Đám cưới nhà binh, xe bò…chết máy
Chạy,
chỉ là cái cớ. Còn mục đích chủ yếu ra đó là để…chén. Sáng sớm mà đem mấy quả
chuối ra “mồi chài” cái bao tử là dễ đánh lừa được nó lắm. Chuối mềm, vị ngọt
dịu, hương thơm nhè nhẹ, vỏ chuối màu trứng cuốc. Dạ dày đang rỗng tuếch, rỗng
toác là “nó” lao vào nghiền ngấu, cắn xé ngay.
Và
còn một lý do mang tính nhân văn nữa, là ra đó – ra phố, ra phường, mình được
nhìn xe cộ đan qua, đan lại. Được ngắm nghía mọi tầng lớp xã hội trước một ngày
mới.
Các
em, từ mẫu giáo đến bậc tiểu học, trung học, mặc áo mới, mang cặp, mang sách vở
tung tăng nhảy chân sáo đến trường. Không khí đời thường đó, có lẽ cũng lâu lắm
rồi bọn mình đâu có được chiêm ngưỡng theo đúng nghĩa của nó. Bộ đội mà, thiệt
thòi hả? Cũng không phải! Đó cũng là phép đánh đổi thôi. Để có được khung cảnh
yên bình, sức sống ngập òa ra tất cả mọi ngóc ngách của phố phường, trong những
buổi sáng sớm như thế này, thì đổi gì, bọn mình cũng sẵn sàng đổi được hết, có
phải không các bạn lính của tôi. Mình thiệt thòi bao nhiêu thì thiên hạ được
thanh bình bấy nhiêu. Có thổi phồng, có bốc quá không nhỉ?
-
Hôm nay, mỗi đứa ăn hai quả thôi nhé. Anh bạn đồng hành dặn dò.
-
Sao thế? Sao không ăn bốn quả như mọi hôm?
-
Thôi, ăn đi! Trên đường về tao giải thích. Lề mề, khéo muộn giờ học thì bỏ mẹ.
Thế
là một quả đút túi quần, vừa chạy, vừa bóc vỏ, vừa nhai quả còn lại.
-
Hôm nay, oa mình (khoa mình) có đám ưới (đám cưới) – Vì vừa ăn, vừa chạy, vừa
nói nên âm thanh của anh bạn không còn tròn vành, rõ chữ được.
-
Ưới ai, ai ưới?
|
-
I quá i chứ (đi quá đi chứ)… Nuốt nốt miếng cuối cùng của quả chuối thứ hai,
tôi khẳng định : Nó khác khoa, có khi không mời mình, nhưng trách nhiệm của Bọ
là phải đi. Mày cũng phải đi đấy. Nhe …é/ Tôi nói với theo.
Trao
đổi xong những việc cần làm trong ngày thì hai đứa cũng về tới đơn vị. Lại lao
vào những việc khác theo lịch trình mà các học viên phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Ông
này (chú rể) đáng lý là bạn đồng môn, là học cùng khóa ở đại học. Nhưng mình do
cái số vô duyên, nên (vô tình) bị đánh tụt hạng. Học sau anh ta một khóa. Vậy
theo tôn ti mà gọi, mình phải gọi bọn họ là bậc đàn anh, bậc tiền bối. Hơn nhau
nửa chữ đã là thầy, đằng này, ra đời (tốt nghiệp) sau các anh 12 tháng thì càng
phải…kính cẩn nghiêng mình. Các anh chuẩn bị có vợ thì mình càng phải có trách
nhiệm, nghĩa vụ tham dự một cách hoàn toàn tự giác. Nôm na là anh em Trỗi ta có
việc lớn gì, thì Đại gia đình Trỗi đều phải có bổn phận… Nhé! (Trường Văn hóa
Quân đội, còn gọi là Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, 1965 – 1970, có 8
khóa học. Những nhân vật trong cầu chuyện này đều là những học sinh của Trường).
Buổi
trưa, cơm nước xong, tôi lại xởi lởi hỏi anh bạn chạy cùng hồi sáng: Thế là
mình sắp được dự đám cưới nhà binh phải không mày?
