Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013


KHÓA 3 NGUYỄN VĂN TRỖI
TRÊN TỪNG CÂY SỐ

Bai của TRAN HỒ BẮC

Đầu năm 1965, trường VHQĐ chiêu sinh đào tạo học sinh phổ thông lứa tuổi lớp 5, 6, 7. Tháng 3, các cơ quan Bộ Quốc Phòng đưa con em lên trường nhập học.
Lớp 7, lớp lớn nhất trường được hình thành, hội tụ từ 3 ”cánh quân ” của cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần. Bước đầu, lớp có 2 tổ, do thầy Thành là chủ nhiệm. Ổn định ăn ở ngay hôm sau, lớp bước vào học tập. khi đó, thầy Ngọ dạy Toán, thầy An dạy Văn
Từng thời gian, lớp tiếp tục được “tăng viện” với các học viên lên nhập học lẻ. Biên chế tăng dần lên 6 tiểu đội, gồm 2 trung đội. Trung đội 1: Tống Thái Liên, trung đội 2:                                                                                    làm trung đội trưởng. Ban chỉ huy được biên chế chính thức Đại đội trưởng thầy Bạch Quốc Bính, đại đội phó: thầy Duệ. Chính trị viên: thầy Trường, sau là thầy Ngọc. Sinh hoạt, học tập đi vào nề nếp, sáng: tập thể dục, lên lớp. Chiều: tự học, đọc báo, điểm danh.
Tuy vậy, giờ nghỉ trưa nhiều hôm vẫn bị phá vỡ vì những lá thư “Thách đá bóng” của Thắng mắt xanh. Buổi tối, sau giờ điểm danh, chương trình “tán chuyện đêm khuya” lắm hôm kéo dài, kéo theo cả những trận cười, trận cãi cọ… Đại đội thực hiện cho điểm hạnh kiểm học sinh hàng tuần. Câu nhận xét của thầy Chính trị viên làm nhiều người chưng hửng: “Em ngoan, học tập tiến bộ. Em được hạnh kiểm 3” (!!!)
Một việc gây”xôn xao”: nhiều người phát hiện phía trên nguồn kênh nông giấngu nhà ăn có một trại hủi. Nước nông giang chiều chiều an hem vẫn tắm là nước ô nhiễm. Phong trào “tắm sông” của an hem dịp này xẹp hẳn.
Vào mùa mưa, vùng đồi trại Hòe, Hiệp Hòa hay có mưa going, có sét. Một lần mưa to làm sập cả căn nhà cũ, trước là lớp học. Hôm ấy Chu Kim bị sét đánh, bị ngất. Rất may không sao (Cho đến ngày nay… :D)
Giắc Mỹ đánh phá rộng ra miền Bắc. Nhiều buổi học của đại đội bị gián đoạn vì báo động. nhiều lần an hem chứng kiến máy bay của ta tăng tốc, truy kích máy bay Mỹ hoắc cao xạ chiến đấu…Đại đội cùng toàn trường thực hiện dã ngoại: sang mang ba lô, sách vở xuống xã, học tập, lao động tại xã. Chiều tối, hành quân về doanh trại.
Với quân số đông, đại đội được chuyển về vị trí cuối sân bong: nhà cửa, lớp học rộng rãi hơn. Sau một tháng, đại đội chuyển vị trí sang doanh trại mới ở Trại Cờ. Lúc này, hệ đào tạo người lớn thu hẹp, đại đội được đóng trên cơ ngới khá rộng, nhà ở, nhà ăn, bếp…độc lập, có lớp học, có sân sinh hoạt. Vẫn duy trì học tập dã ngoại nhưng dành nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập. Cuối học kỳ, đại đội tổ chức gặp gỡ, xác định quyết tâm, phân loại từng đối tượng học sinh. Các môn đi thi, giáo viên tổ chức phụ đạo, hệ thống hóa kiến thức. Đại đội cũng tổ chức diễn đàn tố cáo tội ác của Đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta, quyết biến căm hờn thành kết quả tốt trong thi tốt nghiệp.
Ngày 7/8, kì thi tốt nghiệp đầu tiên được tổ chức tại trường. Cả đại đội chia làm hai phòng thi. Sáng thi Văn, chiều thi Toán.
Kết thúc năm học, học sinh được nghỉ hè – cũng là kì nghỉ đầu tiên của nhà trường. Trước khi về nhà, mỗi học viên được phát một mũ cứng….đồng phục.

