Sự “để đời”
Lâu rồi tôi mới lên mạng (cũng là còn ham đi chơi đây đó). Lần này mở trang K3 gặp ngay bài của HMK6 (chỉ nghe tiếng, cũng coi như quen vậy) “Cảm xúc khi đọc SRTKL” (27/11/2010). Tuy tự nhận là “dốt văn”, nhưng tôi thấy bài nào của HMK6 cũng có cái… hay : Hành văn “ụych tẹc” rõ ràng, cách nhìn có tình có lý, luôn hướng thiện về bạn bè đã tạo nên cái “hay” ấy chăng?!
Tôi cũng có vài cảm nhận từa tựa HMK6 về 3 tập sách SRTKL của chúng ta :
Tập 1 là một ly nước mát (nước lã thôi) để chắp nối lại đám bạn bè. Tập 2 là một ly bia ướp lạnh, tạo thêm hứng khởi. Tập 3 là một bữa liên hoan nhẹ…
Tất nhiên, “tác giả” (tôi cho vào “…” vì tất cả chúng ta đều không ai có “ý đồ” làm văn ở đây) là những người không chuyên, nên tập nào cũng có sự thô ráp, trục trặc của dân “ngoại đạo” văn chương… Được vậy là tốt rồi.
Hồi BBT hô hào làm SRTKL2, có vài bạn nhỏ nhẹ, - Chắc đây là tập cuối của mấy ông hưu trí. Ta ráng “có mặt chút đỉnh” cho vui. Cũng là dịp “bố cáo” mình vẫn còn … sống “phẻ” (!)
Ai cũng chỉ nghĩ là “cho vui” thôi, nhưng khi viết đều cố gắng cho … đàng hoàng. Không tự viết thì “bắt” thằng khác viết dùm. Còn đứng tên ai thì … “makeno”(!) miễn không “sai phạm” gì là được. Nó như một “biểu tượng” cho ngôi trường xưa không còn chút dấu tích, như sự kích họat chắp nối lại đám bạn bè “mất tăm” sau mấy chục năm (điều này có lẽ “nổi lên” rõ hơn ở đám anh em phía Nam, nơi còn phảng phất tâm trạng của dân đi “mở cõi” phải trăn trở hơn và … “liều lĩnh” hơn chăng (?))
Tưởng SRTKL tập 2 là xong, anh em “xếp bút ngiên” nghỉ… khỏe. Ai dè lại có cả tập 3 SRTKL “hoành tráng” hơn ra đời. Đọc cũng thích (riêng tôi cũng có vài bài, mà chưa kịp “sửa sang” chi cả, nếu có sai sót gì, xin được lượng thứ). Nói như HMK6 : Với tài năng văn bút thế này thì “bị” hay “được” đưa vào sách cũng “đã” lắm rồi(!) “thôi thì anh em mình cả, ai chửi thì … mình nghe. Chỉ còn biết sori… sori liên tục…” Vui vậy. Nhưng dù sao cũng nên lắng nghe và rút kinh nghiệm (cả nội dung và cách làm) để lần sau có gặp nhau thì … vui hơn. Thế thôi.
Nay bạn HMK6 lại “gợi ý” việc làm tiếp SRTKL tập 4, với ý tưởng : Phải là một tác phẩm văn học thực thụ, hấp dẫn và là một cuốn sách để đời… Không biết các bạn khác “cảm” sao, chứ riêng tôi thì nghe hơi … hoảng! Ý tưởng là chính đáng, bài vở chắc chẳng thiếu, tâm sự còn đầy… Chỉ cần 1/10 “quân số” nhúc nhắc cầm bút thôi là… nhòe. Nhưng nêu “mục đích, yêu cầu” đến mức ấy thì “hoảng” là phải. Vì tôi thiết nghĩ : Đa phần anh em mình tuy đều có học hành tử tế, không ít người khá sâu sắc về trí tuệ (tôi không dùng từ “trí thức” vì bằng cấp giờ kiếm đâu chẳng có!) hoặc có nhân cách, bản lãnh đáng quý (dù thành danh hay không) nhưng đều là dân nghiệp dư về văn chương. Văn chương là tinh túy của đời, nhưng cái thế giới ấy nó mờ ảo, khúc chiết lắm, không phải là nơi của sự tâm tình bạn bè. Ở các cuốn SRTKL ta chỉ vì cái tình mà viết. Vì nhau mà viết. Viết cho vui. Sai thì sửa. Không ai có tham vọng gì ở đây (nếu có, họ lại chọn một “sân chơi” khác). Vậy nên, nếu đặt mục đích yêu cầu cao quá (một tác phẩm văn học thực thụ, một cuốn sách để đời…) thì chắc là sẽ … không ai dám viết nữa! (Chắc tôi cũng vậy!). Không phải do anh em ta “tài hèn đức kém”, mà vấn đề là : không nên đặt vấn đề ấy ra !... Lăn tăn về nó là mệt.