-
Tất nhiên!
-
Phải có súng nổ chứ nhỉ? Tao là khoái “món” này lắm.
-
Không được phép à, cha nội.
-
Thế thì phải có đội quân danh dự chứ? Thế mới oai, nghe chưa?
-
Cũng không. Đắn đo một lúc, hắn tiếp : À, mà có lẽ có. Hàng quân danh dự thì
đâu có xa xỉ gì mà không làm được. Chắc có.
Tôi
cười : Tao tưởng không có gì thì chán chết, thì xe bò sẽ… chết máy.
- Xưa rồi, thời nay ai đưa rước cô dâu bằng xe
bò để đến nỗi phải…chết máy. Mày nghe mấy bài hát tào lao ấy chứ gì.
*
* *
|
Đám
cưới thanh lịch, nhã nhặn, giản dị thì đưa rước bằng xe xích lô. Những chiếc
xích lô có chắn bùn, có Bađờxốc sáng loáng. Mui xe may bằng vải đỏ chót, riềm
xe có tua rua màu vàng, màu hoàng yến. Nối đuôi nhau diễu hành hàng 2, 3 chục
chiếc. Trẻ con thích đã đành. Người lớn cũng khoái lắm. Vì nó gần gũi. Ai trong
đời từng không bước lên “Xô-xích-le” ít nhất 1 lần. Thích vì nó không xịt khói
vào lỗ mũi người đi đường, thế là thân thiện, là không gây ô nhiễm rồi.
Còn
mấy tay trọc phú thời @, tiền bạc rủng rỉnh, nhiều như lá trên rừng thì họ có
xe Roll-Royce đưa dâu. Ai cấm ai khoe của nả. Trong đời, chuyện cưới xin là hệ
trọng! Phải làm cho hai họ lác mắt, thiên hạ phải há hốc mồm chứ!
Còn
anh em mình đang học hành dở dang. Tài sản cá nhân chả có đếch gì, ngoài cái ba
lô với vài bộ quần áo. Hoặc bình dân, nói thẳng ra : Trên chỉ có răng, còn
dưới, có mỗi cái… Cát-tút… nho nhỏ thì việc được một chiếc xe Com-măng-ca để
đưa dâu đã là oách lắm rồi.
Văn
Sỹ là học viên sắp ra trường. Học phổ thông hệ 10 năm, cộng 5 năm Đại học, vị
chi khi “xuất chuồng”, bọn mình cỡ hăm có lẻ chứ mấy. Thế mà ông bạn lại sắp
lấy thêm 1 cái bằng nữa – bằng Hôn nhân.
Các
cụ có dạy : Thứ nhất chặt che, thứ nhì ve Gái – để nói đến mức độ khó khăn của
công việc. Bọn mình thì đứa nào cũng chặt nứa, chặt vầu, lồ ô, sặt rồi. Quả là
khó lắm, gian nan lắm. Chặt tre còn khó gấp 10. Cây tre to hơn, cứng hơn, cành
tre nhiều mấu, rậm rạp vô cùng. Thế thì cái sự “ve Gái” quả là gian nan, vất
vả, nhọc nhằn lắm thay.
Thế
còn “ve Trai”?, các bạn gái thấy thế nào? Dễ hay khó? Có mẹo nhỏ này mách các
bạn gái nhé : chỉ cần vài giọt… sương trên mí mắt thôi, vì tình cảm mà có thì
càng tốt, hoặc vì bụi bặm gì gì cũng được, là tụi con trai nó “mềm oặt” ngay và
“đổ” cái rầm, khi đó các em sai khiến gì cũng xong. Không tin, các bạn cứ thử.
Cấm có sai!
Nghe
nói cô dâu là dân Vĩnh Yên. Đất Vĩnh Yên không phải không có người tài. Không
phải không có những chàng trai hòa hoa phong nhã, mà gái thấy là chết mê chết
mệt. Nhưng cũng đáng gờm, đối trọng của họ là những chàng lính, những sỹ quan
tương lai, kỹ sư tương lai, đang mài kinh sử, và mài… đũng quần trên ghế trường
Đại học.
|
Vậy
thì “tụi nó” ăn đứt “tụi mình” còn gì! Tưởng vậy mà không phải vậy. Anh em mình
cũng có điểm mạnh lắm : Một người vì mọi người, và mọi người vì một người.