--------

Sau nghỉ hè, học sinh tập trung trở lại. Cả đại đội hành quân bằng ô tô lên Thái Nguyên. 11h trưa 25/8, đến xã An Mỹ, Đại Từ. Từng tiểu đội chia về các nhà dân. Ngay hôm sau, đi lao động làm doanh trại, khu vực lao động: Trại Bưởi. Công việc: bạt đồi, san nền, phát lối đi khá vất vả vì địa điểm lao động xa, trời nắng nóng…nhưng anh em đều cố gắng hoàn thành đạt chất lượng, đúng tiến độ. Là dân thành phố, nhiều người lần đầu tiên mới biết sông, suối, nơi rừng núi, chia nhau quả dọc, quả trám… Lúc này, các trường phổ thong đã kết thúc năm học, học viên mới chuyển về trường tăng. Trong hai tháng, đại đội tiếp nhận gần 30 học viên. Các tiểu đội được biên chế lại, xen kẽ người mới, người cũ. Cả đại đội chia thành 3 lớp, sau đợt lao động, bố trí học, ôn kiến thức ngay. Cùng với học văn hóa là huấn luyện quân sự: điều lệnh đội ngũ, lễ tiết, tác phong, điều lệnh canh gác. Vũ khí lần đầu tiên được nhà trường trang bị đến từng tiểu đội. Canh gác, tuần tra khu vực đóng quân có vũ khí cũng yên tâm. Tuy vậy, cũng có lần gặp sự cố: gác đêm gặp phải người tâm thần (!!!). Đã hô khẩu lệnh, dọa nổ sung rồi lên qui lát đúng quy tắc tuần tra, người tâm thần vẫn….chẳng sợ, truy chiến sĩ canh gác về đến tận…. giường. Vụ việc chấm dứt khi bác chủ nhà anh em đóng quân phát hiện ra, dỗ dành người tâm thần đi về.
Hai tháng “dự bị năm học” giúp anh em nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần khắc phục khó khăn trong lao động. Anh em  cũng có thêm những kinh nghiệm sống, ở vùng đồng rưng, càng thêm quý mến ân tình của bà con địa phương…


