Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

       Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An 42 km, gồm nhiều đền đài Chăm pa, trong một thung lũng khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa từ thế kỷ IV-XIII.
        Lich sử những cuộc chinh phạt thắng bại cuả các vua họ Chế đã đưa đất nước Chăm Pa sát nhập với Đại Việt để rồi hôm nay chúng ta có một lịch sử đa dạng về văn hóa..
       Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO chọn là di sản thế giới và từ đó đến nay là điểm tham quan du lịch độc đáo của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi ghé về mảnh đất có bề dày văn hóa xứ Quảng và để tìm về :
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.      

      Khu thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng khoảng thế kỷ IV, là khu di tích chính của văn hóa Chăm pa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ về kiến trúc và văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia, chất liệu đá sa thạch, các nét chạm khắc tinh xảo và đanh sắc...           Kiến trúc còn lại đáng kể là những  tháp cổ ( tháp Chàm). Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Nhiều công trình nghiên cứu đã tạm đưa ra giả thiết : người Chăm xây tháp từ gạch đất sét, xếp chồng lên nhau và được nung cả tòa...

        Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn trở thành trung tâm của vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ bộ Linga - Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo, hoặc tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Champa.


         Bằng chất liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa-kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á.



        Khi nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa, người ta thấy rằng đây là một dân tộc vừa đam mê chinh phạt vừa say mê sáng tạo nghệ thuật...Có lẽ vì thế mà các quốc vương Chăm đã không giữ được vương quốc của mình...





      Các bạn Troik3, hãy một lần đặt chân trên thánh địa một thuở vàng son này để nghe kinh thành cũ kể về một thuở huy hoàng của vương quốc Chăm, để thưởng thức các điệu múa ngàn năm trong đá

                                                 

25 nhận xét:

TC nói...

cảm ơn TrunDC.
Đến MS mình nghĩ dân tộc nghệ sĩ thế này thảo nào bị Đại Việt nuốt. giờ lại có lý giải tương tự, thấy mình sáng suốt quá giỏi ko chịu được.

còn một lý giải khác: Có nhiều tiểu vương quốc Chăm, chia cắt bằng những con sông từ Trường Sơn ra biển. Nên anh này bị tẩn thì anh kia không cứu, Đại Việt cứ thế lấn dần.

Có cái dở là người Việt ko tiếp thu được nghề đi biển của người Chăm, nên nay ko có chiến lược biển, cứ lúng túng

TrunDC nói...

Cảm ơn TC nhé.Tớ cũng có nhận xét như cậu về vấn đề tiếp thu nghề đi biển của người Chăm...Cả 2 ta đều " giỏi ko chịu được ".

Bantroi k9 nói...

Đúng thế, nghề biển hay còn gọi là nghề sông nước- ngư phủ không xa lạ gì mấy so với Đại Việt xưa, bằng chứng là 2 trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Các binh sĩ nhà Trần xăm hình thủy quái...chỉ có thời hiện đại này hậu duệ của Đại Việt không tiếp thu phát triển được năng lực sông nước của tiền nhân nên lúng túng...
Cảm ơn Trung dc về những giới thiệu trong bài viết Thánh địa Mỹ Sơn này, rất bổ ích khi mà bantroik3 sắp làm một cuộc gặp mặt toàn quốc tạ Đà Nẵng vào mùng 1/8/2013 này

Tualinh nói...

Tôi rất thích bài viết này của TrunDC.Lối hành văn chân chất,mộc mạc có vẻ còn hơi ngượng ngịu,e thẹn mà vẫn đầy chất 'trí thức'!

thaichi nói...

Thánh địa không xa Đa nẵng Cảnh qua ảnh Nghe đọc qua sách cũng không bằng tổ chức vào thửơng thức tận nơi-Có xe lên KH sau Lễ gặp măt k3 HN SG Trung cho đi nhé-Xe HN đã có gân 20 ban, hỏi Tuan Lnh SG có 1 xe cũng trên 1 chục-quá vui

Thai chi nói...

