Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

KINH NGẠC NGHỆ THUẬT CHƠI MÔ HÌNH QUÂN SỰ.

          Như lời hẹn, 9 giờ sáng 20/2/2014 Văn Trung và một vài người bạn nữa đã có mặt tại nhà riêng của Hoàng Quang Linh.
    Mặc dù đã được nghe Tuấn Linh giới thiệu trước về bộ sưu tập và thú chơi vũ khí, khí tài quân sự của Quang Linh nhưng VT không khỏi kinh ngạc, choáng ngợp và ngỡ ngàng trước bộ sưu tập hay nói đúng hơn là kho tàng mang tính "bảo tàng" chuyên nghiệp về "mô hình quân sự" của Quang Linh.
     Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Từ xưa, người ta đã nói nhiều về thú chơi của các bậc cao nhân như: chơi chữ, chơi tranh, chơi cổ vật hay chơi cảnh ( Bon sai, chim cảnh, cá cảnh, non bộ...) chứ chưa ai nói đến chơi mô hình quân sự...
         Mô hình quân sự xếp theo chủng loại                      Xuất hiện từ lâu trên thế giới và có mặt ở Việt Nam những năm gần đây, thú chơi mô hình quân sự còn rất mới mẻ đối với phần lớn người Việt. Qua câu chuyện, Q. Linh cho biết: Người chơi mô hình quân sự không hoàn toàn coi đây là một thú chơi thuần túy mà ở một trình độ cao hơn, họ coi đây là môn nghệ thuật đặc sắc với đủ cung bậc sáng tạo. Người chơi phải có con mắt mỹ thuật để tái hiện sống động các phương tiện, vũ khí, khí tài, con người trong thực tế thành mô hình với nhiều tỷ lệ khác nhau như: 1/30, 1/35, 1/48, 1/72... thậm chí 1/200.
Tủ đặt mô hình binh chủng tăng thiết giáp
            Có dễ đến vài trăm mô hình, Quang Linh thừa nhận, thú chơi này khá tốn thời gian, tiền bạc và Linh đã
đến với thú chơi này bằng niềm đam mê nghệ thuật, ước muốn tái hiện hình ảnh lịch sử qua các mô hình và sa bàn thu nhỏ. 
       Đời mỗi con người nếu không có một thú chơi, một đam mê nào để hướng tâm trí, con tim, khối óc và thời gian của mình vào đó coi như mới sống một nửa cuộc đời. Hạnh phúc bao nhiêu cho ai có được niềm đam mê và dám sống tận cùng vì nó ?
      Không chỉ là một người làm công tác quản lý khoa học kỹ thuật quân sự, Quang Linh đã tỏ ra là một người am hiểu về mô hình quân sự qua màu sắc, tỷ lệ, cấu tạo vật liệu, mà còn có hiểu biết nhất định về lịch sử và tính năng kỹ chiến thuật của khí tài,đối chiếu– so sánh để sáng tạo ra các mô hình quân sự sao cho thật nhất, đúng nhất đẹp nhất.
Đủ các chủng loại mô hình máy bay": B52, thần Sấm, con Ma, Cánh cụp cánh xòe.
       Giới chơi mô hình chia ra làm 2 loại: mô hình động (được điều khiển bằng sóng vô tuyến điện) và mô hình tĩnh (có 2 loại là mô hình KIT và DIECAST). Trong mô hình tĩnh được phân ra nhiều trường phái hay chủ đề như chiến tranh thế giới thứ hai hay chiến tranh Việt Nam hoặc tạo ra những bộ sưu tập
: mô hình xe cơ giới, cao xạ pháo, tàu bè, máy bay... Cũng như dân chơi cổ vật phân ra chơi đồ cổ thời Lý hay thời Trần, thời Lê; hoặc chơi chuyên về ấm trà, về đá cổ, đồ đồng, đồ sứ..
      Đỉnh cao của môn chơi này là sa bàn. Chơi mô hình quân sự mà chưa có sa bàn coi như là chưa có đẳng cấp. Người chơi có thể tái hiện một trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh bằng một sa bàn với đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, vũ khí chiến đấu...Hoặc hoành tráng hơn là một hàng không mẫu hạm- một tàu sân bay có thể chứa nhiều máy bay và các khí tài bảo đảm khác. 
Hàng không mẫu hạm  ENTERPRISE  CVN-65 ( 1/200 ).           Quang Linh, chơi mô hình tĩnh không chỉ là KIT và DIECAST mà còn muốn chế tạo các mô hình khí tài bằng kim loại mà các nhà sản xuất không làm. Cái khó của việc này không chỉ nằm ở việc ghép hàng trăm, hàng nghìn chi tiết kim loại  nhỏ thành xe tăng, máy bay, tàu thuyền... mà còn phải tìm hiểu hình ảnh, kích thước thật của khí tài sau đó chuyển kích thước thật về tỷ lệ mình định làm thông qua các bản vẽ 3D...cộng với kỹ năng và khiếu thẩm mỹ của từng người sẽ cho ra đời những tác phẩm mô hình thực thụ, giống hệt ngoài đời.
       Người chơi mô hình chuyên nghiệp phải đọc nhiều tài liệu, xem nhiều phim ảnh để mô phỏng chính xác loại phương tiện, vũ khí khí tài, binh lính... gắn liền với một thời điểm lịch sử.

