Các giáo sư, tiến sỹ cãi nhau mấy chục năm nay chỉ vì mỗi chuyện: Con người thời cổ đại có mắc bệnh ung thư không? Dưới đây là một vài ý kiến trong bọn họ:
Ung thư là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên hành tinh, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Theo WHO, mỗi năm có hơn 6 triệu người chết vì ung thư và gần 10 triệu trường hợp mới được phát hiện. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu khoa học đang tìm cách để đánh bại căn-bệnh-có-nguyên-nhân-đến-nay-vẫn-chưa-được-hiểu-rõ. Đôi khi, phải đi sâu vào quá khứ để cố gắng trả lời các câu hỏi mà giới chuyên viên đặt ra. Đó cũng là công việc của các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu gần một nghìn xác ướp cổ Ai Cập và Nam Mỹ. Họ nhận thấy, trong số tất cả các loại bệnh tác động tới con người cách đây 3000 năm, không gặp trường hợp thuộc về bệnh ung thư.
Thời cổ đại, con người không bị bệnh ung thư. Đây là kết luận của các nhà khoa học Anh, đi sâu vào quá khứ hàng nghìn năm để nghiên cứu các nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Theo họ, ung thư là một sản phẩm của nền văn minh.
Giáo sư David Zaridze, Trung tâm nghiên cứu ung thư Viện hàn lâm y học Nga nhận xét, có những cơ sở thực tế cho giả thuyết của các nhà khoa học Anh, cho rằng vào thời thượng cổ, trong môi trường không tồn tại yếu tố gây nên căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần tham khảo các thống kê liên quan cũng đủ thấy rằng, ngay cả vào đầu thế kỷ 20, rất hiếm gặp trường hợp khối u ác tính.
Theo David Zaridze, những nguyên nhân gây bệnh xuất hiện cùng với sự phát triển của tiến bộ công nghệ, do ảnh hưởng của các yếu tố nền văn minh. "Trước hết, đi liền hoạt động công nghiệp hóa là những biểu hiện ô nhiễm môi trường. Đó không chỉ là không khí mà chúng ta hít thở, mà trước hết là sự ô nhiễm môi trường làm việc. Tiếp đến, giai đoạn Thế chiến thứ nhất, thuốc lá đã được đưa vào sản xuất công nghiệp. Cùng với sự ra đời của công cụ mở rộng khả năng tiêu thụ thuốc lá, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi và các loại ung thư khác liên quan đến hút thuốc lá đã tăng nhanh".
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết là người cổ đại đã không được sống tới lúc bị bệnh ung thư, bởi căn bệnh này có đặc tính tuổi tác. Giáo sư David Zaridze nói "Người cổ đại chết vì bị thú ăn thịt, chém giết nhau trong chiến tranh. Có thể họ chết vì một số bệnh mà ngày nay chúng ta không biết đến. Người cổ đại thường qua đời trước khi ung thư kịp phát triển. Ung thư là căn bệnh của tuổi già và trung niên. Ngay cả vào đầu thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình trên thế giới mới chỉ ở mức 40-45 tuổi, còn hiện nay tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển là 80-85".
Trong cơ thể con người liên tục diễn ra các sự đột biến của gen. Thông thường những đột biến này được bù đắp, có nghĩa được cơ thể loại bỏ. Nếu điều này không diễn ra sẽ xuất hiện ung thư. Những yếu tố bên ngoài đang làm tăng mạnh nguy cơ nảy sinh đột biến không thể loại bỏ. Dưới thời cổ đại, hầu như không có những mối nguy hiểm như vậy. Kết luận của các nhà nghiên cứu Anh không có ý kêu gọi chúng ta trở về hang động, nhưng nói lên sự cần thiết giảm thiểu tác động có hại của môi trường đối với con người.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
11 nhận xét:
Tôi hiểu bệnh Ung thư là một loại bệnh do biến đổi gen, mà chủ yếu là do ảnh hưởng của môi trường, do ăn uống. Ngày nay môi trường quá bẩn, nhiều hoá chất độc hại, cũng như con người thọ quá mà bị bệnh là điều đương nhiên, vậy bệnh này là sự phát triển do thời kỳ văn minh, đúng quá rồi.
Anh Chí làm thế mô mà post được bài ni hỉ? Cả ngày hôm nay trình soạn thảo trong chức năng post bài của blogspot giở chứng :(
@AMk3: dùng cách đăng bài qua email vậy. Sửa bài thì không thể trong điều kiện này.
Chào bác AMK3.
Tui ít khi post bài trên mạng để dành cho mình cũng như để cho người khác coi, mà thường là chép một mớ hỗn tạp (trong 1 chủ đề) của nhiều tác giả, và cắt xén, chắp vá, thêm bớt (chủ yếu là bớt). Tới một lúc nào đó, tui mới moi ra "nghiên cứu". Rồi tới khi thấy "thời cơ đến" thì trình các cụ coi chơi.
Thành thử bài của tui (nếu có thể gọi là của tui) có mầu sắc của dăm vị tác giả nhưng chẳng ra hồn là của ai cả. Chứ nếu chỉ của 1 bác/chú/cô, thì với cái trò cắt xén, đẽo gọt, chắc bị người ta đánh cho tòe mỏ rồi.