8. SỐ LƯỢNG Đi Đa Nẵng ĐẾN NAY
-ô t ô tập thể gồm-Cao long Tỉnh-Nguyễn Đông Khu-Trần Đào Hà Đông-Nguyễn Tài Chí-Nghiêm xuân Bạch-Phan ngoc Bình-Trần Minh Tiến-
Phan vũ Cường-Văn Trung-Lê Trung Nghĩa-Lê thanh Sơn-Thanh kỳ-Nguyễn Tiến Dũng-Ban Sơn k9 (Hùng) =15 người. Còn và sẽ đi :::Lý Trường-Phùng Tuấn Sinh -Đình Sơn-Cát Thịnh Giang(k9)-Đinh Đô- Nguyễn Trọng Chiến Thắng -Cương (k9)-,,,Dự kiến=20

-.Đi tầu hỏa: Thầy Mạnh-Nguyễn Thắng-Lữ Thái -Văn Toàn-Con Thầ Phú (Trung)-Bùi Đăng Việt-Cháu BĐViệt -Doãn Thịnh-Gia Khánh -Hải Hồng-Vũ Quốc Khải-,,,,Dự kiến=12-14 người

-.Đi Tự do Máy Bay xe cá nhân: Vũ Quốc Quân Thầy Bính-Thái Chi-Thanh Hùng-Thúy(con hiệu Trưởng) -Từ Linh-Bùi Vinh-Dương minh Đức+Vợ con-Thanh Hà,Việt Bắc-Hoàng Giang+vợ con-Song Yên-Kim Nhu-Minh Châu-Nguễn Cương-Hoài Thuận-Khắc khảm-Hoàng Sơn-Sỹ Thành- Hoàng Đinh –Trần Dũng Trí =25 nguời +Các ban khóa 4 Hưu Thành,Vợ Cát Thịnh, k5 Công,Việt,Dũng,.k6 Thắng và bạn ,7,8 ... Dự kiến=30 người
Tổng Dự kiến=55-60 người

TC nói...

Nói một cách hình ảnh thì 50 người con theo bố Lạc Long Quân xuống biển chỉ làm món nhúng ngón chân út xuống nước rồi đứng lại gieo cấy, làm nên những ngôi làng và vài đô thị lèo tèo.
Họ Trần gốc biển bên TQ, mới sang vài đời đã lên ngôi nên còn nhiều "thủy tính" chăng?
Người Chăm có loại ghe bầu, từng chở vài chục tấn hàng đi trong vùng biển ĐNA. Ghê lắm
Mà tôi ngờ TrunDC e thẹn thật chứ ko phải "có vẻ" như TL nói đâu, nhất là khi nhìn em Chăm vặn vẹo trên phù điêu

TrunDC nói...

Cảm ơn các bạn Tua Linh và bạn Trỗi k9 về những lời còm thân thiện, động viên khích lệ mình.

TrunDC nói...

Ý quên,cảm ơn cả TC nữa nhé.Thật sự mình ko cũng ko biết là mình e thẹn thật hay giả vờ nữa...

hadongtran nói...

Tôi lại có nhận xét trái ngược với Anh TL : Văn phong trong bài này đầy chất chuyên nghiệp , câu chữ gọn gàng súc tích , nói ít ý nhiều ... Có thể nói " đậm chất Công phu " !
Có thể nói , cho đến bây giờ mọi ng mới phát hiện ra cái chất e thẹn rất ư tự nhiên của Văn Trun .... Và rằng : Anh đặc biệt cảm xúc với các thế " vặn vỏ đỗ " , " quấn thừng " .... ! Thật lạ !.

Hoàng Giang nói...


Tôi không nhớ là đã đọc ở tài liệu nào , khi nào ... có nói rằng : dòng dõi Hồng Bàng ( Bách Việt ) rải suốt từ Nam sông Dương tử ( Trường giang ) xuống tận quần đảo Gia va !? Thời các vua Hùng , từ khoảng Quảng bình trở vào là đất Việt thường ( của các bộ tộc Việt ) , Thánh địa MS chắc cũng là một trong những Thánh địa của các bộ tộc Việt ta ngày xưa chăng ! Nhiều bộ tộc Việt đã mất ( đồng hóa ) vào Hán tộc ( phương Bắc ) , duy cương thổ cùng văn hóa của bộ tộc Lạc Việt & Âu Việt tạo thành phên dậu vững chắc ( chống lại sự đồng hóa của Hán tộc ) cho mình cùng các tộc Việt phía Nam . Phải chăng ( như theo truyền thuyết về họ Hồng Bàng ) , Hùng vương vốn là con trưởng của Âu cơ và Lạc Long Quân ( khắc tinh của " khí bành trướng " Hán tộc !? ) nên trải mấy ngàn năm " vật đổi , sao dời - bãi biển , nương dâu " mà cương thổ cùng văn hóa vững bền và phát triển theo một hướng khác ( so với Hán tộc ) !
Vài dòng suy ngẫm chia sẻ cùng TrunDC và các bạn . Có gì quấy xin đại xá !

