Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Nam Bộ thế kỷ XVII và việc chuyển giao chủ quyền

I. Chân Lạp và vùng đất Nam Bộ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI
Các tên gọi "Thủy Chân Lạp'' để chỉ vùng đất Nam Bộ ngày nay có lẽ đã xuất hiện trong sách sử Trung Quốc từ sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam vào TK VII, để phân biệt với "Lục Chân Lạp", lãnh thổ Căm pu chia ngày nay.

Tuy nhiên Chân Lạp gặp nhiều trở ngại trong việc sở hữu và quản lý vùng đất này.
Đây là vùng đồng bằng mới được bồi lấp, nhiều, không thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn, hơn nữa họ chỉ quen khai thác trên những vùng đất cao. Chính vì vậy việc quản lý vùng đất này vẫn thuộc về những người có dòng dõi vua Phù Nam.
Phù Nam vốn là đế quốc hùng mạnh với nhiều tiểu quốc, trong đó có Srivijaya của
người Java, tiếp tục tồn tại và phát triển sau khi Phù Nam tan rã, Chân Lạp cũng như vùng đất Nam Bộ với tên gọi lúc đó là Thủy Chân Lạp đã có gần 100 năm ( tính cho đến năm 802) thuộc quyền cai trị của người Java.

Từ TK IX đến cuối TK XI Chân Lạp là một quốc gia cường thịnh với văn minh Angkor rực rỡ, điều đó cho thấy sự quan tâm và những nỗ lực của chính quyền Chân Lạp cho vùng đất căn bản mang tính truyền thống ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông, từ đó mở rộng ảnh hưởng về phía Tây, lưu vực sông Chao Phaya
Kết quả nghiên cứu từ các di chỉ khảo cổ học cho thấy ảnh hưởng của văn minh Angkor và dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ trước TK XVI là không nhiều. Châu Đạt Quan- sứ thần TQ, đến Chân Lạp vào những năm 1926-1927 trong một tài liệu mang tên " Chân Lạp phong thổ ký" đã miêu tả như một vùng đất hoang sơ, không một bóng người.