Sống đến tuổi này (trên dưới 60), lặn lội cũng nhiều, lo toan cũng lắm (cả việc chung, riêng) tạm coi là hiểu đời. Nhiều chuyện nhốn nháo, đảo điên vậy mà vẫn điềm tĩnh, vui tươi, tạm coi là yêu đời (thậm chí là cả tin đời)… Còn cái đọan “để đời” xin hãy đứng … xa xa (“kính nhi viễn chi” mà).
Nên nhìn nhận những cuốn sách SRTKL một cách bình thường, dung dị (như có bạn “mô đó” đã đùa : “Tau rứa đó, mi coi thì coi, không thì… vứt”). Như cuộc đời có dở có hay. Hay, dở đan xen. Vui, buồn lẫn lộn, gạn lọc để biết thêm về nhau. Chê bai nặng lời, khen ngợi quá mức, hay kỳ vọng quá cao đều là không nên. Cuộc đời của những cựu thiếu sinh quân chúng ta cũng vậy : hay, dở đan xen. Vui, buồn lẫn lộn… bình thường như bao người. Từ cuốn sách này, hay mọi sự giao lưu khác, là để niềm vui nhiều hơn, sự buồn bớt đi. Còn từ đó “rút ra” được cái gì là việc riêng của từng người.
Cuối cùng, theo tôi, ba cuốn sách SRTKL đã đạt được mục đích của mình (tạo nên một “biểu tượng” chung kết nối bạn bè lúc ban đầu) và hiện nó đang tồn tại êm ả trong anh em ta. Thế là vừa lượng, “quá lửa mất thiêng”. Nên dừng ở đây. Nhiệm vụ tiếp theo của sự kết nối ấy từ nay là của các Ban liên lạc, các mạng bạn Trỗi, các buổi “giao ban”… Tuy nhiên, nếu trong các cuốn sách “cho vui” ấy có vài bài nào đó, hình ảnh nào đó, hay chỉ vài chi tiết nào đó (có thể lắm chứ!) khiến bạn cười vang sảng khoái; hay trở nên tư lự, bồi hồi… thậm chí nghẹn nghào, nước mắt trào ra (như các bạn DM, CT, CP, KQ, KT, PH, ND, KL… đã viết) thì đó cũng chính là sư “để đời” chứ sao! Cái khái niệm “bất thường” này thực ra cũng chỉ là bình thường vậy thôi.
Nếu đều cùng quan niệm vậy, dẫu có ra đến SRTKL tập 4, tập 5… thì chắc nhiều bạn cũng cứ là … OK
Chí Thọ (K3)
12 nhận xét:
Ý anh Tuấn Linh hay. Cứ giản dị như những thằng lính Trỗi đã có. Anh em nếu còn suớng, còn thích thì cũng dám làm lắm đấy!
Kiều "chọc" của Hà "mèo" sợ hơi nặng đô, vì anh em ta đa phần cũng "phình phuờng phôi". Nhưng cách nói của Hà, theo tôi, thật ra là MÁU đấy???
Nhìn chung thấy, anh em càng già càng viết hay thì phải!!!
Bỏ mẹ... nhầm. Sửa là "Ý bác "Chí Thoạ" hay"!!! (Bác Linh post bài).
Nhớ lần chú Bạ điểm danh, đọc: "Em Trần Chí Thoạ!". (Giọng Hải Phòng mà).
Chú Bạ có thằng Điện học k5 rồi xúống k6. Không hiểu giờ Điện ở đâu? Chú cũng mất rồi. Ở dưới đó xin chú tha tội cho mấy thằng cháu nghịch ngợm này!!!
