn “tướng” tôi có vẻ bình thản quan sát đường phố một cách tự tin, nên ông anh kia cũng thấy an tâm. Xe chạy một lúc, bỗng ảnh kêu : Đây, nhà tôi đây rồi! Thôi … anh xuống … – Vừa nói, ảnh vừa nhìn tôi dò xét. Nhưng tôi vẫn mải mê với những ấn tượng mới nên cũng hờ hững : Dạ … Cám ơn anh! Ảnh xuống xe chỗ “nhà” ảnh mà sau này tôi mới biết đó là trụ sở làm việc của luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Trương Minh Giảng, nay là Trần Quốc Thảo (chắc ảnh trong đội bảo vệ của Luật sư).
Chạy thêm một đoạn nữa, ông già xích lô nói : Đường Hồng Thập Tự đây, quẹo bên nào cậu? - Ờ … không biết nữa! - Ủa, cậu mới vô Sài Gòn lần đầu? – Dạ. - Vậy mà tôi nghĩ ông hồi nãy mới là lần đầu! – Ơ …
Rồi thì cũng tới nhà, gặp gia đình, bạn bè một cách an toàn, chẳng có nguy hiểm nào mà phải cần tới K59 cả! Sài Gòn là như vậy.
4 nhận xét:
Khi tôi lần đầu vô SG (1975) Thì đường Trương Minh Giảng vẩn còn là một chợ trời lớn với rất nhiều hàng điện tử... chủ yếu là các dàn âm thanh HiFi, quay dĩa, băng cối...
AMk3
Tui cũng giống HM, khoái xài "hàng nóng". Mình dek bít Võ Kéo Fé, Xỏ Xiên, Cờ Thế...cà khịa tui là tui "Phơ" luôn cho gọn.
Khai trương quán Gen HP ở Đà nẵng
Mời xem ở liên kết này: http://nguyenphuchoc.blogspot.com/2009/06/khai-truong-quan-gen-hp-o-nang.html
Zen là một trường học của Phật giáo, gọi tắt trong Tiếng Trung Quốc như là Chán, chính nó xuất phát từ tiếng Phạn, trong đó có nghĩa là "thiền"... Mời các bác truy cập từ đây http://en.wikipedia.org/wiki/Zen
Nay được vợ chồng bác Hải Phượng (gọi tắt HP cho nó tin học) đặt làm tên cho quán cafe wifi mới khai trương, gọi trại thành Gen hay hơn tiếng Phạn chứ ?
Đăng nhận xét