Ngay cả bài của Đỗ Nghĩa, Đạt Bột tui đưa lên blog lanbien cũng chỉ nguyên văn có 70% thôi, bị cắt gọt tèm lem. May mấy chú nớ thông cảm, chứ không thì ... mất tình anh em rồi.
Chơi cái trò ăn gian cực lắm, các bác ơi.
- Ludwig van Beethoven 57 tuổi. NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT TẠM CHO LÀ "bị đầu độc".
- Wolfgang Amadeus Mozart 35t: "vẫn còn là một ẩn số".
- Nguyễn Huệ 35t: "Xuất huyết não dưới màng nhện do viêm phổi sặc".
- Lê Lợi 49t: "chưa rõ nguyên nhân".
- Lý Tiểu Long 33t: "chết do tai nạn bất ngờ".
- Michael Jackson 51t: "thuốc gây mê cực mạnh là Propofol và nhiều loại thuốc an thần khác".
- Bạo chúa Attila the Hun: "Bị chảy máu cam trong đêm tân hôn".
- Tycho Brahe (nhà thiên văn): "Không chịu đi toilet".
Rời khỏi bàn trước khi bữa ăn kết thúc là khiếm nhã. Brahe thì uống rượu như uống nước lã, nhưng hôm đó ông lại không kịp giải quyết trước khi vào bữa tiệc. Sự việc càng tồi tệ hơn khi ông tiếp tục uống quá nhiều. Cuối cùng bàng quang của ông đã bị vỡ, để ông hấp hối chịu đựng cơn đau đớn trong suốt 11 ngày trước khi ra đi.
- Horace Wells (phát minh ra thuốc gây mê): "tự tử bằng thuốc gây mê".
Để tìm ra thuốc gây mê, ông đã bị nghiện chloroform. Người ta thấy xác ông trong tù, ông đã tự gây mê bằng chất chloroform và rạch bắp đùi với chiếc dao cạo.
- Francis Bacon (chính trị gia, nhà triết học, nhà văn và nhà khoa học): "Cố nhồi tuyết vào một con gà".
Trong lúc ngồi nhìn ngắm trời bão tuyết, ông nghĩ: biết đâu tuyết lạnh có thể bảo quản được thịt tươi sống giống như là muối vậy. Ông mua một con gà, giết thịt và sau đó đứng giữa trời mưa bão cố nhồi tuyết đầy con gà xem nó có đông cứng lại được không, nhưng Bacon đã bị đông cứng.
- Aeschylus (nhà viết kịch): "Bị đại bàng thả con rùa rơi trúng đầu".
Một chú đại bàng đã nhầm chiếc đầu hói của Aeschylus với tảng đá và thả chú rùa rơi trúng đầu ông.
thanks for sharing
Có một số vụ việc được coi là:
Sinh nghề Tử nghiệp.
Khỉ thuật, mãi tới hôm nay tui mới biết AMK3 hỏi cái chi. Rõ cái đồ ...
Có lẽ là "Khỉ GIẢ". Theo Charles Darwin thì "Khỉ THẬT" tốc độ suy nghĩ khá nhanh, khoảng 20 fút/từ.
Câu của AMk3 gồm 2 mệnh đề, 27 từ - HCQ mất 7080 fút để hiểu đúng nghĩa, trong đó có 1 lần đưa đáp án sai, như vậy trung bình cứ 262' thì HCQ hiểu xong 1 từ.
Lúc đầu tưởng Thợ Lặn "ông nói gà bà nói vịt" cốt sao cho người ngoài chẳng đoán được họ nói gì :-)
"Thời cổ đại có bị ung thư không"
Họa chăng chỉ có 'trời cao' mới biết được!
Kề cả ngay bây giờ,có lẽ ko ai mà dám chắc ngành y đã 'biết' hết các loại bệnh đang và sẽ 'hoành hành' con người?
Một loại 'bệnh' ra đời- chính vào thời khắc 'lần đầu tiên' thầy thuốc 'phát hiện' ra sự hiện diện của nó. Tức là vào thời điểm 'có' điều kiện hội đủ 'công cụ' và 'kinh nghiệm' để 'nhìn thấy' nó. Ko thì 'có' cũng như 'ko'.
Nếu ko có 'bệnh'- thì sự 'ngạo mạn' của con người sẽ 'tăng trưởng' tới mức nào đây?
Có khi 'chết' vì lý do nầy còn sớm hơn,hủy diệt hơn là do 'bệnh' kia đấy.
He he...có khi 'bệnh tật' là 'phương tiện' để Ông Trời 'điều chỉnh' và 'răn dạy' con người đoóa? là 'vưu vật' trời ban?
Xin vẽ môt 'vòng phấn' như ri. :)
Ý bác Tuanlinh có nhẽ đúng.
Có sinh thì phải có diệt, có cái này thống trị thời phải có cái kia kềm lại. Ví như các anh khủng long một thời thống trị trái đất thì cũng phải bị diệt vong, chứ chả lẽ thống trị hoài. Các anh nớ (khủng long) nếu không bị thiên thạch rớt trúng đầu thì cũng bị dịch bệnh hay chết đói hàng loạt.
Vậy có lẽ Ung thư chính là cái cục thiên thạch rớt trúng đầu con Người.
Còn theo lý luận của Man-tuýt thì loài người cần chết bớt đi là vừa.
Đăng nhận xét