Xe tăng và các loại xe cơ giới phục vụ chiến tranh...
     Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên du nhập thú chơi "mô hình quân sự", ở miền Bắc, số người chơi hầu như chỉ tập trung tại Hà Nội.
        Người chơi mô hình quân sự thường là những người ở độ tuổi trung niên, hầu hết là những người đã qua thời khói lửa hoặc chí ít cũng được sinh ra lớn lên, học tập và cuộc đời gắn với nghiệp nhà binh, như Quang Linh là một ví dụ.
        Hiện tại, Quang Linh đang sở hữu một số mô hình kim loại "độc nhất vô nhị" ví như mô hình chiếc xe tăng T55 - M3 tỷ lệ 1/30 (Một điều khá thú vị là ngay cả chiếc xe tăng thật T55-M3 thế giới cũng chỉ có 1 cái và cũng chỉ có 1 mô hình duy nhất mà Quang Linh đang là chủ nhân duy nhất). Rồi hàng không mẫu hạm ENTERPRISE CVN-65 với tỷ lệ 1/200...

* Mô hình xe tăng T55-M3 ( tỷ lệ 1/30 )
      Các mô hình quân sự được Quang Linh đặt ngay ngắn trong những tủ kính, hộp kính trên nền vải nhung màu đỏ hoặc trắng. Cách sắp đặt khoa học theo chủ đề như một bảo tàng, mang tính "chương, hồi" rõ rệt.

          Đối với dân chơi mô hình, kiêng kỵ nhất là để mô hình bám bụi sẽ khó vệ sinh, không bọc trong nylon khi vận chuyển và tránh để người khác cầm vào mô hình vì dễ bị hư hỏng. Đến thăm "bảo tàng" của Q.Linh, tốt nhất là tuân thủ "không sờ vào hiện vật".
Mô hình máy bay- phi cơ hiện đại của Mỹ trong cuộc chiến VN.       Quang Linh tâm sự: người đam mê "Mô hình quân sự" có thể ngồi ngắm cả ngày không chán. Sau 10 năm sưu tầm và chơi mô hình quân sự, kho sưu tập- bảo tàng của Quang Linh đã có tới 300 mô hình lớn nhỏ. Nhiều sa bàn và mô hình mà Quang Linh đang sở hữu là niềm mơ ước khát khao của các tay chơi mô hình đất Sài thành và Hà nội...

        Năm 2010 nhóm phóng sự của VTV3 đài truyền hình Việt Nam xin được quay phim toàn bộ "mô hình quân sự" này để giới thiệu trong một chương trình đặc biệt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhưng Quang Linh đã từ chối, song lại rất vui vẻ và hào hứng đề nghị V.T giới thiệu ở trang Blog Bantroik3.
       Văn Trung đưa lên Blog K3, xin trân trọng giới thiệu với các bạn một thú chơi của bạn Quang Linh với hy vọng chia sẻ, giao lưu...
 Q.Linh trên tàu phóng lôi, vùng 2 Hải Quân.Tàu đang tăng tốc...
          Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, Văn Trung chỉ giới thiệu một số mô hình và chủng loại tiêu biểu vì nếu đưa hết sẽ rất nhiều và máy nặng, tải hình lên đủ rất lâu...
* CẬN CẢNH 1 SỐ MÔ HÌNH :
Một số hỏa lực mặt đất và tên lửa đất đối hải của QĐNDVN (1/43 )

  Một số khí tài phòng không của QĐNDVN (tỉ lệ 1/43 )

Bệ phóng SAM 3 bốn cần ( tỉ lệ 1/43 )

  Xe bọc thép BTR-80 ( tỉ lệ 1/43 )


  Xe bọc thép BTR-80A ( tỉ lệ 1/43 )


   Đài điều khiển SAM 2 ( tỷ lệ 1/43 )


Hàng không mẫu hạm ENTERPRISE CVN-65 (tỉ lệ 1/200)

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B2 (tỉ lệ 1/200)

 Máy bay ném bom chiến lược TU-160 (tỉ lệ 1/200)

   Ra đa P19 ( tỷ lệ 1/43 )



     2 Xe tăng T55-M3 và T59 ( tỷ lệ 1/30 )

   Xe tăng T59 ( tỷ lệ 1/30 )

   Tên lửa đạn đạo TUPO-M ( tỷ lệ 1/43 )


    Tên lửa phóng loạt BM30 ( tỷ lệ 1/43 )

 Xe điều khiển và xe phóng tên lửa phòng không S300 (1/43 )

Tầu ngầm lớp ki lo 636 ( 1/200 )


Bài và ảnh Văn Trung

23 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Kinh khủng! Không yêu, không say mê thì không có bộ sưu tập khủng như thế.
Cảm ơn nhà sưu tập và cảm ơn người đưa tin.

