SGGP:: Cập nhật thông tin mới nhất lúc 18:35' ngày 31/01/2013
Y TẾ - SỨC KHỎE
|
Cây lược vàng có giá trị tăng cường sức khỏe |
Thứ năm, 31/01/2013, 08:56 (GMT+7) |
Ngày 30-1, tại hội thảo khoa học “Kết quả bước đầu trong nghiên cứu thành phần hóa học cây lược vàng (tên khoa học là Callisia fragrans)” do Viện Hóa sinh biển - Viện KH-CN Việt Nam tổ chức, GS-TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Hóa sinh biển, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đây là lần đầu tiên cây lược vàng được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học và khẳng định được giá trị về mặt sinh học cũng như trong phòng bệnh, chữa bệnh và tăng cường sức khỏe của người dân.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài, các nhà khoa học đã tìm ra 3 loại hợp chất lần đầu tiên được phát hiện trên thế giới có trong cây lược vàng. Kết quả, các nhà khoa học đã thu được nhiều hợp chất hóa học quý gồm các lớp chất ecdysteroid, megastigmane, Adenosine, N-trans- feruloytyramine... Các hợp chất này đã được chứng minh có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý như chống viêm, diệt tế bào ung thư, cải thiện tiểu đường, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống loãng xương, chống loạn nhịp tim, chống viêm, giảm đau, bảo vệ thần kinh, chống máu vón cục...
Trước một số thông tin trên mạng cho rằng cây lược vàng có độc tính, PGS-TS Nông Văn Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện KH-CN Việt Nam, cho biết: Nghiên cứu về nguồn gen, tác dụng sinh học cho thấy cây lược vàng có tỷ lệ độc tính rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có tác động tốt trong việc trao đổi chất, có hoạt tính kháng sinh.
Tr.Hiếu
|
5 nhận xét:
Cây này hiện nay đang được sử dung như một trong nhiều loại cây thuốc gia đình.
Các hợp chất hóa học đã phát hiện ra không làm ai ngạc nhiên cho dù nó cũng có khả năng chống viêm và ung thư như các thảo dược khác, thậm chí còn ít tác dụng hơn. Có điều chẳng ai nói, các thảo dược cũng chỉ có hiệu quả với từng người và trong từng trường hợp.
Lão Hợp rủ dự cái hội thảo này mà tôi không đi.
Đi về lão kêu vẫn là chuyện khoa học kêu như mõ của các viện sĩ thôi.
" Dĩ độc trị độc " , nhưng tôi hiểu chữ " độc " ở đây có nghĩa trong từ " độc giả " chứ không phải " độc dược " ! Thế có " độc " không ?
Độc đấy! Nhưng độc tính thấp tức là tâm tính có độc ít nên dùng được.
Em nói vậy, anh H.Giang có nghe được không ?
Vậy là NA thích dùng " của độc " à ? Hiểm đấy ! Chắc NA phải " độc " hơn !
Đăng nhận xét