Không
phải nói chuyện yêu đương – vì đó là chuyện phần ai người nấy giữ, ai hơi đâu
“giữ” giùm. Đây là chuyện làm “nền”, làm bàn đạp, làm hậu thuẫn cho bạn kia. Có
ai đó đã hích cùi chỏ vào hông Sỹ và động viên : “Yêu được thì cứ yêu tới đi.
Đứa nào, thằng nào làm khó, nếu không tự lực cánh sinh được, thì chỉ cần mày
ho, hay hắt xì một tiếng là tụi tao “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Nghỉ một lát, nhìn thẳng vào mắt Sỹ : “Và nếu quả thật cần thiết…”. Anh bạn gằn
giọng.
-
Ấy đừng, tao có hai bằng : thứ nhất đẹp… giai, thứ hai chai… cái mặt. Cứ để
tao. Cám ơn anh em mình nhiều. Chuyện này dễ như bắt… gôn thôi mà.
Sỹ
cười tươi như hoa… cứt lợn (hoa ngũ sắc), giải thích : “Quả bóng cũng có thể
lọt qua tay tao vì sơ ý, vì chủ quan. Chứ em này, tao đảm bảo không để lọt bằng
bất cứ giá nào. Tay phải chém gió, tay trái
huơ vòng vòng trước mặt. Xin cam đoan với anh em là vậy. Được chưa?”.
-
Mày không cưa cẩm được không sao, là chuyện riêng của mày – Anh bạn vỗ vỗ lên
vai của Sỹ và hất hàm – Nhưng nó sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín trường mình,
Trường ĐHQS là một nhẽ. Uy tín Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi mới là
đáng trách…mới là chuyện lớn, nhé!
Hóa
ra tụi nó đem truyền thống trường này, trường nọ ra để làm áp lực. Ghê chưa.
Yêu
vì tình là một lẽ. Yêu vì sỹ diện, vì danh dự thì thật là có… trách nhiệm với
bạn bè.
Thật
ra, một, chứ mười ông Văn Sỹ thì cánh con trai Vĩnh Yên nó cũng chả coi là gì.
Ngại là ngại cái “phông” đằng sau Sỹ - bạn bè đứng đằng sau ấy. Có người đánh
tiếng rồi. Biết người biết ta. Trai thời loạn, kiêng là kiêng mấy “ông” Trỗi
ấy. Có kiêng có lành, người lớn dặn dò kỹ lưỡng rồi. Thành ra, ông Sỹ coi như
trúng quả… đậm.
Vóc
dáng Văn Sỹ không được hoành tráng cho lắm. Hỏi hắn : “Tại sao cái phom mày
không nâng cấp lên một tý cho nó “nằng nặng tay” (mập lên một chút)?”
-
Tao là thủ môn, thủ môn thì không được mập, roi roi thế này thôi, là chuẩn đấy
ông ạ. Phản xạ là yêu cầu cao nhất của nghề. Mày đã thấy tao bay cứu bóng chưa
– hai tay Sỹ đưa ra trước, người hơi nhoài sang bên – nhẹ thì mới bay được, mới
nhanh được.
|
Bãi
cỏ mềm, gôn chỉ là khoảng trống giữa hai cửa sổ thế mà hắn bay như… điên. Trái,
phải, trên, dưới, hầu như không quả nào lọt qua Văn Sỹ, đúng là bàn tay “nhựa”.
Bóng
nhỏ thế mà còn không lọt, cô dâu cỡ năm mươi ký, sao “lọt” nổi. Bạn đã hứa thì
chắc chắn rồi.
*
* *
Hội
trường của Trường, ngay Trung tâm khoa Cơ – Điện. Lầu một rộng mênh mông, đủ
chỗ cho một nghìn học viên, được dành một khoảnh rộng phục vụ đám cưới. Ở đây
trang hoàng lộng lẫy. Có đèn lồng, có dây xúc xích cắt bằng giấy đủ màu, chăng
ngang, dọc.