TrunDC nói...

Văn Trung khi tận mắt "mục sở thị" còn lặng người đi và vô cùng sửng sốt, choáng...Đó là cảm xúc lần đầu tiên được nhìn thấy mô hình quân sự của Quang Linh. Cứ tưởng không thể đưa dược tin bài ảnh vì nó nhiều quá...

ThaiChi nói...

Âm Thâm sưu tầm-Say và đam mê, đúng chất ký thuật quân sự về các chủng loại khí tài...ma ai là tướng lĩnh hay binh sỹ đều muốn có.Chủ nhân cho ra mắt là cả sự hào hiệp với Đồng đội, những người mặc áo Lính hiểu về nỗi đam mê đó.Chúc QL " có nhiều mô hình hơn nữa".

BantroiK9 nói...

Nước ngoài, giới công nghiệp có "Vua dầu" lửa; Phim Việt có "Vua bãi rác". Còn ở đây, K3troi có Vua mô hình Hoàng Quang Linh...

HữuThành.Nguyễn nói...

Ngắm, hiểu về từng loại đồ thật đằng sau từng mô hình, là cả một kho kiến thực khổng lồ cộng với lòng đam mê say đắm. QL rất đáng được ngưỡng mộ vì điều đó.

TC nói...

Rất thú vị. Nhưng mình hỏi thêm
- Nguồn gốc, nơi làm những mô hình này ở đâu? QL làm thế nào để có chúng?
- Mô hình hàng không mẫu hạm kích thước bao nhiêu, vì tỷ lệ chỉ 1/200?
- Trưng bầy trong một "gian" hay phải vài phòng? Chắc QL còn sưu tầm cả tính năng tác dụng đi kèm vũ khí chứ
"Rất thú vị" lần nữa. Và cảm ơn hai ông bạn

Unknown nói...

Rất khâm phục.

TrunDC nói...

Cảm ơn các bạn đã đọc và comment bài viết.
- TC ạ ! Quang Linh sinh ra và lớn lên trong một môi trường vốn đã rất "mô hình quân sự" bởi Ông Cụ thân sinh Hoàng Đình Phu- nguyên là Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng- Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ V.N)...khi còn công tác Cụ đã được các nước trong phe XHCN tặng những mô hình vũ khí- khí tài quân sự mới nhất khi mới chế tạo và áp dụng trong chiến đấu. Chi tiết hơn có lẽ để QL trực tiếp trả lòi các bạn

TK8 nói...

"Hổ Phụ Sanh Hổ Tử" - Dù chưa được xem BST nhưng cháu rất vui vì yên tâm nghề của Cụ Ông k bị thất truyền. Danh tiếng Cụ trong BQP thì quá lớn rồi, k hỉu sao trong dân nhìu ngừi chưa biết Cụ, và các Cụ khác làm Y Tế, Lương Thực, Giáo Dục, Huấn Luyện...muốn chiến thắng đâu phải chỉ có các cụ mần Chính Trị và Oánh Nhau.

Thu Cúc nói...

Mình nhất trí cao với nhận xét của TK8, nhiều gương mặt Troi k3 đã không hổ danh là "Hổ phụ sinh hổ tử". Thời hào hùng, các cụ đã làm nên diện mạo lịch sử, như Ông Cụ của Quang Linh, ,cụ Hoàng Đình Phu- một trong số tướng tá tin cậy hàng đầu của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Nguyễn Sơn- thân phụ Ng.Cương; cụ thân sinh của Văn Trung nữa: Đại tá- Tiến sĩ khoa học- Giáo sư- Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Nhân...Chúng ta chỉ cần một góc của các cụ đã là vẻ vang vô cùng...Cảm ơn 2 tác giả của công trình: KINH NGẠC NGHỆ THUẬT CHƠI MÔ HÌNH QUÂN SỰ của Văn Trung và Quang Linh)

THANH HAI K3 nói...

