Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
BA CỦA BẠN
"...
Anh Ba Hải bảo tôi tôi đến báo cáo miệng theo tinh thần này với đồng chí Tư Trường, chính ủy phân khu kiêm Bí thư phân khu ủy...Anh ở trong chiếc lán dựng tạm giống một gian bầu nhỏ phủ lá cây tươi vừa ngụy trang vừa tránh nắng. Bốn bề trống trơn. Trong lán không có vật gì ngoài chiếc võng anh đang ngồi chăm chú đọc tài liệu.
Nghe động anh ngẩng lên thấy tôi đứng dậy, một tay bắt tay tôi, tay kia ôm choàng qua qua người tôi với giọng cười vui vẻ :"Nỹ đấy à! Mình nghe nói về cậu. Nào ngồi xuống đây". Anh kéo tôi cùng ngồi trên chiếc võng với anh. Tôi lúng túng ngượng ngùng xin phép được đứng bên anh báo cáo. Anh ghì chặt tôi xuống ngồi sát bên anh. Anh nói :"Đừng câu nệ, đây ở tạm không bàn ghế gì. Cậu cứ ngồi đây với mình". Tôi thật không ngờ, thái độ ân cần vồn vã của anh, một cấp cao lại đối với tôi như thế. Theo lời anh Ba Hải chắc chắn anh Tư Trường có chân trong Trung ương Cục Miền nam và Quân ủy miền. Còn tôi chỉ một cán bộ quân sự tầm tầm. Anh xem tôi , kẻ cộng tác dưới quyền anh, đầu tiên mới gặp như người thân tình bạn đồng tranh lứa với anh.
Tôi báo cáo tình hình không lệ thuộc vào trang giấy đặc kín chữ trong tay. Anh chăm chú nghe không một lần ngắt lời. Sau đó anh hỏi để tôi báo rõ thêm đôi ba chi tiết...Anh hài lòng được nghe tổng hợp tình hình chung giúp anh lượng thông tin cần thiết cho cuộc họp Phân khu ủy sắp đến. Anh với tay lấy chiếc biđông rót ra một chén trà đặc :"Nào anh em mình cùng uống nhé. Chỉ có thế này thôi Nỹ ạ! Thắng Mỹ rồi ta uống lade thoải mái". Anh nói giọng Bắc nhưng đã pha trộn tiếng Nam. Nụ cười của anh hiền hậu dễ mến...Sau này tôi biết tên thật của anh : Phạm Đức Sơn.
Tiếc thay, với anh và Tư lệnh Ba Đình (Trần Đình Xu), mỗi anh tôi chỉ gặp một lần. Thời gian ngắn sau đó cả hai anh đã hy sinh cùng một ngày vì mìn Mỹ sát hại trên đường đi trong chuyến công tác về dự hội nghị ở R (1969)"
(Lược trích từ hồi ký "HOA LỬA ĐƯỜNG VỀ" - Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2008 - của Đại tá Nguyễn Văn Nỹ, nguyên Trưởng ban tác chiến Phân khu I thuộc mặt trận Sài Gòn-Gia Định những năm 1967-1970).
Cách nay mấy tháng, tôi có kể cho Phạm Nguyễn nghe về đoạn hồi ký này, hôm nay chép lại cho các bạn cùng xem để biết thêm về một phụ huynh của bạn và nhớ thêm về bạn.
XN.K3
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Chuyện quý, anh Nguyễn nghe được cũng an lòng ra đi. Chuyện cũng làm rõ hơn cho TK5 về ba Kháng Trường.
Còn ba của Công Trường (cũng k5) là cụ Ba Bổn, chỉ huy các bến bãi đón tầu chở vũ khí theo đường HCM trên biển vào miền Tây Nam bộ. Khi đang trên 1 con tầu đi tìm bến bãi về bị địch phát hiện, bủa vây. Không thoát kịp, cụ đã lệnh cho nổ mìn đánh chìm con tầu và chục cán bộ, chiến sĩ.
Một lần,ở 'CLB thứ năm',XN nói với ae trong bàn 'Ở đây chỉ có 3 thằng tao : Phạm Nguyễn,Xuân Nam,Tất Tuấn từ bé tới giờ không biết mặt bố'.
Vâng,giờ đây các anh ấy đều đã ngoài 60 cả,về hưu,2 người tóc bạc trắng, một người hói trụi mà...vẫn chưa biết mặt bố mình.Hỏi rằng còn có thể an ủi,chia sẻ với bạn bằng cách nào đây?
Những thằng còn lại,nghe xong câu ấy,lặng ngắt,ngậm ngùi...
Sao vậy ? nếu k nhầm thì cha a PN là Phó ban TN TW cháu vẫn đến nhà chơi và gặp Cụ (góc Yết Kiêu, có cái ban công nhìn ra hồ Ha-Le).
Hôm K3HCM gặp mặt đường PVC a PN vẫn thổi kèn và vui lắm, a dứt khoát đòi chở cháu về, vào nhà a khen cái thư fòng có tới 3 cửa nhìn ra vườn cây và fê bình bừa bộn wá + mùi thuốc lá. :-)
Vậy mà từ buổi gặp mặt đó đến nay đã có 2 bác K3HCM ra đi, cháu may mắn còn chụp được hình...
Đăng nhận xét