Đây
là lần đầu tiên tham dự một đám cưới, nên có lẽ, anh em thì không biết thế nào,
chứ mình cũng thuộc dạng “Đèn gầm soi mói” lắm. Chú rể thì chả thèm để ý làm
gì. “Soi” là soi cô dâu. “Mói” là mói mấy em phù dâu cơ.
Có
mấy ông đi… Ngoài ra… Nước (đấy là mấy anh bạn đang học tập ở nước ngoài. Gọi
thế cho nó thân mật, dân dã – riêng Khóa 3 thôi, còn các khóa khác thì không
dám) đang nghỉ hè, được tin đám cưới của Văn Sỹ cũng bầu đoàn kéo nhau từ Hà
Nội lên Vĩnh Yên tham gia. (Qúy hóa quá – Anh em Trỗi chả có gì giấu nhau huống
hồ đây là chuyện Đại Hỉ?)
Buổi
chiều, trước đám cưới, các vị “ngoài nước” cuồng chân lôi bóng ra dợt với nhau.
Có Thanh “u”, Thắng “lồi”… Tụi nó ăn nhiều bơ sữa, đứa nào cũng to, vâm, nhưng
có vẻ chầm chậm hay sao ấy – Quy luật bù trừ mà.
Trong
Hội trường, chỗ dành cho đám cưới được kê 4 dãy, mỗi dãy lại có 4, 5 cái bàn
nối tiếp nhau. Mặt bàn phủ vải xanh da trời. Mỗi bàn đặt một lọ hoa hồng nở
chúm chím. Đây là tiệc ngọt. Kẹo bánh các loại lu bù. Trà, thuốc thì vô tư.
Chắc chắn là không có rượu rồi, bia cũng thế. Kỷ luật nhà trường không cho
phép. Tốt thôi. Cô dâu chú rể sẽ tỉnh táo để còn tiếp bạn bè. Và “đãi” lẫn nhau
trong cái đêm động phòng hoa chúc nữa chứ.
Mấy
ông đi Tây có giấu hàng “lậu” không thì không biết, nhưng sau đám cưới, ông nào
mặt cũng đỏ rảu, tưng tửng thì nguyên nhân là do đâu?
Giờ
phút “Đổi đời” đã đến. Pháo nổ giòn, đanh, xác bắn tung tóe, bụi bay mù mịt. Cô
dâu từ từ tiến vô phòng. Xiêm y lộng lẫy, mờ ảo do khói nên trông nàng như Hằng
Nga đang cưỡi mây đến. Chú rể thắt cà vạt xanh sọc, áo vest sẫm màu, nắm tay
Hằng Nga bước sóng đôi trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của anh em bạn bè lính.
|
Phù
rể hình như là Thanh Hải, phù dâu có lẽ là Thanh Hà và một vài cô bạn bên nhà
gái. Phù dâu và phù rể cũng đẹp đẽ và trang nghiêm, trang trọng hơn hẳn ngày
thường. Người ta tín nhiệm để mình “phù” thì phải phù cho tốt chứ. Sau này hai
vợ chồng tụi nó có trục trặc gì, nó đổ vấy cho thì… khổ.
Thì
như cái ông Dũng “vịt bầu” đấy. Tay này chuyên
đi phá… đám cưới người ta. Không đám cưới nào mà hắn (được mời làm) “phù” cho
là còn nguyên vẹn. Trước sau gì không ly dị cũng là ly thân và cuối cùng là ly…
biệt. Số của ông này là sát… hôn. Không tin, các bạn cứ hỏi “con vịt” là i xì
chóc, không sai một ly. Logo (thương hiệu) của anh ta là hai cái xương bắt
chéo, ôm một trái tim rỉ máu, phải thế không nhỉ? Có tin đồn, một số cặp tảo
hôn, bị ép hôn, có nhờ ông này tư vấn để giải thoát – Thế là “bệnh nhân” gặp
đúng “Thầy” rồi còn gì!
