Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Một thời điện ảnh

   

    Khoảng những năm sáu mươi, tôi được xem một phim VN, “Hai người lính”. Anh lính Việt giải thằng lính Pháp về phía sau, trên đường đi nảy sinh những cảm thông gì đó, kiểu thằng Pháp sưng chân ông này lấy bẹ tre làm giày cho đi…
    Rồi phim bị cấm. Nghe nói ông thứ trưởng văn hoá chịu hệ luỵ, một thế hệ điện ảnh như đạo diễn Huy Vân (chồng bà Tuệ Minh) chịu theo. Bên quân đội là báo QĐND “dinh luỹ xét lại” với Văn Doãn, Lê Vinh Quốc, Trần Thư… Vụ này không liên quan đến đám “Nhân văn” trước đó. Có một kết luận là “chịu ảnh hưởng từ các đại hội Đảng Liên Xô” sau khi Stalin chết, đâu như từ đại hội 20. Một loạt phim Liên Xô như “Khi đàn sếu bay qua”, “Bài ca người lính”, “Người thứ 41”, “Bầu trời trong sáng” nhập vào bị cấm, do “không phân biệt bạn thù rõ ràng”, “lập trường không vững”…
    Chuyện ấy đúng sai thế nào, giờ đánh giá vẫn khó. Đó là lúc ta chuẩn bị bước vào chiến tranh, đứng giữa hai thế lực Liên Xô, Trung Quốc, hoàn cảnh rất khắc nghiệt chứ không tung tẩy như giờ. Trí nhớ tôi lưu lại “chuyện” đăng trên báo “Màn ảnh Hà Nội”, nữ diễn viên Xamôilôva đóng vai chính phim “Khi đàn sếu bay qua” dự liên hoan phim Canes, nhảy dây với trẻ em Pháp rất hồn nhiên. Rồi Tuấn Linh dịch, xuất bản trên bờ lốc của ta bài thơ “Đàn sếu” trong phim này.
     Chủ nhật 30-11, VTV1 chiếu lại Đàn sếu. Xamôilôva lông mày đậm, đôi mắt “biết nói”, mông to như mọi đàn bà Nga. Vai nam là Batalốp, sau này gặp lại trong “Maxkva không tin vào nước mắt”. Cốt chuyện là chàng ra trận, nàng ở nhà không giữ được mình, bi luỵ này nọ, tóm lại là “không xứng đáng” lắm dù vẫn yêu nắm nắm. Ngày chiến thắng, chàng không về, nàng mới thấy mất mát lớn quá… Đại thể là những chuyện bi giờ nói ra rất đơn giản.
    Chủ nhật 6-11 này, 21g15, VTV1 sẽ chiếu “Bài ca người lính" trong xê ri phim nói trên, nhân cách mạng Tháng 10.

 Tr Chiến

17 nhận xét:

Nặc danh nói...

Có một thời như thế, lùi lại xa hơn cũng có nhiều thời như thế, và cứ "như thế" :
The Chien quoc, the Xuan thu
Thoi thoi the, at thoi phai the.
(Ngo Thoi Nham).


XN.K3

Tualinh nói...

Cách xử lý loạt phim LX trong những năm ấy,giờ này có thể hiểu được.
Chỉ có điều việc 'xuống tay' lúc đó với những người có liên quan liệu có 'quá' ko? Vì sao lại đến nông nỗi ấy.
Sau này,cách CMVH ở TQ đối xử với trí thức có cái gì đó tương tự, nhưng với sự 'tàn độc' hơn nhiều, dường như những sự việc ấy có cùng một 'gốc'?..
'Một thời điện ảnh' cùng với một số sự kiện khác có thể là triệu chứng 'báo hiệu' rằng: một phần bản sắc 'Nhân tính Việt' đã bắt đầu bị virut 'độc' xâm hại.
Bây giờ chiếu lại loạt phim một thời ấy. Gì thì gì cũng thấy mừng mừng...

Hoang Giang nói...

XN.K3 : Hình như câu ấy chưa đúng :

Đặng Trần thường :
Ai công hầu , ai khanh tướng - Vòng trần ai , ai dễ hơn ai !

Ngô Thì Nhậm :
Thế Chiến quốc , thế Xuân thu - Dẫu gặp thế , Thế nào vẫn thế !