ACE ta đều bình thường thôi, KQ nói chí phải, nhưng mà như nhận xét của anh Chí Thọ thì lại trung bình quá. Tôi nói vậy không nhằm muốn ACE phải cố gắng viết sách hay, chau chuốt ngôn từ, tìm tư liệu thật chuẩn, bởi cái đó dành cho các tác phẩm thương mại. Tôi muốn khi có tác phẩm rồi, ACE ta đọc lên, đều vui vẻ, ko băn khăn áy náy vì một chủ đích nào,đọc mà như viết, viết mà như chơi thì nó mới thực sự vui vẻ. Tôi đã từng hỏi một tác giả của bài viết tôi đọc, hắn nói: Mày thông cảm cho tao, có biết viết lách thế nào đâu, bỗng nhiên thấy có tên, ngượng chết đi được. Lại có bạn khi đọc xong chính tiểu phẩm của mình thì...nhăn mặt, bởi bị sửa ko như ý mình, thành ra hơi bị... buồn. Bởi vậy tôi muốn chúng ta Rất nên hưởng ứng bạn HMK6, cũng như của BBT trường, nhưng nên viết và trình bày bài viết một cách khoa học hơn, có tính pháp luật hơn, đừng có phóng túng quá như Dân Trỗi trong 3 tập đã sinh ra,có vẻ khói lửa quá. "Nếu đều cùng quan niệm vậy, dẫu có ra đến SRTKL tập 4, tập 5… thì chắc nhiều bạn cũng cứ là … OK"
Chí Thọ K3 :
- Bạn Thắng K5 : Góp ý của bạn về các khiếm khuyết khi làm sách trước đây là xác đáng, chắc BBT và anh em cũng đã rút kinh nghiệm.
Ý chính tôi muốn nói ở đây là : Bạn HMK6 nêu yêu cầu (và cũng là mong ước) về nội dung hơi cao (là một tác phẩm văn học thực thụ, hấp dẫn, để đời...) thì tôi e sẽ làm cho nhiều anh em ngần ngại, dè dặt khi cầm bút, mặc dù ai cũng muốn đạt được vậy chứ.
Thôi thì, ta "gói gọn" các ý kiến này về cho BLL và BBT chịu khó nghiên cứu, để (nếu còn làm nữa) thì sẽ hoàn thiện hơn (còn lâu mà, khi ấy mắt mũi kèm nhèm lại khó đọc).
Cám ơn bạn Thắng K5 và KQ nhé.
Anh Chí Thọ à: Đọc tin anh, tôi lần giở lại sự mong muốn của tác giả HMK6, thực ra bạn HM có nói: "Nếu tập 4 không phải là 1 tác phẩm văn học thực thụ hấp dẫn thì chắc chẳng ai xem,... Bạn Trỗi bây giờ không chỉ cần nhớ lại những kỷ niệm mà cần 1 cuốn sách “để đời” cho con cháu mai sau..." Tôi cảm nhận thực ra bạn HM rất muốn ACE ta viết tiếp các tác phẩm cho trường và sau này tất nhiên con cháu ta còn xem tiếp, nói là TP văn học thực thụ chẳng qua là bạn đó muốn chúng ta nên cẩn thận hơn trong"Lời ăn, tiếng nói" để khỏi có sự đôi co thôi. Còn tôi thì cảm nhận là nếu còn có tác phẩm để đời đâu có khó, vì có sự mong muốn của nhiều người, của bản thân anh Thọ khi nói tốt nhất gửi các phản hồi cho BBT suy xét, rồi lại bạn KQ cũng khẳng định là:
Nhìn chung thấy, anh em càng già càng viết hay thì phải! Cho nên tác phẩm để đời chắc thành công anh Chí Thọ ạ, miễn là mỗi người đều đồng lòng hành xử: Mình vì mọi người. Anh Chí Thọ có đồng tình vậy không ?
Trò đời cái thằng không làm nên trò trống gì thường thích nổi danh.
Sách gì đó- mà tên mình được ghi vào đó vài lần là cảm thấy oai như...cóc. Mới sinh ra vọng tưởng làm sách để đời.