Đây
có lẽ là đám cưới đầu tiên của anh em Trỗi khóa 3, nên mọi người tò mò, và có
xu hướng học hỏi là chính :
-
Sỹ à, cậu cứ đi trước đi, bọn tớ từ từ theo sau, chắc chắn là thế mà.
-
Cưới vợ rồi, có gì vui, có gì sung sướng, kể cho tụi này với, để còn rút mấy
cái kinh nghiệm nhé.
-
Vĩnh Yên có mỗi cô Hoa khôi, thì mấy ông Quân sự (ĐHQS) phỗng mẹ nó tay trên
rồi.
-
Ông này, bắt gôn đã giỏi, ve gái còn giỏi hơn…
Sau
mấy tuần trà, khói thuốc nghi ngút (ô nhiễm quá), đại diện nhà trường, các
khoa, anh em bạn bè chúc mừng cô dâu, chú rể hạnh phúc. Cuối năm đẻ, năm sau
chuẩn bị… đẻ, vân vân và v.v… là đến phần văn nghệ.
|
Quay
trở lại với đám cưới. “Bác” Xu Đại (con trai cụ Xu-Pha-Nu-Vông, người bạn lớn
của Cách mạng Việt Nam) đang học tại Trường cũng tham gia dự đám cưới cùng Minh
Đức, Quang Chí và một vài bạn “ca sỹ” nữa. Được đề nghị hát, hát theo yêu cầu.
Hầu như không có đơn ca. Minh Đức cứ hát là mọi người hát theo như truyền thống
trường Trỗi vậy. Khó như bài Bóng cây Kơ-nia mà anh em còn đồng ca được. Không
khí như một ngày Hội trường, ngày Hội của lính. Chỉ mỗi cô dâu không phải là
lính thôi. Không biết có sợ khiếp hay vui thầm trong bụng vì mình là… độc nhất.
-
Hôn nhau đi!
-
Chạm mỏ nhau đi!
-
Anh Bộ đội “ngửi” mồm con Bọ đi!
Mọi
người rào rào đề xướng. Ở đám cưới thì đây có lẽ là một trong những phần sôi
động và nóng bỏng mà Việt Nam
du nhập từ các nền văn hóa khác. Được chứng kiến cặp uyên ương chạm “mỏ” nhau
cũng là điều thi vị. Là tình cảm thiêng liêng của cặp vợ chồng trước sự chứng
kiến của mọi người…
Chắc
do chưa thích nghi được với văn hóa hiện đại nên cô dâu, chú rể cũng chỉ hôn
nhẹ má nhau, nhưng anh em cũng tán thưởng nhiệt liệt.
Có
tiếng ai đó phân bua hộ.
-
Chắc tụi nó để dành.
-
Dành dụm gì nữa, tơi bời… hoa lá rồi ấy chứ.
-
Con gái, con rứa thì e ấp như thế là tốt. Một tay nào đó, lớn tuổi, từng trải
ra vẻ gia giáo.
-
Toàn là đoán mò thôi, mấy ông “nội” à.
Ở
bàn gần trong góc có tiếng ai, tuy khẽ nhưng cũng rõ để nghe :
-
Ôi! Bao giờ tới lượt mình nhỉ, sao tao thấy… run quá.
Tiếng
con gái đế theo tức thì :
-
Chán mấy cái ông này quá, lấy vợ chứ có phải lên máy chém đâu mà run với chả
rẩy.
-
Thế sao có người nói : Gái có chồng như gông đeo cổ, mà bọn con gái đứa nào
cũng thích có cái “gông” để đeo à! Nghỉ một lát, xem thiên hạ phản ứng ra sao
anh chàng tiếp : Mà hình như, càng nhiều “gông” lại càng oách ấy chứ nhỉ?
|
*
* *
Cuộc
vui nào cũng phải tàn. Mai, anh em còn phải cày, phải bừa trên cánh đồng khoa
học. Và trên hết, hãy tâm lý một chút. Xong đây là đôi uyên ương về ngay Hà Nội
trong đêm. Anh em mình vui thế là được rồi, đừng để “lỡ việc” người ta.