Vẫn biết đây là câu đối sinh tử của các bậc Tiền nhân nhưng Trung thực vẫn là bài học các cụ dạy cho Hậu sinh . Tôi nghĩ vậy , mong bạn thông cảm !

Hồ Như Nguyện nói...

@HG:Em thì nhớ là"Thế Chiến quốc,thế Xuân thu,gặp thời thế thế thời phải thế,Ai công hầu,ai khanh tướng,trên trần ai ai dễ biết ai"

AMk3 nói...

Phim "Hai người lính" mà TC dẫn ra ở đây rất giống "Người thứ 41" của LX, thời đó cũng có "đạo" phim? :)

HCQuang nói...

H.N.Nguyện.
Cũng do dịch thuật thôi. Muốn biết chính xác 100% phải xem bản chữ vuông và phải hiểu đầy đủ về nó.
Anh em mình xem bản dịch là được rồi. Lệch nhau chút đỉnh thôi.

TC nói...

AM: "Hai người lính" khác là chuyện hai thằng đàn ông, các tình huống nảy sinh không có yếu tố đực cái. Trong văn học nghệ thuật có những tình tiết hay được dùng, lặp đi lặp lại, gọi là "mô típ". Trong dân gian "mô típ" khá nhiều, như chiếc giày bị tuột thì Lọ Lem và Tấm Cám đều có cả. Kể cũng khó nói đây là "đạo".
Mình nhớ ko nhầm, thì hai ông này ko nói chuyện được với nhau. Qua xóm làng, trên đường, gặp gỡ nhiều lắm, chỗ này thương tình cho đỡ đói rét, chỗ kia bảo "giết mẹ nó đi". Ko chuyện được nên diễn bằng mắt, chân tay rất nhiều, phong phú hơn ta đi karaoke nhiều. Diễn viên cứ thế mà triển khai vai diễn của riêng mình, tức là lại một lần sáng tạo nữa, chứ không "chép" lại từng con chữ như đạo văn.

Mà có chung cốt chuyện, hai đạo diễn vẫn dựng khác nhau được.

lecong nói...

TC:Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi chỉ mới 11,12 tuổi,mình được ăn theo"ông già"đi "duyệt"hầu hết các bộ phim nổi tiếng này,trước khi nó bị cấm khi LX đánh Khơ rúp sốp,cảm giác đầu tiên là tình gười,mà bây giờ hay gọi là "tính nhân văn",hoàn toàn không hiểu gì về những cái mà người ta phê bình về "tính Đảng" "tính giai cấp" hay "xét lại".Gần đây người Mỹ có phim " Trân Châu cảng" có môtip giống "Đàn sếu bay".

Hoang Giang nói...

HCQ : cảm ơn HCQ !

TC nói...

AM: tớ dở mồm thêm về chữ "đạo"...
"Người thứ 41" xếp bên nhau một trai một gái,hai chiến tuyến, nên xảy chuyện. Thử hình dung tiếp các cặp khác: một già một trẻ, một Nguỵ một Giải phóng, hay một Việt một... Trung Quốc, thế nào cũng vừa có mâu thuẫn vừa tương đồng. Bao nhiêu tình huống có thể tưởng tượng tiếp, các kịch bản ấy sinh ra khó nói là "đạo" lắm.

Hôm qua xem "Bài ca người lính" ko cầm được nước mắt, thấy lạ cho mình...

HCQuang nói...

Bác TC, lecong.
Tối qua tui cũng xem "Bài ca người lính". Phim có tính nhân văn. Hồi xưa chúng ta đã từng xem, nhưng có thể ở dưới góc nhìn khác.

Và tui chợt nhớ lại, khoảng 1970 hay 1971 gì đó, trên chuyến xe lửa từ Vĩnh yên về Hanoi, tui gặp một cô gái, cũng nhang nhác cái "gu" về chuyện của anh lính Ivan.
Tuy nhiên, xin cam đoan với các bác rằng, chuyện của tui rất đơn giản, chứ không hồi hộp, li kì như nhà anh Ivan.

Nhờ phim mà nhớ lại quá khứ. Té ra trong phim Tây có Ta trong nớ.

AMk3 nói...