Bảy Tàng
nhận xét của bảy tàng ngang tàng quá, ko có tính xây dựng. Ý anh Chí Thọ ko phải phê phán mà kêu ca HM có ý tưởng cao siêu sợ ACE ta khó với, ko đời thường chứ ko phải là ko nên làm tập tiếp theo. Còn ý của anh k5 gì đó cũng chỉ muốn AE viết bài theo IZO 2010,tuân theo tương đối luật pháp là cả nhà đều vui mà, cớ sao anh chàng ngang tàng lại NX gay gắt thế ?
ND hơn.
Chí Thọ K3 nói : Anh em mình chỉ bàn ngoài lề để góp ý vậy thôi ( nhân có bài viết hay và nhiệt tình cùa bạn HMK6)chứ việc quyết làm hay không là do đa số anh em, do BLL, BTT.
Dù "cấp trên" quyết thế nào thì qua ý kiến của các bạn tôi thấy cũng vui (tất nhiên là trừ một ý kiến "thiếu xây dựng") vì anh em ta đã chân tình trao đổi với nhau, với tư cách bạn bè đã lớn, vì việc chung. Chắc chắn mọi người có liên quan đều đã rút kinh nghiệm. Chuyện cũ không nên nhắc lại nữa. Nặng lời, hay mỉa mai với ai đó là rất không nên.
Có thể sẽ có ra tập 4 như các bạn nói (chắc phải 5 - 10 năm nữa) mà cũng có thể dừng lại ở đây (như ý tôi nêu) nhưng ta cứ giữ được thái độ đối thọai này : thẳng thắn, nhẹ nhàng và pha chút ... hài hước của tình bạn. Chẳng ràng buộc gì cả. Sửa lại các sai sót, vui thì ta làm tiếp, mà "không vui" thì thôi. Như thế là mọi người đều ... vui.
Khi ACE bình luận,nhận xét về SRTKL 3,bản thân tôi trong tâm trí rất lúng túng vì sự đan xen mâu thuẫn lồng ghép vào nhau giữa tình và lý, đúng và sai,vui-buồn...kéo dài nhùng nhằng cho tới lúc đọc được bài thơ 'Hoa Huệ' của NT Bế Kiến Quốc do một bạn ND có nhã ý đưa lên trên nhận xét và các comments tiếp theo,Tôi vỡ vạc ra nhiều : các yếu tố nội tâm vẫn còn đấy nhưng được sắp xếp lại và được chiếu rọi bởi một cách nhìn khúc chiết,biện chứng.Gì thì gì ,có quan tâm thì mới có ý kiến.
Sau đó lại được đọc bài của HMK6 'bức tranh' SRTKL càng rõ hơn. Tới bài của anh Chí Thọ thì tôi hoàn thành giai đoạn 3 của 'quá trình nhận thức SRTKL'. Với tôi, quan đểm tiếp cận để nhìn nhận vấn đề này của anh Chí Thọ là hợp tình hợp lý,chí tình chí lý, rất thuyết phục mà cũng 'mở'. Anh Thọ giống như Cụ Khổng Tử đã nhận xét ở tuổi U60 : "Lục tuần nhi nhĩ thuận".
Xin cám ơn các anh.
Nhà bác Chí Thọ ăn nói thâm thúy, nói một nhưng dụng ý để bạn đọc luận thành hai, ba. Các bác đừng hiểu nội dung theo nghĩa đen trơn tuột.
Chuyện khác: bác Chí (Thọ) kể cũng lạ. Hồi ĐHKTQS, vào mùa thi, trong khi sinh viên cắm đầu cắm cổ ôn thi, môn Sức bền vật liệu (ví dụ thế), thì bác Chí lại cắm cúi đọc đọc viết viết. Ngó vô, té ra đang nghiên cứu Lịch sử - về việc ông Tổ Địch vượt sông Trường giang (ví dụ thế). Giá biết trước thì Đ-CP cho nhà bác đi theo ngạch Văn - Xã.
Không cho đi học lúc đó thì học sau này. Tay này từng là Chính ủy X51, từng là cây bút không tồi... Hiiii! Phải không, bác Chí? (CQ lại hỏi: CT hay CQ???).
Bài của bác Thọ sao thấm thế nhỉ. Đúng là bậc đàn anh của bọn khoá dưới chúng em.
Đăng nhận xét