Chiếc
Com-măng-ca từ từ bò qua cổng Trường, rồi nhấn ga, vọt lao vút đi, xuyên màn
đêm hướng về Hà Nội. Nơi ấy có giường êm, chăn ấm, gối mềm đang chờ “tụi nó”.
Có khi cả rượu ngon nữa. Uống ly rượu Hợp cẩn là đúng bài trong đêm Tân hôn
rồi. Trường không cử người về kiểm tra đâu, các bạn cứ vô tư. Rượu chè trong
hoàn cảnh này là… chấp nhận được.
Ôi!
Các chàng trai Tân, các bạn chưa đủ từng trải để cảm nhận được cái đêm Tân hôn
nó tuyệt vời nhưng có khi cũng… diệu vợi nhường nào đâu… Chúc hai bạn thật hạnh
phúc, để bọn mình còn… soi gương.
Vạn
sự khởi đầu nan, hai anh chị là người Đột phá khẩu cho bọn Khóa 3, Khóa 4 Trỗi
đấy. Mong rằng họ sẽ có được đám cưới Bạc, Vàng và Kim cương…
Và
một điều chắc chắn rằng, hai bạn có được niềm vui hôm nay, thì phần đóng góp
của tập thể anh chị em khóa 3, 4 (dù rất khiêm nhường) cũng phải công nhận là
một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Nguồn cổ vũ động viên,
điểm tựa vững chắc, vô bờ để Văn Sỹ đi chinh phục và xây dựng cho mình một tổ
ấm.
Anh
em Trỗi chúng mình – Một Người vì mọi Người và Mọi Người vì Một Người là vậy.
Phải không các bạn nhỉ?
Ghi chú
: Có thông tin là Hứa Bá Thiện (nói trộm vía), học sinh khóa 3 mình, cưới vợ
còn sớm hơn Văn Sỹ.
Chúa
Trời không cho con tim anh đập được lâu, nhưng đã cho Thiện cặp mắt biết nhìn
xa. Anh đã kịp lo cho mình một đội ngũ kế cận sau này : đã kịp lấy vợ, kịp sinh
con đẻ cái…
“Ông”
Trời cũng công bằng đấy chứ?
Còn
theo “dân gian” thì người có vợ sớm nhất. Và không phải một mà anh ấy đèo bòng
tới bốn bà, đó là Liệt sỹ Cao Quốc Bảo của chúng ta. Khiếp!
05.2012
Lý toét tự Nhím.
5 nhận xét:
Bảo với ông Lý nhím là viết thì viết ngắn thôi. Chứ dài như thế thì chả đọc đến cuối được đâu.
Có cái tiến bộ là không còn phải đi đường vòng: Lý nhím->Bình tớn->HT->AMk3 rồi mới lên mạng được.
HT.N nói thiếu một câu : sao không phải là đường : Lý Nhím - ( qua AMK3 ) - mạng ! Lão AMK3 kiểm duyệt cũng gắt lắm đấy ! Hay HT.N sợ tốn giấy ! Ba cái vụ văn chương này thì phải thông cảm với lão Lý thôi !
2 kụ K nào ?
Kụ tóc nhiều, kụ tóc ít
Kụ tóc nhiều đăm chiêu
Kụ tóc ít vừa MĂM vừa RÍT.
TK8 : cái cụ " tiền nhẵn hậu bồng " có tên tục (ngày xưa) là Lý nhím . Bây giờ , qua năm tháng (đời nhậu), động vật hoang dã (lông đầu tua tủa )bị các "đại gia" vặt hết lông rồi , thành ra "tiền hậu" bất nhất là thế ! có câu rằng : Trán bóng , răng chìa vui bất tận - Trụi lủi lông đầu , nhậu càng hay . Lão ngồi cạnh không dám nâng li là lão T V C , quả thực là quá đăm chiêu ; ngày xưa cũng là một cây bút & một "loa truyền thanh" có hạng của K3 , giờ thâm trầm yếm thế thật . T V C hãy vui lên đi , vài cái chớp mắt nữa là sang U70 rồi !
Cả 2 cụ đó đều là K3 cả đấy. Các cụ già thật rồi.Nhìn ngắm các cụ mà sợ.
Đăng nhận xét