Ngày 1-10-1965, cả đại đội rời nhà dân, vào doanh trại, tiến hành dọn dẹp, củng cố nơi ăn, ở, nơi học tập. ngày 15-10, đại đội cùng toàn trường khia giảng, bước vào năm học mới - khóa học chính thức. Đại đội 7 bây giờ là đại đội 8 – được bố trí ở vị trí sâu nhất. Xung quanh doanh trại là núi, rừng âm u. Bên dưới là suối nước trong xanh. Đại đội biên chế 4 trung đội. Mỗi trung đội là một lớp. Trong hoàn cảnh thời chiến, sơ tán, chương trình của lớp vẫn có đủ các môn học cơ bản: toán, văn, sử, địa, sinh, ngoại ngữ, thể dục…Trung đội 1 và 2 học Trung văn, trung đội 3 và 4 học Nga văn. Trung đội trưởng trung đội 1: Lê Trịnh Tường, trung đội 2: Tống Thái Liên, trung đội 3: Nguyễn Tiến Dũng (cận), trung đội 4: nguyễn Việt Hùng. Ban chỉ huy đại đội – đại đội trưởng: thầy Bính, chính trị viên – thầy Kha, sau thêm thầy Phú.
Sống trong rừng, bảo đảm an toàn nhưng không khí ẩm thấp, nặng nề. Những ngày mưa to, lũ nguồn, đại đội bị chia cắt, việc giảng dạy, tiếp tế gặp khó khăn. Bệnh ngoài da (ghẻ, hắc lào…) phát triển khắp đại đội, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sự tập trung trong học tập. Có lần, đang lên lớp, thầy Lộc (giáo viên quân sự) bị ngất, phải đưa đi cấp cứu … làm cả lớp lo lắng.
Mùa đông ấy, trời rất rét. Đại đội tổ chức cho học viên đi cắt rạ, các thầy hướng dẫn anh emddan thành tấm nệm, lót giường chống rét. Sau nghỉ Tết 1966, đại đội được lệnh chuyển vị trí ra bên ngoài suối, khu hiệu bộ. Sau đó, ổn định vị trí tại doanh trại cũ củaddaij đội – khu trại Bưởi. Được sống ở khu doanh trại do chính mình góp công sức xây dựng, cả đại đội thấy hạnh phúc và tự hào.
Một chuyện gây bất ngờ: về nghỉ Tết, Đoàn Đức Bình đăng ký đi bộ đội, vào chiến trường luôn. Anh em, nhất là những người cùng sống với Bình từ trại Hòe, trại Cờ đều bồi hồi Có lẽ, Đoàn Dức Bình là học viên đầu tiên của trường Nguyễn Văn Trỗi nhậpngux, vào chiến trường, mở đầu một truyền thống tốt đẹp của nhà trường: học sinh là chiến sĩ.
Cùng với toàn trường, đại đội bước vào đợt thi đua Quyết Thắng: Học tập tốt, kỷ luật nghiêm. Phong trào rất cuốn hút: lớp nào cũng tổ chức học thêm, thao diễn học tập, thi đua học tập, phấn đấu dành điểm cao trong học tập. Đây cũng là thời kỳ đăng ký phấn đấu tu dưỡng trở thành Đoàn viên rất sôi nổi, hình thành các đôi bạn học tập, tổ nhóm phấn đấu, giúp nhau tiến bộ ở tất cả các tiểu đội. Các công việc kiếm củi, tăng gia, chăn nuôi cải thiện đời sống đều hoàn thành, học viên còn tích cực tham giáinh hoạt văn nghệ, thơ ca… với toàn trường. Hồi này, Hoàng Giang, Đồng Xuân Hiền được “tôn vinh” là nhà thơ đại đội. Cuối năm, tiết mục kịch: “Lòng dân” của đại đội, tham gia hội diễn toàn trường được giải thưởng. Cũng trong phong trào thi đua các chị nuôi cải tiến nấu nướng, bảo đảm đủ tiêu chuẩn Quân y – cụ thể là chú Chích rất tích cực đôn đốc an hem điều trị bệnh ngoài da. Chỉ sau một thời gian ngăn, dịch ngoài da ở đại đội đã được “tận diệt”
Kết thúc năm học, đại đội 8 được đánh giá có phong trào thi đua sôi nổi, đạt kết quả cao trong học tập, công tác. Đại đội 8, từ đây chuyển thành đại đội 9.



6 nhận xét:

TC nói...

Chắc Hồ Bắc phải giở lại nhật ký, rồi vừa trích vừa cười khì khì. Mong được đọc cả những đoạn này

Nhật ký nhiều ông ghi, rồi bị anh em tí toáy móc ra, nhiều chuyện cười vỡ bụng. Cũng là một đề tài lớn

Trần hồ Nam nói...

Cám ơn Hồ Bắc đã trở về với blog k3 . hết cảnh viết đậu viết nhờ . Trần hồ Nam.

VTrung nói...

Hoan hô HB.HB có nhớ chính xác 2 ngày đầu tiên xe của tổng cục chính trị,tổng cục hậu cần và bộ tổng tham mưu đưa con em lên trại Hòe là ngày nào ko ? 24-25/3/1965 hay 25-26/3 ?

hadongtran nói...

Ngày chính xác Anh em mình lên trại Hoè là : 23/3/1965 gồm con em của các phụ huynh Công tác tại TCCT , BTTM , và Công an Nhân dân Vũ Trang . Còn hội TCHC lên ngày hôm sau 24/3 . Báo cáo Anh Văn Trung , chuẩn ko Cần chỉnh ạ !.

Unknown nói...

tran ho bac ;minh nho khong lam thi doan tong cuc hau can len truong ngay 23-3-1965.minh hoc cung lop pho thong voi trinh tuong bui vinh quang linh ..nen nho vay .Con minh,toi tan 6-4-1965 moi len truong .Trung hoi lai tuong,vinh ,linh ...xem the nao

Hoàng Giang nói...


Đề nghị THB viết có dấu để ACE đọc được đúng ý !