Bài viết của Văn Trung ,không biết viết theo dạng nào:Bình luận,phân tích,phóng sự,hay là gì gì đó...Nhưng chung quy lại là rất hay,rất công phu rất sinh động,cuốn hút người đọc.Đã nêu bật được tính cách vô cùng đặc biệt và thành quả vô cùng vĩ đại của một người bạn cùng khóa mà đến nay anh em mình mới được biết.
Mình cũng có ham thích như Quang Linh,nhưng không có điều kiện nên đành bó tay.
Chắc chắn sắp đến khi nào ra Hà Nội Mình sẽ nhờ Văn Trung dẫn đến thăm Quang Linh và chiêm ngưỡng Tuyệt tác của bạn.

TrunDC nói...

He..he...Thanh Hải ơi. Gì mà làm một loạt các tên "đao to búa lớn" thế ? Gọi là Bút ký- Ký sự- Tùy bút- Tùy ý hay Tùy hứng cũng được...VT chỉ lo đưa tin bài ảnh lên không xứng với tầm với mô hình quân sự của Quang Linh thôi. Khi ra HN nhất định sẽ alo cho Q.Linh để đón Thanh Hải và những người bạn muốn đến xem...

HCQuang nói...

Công phu.
Ngắm nghía mô hình, thì một trong những cái mà ông khách quan tâm, là tỷ lệ của nó so với thật.
Tỷ lệ thì có con số rồi, nhưng "đích mục sở thị" thì vẫn thú vị hơn (cho ông khách), ý tui muốn nói là có cái gì đó rất đời thường để mà so sánh. Có thể là mô hình con người được đặt bên cạnh mô hình kia, ví dụ anh lính pháo (mô hình) đứng bên khẩu pháo mô hình. Nhìn là lập tức cảm nhận được ngay cái anh thật nó to ra răng.
Nhưng mần thêm anh lính pháo cũng công phu lắm.

TrunDC nói...

HCQ : rất hay ý kiến của bạn. Mình sẽ cùng QL xem xét bổ xung ...nếu có thể được .

Unknown nói...

Một thú chơi "khủng" đáng nể.... Rât ngưỡng mộ QLinh và cảm ơn Văn Trung đã giới thiệu bài và ảnh của bộ sưu tập cùng tác giả của nó ...

TrunDC nói...

Đúng là thú chơi...KHỦNG, Yên Bình Nguyễ ạ. Ăn : Mô hình- Ngủ: Mô hình- Tư duy: Mô hình- Nói: cũng lại mô hình. QL rất say mê và yêu quý bộ sưu tầm ấy.

Unknown nói...

Sưu tầm mô hình quân sự công phu- Chụp ảnh và đưa ảnh cũng công phu không kém.

Bạch Thạch. nói...

Trungdc. Tớ thích nhất câu này : Ở đời không có được niềm đam mê để hướng tâm trí thời gian mình vào đó coi như mới sống được nửa cuộc đời. Còn TrungDc thì sao nhỉ ? Sống cả hay nửa cuộc đời đây ?

TrunDC nói...

Bạch Thạch ơi, xin đừng khai thác đời tư...he...he...Cứ miễn sao vào đây thấy vui là được thôi.Đã mấy ai sống được trọn "cả một cuộc đời"...nhưng hãy cố...

TrunDC nói...

- Lãng Tử Đặng. Cảm ơn đã đánh giá cao "chúng tớ".

HCQuang nói...

Nghĩ đi ngẫm lại, tui mới dám phát như ri:
Cụ chơi như rứa thì siêu rồi, dưng mà mai mốt cụ trăm tuổi (có người gọi là hai năm mươi) thì khối tài sản khổng lồ này tính ra sao? Không lẽ mang đi theo như Tần Thủy Hoàng đế mang theo 6.000 binh mã thiện chiến xuống dưới nớ?
Hay là ... hay là ... mai mốt cụ mần tờ di chúc chia cho đám lính Trỗi mỗi anh một món - trước là để chúng đỡ cơn thèm, sau là để nhớ tới cụ.
Nhưng ... tới lúc cụ đi thì chắc đám lính Trỗi chắc cũng chẳng còn được là bao.
Tiếc thật.

TrunDC nói...

Không tiếc. Không tiếc ! Mà cũng chẳng có chuyện như Tần Thủy Hoàng mà phải đem tùy táng hay phát cho "đám lính Trỗi mỗi anh một món" chơi đỡ thèm mà tưởng nhớ tới...Cụ Quang Linh đâu, bởi đã có hậu duệ: con trai của Q.Linh đang bên Mỹ. Cha con vẫn trao đổi mua thứ mô hình gì để cùng chơi khi cậu ấy về nước đây. Hơn nữa còn tay Tualinh và Văn Trung nữa đây. Thích hả ? Phải bước qua người chúng tớ . ..he...he...

Hoàng Lê Minh nói...

Sáng nay mình vừa được thưa chuyện với chú trên điện thoại, thật bất ngờ vì tìm tên chú và một vài từ khoá trên google lại tìm được trang bài này, giống những gì chú kể và thấy thật xúc động.