TC: Có lẽ do bi giờ trên mạng nói nhiều về chuyện 'đạo' với sở hữu trí tuệ nên mình bị ảnh hưởng! đúng ra là có mô típ tương tự nhau thôi.

hadongtran nói...

Nghe tin đôi mắt bồ câu rất đẹp của nhà văn trẻ TC đẫm lệ mà lòng mình lo lắng . Chẳng phải lo cho thằng bạn già ấy đâu , mà lo cho chính bản thân mình : phải chăng mình lão hóa quá mất rồi , phải chăng trái tim mình đang xơ cứng ??? .

Cái anh binh nhì IVan 19 tuổi ấy trong sáng , vô tư và trung thực quá , ở anh tất cả chỉ mới bắt đầu ... vậy mà chiến tranh ...anh ko bao giờ trở về nữa !!!.
Hình ảnh con đường làng tít tắp nơi anh đã ra đi , vĩnh viễn , dầy ấn tượng , vương vấn mãi tâm hồn ngưới xem .

Gần 90 phút của bộ phim , mình vẫn ko thể khóc được , bởi những câu chuyện như thế , những con người như thế , trong cuộc chiến vừa qua , ở ta có rất nhiều , chẳng hề thua kém về lòng anh hùng và tính nhân văn . Và các nghệ sĩ ta cũng làm được khối việc : Bao giớ cho đến tháng 10 , Mẹ chồng tôi ... nào có kém gì ... nếu như ko muốn nói còn sâu sắc hơn nhiều .

TC nói...

AM: vì câu hỏi của ông hay nên tôi mới lắm mồm vậy.

TC nói...

HD:Tớ có tuổi mau nước mắt lắm. Cho tớ tá khăn mùi xoa, hay tiếc thì thùng giấy vệ sinh vậy

hadongtran nói...

Gần đây , 1 học giả người Anh đã phát hiện ra 62 điều bịa đặt trong Bản báo cáo mật của Khơ-rút-sop . Nhưng dẫu sao ý nghĩa của nó vẫn ko thay đổi : cảnh báo sự độc tài đầy nguy hiểm đang tồn tại trong hệ thống XHCN .
Hồi đấy , đang học ở CCCP rồi ở lại luu vong có mấy chục người , nhưng nổi tiếng nhất có Lê Vinh Quốc ( phó chính ủy QK3 ) , Văn Doãn ( phó TBT báo QĐND ) & Nguyễn Minh Cần ( phõ chủ tịch HN )- đó là những người công khai phản đối nghị quyết 9 - 1 nghị quyết còn nhiều khía cạnh khó hiểu : " giờ đánh giá vẫn khó ".
Riêng vụ án " xét lại chống đảng " thì có lẽ đã rõ : hoàn toàn là 1 sự bịa đặt . Ở đó , sự chí công & lòng trung thực cộng sản đã bị lãng quên , nhường chỗ cho những âm muu đen tối ...

He he , thiện tai , thiên tai !!!!

HCQuang nói...

Bác TC, hadongtran.

Rõ ràng độc tài là dzui rồi. Một cá nhân, vừa Lập pháp, vừa Hành pháp, vừa Tư pháp, vừa là Giáo chủ. Ông đứng trên luật, ông nói gì nghĩa là trời nói nấy. Không dzui cũng uổng.

Theo cuốn "Các chủ tịch KGB, những hồ sơ lộ sáng" của Leonid Mlechin, Hùng Sơn dịch, thì:
-Ở bển, hồi 1936, 1937 (thời Ejov làm thủ lĩnh KGB), một hồ sơ cá nhân chỉ xem xét có đúng 10-15 phút (hồ sơ chất hàng núi) là đủ để quyết định xem công dân đó có bị bỏ tù hay không.
Hồi đó có 1,5 triệu tù nhân. Các địa phương bị khoán (theo đúng nghĩa đen của từ này) số lượng tội phạm, bố nào gom không đủ số thì không hoàn thành kế hoạch trên giao, sẽ phải lấy gia đình nhà mình ra mà bù.
-1936: xử bắn chính thức là 36.514 người (bị thủ tiêu, bị bắn không tuyên án - nghe nói nhiều hơn số bị xử chính thức - thì không được tính).
-1937: bắt giam 936.000, xử bắn chính thức 353.074 người.
-1938: bắt giam 638.509 người, xử bắn chính thức 328.618 người.

Rứa đó.