TrunDC nói...

hadongtran ơi,bao giờ cũng chỉ được có nửa câu đầu thôi...còn nửa sau mới là " chốt hạ ".Bớt đi cho mình nhờ chút được ko ? mà sao cứ nhè tôi mà chốt vậy ?

TC nói...

Mỹ Sơn nhiều tượng Linga với Yoni lắm. Các bố khênh về mà ngắm tha hồ, chả phải đi xa...

hadongtran nói...

Thực ra , " chiến lược biển " - hay cụ thể hơn : " Hải quân " là 1 cuộc chơi vô cùng tốn kém - và Cần mang tính kế thừa của rất nhiều thế hệ . Xét trong mấy trăm năm qua , VN ko ngừng có chiến tranh , lúc nào nền kinh tế cũng rơi vào bờ vực khó khăn triền miên .... Nên dù giới lãnh đạo có nhận thức đc vấn đề cũng chẳng có cơ thực hiện .
Chứ còn , theo những nghiên cứu mới nhất , cư dân trên bán đảo Đông Dương nói chung , Lạc Việt nói riêng , từ xưa đã có truyền thống đi biển lão luyện .... Vượt qua đước mấy lần " biển tiến " .... mà lịch sử gọi là " nạn Hồng Thuỷ " đó thôi !.

TrunDC nói...

Nói kỹ về cái vụ "Linga và Yoni này á ? khối anh lại chả nhào đi và đòi đến tận nơi để mục sở thị ấy chứ ? Nhiều người đồ rằng nó có một phép nhiệm màu kinh khủng về quyền năng nòi giống...chả thế mà người ta lại ..."thờ" à ? Khách du lịch khi đến đây không kể là đàn ông hay nữ giới đều lấy tay xoa và tưới nước lên đó. Linga và Yoni được thờ ngót ngàn năm- thờ nơi sinh ra nguồn gốc con người , hỏi có gì còn linh và thiêng hơn thế nữa ? Còn HĐ nhé, cái điệu vặn vỏ đỗ quấn thừng ấy là điệu múa tôn giáo nhưng đầy chất phồn thực. Một cá thể không thể quấn thừng được đâu nhá ông HĐ...he...he...
Còn tài liệu mà Hoàng Giang đọc là cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" do sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn về nước Xích Quỷ thế này: Các tộc người Việt cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ III TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.

Vương quốc của các tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) thời kỳ này có thể nói đây là một liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam ...

Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ VIII trước công nguyên trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,...các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế Hán khoảng thế kỷ I TCN các nhà nước Việt đều bị thôn tính.

Hoàng Giang nói...


TrunDC : còn cái " phên dậu " che chắn cương thổ & văn hóa cho Lạc Việt cùng Âu Việt và các bộ tộc Việt phương Nam thì NSL viết thế nào ?
Coi trong " chiếu " diệt Thanh của vua QT : ... đánh cho chúng biết nước Nam luôn có chủ ! ... Bình Ngô đại cáo của N Trãi viết :... Giang sơn từ nay bền vững ... Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương viết ... cứ ngược dòng lịch sử cho đến mấy ngàn năm ... khi bên Tàu nhà Tần thống nhất Trung nguyên thì bên Ta vua An Dương Vương dựng nước Âu Lạc ; khi Hán " phá Tần , diệt Sở " thì Triệu Võ Đế lập nước Nam Việt ... rồi Đinh Tiên Hoàng đế , rồi Lý thái tổ , rồi Trần , Lê , Nguyễn QT ... phên dậu của Đại Việt quả là "thành đồng , vách sắt " không có thế lực phương Bắc nào xâm lấn được !
Ôi ! Cả một dải giang sơn Đại Việt mà Tổ tiên để lại cho ta , sao lại có ai tính chuyện " sẻ nghé , tan đàn " như thế ! Chẳng làm đau lòng các bậc tiền bối lắm ru !