Từ cuối TK XIV các vương triều Xiêm đã liên tục bành trướng, gây áp lực với Chân Lạp, chiến tranh diễn ra trong suốt 78 năm từ 1353 đến 1431 dưới triều vua Ayuthaya ( Xiêm). Vì vậy trong các TK XVI và XII đã có sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ triều đình Chân Lạp, cũng từ đây Chân Lạp bước thời kỳ suy vong.
Cũng như vậy Chân Lạp cũng mất dần khả năng kiểm soát đối với vùng đất Nam Bộ của chúng ta ngày nay.
II.VIỆC CHUYỂN GIAO CHỦ QUYỀN VÀO THẾ KỶ XVII
Từ đầu thế kỷ XVII, lưu dân người Việt từ Thuận-Quảng đã đến Mô Xoài ( Bà Rịa),
Đồng Nai ( Biên Hòa) khai phá vùng đất này, hình thành những làng, xã đầu tiên của người Việt ở đây. Giáo sĩ người Ý có tên là C.Borri đã sống ở thị trấn Nước Mặn( nay thuộc Tuy Phước- Bình Định) từ năm 1618 đến năm 1622 cho biết, dưới sự bảo trợ của Hoàng hậu người Việt của vua Chân Lạp Chay Chetta II, vùng đất này ngày càng thu hút đông đảo cư dân người Việt, đó chính là cơ sở kinh tế-xã hội để các chúa Nguyễn từng bước hợp thức hóa chủ quyền đối với Nam Bộ trong hòa bình, chứ không phải bằng bạo lực như sự thay đổi chủ quyền vào năm 55o từ Phù Nam sang Chân Lạp.
Có thể nói đã có một thay đổi quan trọng trong bang giao giữa Chân Lạp với Đàng trong của các chúa Nguyễn từ sau cuộc hôn nhân của Chay Chetta II với công chúa Ngọc Vạn, lưu dân người Việt sinh sống và làm ăn ở đây đã có được một hậu thuẫn
quan trọng, một đảm bảo cho công cuộc mưu sinh ở một vùng đất hoang dã, ngập
nước sình lầy. Cũng từ đây một cơ chế quản lý chính thức và bán chính thức mang
tính nhà nước của các chúa Nguyễn được dần dần hình thành trên đất Chân Lạp để đến năm 1698 thiết lập chính hệ thống hành chính đầu tiên của Đàng trong, ghi
nhận một mốc son của việc chuyển giao chủ quyền của Chân Lạp cho các chúa Nguyễn ở vùng đất Nam Bộ ngày nay.
Giai đoạn từ năm 1623 đến 1698 có thể được coi như thời kỳ hình thành và xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất vốn là của Chân Lạp vớih một số sự kiện
chủ yếu sau :
1. Thiết lập trạm thu thuế
Năm 1623 một phái bộ của chúa Nguyễn đến Oudong xin lập thương điếm và mở trạm thu thuế tại Prei Nokor ( Sài Gòn) và Kas Krobei ( Bến Nghé), thành công của
thương vụ này có đóng góp quan trọng của Hoàng hậu người Việt ( Ngọc Vạn!!!). Sự
kiện này được ghi nhận trong Biên niên sử Khmer do người Pháp viết.
2. Thiết lập đồn binh
Việc hình thành các căn cứ quân sự ở một vùng đất ngày càng đông lưu dân người
Việt đến làm ăn, sinh sống, để đảm bảo an toàn về con người và tài sản là một nhu cầu tất yếu. Sự ra đời của các đồn binh được ghi lại cụ thể sử sách nhà Nguyễn.
Một vài chấm phá từ sử liệu đủ cho thấy sự hình thành chủ quyền trên vùng đất
Nam Bộ ngày nay từ Chân Lạp không phải bằng chiến tranh và bạo lực để thôn tính đất đai mà bằng lao động khai phá, hình tượng " Mang gươm đi mở cõi " của
Huỳnh văn Nghệ, vì thế cần phải hiểu lại cho đúng.
31 tháng 5 năm 2011

5 nhận xét:

TC nói...

LC: thủ đô Chân Lạp thời Chay Chetta II ở đâu? Và đây là một vương quốc rộng nhưng thực chất chỉ quản một phần nhỏ, hay là vài vương quốc nhỏ? (Nói thế vì Chăm là từ nhiều tiểu vương quốc, tan rã nhanh khi bị người Việt tiến vô).

hadongtran nói...

Qua bài này , năng lực sinh sản nhanh đã trở thành 1 yếu tố quan trọng có tính quyết định trong việc thực hiện chủ quyền với Nam bộ .

LC : Thời trước , lãnh thổ Đại việt sát tận Phnong pênh , nhưng sau Pháp vào , lập liên bang Đông dương , ta mất 2 tỉnh ( còn lại như hiện nay ).Hòa ước 1884 Pháp kí với nhà Thanh , để có quyền lợi khai thác miền Vân nam , Pháp làm ta mất 1 giải đất lớn từ Phòng thành ...phải ko cậu ?

Tualinh nói...

Cám ơn LC.

HCQuang nói...

Cám ơn giáo sư lecong.

lecong nói...

HD: Bang giao VN (thời nhà Nguyễn bao gồm cả thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn) với Căm Pu Chia ( thời Chân Lạp) và Thái Lan( thời Xiêm La)có một số vấn đề đáng quan tâm:
1. Nội tình Chân Lạp luôn trong tình trạng mất ổn định, tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc diễn ra triền miên
2.Phương thức giải quyết vấn đề của họ là cầu cứu ngoại bang như VN hoặc Xiêm La,các nước này lại luôn nuôi tham vọng,bành trướng,mở rộng không gian sinh tồn vì thế đây là cơ hội không thể tốt hơn. Lịch sử Chân Lạp trước đây và Căm Pu Chia ngày nay là lịch sử của những tranh chấp để tranh giành ảnh hưởng giữa VN và Thái Lan ở vùng đất này.
Tớ sẽ gửi một bài về "Lịch sử Chân Lạp
các cậu đọc cho vui và "bình loạn".