Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

" Cải lão hoàn đồng " - Có thể không ?



Thử nghiệm liệu pháp cải lão hoàn đồng

Rất có thể một ngày nào đó những người già sẽ có cơ hội áp dụng một liệu pháp mới của các nhà khoa học Mỹ để trở lại tuổi thanh xuân.

( xem tiếp)



3 nhận xét:

HCQuang nói...

Có lần tui đọc ở đâu đó, nói rằng sự lão hóa (và dẫn tới tử) là bởi trong cơ thể của mỗi người có một lệnh khống chế nằm ngay trong gen của anh ta:
Ban đầu "hắn" cho phép xây dựng, phát triển, và cơ thể cứ thế mà xây cất, thậm chí xây lấn vỉa hè "hắn" cũng mặc.
Tới một thời điểm xác định nào đó "hắn" hô chấm dứt xây thêm, rồi sau cùng theo là hô chấm dứt hoạt động.
Thế là kẻ đó leo lên bàn thờ.

Như vậy, nếu ta xóa được cái mã gen đó thì cứ việc mà thọ, thọ tỷ Nam sơn.

Chuyện "có thật": Theo tác phẩm Tây du ký, thì khỉ là loài trường thọ, lí do là đ/c Tôn Ngộ Không đã xóa sổ Nam Tào (nay gọi là mã gen phát lệnh chấm dứt hoạt động) của đàn khỉ.

Tualinh nói...

@HCQ : Trong một tài liệu khác cũng đề cập tới cái zen như trong bài báo.
Mỗi 1 năm trôi qua zen 'thọ' ngắn đi một đốt cho tới khi bằng độ dài min thì người đó tử vong (tự nhiên).
Thậm chí căn cứ vào zen này người ta còn đưa ra những kết luận có tính chất định mệnh :
- Người bình thường thọ nhất loanh quanh tầm 85,86 tuối, trên tuổi này phải có zen 'thọ'. Trong số những người có zen 'thọ' ,chỉ 15% trong số đó là thực sự trường thọ (tầm 95 tuổi trở lên)
-Zen 'thọ' có đặc tính di truyền.

Theo lý thuyết này thì ACE chúng ta,trung bình còn cho phép sống thêm 20-25 năm nữa. Hehe...một khoảng thời gian bằng từ năm 1990 tới nay!

N.Anh nói...

Có lẽ con gái chúng em vẫn chưa quan tâm tới loại zen đó. Sư phụ em nói sinh mệnh người ta liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó cái mà khoa học gọi tên là zen lão hóa đã tồn tại trước khi được đặt tên, nghĩa là nó nằm ngoài tầm với của khoa học đang muốn đảo ngược nó . Có một cách phi khoa học- nhưng lại rất khoa học mà người xưa vẫn làm - là bản thân mỗi con người phải thực hiện phương pháp tu luyện kéo đài tuồi thọ cho chính mình. Cái giá phải trả cũng rất đắt, đó là chấp nhận buông bỏ.