Nặc danh nói...

Trong 2 hình cuối: cái tượng ở trên đẹp hơn!

HMK6

TrunDC nói...

Ông HMK6 rõ là tinh mắt nhỉ ? Cái tượng trên bằng xương bằng thịt, biết tri tình vui buồn hờn giận khóc cười... Cái tượng dưới vô tri...
Hoàng Giang à ! Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, để tỏ rõ quyết tâm giữ nước, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung, truyền hịch:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ....
Bốn câu thơ trên đã nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hoá và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân, đồng thời nói lên QUYẾT TÂM ĐÁNH TIÊU DIỆT khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ....
Ngược về dòng lịch sử , ngay từ thời Lý- Trần- Lê và thời hiện đại đều có những chiếu, những tuyên ngôn về sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ của các bậc Hoàng đế, Quân vương, lãnh tụ... và phên dậu đó chính là nền tảng văn hoá và lòng dân...
Nhưng đây là chỗ comment Thánh địa Mỹ Sơn, đề tài này sẽ đề cập ở không gian khác. Ông làm tôi chóng cả mặt rồi sử gia K3 Hoàng Giang ơi....

Tualinh nói...

hihi...tôi lại thích bức tượng cuối cùng: thật Đẹp và là thật nó đúng là nó ! bức trước đó la đồ giả ,'thẳng giả ông'-'ngái' quá!

Bantroi K9 nói...

Tôi cũng rất thích bức tượng Vũ nữ Chăm, đây là thiên thần đang múa. Vẻ đẹp lặng câm ngàn năm trong đá. Các đường cong như vỡ ra với bộ ngực trần, cặp vú săn chắc, thân hình mềm mại uyển chuyển. Đó là sự gợi tình, một cảm hứng tính dục hồn nhiên, bản năng và bất tử. ...

TrunDC nói...

Sôi nổi quá. Tôi nhất trí với ý kiến của Tualinh và Bantroik9. Tôi nhận thấy một điều rất rõ rằng : Căng, cong, tròn, đầy...là những từ tôi có thể đọc ra ở pho tượng Vũ nữ Chiêm múa. Một vẻ đẹp nõn nà mê hoặc.

Tualinh nói...

TƯỢNG ĐÁ VŨ NỮ CHĂM PA
Mến tặng Văn trung và CÁC BẠN

“…Mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cồ…”
Ôi,Buồn làm sao : Ở nơi ấy,nơi nao…?

Có nghe chăng ,từ cô đơn nơi tiềm thức...
Vọng tiếng nghêu ngao giọng hát bạn bè:
Đến cả
“ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..”

Nếu có lúc hồn ta hóa đá,
Thì xin làm viên sỏi nhỏ nhoi,
Tôi và bạn,mình cùng tìm im lặng,
Đặt dưới gót chân nàng Tuyệt Mỹ
Tượng đá kỷ hà - Thiên vũ Chăm Pa…

“…Mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cồ…”

TC nói...

Tôi đố (tục) các bố, cô vũ nữ này là bộ tộc Cau hay Dừa?

Xem giảng (thanh) bài Lê Công mới đăng

Bantroik9 nói...

He...he...Cô Vũ nữ này nhất định là thuộc bộ "dừa" rồi, không thuộc bộ cau ( cau chũm- chũm cau) nhìn thì biết : Dừa Xiêm ( dừa Chiêm- Dừa Chăm....Vú Chăm..). Nhất trí cao với Trun Dc : Căng-Tròn- Đầy...rất nữ tính, rất đàn bà, rất phồn thực, rất MẸ. Nghệ thuật đích thực thách đố thời gian.

TrunDC nói...

Mình cũng đồng ý với Bantroik9 về việc "khảng định" cô này thuộc bộ "dừa" qua vóc dáng của bộ ngực... và qua việc pho tượng này đang tồn tại tại Mý Sơn (...bắc đèo Cù Mông) thì lại càng khảng định là " Dừa" thật rồi ( đối chiếu với tài liệu Lê Công mới đăng)...He...he bantroik9 và TC chắc cũng đồng tình với chia sẻ của tôi vì vừa đúng với kích thước lại vừa đúng với tài liệu khoa học (do Lê Công cung cấp)...